Nhân vật tiểu thuyết tạ duy anh

123 967 9
Nhân vật tiểu thuyết tạ duy anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và Đào tạo Trờng đại học vinh --------------------- võ thị thanh hà nhân vật tiểu thuyết tạ duy anh chuyên ngành: lí luận văn học mã số: 602232 luận văn thạc sĩ ngữ văn ngời hớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn đăng điệp Vinh - 2006 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .9 4. Phương pháp nghiên cứu 9 5. Cái mới của luận văn 10 6. Cấu trúc luận văn 10 Chương 1 11 TẠ DUY ANH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT .11 VIỆT NAM SAU 1975 11 1.1. Một cách nhìn mới về tiểu thuyết .11 1.1.1. Tiểu thuyết - Tấm màn bị xé rách 11 1.1.2. Tính chất trò chơi trong tiểu thuyết .17 1.1.3. Một cách nhìn mới mẻ về nhân vật tiểu thuyết 24 1.2. Những nỗ lực cách tân của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 .28 1.2.1. Hành trình đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam từ 1975 đến nay 28 1.2.2. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - những tìm tòi đổi mới 33 1.3. Tạ Duy Anh và những nỗ lực cách tân tiểu thuyết 46 1.3.1. Tạ Duy Anh - một gương mặt mới 46 1.3.2. Tạ Duy Anh : Từ Lão Khổ đến Thiên thần sám hối 50 1.3.3. Những cách tân trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh .51 Chương 2 .60 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ ĐẶC SẮC CỦA 60 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH 60 2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh 60 2.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người theo kiểu sử thi trong tiểu thuyết Việt Nam 1945-1975 .60 2.1.2. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1975 đến nay .62 2.1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh 71 2.2. Đặc sắc về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh .89 2.2.1. Nhân vật phi lí, huyền thoại .89 2.2.1. Nhân vật đám đông 95 2 2.2.3. Nhân vật dẫn truyện .99 Chương 3 103 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG .103 TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH 103 3.1. Tái hiện số phận nhân vật bằng thủ pháp lắp ghép và phân mảnh .103 3.1.1. Tái hiện số phận Lão Khổ bằng phương pháp lắp ghép .105 3.1.2. Tái hiện số phận Chu Quý bằng phương pháp phân mảnh .106 3.2. Gấp bội điểm nhìn - cách khám phá tính cách nhân vật trong nhiều chiều 108 3.2.1. Điểm nhìn bên trong Thiên thần sám hối 112 3.2.2. Sự dịch chuyển điểm nhìn trong Đi tìm nhân vật 113 KẾT LUẬN .116 TÀI LIỆU THAM KHẢO .118 3 M U 1. Lý do chn ti 1.1.Vn hc Vit Nam t sau 1975 ó v ang cú nhng n lc cỏch tõn ỏng ghi nhn. c bit mi quan tõm ln nht ca cỏc nh vn hu i mi (t 1990 n nay) chớnh l cuc sn ui ngh thut "Vn khụng cũn l vit v cỏi gỡ m vit nh th no". Trong th h nh vn ny, T Duy Anh l mt gng mt ni bt trờn hnh trỡnh cựng ngi c kim tỡm mt thm m mi, mt nhn thc mi v vn hc. 1.2. Dự cú ngi ó cỏo chung cho th loi tiu thuyt thỡ th loi ny vn phỏt trin mnh m, cú v th ct sng v úng vai trũ quyt nh cn ct mt din mo mt nn vn hc, l th loi ca thi i hụm nay. i vi T Duy Anh thỡ tiu thuyt chớnh l ni th hin rừ nht ti nng cng nh s dn thõn khc t truyn thng ca anh xỏc lp nhng hỡnh thc ngh thut mi cho vn hc. 1.3. Nhân vật văn học có chức năng cơ bản là khái quát những qui luật của cuộc sng con ngời, thể hiện những kì vọng , ớc ao, những hiểu biết về con ngời, là phơng tiện khái quát các tính cách số phận con ngời và các quan niệm về chúng, thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tởng thẩm mỹ của nhà văn về con ng- ời" [65]. Chính vì vậy nghiên cứu nhõn vt trong tiu thuyt T Duy Anh l mt hng i nhiu trin vng trong vic nhỡn nhn khỏm phỏ ti nng ca nh vn cng nh nhng hng cỏch tõn ca tiu thuyt Vit Nam sau i mi. 2. Lch s vn 2.1. T Duy Anh l nh vn cú nhiu tỏc phm gõy "st" i vi c gi v gii phờ bỡnh. Luụn cú ý thc cỏch tõn vn hc, thm chớ khiờu khớch vi thm m truyn thng, T Duy Anh nhn c khụng ớt s ng h cng nh bi bỏc ca c gi. Tuy nhiờn, cho n nay vn cha cú cụng trỡnh nghiờn cu no ỏng k v hin tng ny. Trong cỏc ti liu m chỳng tụi bao quỏt c cho n nay, tỏc 4 phẩm Tạ Duy Anh mới chỉ được nghiên cứu ở qui mô nhỏ lẻ, các bài báo, phỏng vấn, điểm sách …Ở cấp độ lớn nhất đó là những khoá luận, luận văn khoa học. Cho đến nay, những bài viết, những công trình nghiên cứu công tâm nhất đối với Tạ Duy Anh có thể kể: - Tạ Duy Anh - Người đi tìm nhân vật của Thụy Khuê. Trong bài báo này Thụy Khuê chủ yếu nghiên cứu Tạ Duy Anh từ tiểu thuyết Đi tìm nhân vật. Bài báo đánh giá cao những nỗ lực cách tân của Tạ Duy Anh trong việc tìm đến một hình thức nghệ thuật tiểu thuyết mới. Đặc biệt bà nhấn mạnh tính đa âm trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh. " Lão Khổ vẫn giữ bút pháp hiện thực cổ điển, Đi tìm nhân vật đã biến chuyển nhiều để tạo ra một hiện thực mới, mà ký ức, hồi ức không còn thụ động, không còn bất động trong mỗi trở về. Những nghi vấn đầu tiên này đã là một bước ngoặt đặt ra cho tiểu thuyết: đi từ xác định đến hoài nghi, đẩy người đọc vào tình trạng: không thể có một sự đọc mà có nhiều sự đọc”. - Bài viết Vài nét về tác phẩm của tủ sách Quê hương đánh giá cao tiểu thuyết Đi tìm nhân vật, cho rằng "đồng hoá cảnh ngộ với con người, coi cảnh ngộ cũng chỉ là kết quả tất yếu khởi từ một động cơ để dọi ánh sáng về phía nguyên uỷ hình thành động cơ đó. Những day dứt, những đau xót, những hãi hùng vì các cảnh ngộ chiến tranh, ngục tù, áp chế . gần như chỉ là những nét mờ nhạt trước nỗi băn khoăn về nguồn cội của một xã hội ghê tởm tột cùng - cái xã hội gồm chứa những cảnh ngộ đó cùng với sự vong thân nhơ nhuốc chưa từng có của con người." - Bài viết Tạ Duy Anh - Đi tìm nhân vật của Dương Thuấn cho rằng "Tạ Duy Anh đã thoát khỏi hoàn toàn lối viết truyền thống quen thuộc là hiện thực bị che phủ bởi nhiều lớp mùng màn, miêu tả dầm dề, hành động chậm chạp, ngôn ngữ sạch bóng trơn tru .Anh đã chọn phương pháp tiếp cận hiện thực đa diện, đa chiều và gần nhất" 5 - Luận văn: Nông thôn trong sáng tác của Tạ Duy Anh của Nguyễn Thị Mai Loan(ĐHSP HN, 2004). Trong luận văn này tác giả nghiên cứu những đổi mới của Tạ Duy Anh về mặt tư tưởng và nghệ thuật tiểu thuyết ở đề tài nông thôn. - Khóa luận: Tạ Duy Anh từ quan niệm nghệ thuật đến những đổi mới trong sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Thị Hương (ĐHSPHN,2005). Trong khóa luận này tác giả đã nghiên cứu quan niệm sáng tác cũng như những nỗ lực đổi mới trong tác phẩm truyện ngắn Tạ Duy Anh từ nhiều góc độ: Hiện thực, con người, đổi mới về quan niệm nghệ thuật, gia tăng yếu tố kỳ ảo và chất tiểu thuyết trong truyện ngắn Tạ Duy Anh. - Luận văn: Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến nay của Nguyễn Thị Minh Thuỷ (ĐHVinh, 2005). Luận văn này trong khi nghiên cứu sự cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến nay đã xem Tạ Duy Anh như một hiện tượng nổi bật của nỗ lực cách tân tiểu thuyết. Tuy nhiên vì phạm vi bao quát của luận văn là cả một giai đoạn văn học nên những nghiên cứu về Tạ Duy Anh còn ở mức khái quát. Tác giả đã nghiên cứu những nét mới trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh gồm: hệ đề tài, chủ đề ; kết cấu , nhân vật và ngôn ngữ. Bên cạnh đó tác giả cũng nêu lên những hạn chế của Tạ Duy Anh trên con đường cách tân tiểu thuyết. Nhìn chung, các bài viết và các công trình nghiên cứu đồng thống nhất ở một điểm: Ghi nhận những nỗ lực của Tạ Duy Anh trong việc đổi mới văn học. Ngay cả những người không thừa nhận tài năng của anh cũng phải công nhận điều đó: Nguyễn Hoà cho rằng “Thiên thần sám hối được chú ý không phải vì nó xuất sắc, mà chủ yếu do trong đó tác giả phơi bày mặt xấu của quan hệ người, quan hệ xã hội đương thời, và sự tha hóa một số giá trị tinh thần trong các quan hệ ấy. Điều này dễ giúp giải tỏa những ấm ức không phải người nào cũng có thể viết ra. Nhân vật của Tạ Duy Anh nằm trong bụng mẹ để nghe ngóng sự đời, đấy là một sáng tạo"[30]. Dương Tường thì xem " Ði tìm nhân vật của Tạ Duy Anh có cố gắng tìm tòi về phong cách. Tôi cứ tưởng sau Bước qua lời nguyền chỉ ở 6 mức trung bình là đã hết vốn, nhưng tác phẩm mới nhất của Tạ Duy Anh đã bước qua được chính anh. Tôi có cảm giác như anh là một con ngài đã đục được kén để bay ra nhưng đôi cánh còn ướt nên bay chưa cao lắm"[48]. 2.2. Tạ Duy Anh dành được thành công trên nhiều thể loại : truyện ngắn, tạp bút , truyện thiếu nhi, nhưng tiểu thuyết của anh mới là thể loại được quan tâm nhiều nhất. Tạ Duy Anh đã trình làng 4 cuốn tiểu thuyết: Khúc dạo đầu, Lão Khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối. Trừ tiểu thuyết đầu không gây được tiếng vang, 3 tiểu thuyết còn lại đã giành được sự quan tâm của công chúng, đặc biệt Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối đã làm bùng lên nhiều cuộc tranh luận. Hầu hết các cuộc tranh luận đã đề cập đến nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết Tạ Duy Anh. Hoàng Ngọc Hiến khẳng định : “Tạ Duy Anh Bước qua lời nguyền để đi đến Lão Khổ. Thêm một tác giả thuyết văn học về bản chất và thân phận người nông dân Việt Nam. Đây là một cuốn tiểu thuyết quan trọng” [27]. Phạm Xuân Nguyên trong Văn học Việt Nam- nỗi buồn tiểu thuyết nhận xét “Đi tìm nhân vật" của Tạ Duy Anh là một cuốn khá, đạt đến một tầm cỡ tiểu thuyết nhất định, và nếu chỉ đau đời mà không đau nghề thì khó viết được, nhất là trong mặt bằng thấp của tiểu thuyết Việt Nam hiện nay"[51]. Còn Thụy Khuê đã có cái nhìn sâu sắc : “Mối quan tâm lớn nhất của Tạ Duy Anh là cái vong bản, đánh mất mình của con người, dưới sự giằng dật xiêu dạt của lịch sử Tiểu thuyết Tạ Duy Anh đặt ra bí ẩn của sự tồn tại cùng câu hỏi về thân phận của thế hệ tương lai trên bờ vực của cái ác, chứa đựng những ẩn số lớn về con người và nhân thế ” [36]. Không chỉ đánh giá về nội dung, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự đổi mới về nghệ thuật trong tác phẩm Tạ Duy Anh. Ngay khi vừa mới ra đời (2004), tiểu thuyết Thiên thần sám hối đã được Hội nhà văn Hà Nội tiến hành thảo luận nghiêm túc. Hầu hết các ý kiến đánh giá cao những đổi mới trong nghệ thuật trần thuật của Tạ Duy Anh. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, cách kết thúc tác phẩm này ít nhiều thoả hiệp với truyền thống. Việt Hoài thì ghi nhận Tạ Duy Anh đã bắt kịp với lối viết của các nhà văn trên thế 7 giới: “Sự lao động nghiêm túc của nhà văn thể hiện một nỗ lực tìm tòi đổi mới kỹ thuật viết của mình. Nhà văn đã dùng những kỹ thuật viết hiện đại của thế giới những phá cách về mặt cấu trúc tính đa thanh, phúc điệu, điểm nhìn mới từ một bào thai trong bụng mẹ và lăng kính nhận thức đa chiều, Việt hoá các môtíp trong văn học thế giới, cách viết ẩn dụ, ngụ ngôn, hiện thực huyền ảo” [31]. 2.3. Nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh cũng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm. Hầu hết các ý kiến đầu xoay vấn đề đạo đức, phi đạo đức của nhân vật. Bên cạnh đó, có một số nhà nghiên cứu nhìn từ góc độ nghệ thuật để đánh giá các nhân vật: Lão khổ, Bào thai… Hầu hết ý kiến đều thống nhất: Nhân vật của Tạ Duy Anh không có sự trung gian, nhờ nhờ xam xám về ngoại hình. Người cực xấu thì xấu như Lão Kiền, đẹp thì đẹp như hoa như ngọc, như Quý Anh, bà Ba, như những sản phụ chờ sinh. Nhưng bản chất của con người thì luôn luôn ở ranh giới thiện - ác. Nhân vật nào cũng luôn luôn bị đặt trong trạng thái đấu tranh với xã hội, với môi trường với kẻ thù, với người thân, với chính bản thân mình. Dư luận xung quanh những tác phẩm Tạ Duy Anh cho đến thời điểm này chưa có dấu hiệu của sự lắng xuống. Sẽ có những người cảm thấy hài lòng về một khía cạnh nào đó trong tác phẩm của nhà văn này, lại sẽ vẫn còn có những người chưa hài lòng ở nhiều điểm khác, tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận những giá trị cơ bản trong sáng tác Tạ Duy Anh. Điều này thể hiện sự phức tạp trong việc nghiên cứu các sáng tác của các nhà văn hiện đại. Tuy nhiên, dù khen hay chê, có một điểm chắc chắn khi đọc tác phẩm Tạ Duy Anh cũng như của các tác giả khác ở thời kỳ này, đó là : "Hình như có một dấu hiệu của cái hay bây giờ là sự không hời hợt, bắt người ta phải suy nghĩ" (Phong Lê). 2.4. Trong các tài liệu mà chúng tôi bao quát được, nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh chỉ mới được đề cập đến qua một số bài viết nhỏ lẻ, vì vậy 8 mà còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ. Tuy nhiên, những bài viết ấy, dù ở dạng khái quát, vẫn là những gợi ý quý báu cho chúng tôi thực hiện luận văn này. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3. 1. Đối tượng: - Nghiên cứu những nét mới về nghệ thuật tiểu thuyết trên góc độ lý thuyết và thực tiễn tiểu thuyết Việt Nam sau Đổi mới. - Nghiên cứu quan niệm về con người và thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh. - Nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh. 3. 2. Phạm vi: Sự nghiên cứu tập trung vào ba tiểu thuyết của Tạ Duy Anh: 1. Lão Khổ 2. Đi tìm nhân vật 3. Thiên thần sám hối. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp khảo sát- thống kê: Để khái quát các đặc điểm của nhân vật tiểu thuyết Tạ Duy Anh, chúng tôi tiến hành khảo sát thống kê nhằm đưa ra những tỉ lệ nhất định. Trong luận văn, phương pháp này được vận dụng chủ yếu khi : thống kê tần số xuất hiện của các kiểu loại con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, trình bày hệ thống sự kiện diễn ra trong cuộc đời nhân vật Lão Khổ và Chu Quí. 2. Phương pháp miêu tả- phân tích: Phương pháp này nhằm cụ thể hoá các đặc điểm về nhân vật tiểu thuyết Tạ Duy Anh trên cơ sở những nét khái quát mà phương pháp khảo sát thống kê đã chỉ ra. 3.Phương pháp so sánh đối chiếu: Đây là phương pháp được chú trọng nhằm: Tìm ra những cách tân của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 trên cả hai bình diện lí thuyết và thực tiễn; làm rõ đặc điểm nhân vật tiểu thuyết Tạ Duy Anh so với các nhà văn trước đó và cùng thời. 9 5. Cái mới của luận văn. Lần đầu tiên luận văn đặt vấn đề nghiên cứu nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh một cách tương đối hệ thống và toàn diện. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xem như đây chỉ là một đề án, một thử nghiệm bước đầu để khám phá cây bút tiểu thuyết nhiều cách tân này. 6. Cấu trúc luận văn Tương ứng với những nhiệm vụ đã đặt ra, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tạ Duy Anh trong bối cảnh đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người và đặc sắc của thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh 10 . trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh 10 Chương 1 TẠ DUY ANH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT. thuyết Tạ Duy Anh. - Nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh. 3. 2. Phạm vi: Sự nghiên cứu tập trung vào ba tiểu thuyết của Tạ Duy

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:56

Hình ảnh liên quan

Bảng hệ thống sự kiện chớnh trong cuộc đời Lóo Khổ - Nhân vật tiểu thuyết tạ duy anh

Bảng h.

ệ thống sự kiện chớnh trong cuộc đời Lóo Khổ Xem tại trang 105 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan