Người kể chuyện trong đàn hương hình của mạc ngôn luận văn tốt nghiệp đại học

52 793 3
Người kể chuyện trong đàn hương hình của mạc ngôn luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng Đại học Vinh Khoa ngữ văn ====*****==== đỗ thị trung hòa Ngời kể chuyện trong đàn hơng hình của mạc ngôn Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: văn học nớc ngoài Vinh 2011 Trờng Đại học Vinh Khoa ngữ văn ====*****==== Ngời kể chuyện trong đàn hơng hình của mạc ngôn Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: văn học nớc ngoài Giáo viên hớng dẫn: ths. Phan thị nga Sinh viên thực hiện: đỗ thị trung hòa Lớp: 48B - Văn Vinh 2011– 3 L ời cảm ơn Khóa luận này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Cô giáo, ThS. Phan Thị Nga, cùng các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Văn học nước ngoài Khoa Ngữ văn, trường Đại học Vinh. Nhân đây, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn, các thầy cô, gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên tôi hoàn thành khóa luận này ! Mặc dù có nhiều cố gắng, song bước đầu thực hiện nghiên cứu khoa học nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý của thầy cô, bạn bè ! Vinh, tháng 4 năm 2011 Tác giả Đỗ Thị Trung Hòa MỤC LỤC Trang Khoa ng÷ v¨n 1 Vinh – 2011 1 Khoa ng÷ v¨n 2 Vinh – 2011 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngay từ khi còn nhỏ trong đầu tôi đã luôn thường trực cụm từ “Trung Quốc” - đó là một người hàng xóm của Việt Nam, một quốc gia rất rộng lớn và đông dân số vào bậc nhất của thế giới - đây chính là những điều tôi được nghe người lớn kể lại. Kể từ đó, trong tôi Trung Quốc như một đại dương rộng lớn, sâu thẳm chứa đầy những điều mới lạ, bí ẩn. Sự tò mò, ngưỡng mộ trong tôi cứ lớn dần lên từng ngày nhất là khi tôi được xem những bộ phim Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử, . có những nhân vật thật đặc biệt: một chú khỉ được sinh ra từ một tảng đá biết bẩy hai phép biến hóa diệt trừ được bao yêu ma quỷ quái (Tôn Ngộ Không); một Gia Cát Lượng trí tuệ siêu phàm, dự đoán như thần, bày mưu hiến kế trăm trận trăm thắng; một Võ Tòng khoẻ mạnh tay không giết hổ, . và bao nhiêu những nhân vật khác như Trư Bát Giới, Xa Tăng, Trương Phi, Quan Vân Trường . nhân vật nào cũng đặc biệt và phi thường. Tôi tự hỏi những nhân vật ấy có thật không hay chỉ là tưởng tượng, hư cấu? Những hoài nghi về đất nước, con người, văn hoá, lịch sử Trung Quốc cứ canh cánh trong tôi. Cho đến khi trưởng thành, đi học, từ thầy cô, sách vở, bạn bè sự hiểu biết trong tôi về Trung Quốc ngày càng nhiều. Nó tỉ lệ thuận với lòng đam mê học hỏi, kiếm tìm những gì liên quan đến nền văn hoá, lịch sử của quốc gia này. Và thật may mắn, là một sinh viên khoa Ngữ Văn nên tôi có nhiều điều kiện và cơ hội được học hỏi và tiếp xúc với nền văn học của Trung Quốc, nhờ đó mà tôi đã giải đáp được những thắc mắc thuở ấu thơ, đồng thời tiếp nhận thêm bao điều mới lạ và quý báu. Trung Quốc không chỉ là một quốc gia có bề dày lịch sử mà còn là một dân tộc có truyền thống lâu đời với nhiều thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực văn học. Chỉ xét trên lĩnh vực thơ ca, cho đến nay chưa có một nền thơ ca của một quốc gia nào có thể vượt được thơ Đường, bởi thành tựu mà nền 6 thơ ca này thu được không chỉ là số lượng sáng tác đồ sộ (khoảng gần năm mươi nghìn bài thơ) mà còn là nội dung, tư tưởng nghệ thuật mà nó phản ánh. Còn ở thể loại tiểu thuyết (đặc biệt là tiểu thuyết thời Minh - Thanh), thành tựu đạt được cũng không thua kém gì, nhiều bộ tiểu thuyết đã trở thành cổ điển, mẫu mực nổi tiếng trên khắp thế giới, được bạn đọc yêu quý, hâm mộ như Thuỷ hử, Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí, Hồng lâu mộng, . Cho đến nay, Trung quốc vẫn giữ được vị trí xứng đáng trong nền văn học nhân loại. Nhất là những năm gần đây, cùng với chính sách cải cách mở cửa về kinh tế, xã hội, văn học nghệ thuật Trung Quốc cũng thực sự cải cách, mở cửa và ngày càng thu được nhiều kết quả, được bạn đọc thế giới biết đến với những khởi sắc đầy triển vọng. Bên cạnh những tên tuổi đã được khẳng định trên văn đàn như Vương Mông, Giả Bình Ao, Mao Thuẫn, Quỳnh Dao, . thì Mạc Ngôn cũng là một trong những tên tuổi được độc giả trong và ngoài nước mến mộ. Tác phẩm của ông được dịch ra 18 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Có nhiều ý kiến cho rằng Mạc Ngôn sẽ là nhà văn thứ hai của Trung Quốc được giải Nô-ben văn học. Tuy sự đánh giá có phần cảm tính song cũng cho thấy được vị trí quan trọng của nhà văn trong nền văn học Trung Quốc. Tại Việt Nam, tiểu thuyết của Mạc Ngôn được ấn bản với số lượng lớn gây lên "cơn sốt Mạc Ngôn". Theo TS. Hồ Sĩ Hiệp, "Mạc Ngôn là nhà văn đương đại Trung Quốc có nhiều tác phẩm được dịch và được dư luận Việt Nam chú ý nhiều nhất". Số lượng nhiều, nhưng người đọc không bao giờ thấy chán vì sự trùng lặp, sự quen thuộc, công thức. Bởi trong từng tác phẩm, từng trang, từng dòng đều đã khắc sâu một phong cách riêng của Mạc Ngôn. Hơn nữa đề tài phản ánh của tiểu thuyết Mạc Ngôn rất rộng, có thể nói: "Trên trời dưới đất, cổ kim, trong ngoài, xương khô trong mồ, u hồn dưới gốc cây tùng, công tử vương tôn, tài tử giai nhân, sơn cùng thuỷ tận, dân tục phong tình" (Mạc Ngôn, Thiên mã thành không, Văn nghệ Quân giải phóng, 2/1985) đều có mặt trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn. 7 Tiểu thuyết của Mạc Ngôn phần lớn không có cốt truyện hoàn chỉnh như trong tiểu thuyết truyền thống mà chỉ còn là cái khung truyện mà thôi. Nhưng trong cái khung truyện ấy chứa đầy cảm giác, và những cảm giác ấy chính là linh hồn của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Đây cũng chính là lí do vì sao mà người ta gọi tiểu thuyết của Mạc Ngôn là tiểu thuyết "cảm giác mới". Tiểu thuyết cảm giác mới đối lập với tiểu thuyết hiện thực truyền thống, nó không đơn thuần miêu tả hiện thực bên ngoài, mà nhấn mạnh cảm thụ trực giác, đưa cảm giác chủ quan vào trong khách thể đặng sáng tạo ra một hiện thực mới mẻ. Năm 1981, Mạc Ngôn thành danh bởi tiểu thuyết "Củ cải đỏ trong suốt". Đến "Cao lương đỏ" thì ông trở nên nổi tiếng trên văn đàn. Năm 1999, trong một cuộc bình chọn lớn do Nxb Văn học Nhân dân và nhà sách Bắc Kinh tổ chức, cuốn "Gia tộc Cao lương đỏ" của ông đã được đưa vào danh mục "100 cuốn sách văn học Trung Quốc ưu tú 100 năm qua". Và gần đây nhất, thượng tuần tháng 11 năm 2003 tại Bắc Kinh , trong cuộc bình chọn sơ bộ của giải văn học Mao Thuẫn lần thứ sáu (1998-2002), giải thưởng danh giá nhất của văn học Trung Quốc, cuốn Đàn hương hình đã đứng đầu bảng với số phiếu tối đa. Mạc Ngôn đã trở thành nhà văn hạng nhất của Trung Quốc hiện nay. Ngay khi mới ra đời, tác phẩm đã gây tiếng vang lớn, lượng tiêu thụ của cuốn tiểu thuyết có thể được xem là một “hiện tượng khổng lồ”. Tác phẩm thu hút và hấp dẫn bạn đọc trên nhiều phương diện cả về nội dung và hình thức, đặc biệt là nghệ thuật viết truyện. Theo Nguyễn Khắc Phê thì “Đàn hương hình là cuốn tiểu thuyết đáng đọc nhất hiện nay" [11]. Vì lòng ngưỡng mộ, yêu quý văn học Trung Quốc nói chung, Mạc Ngôn nói riêng và vì giá trị của Đàn hương hình, khoá luận chúng tôi chú trọng tìm hiểu một khía cạnh nhỏ trong nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này đó là “người kể chuyện trong "Đàn hương hình" của Mạc Ngôn”. 8 2. Lịch sử vấn đề Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh tháng 2 năm 1955 tại Cao Mật, Sơn Đông, Trung Quốc. Năm 1980, Mạc Ngôn bắt tay vào sáng tác văn học, đến nay ông đã sáng tác được trên 200 tác phẩm, gồm nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, phóng sự, tuỳ bút, . trong đó có nhiều tác phẩm gây xôn xao dư luận và được bạn đọc trong ngoài nước đón nhận nồng nhiệt. Có thể nói, Mạc Ngôn là một nhà văn có sức viết rất khoẻ, và hiện nay ông đang ở thời kì sung mãn nhất của tay nghề và sự nghiệp văn học. Sáng tác của Mạc Ngôn được giới thiệu vào Việt Nam vào những năm đầu của thế kỉ XXI, nhờ các dịch giả Trần Đình HIến, Nguyễn Thi Thại. Tỉ lệ thuận với tuổi đời, tuổi nghề của nhà văn này là lòng hâm mộ của độc giả trong đó có bạn đọc Việt Nam. Giới phê bình nghiên cứu văn học ở Việt Nam cũng dần bị Mạc Ngôn và những sáng tác của ông thu hút. Tuy số công trình nghiên cứu chưa nhiều, lại chủ yếu giới thiệu tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp nhà văn, những công trình nghiên cứu hay những bài viết đi sâu vào tìm hiểu đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm còn đang khiếm tốn, nhưng chúng tôi tin rằng đây mới chỉ là sự khởi đầu. Với tài năng của Mạc Ngôn cùng với những giá trị mà tác phẩm của ông mang lại, thì trong tương lai sáng tác của Mạc Ngôn sẽ là đề tài khiến các nhà nghiên cứu, phê bình tốn nhiều thời gian, công sức. Cho đến nay, theo hiểu biết của chúng tôi có các công trình nghiên cứu về Mạc Ngôn như sau: Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kì mới (Hồ Sĩ Hiệp, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2001), tác giả đã giới thiệu sơ lược về nhà văn Mạc Ngôn với tư cách là một cây bút trẻ, chưa đi sâu vào sự nghiệp văn học của ông. Mạc Ngôn chuyện văn, chuyện đời (Nguyễn Thị Thại ,Nxb Lao động, 2003), là công trình cung cấp cho độc giả Việt Nam những hiểu biết về cuộc 9 đời và sự nghiệp của nhà văn một cách sâu sắc và đầy đủ nhất trong số những công trình nghiên cứu về Mạc Ngôn của Việt Nam cho đến nay. Mạc Ngôn với những lời tự bạch (Nguyễn Thị Thại dịch, Nxb văn học 2004), tập hợp những bài nói chuyện của nhà văn Mạc Ngôn tại các trường đã học ở Trung Quốc và Mỹ nhằm giúp độc giả hiểu hơn về con người và cuộc đời nhà văn, đồng thời cũng trích dẫn những cuộc trả lời phỏng vấn giữa Mạc Ngôn với các nhà văn, nhà báo nước ngoài về các tác phẩm Báu vật của đời, Đàn hương hình, . Các cuộc hỏi đáp xoay quanh một số vấn đề cơ bản mà độc giả băn khoăn, thắc mắc như tên gọi, kết cấu, hoàn cảnh sáng tác, giải thưởng, chưa có điều kiện đi sâu vào phân tích, mổ xẻ tác phẩm. Trên các báo, các tạp chí chuyên ngành như báo Văn nghệ, tạp chí Nghiên cứu văn học mới chỉ xuất hiện các bài viết có tính chất giới thiệu khái quát, hay những cảm nhận, những đánh giá sơ bộ ban đầu về những tác phẩm của Mạc Ngôn. Báo Văn nghệ, số 35-36 ra ngày 30/8 - 6/9/2003, trang 29 có bài dịch của Trần Minh Sơn " Mạc Ngôn - nhà văn của những người nông dân" giới thiệu đề tài thường được Mạc Ngôn khai thác là cuộc sống của những người nông dân vùng Đông Bắc, Cao Mật. Gần gũi hơn với đề tài khóa luận của chúng tôi là bài viết: "Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn" của PGS. TS. Lê Huy Tiêu, tạp chí Văn học nước ngoài, số 4, năm 2003. Tác giả của bài viết đã đi sâu vào tìm hiểu một số đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn như: đề tài, cốt truyện, thủ pháp nghệ thuật, . Bài viết cũng đã cung cấp một cái nhìn tương đối hệ thống về nghệ thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn. Tạp chí Sông Hương, số 116, 12/2002, Nguyễn Khắc Phê có bài: "Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình". Tác giả đã bàn đến một số khía cạnh của nghệ thuật Đàn hương hình như bút pháp lạ hóa, truyền thống hóa, sự phóng đại, cường điệu hóa, ít đề cập đến nghệ thuật người kể chuyện. 10 . Chương 2: Các dạng thức người kể chuyện trong Đàn hương hình Chương 3: Vai trò của người kể chuyện trong Đàn hương hình 12 NỘI DUNG Chương 1 NGƯỜI KỂ CHUYỆN. nhỏ trong thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn, đó là người kể chuyện trong Đàn hương hình. Cụ thể khóa luận chỉ ra các dạng thức người kể chuyện trong Đàn hương

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan