Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của việt nam airlines

69 456 1
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của việt nam airlines

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, kinh doanh vận tải hàng không phát triển và là hoạt động không thể thiếu của quốc gia. Tuy nhiên, ngành vận tải hàng không cũng diễn ra cạnh tranh gay gắt gữa các hãng hàng không với nhau trong vận tải hành khách và hàng hoá trên các đường bay quốc tế. Đối với thò trường vận tải hàng không nội đòa, Vietnam Airlines đang cạnh tranh với hãng hàng không Pacific Airlines trên trục bay Bắc-Nam. Đối với thò trường vận tải hành khách và hàng hoá quốc tế tại Việt Nam và tại những thò trường mà Vietnam Airlines có chuyến bay đến, hãng phải cạnh tranh với rất nhiều hãng hàng không lớn và nhỏ khác. Vì vậy nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines” là sự giải đáp đối với những đòi hỏi cấp bách từ tình hình sản xuất, khai thác phát triển của Vietnam Airlines trong giai đoạn hiện nay. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: luận văn tập trung vào việc nghiên cứu phân tích các hoạt động vận tải hàng không của Vietnam Airlinescủa các hãng hàng không đối thủ trong khu vực Đông Nam Á có chuyến bay đến Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: luận văn chỉ đi sâu vào phân tích một số hoạt động trực tiếp liên quan đến lónh vực vận tải hàng không, đến các hoạt động bay của Vietnam Airlines chứ không bao hàm các hoạt động phụ trợ. 3. Mục tiêu nghiên cứu Vận dụng các vấn đề lý luận về phân tích năng lực cạnh tranh để đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và xu thế mở cửa bầu trời hiện nay, qua đó Vietnam Airlines có thể đứng vững trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay. 2 4. Các phương pháp nghiên cứu Đề tài này đã sử dụng và tham khảo các quan điểm, hệ tiêu chuẩn về sự phát triển hãng hàng không của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam nói riêng và từ các nguồn quốc tế. Đề tài kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và việc điều tra thực tế đã thực hiện khảo sát lấy số liệu và phỏng vấn trực tiếp tại nhiều đơn vò trong ngành (cả hai miền Bắc Nam). 5. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận là những lý thuyết liên quan đến chiến lược cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, chiến lược kinh doanh, các văn bản pháp lý, các luật lệ và quy đònh của Việt Nam, các tổ chức hàng không quốc tế ICAO, IATA, APAA 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận và các phụ lục, gồm ba chương chính: Chương I: Tổng quan về ngành hàng không thế giới và năng lực cạnh tranh Chương II: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines. Chương III: Giảm pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn còn nhiều hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp q báu của các thầy cô, các chuyên gia của Vietnam Airlines giúp luận văn được bổ sung hoàn thiện hơn. ¾ Xin chân thành cảm ơn Tiến Sỹ Hồ Tiến Dũng và quý thầy cô Trường đại học Kinh Tế, cùng ban lãnh đạo của Tổng công ty Hàng không Việt Nam và ngành Hàng không đã tận tình giúp đỡ tác giả thực hiện đề tài này. TP. HCM - Tháng 12 năm 2005 3 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG KHÔNG THẾ GIỚI VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1 Tổng quan về ngành hàng không thế giới 1.1.1 Khái niệm vận tải hàng không Vận tải hàng không nói theo nghóa rộng là sự tập hợp các yếu tố kinh tế- kỹ thuật, nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả. Còn theo nghóa hẹp thì vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung, hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lý, bưu kiện từ một đòa điểm này đến một đòa điểm khác bằng máy bay. Vận tải hàng không là một nghành vận tải còn rất trẻ so với các loại hình vận tải khác. Nếu như vận tải đường biển ra đời và phát triển từ thế kỷ thứ V trước công nguyên thì vận tải hàng không mới chỉ phát triển từ những năm đầu của thế kỷ XX. Tuy mới ra đời, nhưng vận tải hàng không đã phát triển một cách hết sức nhanh chóng do sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, công nghệ và do nhu cầu ngày càng tăng về tốc độ cao của nền văn minh nhân loại. Vận tải hàng không khi mới ra đời chỉ phục vụ nhu cầu quân sự, nhưng cho đến nay, sự phát triển của vận tải hàng không đã gắn liền với nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá và nó đã đã trở thành một ngành có vò trí rất quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và đối với hoạt động thương mại quốc tế nói riêng. Vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và mở mang nhiều vùng kinh tế khác nhau cũng như trong việc tạo bước phát triển chung cho nền kinh tế thế giới. Bản thân nó cũng là một ngành công nghiệp lớn, không ngừng phát triển. 1.1.2 Đặc trưng của vận tải hàng không Vận tải hàng không có những nét đặc thù so với những ngành vận tải khác như sau: 4 Một là, tốc độ vận tải hàng không cao, thời gian vận tải ngắn. Trong các phương tiện vận tải công cộng, vận tải hàng không là phương tiện nhanh nhất. Tốc độ đường dài của các máy bay vận tải thương mại phản lực hiện nay thường có giá trò lớn hơn nhiều lần so với tốc độ của các phương tiện vận tải khác. Hai là, vận tải hàng không thế giới mang tính quốc tế cao. Do đặc điểm tốc độ cao của vận tải hàng không nên các quy đònh thủ tục, chứng từ, ngôn ngữ có liên quan đến hoạt động hàng không ở những nước khác nhau thường tương tự nhau và thống nhất trên phạm vi toàn cầu. Thực tế các nước có ngành hàng không đều thừa nhận hay áp dụng các quy tắc, công ước quốc tế và những quy đònh của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế IATA liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng. Nhờ vào những quy tắc này, các chuyến bay thương mại giữa các nước trên thế giới được điều tiết và sự hình thành hệ thống điều tiết đối với vận tải hàng không vượt qua khuôn khổ từng quốc gia để hình thành hệ thống điều tiết song phương và đa phương. Ba là, tiện nghi của vận tải hàng không vượt trội so với các loại hình vận tải khác. Việc áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến tạo nên những sản phẩm dòch vụ đem lại nhiều tiện nghi cho hành khách trước, trong khi và sau khi bay. Thêm vào đó nhu cầu đi lại nhanh bằng phương tiện vận tải hàng không ngày càng tăng, đặc biệt trong tầng lớp những người có thu nhập cao trong xã hội. Đối với nhóm người này dòch vụ có tiện nghi cao là một trong những tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu. Bốn là, vận tải hàng không là một ngành kinh doanh tổng hợp. Vận tải hàng không là một ngành đòi hỏi đầu tư rất lớn như máy bay, sân bay, kiểm soát không lưu và hàng loạt các dòch vụ hỗ trợ khác, do đó thời gian thu hồi vốn thường rất dài và lợi nhuận trực tiếp từ vận tải hàng không thường thấp, thậm chí có khi lỗ. Các hãng hàng không quốc tế không mong đợi lợi nhuận cao trực tiếp từ việc chuyên chở hành khách cũng như hàng hoá mà họ thu lợi nhuận từ nhiều 5 nguồn kinh doanh khác nhau như dòch vụ khách sạn, du lòch, dòch vụ mặt đất, kho hàng. 1.1.3 Đánh giá về nền công nghiệp hàng không thế giới và bài học kinh nghiệm 1.1.3.1 Đánh giá nền công nghiệp hàng không thế giới giai đoạn 1994- 2004 Giai đoạn từ năm 1994 đến 1999 ngành vận tải hàng không phát triển rất tốt cả về số lượng hành khách cũng như lợi nhuận (ngoại trừ năm 1998 hàng không thế giới suy giảm do khủng hoảng tài chính trong khu vực diễn ra năm 1997) vì các nguyên nhân như: nền kinh tế thế giới phát triển mạnh đặc biệt là nền kinh tế Mỹ tạo nên bùng nổ về du lòch, đặc biệt là các tour du lòch dài ngày làm tăng số lượng người có nhu cầu đi lại bằng máy bay; tình hình khủng bố chưa diễn ra khốc liệt, tại nạn hàng không xảy ra ít, thế giới không xảy ra các đại dòch, chiến tranh xung đột khu vực; việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho vận tải hàng không tăng mạnh (sân bay, dòch vụ không lưu dẫn đường). Biểu đồ1: Thống kê vận tải hàng không thế giới 1994-2004 (Đv: 1000 lượt) 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 Hành khách 1123000 1304000 1391000 1457000 1471000 1562000 1656000 1623000 1675000 1566550 1644878 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 (Nguồn: Tạp chí thông tin hàng không số 03-2004) Giai đọan 2000-2005 là giai đoạn nhiều biến cố xảy ra đối với ngành vận 6 tải hàng không. Năm 2000 mặc dù lượng hành khách vận chuyển có tăng nhưng lợi nhuận lại giảm và trong giai đoạn năm 2001 đến 2003 nhiều hãng hàng không làm ăn thua lỗ. Đây là thời kỳ ảm đạm trong hoạt động vận tải hàng không. Năm 2004 số lượng hành khách có gia tăng do phục hồi nền kinh tế thế giới khiến cho doanh thu và lợi nhuận của các hãng hàng không khả quan hơn. Nhưng lợi nhuận cũng không bằng các năm của giai đoạn 1994-1999. Thực trạng này trước hết là do khủng bố tại Mỹ bằng các phương tiện vận tải hàng không (Năm 2001). Tiếp sau đó là đại dòch SAR diễn ra trên diện rộng trên thế giới, cuộc chiến tranh Irag và thiên tai diễn ra gây hậu quả nghiêm trọng khiến nền kinh tế thế giới bò suy giảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động vận tải hàng không. -50000 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 Doanh thu 244700 267000 282500 291000 295500 305500 328500 307500 312500 315625 339297 Chi phí 237000 253500 270200 274700 279600 293200 317800 319300 319800 321399 334255 Lợi nhuận 57700 13500 12300 16300 15900 12900 10700 -11800 -7300 -5774 5042 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Biều đồ 2: Thống kê doanh thu - chi phi - lợi nhuận của vận tải hàng không quốc tế giai đoạn 1994-2004 (Đv: Triệu USD) (Nguồn: Tạp thí thông tin hàng không số 03-2004) 1.1.3.2 Bài học kinh nghiệm của các hãng hàng không lớn Trong những năm trở lại đây, vận tải hàng không rơi vào thời kỳ khủng hoảng, nhiềøu hãng hàng không thua lỗ kéo dài trong nhiều năm và buộc phải thu 7 hẹp quy mô hoạt động, sa thải nhân viên, phá sản, giải thể hoặc sát nhập với các hãng hàng không lớn khác. Bên cạnh đó có những hãng hàng không lớn vẫn duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Những thành công của những hãng này có thể đúc kết thành những bài học chủ yếu sau: Một là, bài học về chính sách con người: đây là một yếu tố được các hãng này hết sức coi trọng. Theo quan điểm của các hãng này, các nhân viên của họ phải thể hiện được tính tích cực của mình đối với hoạt động của hãng. Mức độ thay đổi nhân viên được giảm đến mức thấp nhất. Các hãng này xây dựng môi trường làm việc rất tốt. Không khí làm việc vui vẻ được xem là một nét văn hóa mà các hãng này tạo nên sự khác biệt. Mỗi một nhân viên đều phải tạo được cho mình một tính cách hài hước và chuyển sự hài hước đó vào trong môi trường làm việc chung. Các nhân viên có thể pha trò hoặc thậm chí tham gia các trò chơi với hành khách trên các chuyến bay điều đó tạo nên sự thân thiện giữa khách hàng với hãng. Việc xây dựng được đội ngũ nhân sự hợp lý giúp giảm rất nhiều chi phí, trong thực tế nó là một gánh nặng lớn đối với những hãng hàng không thất bại. Hai là, bài học về chính sách giá vé thấp: các hãng hàng không này cam kết áp dụng mức giá vé thấp nhất và có cấu trúc vé đơn giản nhất. Hiện nay đa số khách hàng của các hãng hàng không này không sử dụng vé in và mua vé trực tiếp thông qua hình thức vé điện tử trên mạng Internet, không phải thông qua hệ thống đại lý hoặc nhà phân phối. Sử dụng nhiều hình thức khuyến mãi về giá vé cho những khách hàng thường xuyên. Việc sử dụng vé điện tử đã giảm một phần chi phí đáng kể cho các hãng này so với việc dùng vé in. Ba là, bài học về chính sách khách hàng: luôn đảm bảo cho hành khách những dòch vụ tốt nhất có thể ở trước, trong và sau khi bay. Thậm chí ngay những hãng có các hãng con hoạt động theo mô hình chi phí thấp thì những hãng hàng không con này cũng đảm bảo cho hành khách những dòch vụ tối thiểu đáp ứng 8 nhu cầu của hành khách đi tuyến ngắn, không nối chuyến và đi lại trên các tuyến đường có tần suất bay cao. Hơn nữa các hãng này có tần suất khai thác cao đáp ứng yêu cầu đa dạng đi lại của hành khách xét về mặt thời gian đi lại. Đối với việc thực hiện thủ tục trước khi bay, các hãng này đã áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để tạo thuận lợi cho hành khách và giảm thủ tục tại quầy. Các hãng này còn sử dụng dòch vụ mới cấp thẻ lên máy bay cho hành khách thông qua mạng cho phép hành khách đi từ nhà ra thẳng máy bay mà không phải qua quầy thủ tục. Các máy bay của các hãng này được nâng cấp về chỗ ngồi, bố trí lại hàng ghế, phương tiện giải trí, thông tin liên lạc, thái độ phục vụ của tiếp viên, tất cả tạo cảm giác thoải mái cho hành khách trong khi bay. Bốn là, bài học về chính sách khai thác: ngoài việc thực hiện các chuyến bay đến các sân bay trục, các hãng này còn tận dụng khai thác đến các sân bay loại 2 có giá rẻ hơn so với sân bay trục để giảm chi phí. Các hãng này còn chọn những sân bay có mật độ khai thác không cao để tránh tắc nghẽn không lưu để tiết kiệm thời gian và tiền bạc làm tăng vòng quay máy bay. Đối với máy bay, các hãng này đã có nhiều giải pháp kỹ thuật để tiết kiệm nhiên liệu, cố gắng tạo sự đồng nhất trong đội máy bay để giảm chí phi bảo trì, bảo dưỡng, huấn luyện và khai thác. Mặt khác thay vì hoạt động theo kiểu trục nan-hoa của các hãng truyền thống, đường bay của các hãng này tạo nên một mạng giống như mạng nhện, trên đó các chuyến bay phục vụ giữa các cặp điểm tạo sự thuận lợi cho hành khách và máy bay. Năm là, bài học chính sách marketing: ngoài việc phục vụ phân khúc thò trường truyền thống gồm những hành khách có thu nhập cao, các doanh nhân hay các quan chức đi công tác, các hãng này còn thành lập các hãng con hoạt động theo mô hình chi phí thấp không chỉ nhằm vào tầng lớp bình dân mà còn tạo nên một tiêu chuẩn dòch vụ đáp ứng yêu cầu của tầng lớp trên để phát triển khách hàng. 9 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành hàng không Trước tình hình họat động nhiều khó khăn và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các hãng Hàng không cần không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để tạo nên lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. Có nhiều yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của một hãng Hàng không. Cụ thể các yếu tố đó là: 1.2.1 Các yếu tố nội bộ Cần thiết phải phân tích các yếu tố nội bộ của một hãng Hàng không để rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, từ đó xây dựng các giải pháp nhằm phát huy tối đa thế mạnh và khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Các yếu tố nội bộ chủ yếu của một hãng Hàng không như sau: Một là marketing: Marketing được mô tả như một quá trình xác đònh, dự báo, thiết lập và thỏa mãn các nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm hay dòch vụ. Khi đánh giá hoạt động marketing của một hãng hàng không, thông thường người ta thường đánh giá các mặt sau: mạng đường bay, hệ thống bán và phân phối vé máy bay; thò phần, hoạt động nghiên cứu thò trường, chính sách giá cả, các liên minh của hãng. Hai là quản trò: Quản trò có vai trò quan trọng đối với một hãng hàng không. Khi đánh giá hoạt động quản trò của một hãng hàng không, thông thường người ta thừơng đánh giá các mặt như: mục tiêu và chiến lược của hãng hàng không, cơ cấu tổ chức bộ máy của hãng, các hoạt động về quản trò chất lượng của hãng … Ba là sản xuất: Sản xuất là hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với việc tạo ra sản phẩm. Đây là một trong những hình thức hoạt động chính yếu của doanh nghiệp và vì vậy có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng đạt tới thành công của doanh nghiệp nói chung và của các hoạt động khác. Khi đánh giá hoạt động sản xuất của một hãng hàng không, thông thường người ta thường đánh giá các mặt như: đội máy bay; khả năng bảo dưỡng bảo trì của hãng, các hoạt động liên 10 quan đến an toàn bay, chất lượng các sản phẩm và dòch vụ của hãng phục vụ hành khách trước, trong và sau khi bay …. Bốn là tài chính – kế toán: Điều kiện tài chính thường được xem là phương pháp đánh giá vò trí tốt nhất và là điều kiện thu hút nhất đối với các nhà đầu tư. Để xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hãng hàng không thì cần phải xác đònh những điểm mạnh và điểm yếu về tài chính của tổ chức. Khi đánh giá hoạt động tài chính của một hãng hàng không, thông thường người ta thừơng đánh giá các mặt như: số vốn hiện có của hãng, các kênh và khả năng huy động vốn …. Năm là nghiên cứu và phát triển: Chất lượng của các nỗ lực nghiên cứu phát triển của hãng hàng không có thể giúp hãng có được vò trí tốt trên thò trường. Khi đánh giá hoạt động sản xuất của một hãng hàng không, thông thường người ta thừơng đánh giá các mặt như: tổ chức và hoạt động nghiên cứu phát triển của hãng, tình hình chuyển giao công nghệ về bảo dưỡng và sửa chữa máy bay, các hoạt động sáng kiến của hãng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động …. Sáu là hệ thống thông tin: Thông tin liên kết tất cả các chức năng trong kinh doanh với nhau và cung cấp cơ sở cho tất cả các quyết đònh của quản trò. Thời đại hiện nay là thời đại thông tin. Một hãng hàng không có hệ thống thông tin hiệu quả sẽ cho phép nó có được những khả năng đặc biệt trong những lónh vực khác nhau. Khi đánh giá hệ thống thông tin của một hãng hàng không, thông thường người ta thừơng đánh giá các mặt như: việc cung cấp thông tin lữ hành, bán vé và đặt chỗ, việc thực hiện báo cáo thống kê theo luật đònh cho các cơ quan có thẩm quyền và giữa các bộ phận của một hãng hàng không, việc xây dựng hệ thống văn bản quản lý và điều hành hoạt động … Bảy là nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn tài nguyên nhân sự và vấn đề nhân sự trong một tổ chức cụ thể (tổ chức vi mô) nghóa là toàn bộ đội ngũ cán bộ – công nhân viên với tư cách vừa là khách thể trung tâm của . và năng lực cạnh tranh Chương II: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines. Chương III: Giảm pháp nâng cao năng lực. những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và xu thế mở cửa bầu trời hiện nay, qua đó Vietnam Airlines

Ngày đăng: 21/12/2013, 14:07

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Thị phần vận tải của Vietnam Airlines - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của việt nam airlines

Bảng 2.

Thị phần vận tải của Vietnam Airlines Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 3: Mạng lưới phân phối của Vietnam Airlines và các đối thủ - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của việt nam airlines

Bảng 3.

Mạng lưới phân phối của Vietnam Airlines và các đối thủ Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 4: Hệ số ghế khai thác của Vietnam Airlines và các đối thủ - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của việt nam airlines

Bảng 4.

Hệ số ghế khai thác của Vietnam Airlines và các đối thủ Xem tại trang 25 của tài liệu.
- Một là, Vietnam Airlines có cơ sở bảo dưỡng máy bay vuợt trội so với các hãng hàng không của các nước thuộc tiểu vùng CLMV - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của việt nam airlines

t.

là, Vietnam Airlines có cơ sở bảo dưỡng máy bay vuợt trội so với các hãng hàng không của các nước thuộc tiểu vùng CLMV Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 5: Cơ sở bảo dưỡng của Vietnam Airlines và các đối thủ - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của việt nam airlines

Bảng 5.

Cơ sở bảo dưỡng của Vietnam Airlines và các đối thủ Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 6: Đội máy bay của Vietnam Airlines và các đối thủ - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của việt nam airlines

Bảng 6.

Đội máy bay của Vietnam Airlines và các đối thủ Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 9: Năng suất lao động của Vietnam Airlines và các đối thủ Hãng hàng  - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của việt nam airlines

Bảng 9.

Năng suất lao động của Vietnam Airlines và các đối thủ Hãng hàng Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 8: Lao động của Vietnam Airlines và các đối thủ - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của việt nam airlines

Bảng 8.

Lao động của Vietnam Airlines và các đối thủ Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 10: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Các yếu tố Mức  - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của việt nam airlines

Bảng 10.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Các yếu tố Mức Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 12: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài Các yếu tố Mức  - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của việt nam airlines

Bảng 12.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài Các yếu tố Mức Xem tại trang 39 của tài liệu.
2.2.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của việt nam airlines

2.2.3.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 14: Ma trận SWOT - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của việt nam airlines

Bảng 14.

Ma trận SWOT Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 15: Các dịch vụ cung cấp trên các chuyến bay giá rẻ - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của việt nam airlines

Bảng 15.

Các dịch vụ cung cấp trên các chuyến bay giá rẻ Xem tại trang 54 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan