Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư

86 723 1
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu   tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIO DC V O TO TRNG I HC VINH -------------- NGUYN TH VUI NGHIÊN CứU MộT Số BIệN PHáP Kỹ THUậT NHằM NÂNG CAO NĂNG SUấT LạC XUÂN TRÊN VùNG ĐấT CáT VEN BIểN HUYệN DIễN CHÂU - TỉNH NGHệ AN Chuyờn ngnh: Trng trt Mó s: 60.62.01 LUN VN THC S NễNG NGHIP Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS. NGUYN QUANG PH 2 VINH - 2011 iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp theo chương trình đào tạo Thạc sỹ Nông nghiệp, chuyên ngành Trồng trọt tại Trường Đại học Vinh, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các giảng viên, các cơ quan đơn vị, bạn bè và gia đình. Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học và toàn thể giảng viên Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá đào tạo. Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Quang Phổ – người trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Nông Lâm Ngư – Trường Đại học Vinh, Uỷ ban nhân dân huyện Diễn Châutỉnh Nghệ An, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam,… đã tạo mọi điều kiện giúp tác giả thu thập tài liệu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn này. Chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót, kính mong các giảng viên và bạn bè đồng nghiệp góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Nghệ An, ngày 22 tháng 12 năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Vui iv MỤC LỤC Trang phụ bìa Nghệ An 13 Sản lượng 13 Sản lượng 13 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CS Cộng sự CT Công thức CV% Độ biến động của thí nghiệm Đ/C Đối chứng H. cánh sen Hồng cánh sen ICRISAT Viện nghiên cứu cây trồng cho vùng bán khô hạn Quốc tế KL Khối lượng KLCK Khối lượng chất khô LAI Chỉ số diện tích lá LSD Sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất NN Nông nghiệp NS Năng suất NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu NSSV Năng suất sinh vật NXB Nhà xuất bản TB Trung bình TBKT Tiến bộ kỹ thuật v TGST Thời gian sinh trưởng TTNCPTĐĐ Trung tâm Nghiên Cứu phát triển đậu đỗ VKHKTNNVN Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam XĐ Xanh đậm XN Xanh nhạt DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc một số nước trên thế giới 10 Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc từ 2001 đến 2010 13 Bảng 2.1. Danh sách các giống tham gia thí nghiệm 36 Bảng 2.2. Các công thức mật độ tham gia thí nghiệm 39 Bảng 2.3. Phương pháp đánh giá mức độ gây hại của bệnh hại lá 41 Bảng 3.1. Đặc trưng hình thái của các giống lạc trong điều kiện vụ xuân năm 2011 trên đất cát ven biển huyện Diễn Châutỉnh Nghệ An 45 Bảng 3.2. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống lạc trong điều kiện vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển Diễn Châu 46 Bảng 3.3. Chỉ số diện tích lá của các giống lạc trong điều kiện vụ xuân năm 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn ChâuNghệ An 49 Bảng 3.4. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lạc trong điều kiện vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn ChâuNghệ An 51 Bảng 3.5. Tình hình nhiễm bệnh hại của các giống lạc trong điều kiện vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn ChâuNghệ An 52 Bảng 3.6. Các yếu tố cấu thành năng suấtnăng suất của các giống lạc trong điều kiện vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển Diễn Châu 54 Bảng 3.7. Năng suất kinh tế, năng suất sinh vật học, hệ số kinh tế của các giống lạc trong điều kiện vụ xuân năm 2011 trên vùng đất cát ven 56 vi biển huyện Diễn ChâuNghệ An Bảng 3.8. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của giống lạc L14 trong vụ xuân năm 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn ChâuNghệ An 58 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chỉ số diện tích lá của giống lạc L14 vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển Diễn Châu 59 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu và tích lũy chất khô của giống lạc L14 trong vụ xuân 2001 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn ChâuNghệ An 61 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến các yếu tố cấu thành năng suấtnăng suất của giống lạc L14 trong vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn ChâuNghệ An 62 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây và số cành của giống lạc L14 trong vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn ChâuNghệ An 65 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của giống lạc L14 trong vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu 66 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu và tích lũy chất khô của giống lạc L14 trong vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn ChâuNghệ An 68 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của mật độ đến mức độ nhiễm bệnh hại trên giống lạc L14 trong vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu 70 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suấtnăng suất của giống lạc L14 trong vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn ChâuNghệ An 71 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Trong số các loại cây lấy hạt có dầu được trồng hàng năm trên thế giới, lạc đứng hàng thứ hai sau đậu tương về diện tích và sản lượng. Trong hơn 100 nước trồng lạc trên thế giới, Việt Nam đứng hàng thứ 10 về diện tích và trong 25 nước trồng lạc của châu Á, Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích gieo trồng sau Ấn Độ, Trung Quốc, Myanma và Indonexia [3]. Cây lạc chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ do được gieo trồng trên diện tích lớn, mà còn vì hạt lạc được sử dụng rất rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp. Hạt lạc chứa từ 40-50% chất béo, 24-27% protein và nhiều khoáng chất Ca, Fe, Mg, P, K, Zn cùng với một lượng lớn vitamin, đặc biệt là vitamin B. Dầu của hạt lạc chủ yếu chứa axit béo chưa no giúp cơ thể con người dễ hấp thụ và giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Vì thế, ngoài là thức ăn giàu năng lượng, đủ protein, người ta còn quan tâm đến tác dụng chữa bệnh của hạt lạc. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng cho con người, lạc còn là nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Tỷ lệ đường, chất đạm trong thân khá cao, đặc biệt là khô dầu lạc có chứa 50% protein có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho gia súc. Ở Việt Nam hiện nay, Lạcmột trong số mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng. Hơn thế nữa, nhờ khả năng cố định đạm của hệ vi sinh vật sống cộng sinh nên nó là cây cải tạo đất lý tưởng, do vậy, lạc được coi là cây đậu đỗ chính tham gia vào các công thức luân canh cây trồng mang tính bền vững và thân thiện với môi trường. Chính vì những ưu điểm như vậy, mà sản xuất lạc ở Việt Nam ngày càng tăng. Năm 2011, diện tích lạc của cả nước đạt 260.000 ha, phân bố ở tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp, nhưng chủ yếu 2 tập trung tại Đồng bằng sông Hồng (34.500 ha), Trug du và miền núi phía Bắc (50.800 ha), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (107.200 ha), Đông Nam Bộ (29.700 ha) . (Nguồn tổng cục thống kê). Trong những năm qua sản xuất lạc ở Việt Nam đã có bước nhảy vọt về năng suất từ 1,43 tấn/ha (1998) lên 2,12 tấn/ha (2010) có được kết quả như vậy là nhờ vào các thành tựu nghiên cứu khoa học về giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh. Tuy nhiên, sự chênh lệch năng suất lạc giữa các vùng miền còn khá lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu giống có năng suất cao, có tính chống chịu, thích hợp cho từng địa phương và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất lạc chưa được đầu tư đúng mức. Diễn Châumột huyện có truyền thống sản xuất lạc lâu đời. Cây lạc ở đây chủ yếu trồng trên đất nghèo dinh dưỡng. Điều kiện tự nhiên về đất đai và các điều kiện sinh thái khác vốn đã là hiện trạng tự nhiên, còn yếu tố kỹ thuật cần nghiên cứu và ứng dụng để tăng năng suất lạcvùng này. Nhằm đóng góp cơ sở khoa học cho việc mở rộng diện tích và nâng cao năng suất lạc tại Diễn Châu, đồng thời góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững tại địa phương chúng tôi chọn ba khâu kỹ thuật chính là : (1) Hiệu quả tăng năng suất của cây lạcvùng này bằng việc thay thế giống tốt hơn; (2) Hiệu quả của che phủ đến tăng năng suất lạc; (3) Hiệu quả điều chỉnh mật độ trồng hợp lý để tăng năng suất lạc. Trênsở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châutỉnh Nghệ An” 3 2. Mục đích – Yêu cầu 2.1. Mục đích Xác định hiệu quả tăng năng suất lạc bằng phương pháp sử dụng giống lạc có tiềm năng cho năng suất cao, điều chỉnh mật độ hợp lý và biện pháp che phủ thích hợp cho lạc xuân tại vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. 2.2. Yêu cầu Tìm ra được hướng kỹ thuật trồng trọt phù hợp nhất để nâng cao mặt bằng về năng suất đối với lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những cơ sở khoa học kỹ thuật để tìm những giải pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao năng suất lạchuyện Diễn Châu và là cơ sở khoa học góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh lạc cho năng suất cao tại huyện Diễn Châu, Nghệ An. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Bổ sung một số giống lạcnăng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương vào cơ cấu giống của huyện. - Xác định mật độ gieo trồng và biện pháp che phủ thích hợp có hiệu quả nhất nhằm khuyến cáo cho người dân trồng lạc trên địa bàn huyện Diễn Châu, Nghệ An. 4. Giới hạn của đề tài Đề tài nghiên cứu trong vụ xuân năm 2011, trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. 4 Sử dụng vật liệu nghiên cứu do Trung tâm nghiên cứu và phát triển Đậu đỗ cung cấp là các giống lạc L26, L23, Sen lai Nghệ An, TB25, L14, L17. Đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lạc đó là: Lựa chọn giống lạc cho năng suất cao, xác định mật độ và biện pháp che phủ thích hợp đối với lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:54

Hình ảnh liên quan

1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu   tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư

1.2.2..

Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc từ 2001 đến 2010 - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu   tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư

Bảng 1.2..

Diện tích, năng suất, sản lượng lạc từ 2001 đến 2010 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 2.3. Phương pháp đánh giá mức độ gây hại của bệnh hại lá - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu   tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư

Bảng 2.3..

Phương pháp đánh giá mức độ gây hại của bệnh hại lá Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 3.3. Chỉ số diện tích lá của các giống lạc trong điều kiện vụ xuân năm 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu – Nghệ An - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu   tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư

Bảng 3.3..

Chỉ số diện tích lá của các giống lạc trong điều kiện vụ xuân năm 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu – Nghệ An Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 3.4. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lạc trong điều kiện vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu – Nghệ An - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu   tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư

Bảng 3.4..

Khả năng tích lũy chất khô của các giống lạc trong điều kiện vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu – Nghệ An Xem tại trang 56 của tài liệu.
Kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.6 cho thấy, số quả chắc/cây của các giống dao động từ 7,1 – 8,1 quả/cây - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu   tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư

t.

quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.6 cho thấy, số quả chắc/cây của các giống dao động từ 7,1 – 8,1 quả/cây Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của giống lạc L14 trong vụ xuân năm 2011 trên vùng đất cát  - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu   tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư

Bảng 3.8..

Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của giống lạc L14 trong vụ xuân năm 2011 trên vùng đất cát Xem tại trang 62 của tài liệu.
Ra hoa rộ Hình thành quả Thu hoạch - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu   tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư

a.

hoa rộ Hình thành quả Thu hoạch Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc L14 trong vụ xuân 2011 trên vùng  - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu   tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư

Bảng 3.11..

Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc L14 trong vụ xuân 2011 trên vùng Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của giống lạc L14 trong vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu  - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu   tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư

Bảng 3.13..

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của giống lạc L14 trong vụ xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện Diễn Châu Xem tại trang 71 của tài liệu.
3.3.3. Ảnh hưởng mật độ trồng đến khả năng hình thành nốt sần và khả năng tích lũy chất khô của lạc - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc xuân trên vùng đất cát ven biển huyện diễn châu   tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư

3.3.3..

Ảnh hưởng mật độ trồng đến khả năng hình thành nốt sần và khả năng tích lũy chất khô của lạc Xem tại trang 72 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan