Nhân vật nữ trong tiể thuyết y kawabata

114 1K 7
Nhân vật nữ trong tiể thuyết y kawabata

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Khi nói đến Nhật Bản, ta nghĩ đến một cường quốc về kinh tế, xứ sở của hoa anh đào, của tinh thần võ sĩ đạo, Thiền tông và những thuyền thống văn hóa hết sức độc đáo, như nghệ thuật trà đạo, nghệ thuật cắm hoa, nghệ thuật tạo dáng cây cảnh . Nhưng có lẽ không nhiều người biết và hiểu về một nền văn học Nhật Bản hơn ngàn năm hết sức đa dạng, phong phú với những thành tựu xuất sắc mang tầm quốc tế đặc biệt như Truyện Genji của nữ sĩ Murasaki Shikibu (thế kỉ XI) tác phẩm được xem là đặt nền móng cho tiểu thuyết hiện đại trong văn học nhân loại. Bên cạnh đó lại là thơ Haiku gắn liền với tên tuổi Basô (thế kỉ XVI). Đến thế kỉ XX, chỉ trong vòng ba mươi năm, Nhật Bản có hai nhà văn được trao tặng giải Nôbel văn học là Y.Kawabata (1968) và Oe Kenzabuzo (1994). Nghiên cứu tiểu thuyết Y.Kawabata, vì vậy không chỉ hiểu về tài năng sáng tạo của ông mà còn mở ra khả năng khám phá nền văn học Nhật Bản - một nền văn học đến nay còn ít được biết đến ở Việt Nam. 1.2. Yurunaki Kawabata (1899 - 1972) sống và sáng tạo trong một thời kì Nhật Bản có nhiều biến động. Năm 1868, vua Minh Trị lên ngôi khởi xướng phong trào đổi mới đất nước với tinh thần “học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt lên phương Tây”. Văn hóa phương Tây tràn vào Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, Y. Kawabata một mặt tiếp thu những tinh hoa văn hoá văn học phương Tây, mặt khác luôn có ý thức nâng niu, bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống. Tác phẩm của ông là sự kết hợp hài hoà truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, cả về nội dung tư tưởng và lối biểu hiện. Trong bối cảnh toàn cầu hoá của văn học hiện nay, nghiên cứu tiểu thuyết Y. Kawabata, giúp ta có được nhận thức sâu sắc hơn cả về lý luận và thực tiễn mối quan hệ dân tộc và nhân loại của văn học. 1 1.3. Phụ nữ từ ngàn đời nay có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội cũng như trong văn học. Trong văn học Nhật Bản, phụ nữ không chỉ là nhân vật tiêu biểu mà còn là những tác giả xuất sắc ở nhiều thể loại thơ, nhật kí, truyện… Trong ba thế kỷ (X – XII), họ đã tạo nên dòng văn học nữ lưu mà tiêu biểu là Murasaki Shikibu với tiểu thuyết Truyện Gienji. Trong sáng tác của mình Y. Kawabata luôn kiếm tìm vẻ đẹp mong manh, tinh khiết của người phụ nữ với lòng thành kính ngưỡng mộ. Do vậy “người ta đặc biệt ca ngợi Y. Kawabata như người thấu hiểu một cách tinh tế nhất tâm lý phụ nữ” “Nhật Bản trong Kawabata phải là người phụ nữ”. Nhân vật trung tâm trong nhiều tác phẩm của ông là người phụ nữ. Tìm hiểu hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Y. Kawabata có thể xem là một hướng tiếp cận có ý nghĩa trên nhiều phương diện thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Y. Kawabata. 1.4. Trong những năm gần đây, văn học Nhật Bản và tác phẩm Y.Kawabata đã được đưa vào giảng dạy ở đại học, cao đẳng, phổ thông trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên cả người dạy và người học đang gặp không ít khó khăn, trước hết là tư liệu. Đi vào đề tài này, chúng tôi hi vọng góp phần tháo gỡ phần nào những khó khăn ấy. 2. Lịch sử vấn đề Y. Kawabata là một nhà văn xuất sắc của thế kỷ XX ở Nhật Bản và được xem là nhà văn mang đậm chất Nhật Bản nhất. Ông sáng tác từ năm 16 tuổi với Nhật ký tuổi mười sáu. Gần 60 năm sáng tác, ông đã thành công với nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện trong lòng bàn tay và tiểu thuyết. Với giải Nobel văn học năm 1968, ông được biết đến trên toàn thế giới. Ở Pháp, nhà xuất bản Abin Michel với các dịch giả Anne Bayard Sakai, Cécile Sa kai và Rene Sieffert đã có công dịch và giới thiệu Y. Kawabata. Năm 1971, nhà xuất bản Matxcơva xuất bản tuyển tập tác phẩm của ông với nhan đề Y. Kawabata – sinh ra bởi vẻ đẹp nước Nhật. Năm 1975 tiếp tục giới thiệu tác phẩm Y. Kawabata sự tồn tại và khám phá cái đẹp, từng 2 có cả tình yêu và lòng căm thù. Việc dịch tác phẩm của Y.Kawabata sang tiếng Pháp và tiếng Nga là sự khởi đầu và tạo điều kiện cho bạn đọc trên thế giới dễ dàng tiếp xúc với các tác phẩm của ông hơn. Ở Việt Nam, độc giả biết đến Y.Kawabata lần đầu tiên năm 1969 với bản dịch tiểu thuyết Xứ tuyết của Chu Việt. Cùng năm này, Tạp chí Văn (Sài Gòn) đã cho ra số đặc biệt về Y.Kawabata, trong đó đăng nhiều truyện ngắn cùng nhiều bài nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Nhưng mãi đến năm 1989, tác phẩm thứ hai Tiếng rền của núi mới được Ngô Quý Giang dịch. Năm 1990 Giang Hà Vị dịch Ngàn cánh hạc, Vũ Đình Phòng dịch Người đẹp mê ngủ. Năm 1997, Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đạt giải Nobel có đăng ba truyện ngắn của ông. Năm 2001, nhà xuất bản Hội nhà văn cho xuất bản Tuyển tập Y.Kawabata gồm bốn tiểu thuyết: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Tiếng rền của núi và Người đẹp say ngủ. Đến năm 2005, nhà xuất bản Lao động - Trung tâm ngôn ngữ Đông Tây đã giới thiệu một cách hệ thống và khá phong phú tác phẩm của ông trong Yurunaki Kawabata Tuyển tập tác phẩm gồm sáu truyện ngắn, bốn mươi sáu truyện trong lòng bàn tay, sáu tiểu thuyết và tám bài nghiên cứu tiêu biểu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tạo điều kiện cho độc giả Việt Nam có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về Kawabata. Không chỉ được dịch, giới thiệu rộng rãi, cuộc đời và sáng tác của Y. Kawabata còn được nghiên cứu nhiều trên thế giới và ở Việt Nam. Trong giới hạn tư liệu bao quát được và phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi xin điểm lại một số vấn đề nổi bật. Trong Lời giới thiệu giải Nobel văn chương năm 1968 của Tiến sỹ Andé - Sterling thành viên Viện hàn lâm Thụy Điển, Y. Kawabata được biết đến như một nhà văn tiêu biểu cho tâm hồn Nhật Bản, “người thấu hiểu một cách tinh tế tâm lý phụ nữ” [35, 958], và người “bằng sự nhạy cảm lớn lao, đã biểu hiện tinh tuý tâm hồn Nhật Bản”. Trong bài Kawabata – Con mắt nhìn thấu cái đẹp (1974) nhà nghiên cứu người Nga - N.T.Phedorenko đã giành cho Xứ tuyết, một sự quan tâm 3 đặc biệt. Trong đó, ông đặc biệt ấn tượng với nhân vật nữ Komako, mà theo ông là hiện thân cho vẻ đẹp người phụ nữ Nhật Bản. Ông viết: “Komako vẽ nên hình ảnh diễm tuyệt của người con gái Nhật Bản”, và “Đọc các đoạn mô tả chân dung người kỹ nữ Komako có cảm giác như trước mắt ta hiện lên những bức tranh khắc mê hồn của Moronobu hay Utamaro, vẫn được coi là đỉnh cao của nghệ thuật mô tả chân dung con gái Nhật” [35, 1050]. Cùng quan điểm ấy, năm 1984 nhà nghiên người Mỹ - Donald Keenne trong bài về Xứ tuyết đã cho rằng, với nhân vật Komaco, Y. Kawabata là “một chuyên gia về tâm lý học phụ nữ”. Ông viết: “Nếu ông không viết thêm một tác tác phẩm nào khác, thì hình ảnh Komako vẫn sẽ mang lại cho ông danh tiếng của một chuyên gia về tâm lý học phụ nữ” [35, 1054]. Và theo Donald Keenne, “Xứ tuyết mang trong mình, có lẽ hơn bất kì cuốn tiểu thuyết hiện đại Nhật Bản nào khác, niềm mê hoặc đặc biệt về phụ nữ Nhật Bản” [35, 1058]. Bàn về Đặc điểm thi pháp truyện trong lòng bàn tay của Kawabata, Hoàng Long đã có một sự liên tưởng, so sánh thú vị khi cho rằng: “Nếu như người lữ khách là biểu tượng cho sự ra đi thì người nữ chính là sự trở về theo luật quy hồi vĩnh cửu, bản ngã nữ tính là nét đẹp của người mẹ, của chỗ nương náu chở che. Người nữ tạo dựng mái ấm gia đình. Trên chặng đường ra đi của người lữ khách, người nữ là chốn dừng chân” [35, 1084] và: “Sứ mệnh của các nàng (kỹ nữ) là sứ mệnh của các vị Bồ Tát”. Nghiên cứu một cách khá đầy đủ, hệ thống về con người, quan điểm tư tưởng, tư duy nghệ thuật và sáng tác của Y.Kawabata, Thụy Khuê trong bài Từ Murasaki đến Kawabata (2005) đã có những phân tích, lý giải sâu sắc về nguồn gốc, ảnh hưởng của truyền thống Nhật Bản trong sáng tác của Y. Kawabata. Theo Thụy Khuê “Y. Kawabata - Tâm hồn Nhật Bản”, một trong những biểu hiện rõ rệt nhất trong sáng tác của ông là vẻ đẹp của người phụ nữ. Bà viết: “Nhật Bản trong Kawabata phải là phụ nữ. Những cương cường, khí phách, những hùng tráng của nam giới trong tinh thần võ sĩ đạo dường như bị mềm đi, đã bị khuất phục trước những uyển chuyển, thướt tha trong dáng vóc, réo rắt trong 4 tiếng đàn, khúc mắc trong ánh mắt, tâm hồn người kỹ nữ geisha…vũ trụ tưởng tượng của Kawabata khởi đi từ hai yếu tố cơ bản: lửa và nước, để đồng quy ở người phụ nữ Nhật Bản, rồi từ nàng nhà văn dẫn chúng ta đến những chân trời khác như trà đạo, nhạc đạo .Hành trình đó là tâm hồn Nhật Bản trong Kawabata. Bởi chưa thấy nhà văn nào đi sâu vào thể xác và tâm hồn của người phụ nữ đến thế.” [35, 998-999]. Bằng một sự cảm nhận tinh tế, bà cho rằng, “Con người phù thuỷ ấy thường trực hướng về phụ nữ” nhưng không tài nào nhập được vào người phụ nữ “Bởi mỗi người đàn bà là một hành tinh bí mật, mỗi người đàn bà là một thái dương thần nữ, là một chủ thể đam mê, dục vọng khác nhau” [35, 1001]. Thụy Khuê đã đi vào phân tích với những liên tưởng, so sánh thú vị và sâu sắc về tài năng của Kawabata trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết: “Onta mang tất cả dịu dàng âu yếm của một người mẹ, nhưng lại có nét thơ ngây mê đắm của một Juliette đang độ thanh xuân, có đau đớn từng trải của một Anna Karénina bất hạnh, và ở nàng còn một hồn Đạm Tiên linh ứng, hiển hiện” [35, 1010]. Trong những năm gần đây đã xuất hiện khá nhiều khoá luận, luận văn tìm hiểu về sáng tác của Y. Kawabata. Có thể nói tới một số vấn đề có liên quan như: khoá luận tốt nghiệp đại học (2005) của sinh viên Trần Thị Thuý Quỳnh với đề tài Bản sắc Nhật trong sáng tác của Y. Kawabata. Ở khoá luận này, tác giả đã bước đầu có những nhận xét về vị trí, vai trò của hình tượng nhân vật nữ trong tiếu thuyết Y. Kawabata. Theo tác giả, “người phụ nữ - sự hội tụ vẻ đẹp tâm hồn Nhật Bản” và “Tác phẩm mở ra trước mắt người đọc một thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp nhưng đầy tính nhân bản của những người phụ nữ Nhật giàu tình cảm và tha thiết yêu thương” [60, 48]. Luận văn Thạc sĩ (2006) với đề tài Y. Kawabata - Người đi tìm cái đẹp (Từ quan niệm đến thực tiễn sáng tạo) của Trần Thị Tố Loan đã nghiên cứu tương đối hệ thống quan niệm về cái đẹp của Y. Kawabata. Tác giả viết: “Từ mỹ học truyền thống Nhật Bản, Kawabata xác lập những quan niệm về cái đẹp như: 5 Cái đẹp là tự nhiên nguyên sơ, cái đẹp và nỗi buồn, cái đẹp là thẩm mỹ của chiếc gương soi, cái đẹp mang màu Thiền” [46, 50]. Trên cơ sở đó, tác giả khái quát vẻ đẹp con người Nhật Bản qua hình thức và tâm hồn của các nhân vật nữ. Đi sâu vào thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Y. Kawabata, luận văn Thạc sĩ (2007) của Nguyễn Thị Hương Thu đã tập trung phân tích Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Y.Kawabata. Trong luận văn của mình, Nguyễn Thị Hương Thu làm rõ nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua hành trình tìm kiếm các giá trị, qua ngôn ngữ trần thuật đan xen nhiều giọng điệu, ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ thiên nhiên. Đó là những phương tiện hiệu quả thể hiện thế giới nội tâm nhân vật đặc biệt là nhân vật nữ. Bằng một cái nhìn so sánh Hoàng Thị Huyền trong luận văn Thạc sĩ (2009) với đề tài Tính chất hướng nội trong tiểu thuyết của R.Tagore và tiểu thuyết Y. Kawabata đã bước đầu cho thấy sự hình thành phát triển của dòng tiểu thuyết hướng nội trong văn học phương Đông mà “Kawabata là người đã đưa tiểu thuyết tâm lý lên đỉnh cao ở Nhật Bản nhờ sự kết hợp truyền thống - hiện đại, phương Đông – phương Tây”. Với một cách tiếp cận khá mới mẻ Nguyễn Khánh Ly trong luận văn Thạc sĩ (2009) với đề tài Tiểu thuyết Y. Kawabata - Từ góc nhìn của chủ nghĩa hiện sinh đã có những khám phá mới trong quan niệm về con người của Y. Kawabata. Tác giả đi sâu vào thủ pháp dòng ý thức bên cạnh những phương pháp nghệ thuật khác góp phần thể hiện ý đồ nghệ thuật mới mẻ, cảm quan hiện sinh và bầu không khí mơ hồ tạo nên tính chất “mở” cho tiểu thuyết của ông. Đỗ Thị Minh Phương trong luận văn thạc sĩ (2008) với đề tài Vấn đề tính dục qua tiểu thuyết Người đẹp say ngủ (Y.Kawabata) và Rừng Na-uy (H. Murakami) đã có những phân tích khá sâu sắc. Bàn về vấn đề tính dục trong Người đẹp say ngủ của Y. Kawabata, tác giả viết: “Tính dục trong tác phẩm không hề dung tục, nó chỉ nhằm mục đích duy nhất là tôn vinh vẻ đẹp con người, vì thế nó đã trở thành sắc dục…Bản chất cái đẹp mà Eguchi tìm kiếm không chỉ đơn thuần là cái đẹp trên cơ thể phụ nữ, sâu xa hơn, đó là vẻ đẹp của sức sống, của tuổi trẻ” [56, 57-58]. Từ góc độ văn hoá học, 6 Lê Thanh Huyền trong khoá luận tốt nghiệp đại học đề tài: Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của Y. Kawabata đã bước đầu giải mã một số biểu tượng trong tiểu thuyết Y. Kawabata, trong đó có biểu tượng người phụ nữ. Theo tác giả, “trong cái nhìn biện chứng”, “Người con gái” là “hiện hữu của cái đẹp miên viễn cùng thời gian”, “là biểu tượng cho sự vô cùng, bí ẩn, không thể nắm bắt trọn vẹn của cái đẹp” đồng thời là “biểu tượng của sự lưu giữ những giá trị văn hoá vật thể”… Những nghiên cứu trên đây có thể xem là gợi mở có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu giới thiệu Y. Kawabata ở Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Y. Kawabata. Tất cả mới dừng lại ở những nhận xét, đánh giá thiên về phẩm bình hơn là khảo sát, nghiên cứu. Từ nhận thức đó, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này với mong muốn góp thêm một tiếng nói cho quá trình nghiên cứu thế giới nghệ thuật Y. Kawabata, một thế giới còn chứa nhiều bí ẩn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Như tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là nghiên cứu nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Y. Kawabata, từ đó rút ra những vấn đề có ý nghĩa lý luận trong sáng tạo tiểu thuyết. 3.2 Với mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ: Thứ nhất, chỉ ra những cơ sở cho sự xuất hiện hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Y.Kawabata. Thứ hai, xác định vai trò và những giá trị cơ bản của nhân vật nữ trong tiểu thuyết Y.Kawabata Thứ ba, chỉ ra được những biện pháp nghệ thuật khắc hoạ hình tượng nhân vật nữ của Y.Kawabata. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhân vật nữ trong tiểu thuyết Y.Kawabata. 7 4.2 Tác phẩm của Y. Kawabata phong phú và đa dạng. Do hạn chế về tư liệu, chúng tôi giới hạn khảo sát sáu tiểu thuyết được dịch ra tiếng Việt, in trong cuốn Yasunari Kawabata - Tuyển tập tác phẩm, nhà xuất bản Lao động & Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây xuất bản năm 2005. Đó là các tác phẩm: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô, Tiếng rền của núi, Người đẹp ngủ mê, Đẹp và buồn. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết tốt những nhiệm vụ đề tài đặt ra, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp như: Phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn nghiên cứu một cách tương đối hệ thống, toàn diện hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Y. Kawabata. Từ đó làm rõ vị trí, vai trò nhân vật nữ trong tiểu thuyết Y. Kawabata và những dấu ấn tài năng của Y. Kawabata trong việc khắc hoạ hình tượng người phụ nữ Nhật Bản. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở cho sự xuất hiện hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Y. Kawabata Chương 2. Người phụ nữ Nhật Bản qua hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Kawabata. Chương 3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng phụ nữ trong tiểu thuyết Y. Kawabata. Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo. Chương 1 CƠ SỞ CHO SỰ XUẤT HIỆN HÌNH TƯỢNG 8 NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT Y. KAWABATA 1.1. Vị trí người phụ nữ trong xã hội Nhật Bản Phụ nữ Nhật Bản nổi tiếng thế giới với với vẻ nhu mì, hiền hoà sống gần gũi với thiên nhiên. Vị trí người phụ nữ Nhật Bản thay đổi nhiều trong quá trình lịch sử nhưng họ luôn giữ vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong gia đình cũng như ngoài xã hội, đặc biệt là từ trước thế kỷ XII. Theo truyền thuyết, nước Nhật được thành lập từ năm 660 trước Công nguyên khi thiên hoàng Jimmu (Thần Vũ) dòng dõi của nữ thần Mặt trời Amatêraxư lên ngôi chính vì thế mang lại cho Nhật Bản tên gọi “xứ gốc của Mặt Trời” (Nhật + Bản). Đây chính là vị Thiên hoàng thứ nhất của Nhật Bản và được truyền nối nhau cho đến ngày nay là Nhật hoàng Akihito - vị vua thứ 125 của Nhật Bản lên ngôi ngày 7/1/1989 và đăng quang tại Hoàng cung Tôkyô ngày 12/11/1990. Cho đến nay, Nhật Bản đã có mười phụ nữ trở thành Nữ Thiên hoàng. Dự luật 1889 cấm phụ nữ lên ngôi vua và đến ngày nay nước Nhật đang thăm dò ý kiến để sửa lại điều luật này. Trong lịch sử, các nữ Thiên hoàng từng có ảnh hưởng lớn đến văn hoá, xã hội Nhật Bản. Từ thế kỷ thứ VI trở về sau, cùng với sự du nhập của đạo Khổng và Phật giáo, xã hội Nhật Bản chuyển dần sang chế độ gia trưởng, vị trí người phụ nữ có tính chất hai mặt đối lập vừa phụ thuộc vừa không phụ thuộc. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong thời đại Heian (có nghĩa là hoà bình, thịnh vượng), thời đại văn chương nữ lưu và nữ tính. “Trước thời Heian, phụ nữ đã có vai trò lớn trong đời sống văn hoá. Người phụ nữ không rụt rè trong hành vi của mình như mãi sau này có trong đời sống tinh thần nói chung và thơ ca nói riêng. Thời Nara, phụ nữ đã chẳng chịu thua nam giới, rất nhiều tập thơ thuộc về các tác giả nữ. Đến thời Heian thì phụ nữ đóng vai trò chủ chốt trong đời sống và văn học”[15, 164]. Phụ nữ Heian được tư hữu tài sản, làm chủ thái ấp, được nhận sự giáo dục, được phong chức tước phẩm hàm như nam giới. Đây là điều hiếm có trong các xã hội phong kiến ở phương Đông. Nhật Bản được gọi là “xứ sở 9 của nữ vương”. Từ thế kỉ XII trở đi Nhật Bản chuyển sang kinh tế theo hướng phục vụ chiến tranh, các triều đại Mạc phủ, mấy trăm năm hoà bình trong thời Eđo (1600-1868) đã củng cố chế độ gia trưởng theo tư tưởng Tống Nho. Người phụ nữ bị đẩy vào vị thế phụ thuộc, mất hết các quyền trước đây. Từ thế kỷ XVIII ở Nhật Bản bắt đầu xuất hiện những geisha. Geisha trong tiếng Nhật là nghệ nhân, dùng để chỉ người phụ nữ được huấn luyện về các nghệ thuật cổ truyền của Nhật như đàn, ca, ngâm hoạ thơ, múa, pha trà, cắm hoa, nói chuyện tiêu khiển cho đàn ông. Geisha bán kỹ năng chứ không bán thân. Người đang học việc gọi là maiko, khác hoàn toàn với oiran là đẳng cấp cao nhất trong hàng ngũ gái điếm tạm gọi là gái điếm hạng sang. Trên lý thuyết hình dáng, trang phục của geisha, maiko và orian rất khác nhau, có luật quy định chặt chẽ, rõ ràng và được xã hội chấp nhận. Bởi đối với người Nhật tình dục được xem là một việc tự nhiên như ăn và chơi vậy. Thời hiện đại của Nhật Bản được lấy mốc là cuộc cách mạng Duy Tân do thiên hoàng Minh Trị khởi xướng (1868). Với khẩu hiệu “học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt lên phương Tây” Nhật Bản đã đạt được những thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực. Vị trí phụ nữ dần dần được xác lập rõ ràng hơn. Tuy nhiên, luật dân sự Minh Trị (1898) chỉ dành cho họ những quyền hạn chế như quyền được ly dị, quyền sở hữu tài sản. Tính chất bất bình đẳng chưa được xoá bỏ. Năm 1873, giáo dục phổ cập được áp dụng. Ngày càng có nhiều em gái được đến trường học, với mục đích của chính phủ là đào tạo các em trở thành người nội trợ giỏi, giữ truyền thống coi phụ nữ là “ryosaikembo” (những người vợ đảm và những bà mẹ thông minh). Vai trò của người phụ nữ ngày càng quan trọng hơn trong sản xuất công nghiệp. Trước năm 1930, số lượng công nhân nữ luôn cao hơn nam công nhân và đa phần là công nhân ngành dệt. Tình hình suy thoái kinh tế thế giới những năm 30 và chủ nghĩa quân phiệt lớn mạnh ở Nhật Bản, phụ nữ bắt đầu làm trong ngành hoá chất, các công việc chế tạo và đòi hỏi tay nghề cao vì nam giới phải đi lính. Sau chiến tranh thế giới 2 nhiều phụ nữ độc thân và nghèo khó do chiến tranh 10

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan