Nghiên cứu giải pháp nâng cao dung lượng, tốc độ tuyến thông tin quang

40 950 0
Nghiên cứu giải pháp nâng cao dung lượng, tốc độ tuyến thông tin quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án tốt nghiệp Nâng cấp dung lượng tuyến thông tin quang Chương 2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỐC ĐỘ, DUNG LƯỢNG TUYẾN THÔNG TIN QUANG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỐC ĐỘ DUNG LƯỢNG. Trong thực tế của hệ thống đơn kênh, khi tốc độ đường truyền đạt tới một mức nào đó người ta đã thấy hạn chế các mạch điện trong việc nâng cao tốc độ cũng như kéo dài cự ly truyền dẫn. Khi tốc độ đạt tới hàng chục Gbit/s, khoảng cách truyền dẫn ngắn lại, bản thân các mạch điện tử sẽ không thể đảm bảo các xung tín hiệu cực kỳ hẹp, thêm vào đó chi phí cho các giải pháp trên tuyến truyền dẫn trở nên tốn kém vì cấu trúc hệ thống phức tạp đòi hỏi công nghệ rất cao. Do đó kỹ thuật ghép kênh quang ra đời đã khắc phục những nhược điểm trên. Hơn nữa thông thường trên một tuyến thông tin quang truyền thống thì cần có các trạm lặp với mục đích khuếch đại tín hiệu đủ lớn. Nhưng trạm lặp có các mặt hạn chế như băng tần, cấu trúc phức tạp, tín phụ thuộc vào dạng tín hiệu, cấp nguồn, ảnh hưởng của nhiễu điện v.v…Cho nên sự phát triển khoa học đã cho ra đời kỹ thuật khuếch đại quang. Nó thự hiện được quá trình khuếch đại trực tiếp tín hiệu quang mà không cần biến đổi về điện. Khi này các bộ khuếch đai quang đã giải quyết được vấn đề suy hao, nhưng cũng chính lúc này do vấn đề tán sắc trở nên tồi tệ hơn là suy hao sợi. Sự suy giảm tín hiệu do tán sắc được tích lũy qua nhiều bộ khuếch đại quang. Như vậy vấn đề cần phải bù tán sắc để trả lại tín hiệu gốc. Sau đây ta đi sâu vào phân tích các giải pháp trên. 1. Các phương pháp ghép kênh quang Do sợi quang có băng tần truyền dẫn rất rộng nên có khả năng ghép nhiều kênh quang trên một sợi để truyền dẫn. Để tăng dung lượng kênh, tăng tốc độ truyền dẫn trên một sợi quang, người ta dùng các kỹ thuật ghép kênh quang. Đó là: Ghép kênh theo thời gian (OTDM), ghép kênh theo sóng mang Sinh viên thực hiện: Cù Thế Hoà Lớp: 46K_ĐTVT 22 Đồ án tốt nghiệp Nâng cấp dung lượng tuyến thông tin quang thứ cấp(SCM), ghép kênh theo mã(CDM), ghép kênh theo bước sóng(WDM). Mỗi một kỹ thuật ghép kênh này có những ưu, nhược điểm khác nhau và mức độ ứng dụng của nó khác nhau. 1.1. Kỹ thuật ghép kênh theo thời gian OTDM Quá trình ghép kênh trong hệ thống thông tin quang sử dụng kỹ thuật OTDM có thể mô tả thông qua hình 2.1 Hình 2.1 Hệ thống thông tin quang sử dụng OTDM ghép 4 kênh quang Trong ghép kênh quang OTDM chuỗi xung hẹp được phát ra từ nguồn phát laser thích hợp. Các tín hiệu này có thể được đưa vào khuếch đại để nâng mức tín hiệu đủ lớn đáp ứng yêu cầu hệ thống. Sau đó tín hiệu chia thành N luồng và mỗi luồng sẽ được đưa vào điều chế nhờ các bộ điều chế ngoài với các tín hiệu nhánh tốc độ AGb/s. Để thực hiện ghép các tín hiệu quang này với nhau thì các tín hiệu nhánh phải được đưa qua các bộ trễ quang. Tuỳ theo vị trí của từng kênh theo thời gian trong khung mà các bộ trễ này sẽ thực hiện trễ để dịch các khe thời gian quang một cách tương ứng. Vậy tín hiệu sau khi được ghép sẽ có tốc độ (NxA)Gb/s. Sau khi được truyền trên đường truyền thiết bị tách kênh ở phía thu thực hiện tách kênh và khôi phục xung clock để đưa ra từng kênh riêng biệt. + Ưu điểm: Kỹ thuật OTDM không thông qua một quá trình biến đổi về điện nào mà là biến đổi toàn quang chính vì thế hệ thống không bị hạn chế Sinh viên thực hiện: Cù Thế Hoà Lớp: 46K_ĐTVT 23 Đồ án tốt nghiệp Nâng cấp dung lượng tuyến thông tin quang tốc độ do sự hạn chế tốc độ xử lý của các linh kiện điện tử. Với kỹ thuật này tốc độ của hệ thống có thể lên tới hàng trăm Gb/s thậm chí hơn 1Tb/s. + Nhược điểm: - Cự li truyền dẫn của tín hiệu trong hệ thống OTDM bị hạn chế bởi hiện tượng tán sắc rất lớn. - Tạo ra các xung quang ngắn, đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao, giá thành cao. 1.2. Ghép kênh phân chia theo tần số tín hiệu quang (OFDM) Phương pháp ghép kênh theo tần số quang (OFDM) được thực hiện bằng cách chia dải tần của sóng quang thành các băng tần nhỏ f, mỗi f dành để truyền tín hiệu của một kênh quang (như hình 2.2). Các kênh quang tương ứng với các tần số sóng mang khác nhau sẽ được biến đổi thành các luồng song song cùng truyền trên một sợi quang. Đặc tính của sợi quang là có suy hao nhỏ trong dải bước sóng từ 800 đến 1800 nm tương đương với dải tần 200000 GHz. Vì vậy, có thể truyền dẫn trên sợi quang một số lượng lớn các kênh ghép có tần số khác nhau, mỗi kênh có dải tần rộng. Chẳng hạn trong khoảng 1,5 ÷1,6 µm đã có băng tần khoảng 12500 GHz. Từ bước sóng 1500nm đến 1600 nm có độ suy hao nhỏ nhất, có thể ghép tới 1000 kênh quang tốc độ lớn hơn 1Gb/s với khoảng cách giữa hai Sinh viên thực hiện: Cù Thế Hoà Lớp: 46K_ĐTVT 24 M U X D M U X OF1 OF2 OFn LD1 LD2 LDn OF1 OF2 OFn PD2 PD1 PDn ∆f2 ∆f1 ∆fn ∆f1 ∆f2 ∆fn S 1 S 2 S n S 1 S 2 S n ∆F=∆f1÷∆fn Hình 2.2: Sơ đồ khối hệ thống ghép kênh quang theo tần số Đồ án tốt nghiệp Nâng cấp dung lượng tuyến thông tin quang kênh kề nhau là 10 GHz. Khi đó dung lượng tổng cộng trên sợi quang sẽ lớn hơn 1 Tbit/s. Các hệ thống ghép kênh quang theo tần số phải dựa trên các nguồn phát quang có tần số ổn định. Các laser bán dẫn có độ rộng phổ hẹp có thể được sử dụng làm nguồn phát cho hệ thống OFDM. Tuy nhiên khi laser có độ rộng phổ hẹp thì lại không ổn định về tần số; do đó cần phải dung hoà về mặt này. 1.3. Kỹ thuật ghép kênh theo sóng mang thứ cấp SCM Hình 2.3 Hệ thống SCM nhiều kênh Kỹ thuật ghép kênh theo sóng mang thứ cấp dựa trên kỹ thuật thông tin viba. Đối với thông tin viba dải thông tổng bị hạn chế thấp hơn 1GHz khi sử dụng cáp đồng để truyền tín hiệu viba nhiều kênh. Nhưng nếu tín hiệu viba nhiều kênh được truyền trong môi trường quang sử dụng các sợi quang thì dải thông tín hiệu lên tới hơn 10GHz cho mỗi tín hiệu quang riêng rẻ. Phương thức như vậy gọi là ghép kênh theo sóng mang thứ cấp SCM, vì việc ghép kênh được thực hiện bằng cách sử dụng các sóng mang phụ ở dải siêu cao tần chứ không phải là bằng các sóng mang quang. Sơ đồ khối mô tả một hệ thống SCM được thiết kế với sóng mang quang đơn như Hình 2.2. Chất lượng của một hệ thống SCM phụ thuộc vào tỷ số sóng mang trên nhiễu CNR (tỷ số công suất sóng mang RMS trên công suất nhiễu RMS tại đầu ra bộ tách sóng quang ). CNR được tính theo công thức sau: CNR= ( ) 2222 2 2/ IMDls PmR σσσσ τ +++ 〉〈 Sinh viên thực hiện: Cù Thế Hoà Lớp: 46K_ĐTVT 25 Đồ án tốt nghiệp Nâng cấp dung lượng tuyến thông tin quang Với m là chỉ số điều chế kênh, R là đáp ứng bộ tách sóng. P là công suất quang trung bình thu được và s σ , τ σ , l σ , IMD σ tương ứng là các giá trị RMS của dòng nhiễu có liên quan đến nhiễu lượng tử, nhiễu nhiệt, nhiễu cường độ và nhiễu xuyên điều chế IMD. + Ưu điểm: Tính linh hoạt cao và khả năng cập nhật trong cấu trúc mạng băng rộng. Có thể sử dụng điều chế tương tự hoặc điều chế số hoặc kết hợp cả hai để truyền nhiều loại tín hiệu tới nhiều người dùng. 1.4. Kỹ thuật ghép kênh theo mã CDM Các kỹ thuật ghép kênh quang khác có một ưu điểm là việc định tuyến đơn giản nhưng lại sử dụng không hiệu quả băng tần của kênh. Do đó để giải quyết vấn đề này ta sử dụng kỹ thuật đa truy cập ngẫu nhiên, kỹ thuật này cho phép người dùng có thể truy cập một kênh nào tại bất kỳ một thời điểm tuỳ ý. Đó là kỹ thuật trải phổ hay còn được hiểu là kỹ thuật ghép kênh theo mã CDM bởi vì mỗi một kênh được mã hoá riêng trong một tuyến, phổ trải của nó lớn hơn nhiều phổ trải các tín hiệu truyền thống đang được sử dụng. + Ưu điểm: Việc định tuyến đơn giản, có độ bảo mật thông tin cực cao phù hợp với các hệ thống cần độ an toàn thông tin cao do mã được sử dụng là các mã ngẫu nhiên. Thông thường có hai phương pháp được sử dụng là kỹ thuật mã hoá chuỗi trực tiếp và kỹ thuật mã hoá nhảy tần. 1.5. Kỹ thuật ghép kênh quang theo bước sóng WDM Đây là kỹ thuật được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất hiện nay, nó có nhiều ưu điểm nổi trội so với các kỹ thuật khác như: Tận dụng tài nguyên băng tần rộng của sợi quang, có khả năng truyền dẫn nhiều tín hiệu cùng lúc, tiết kiệm đầu tư cho đường dây đồng thời giảm yêu cầu siêu cao tốc đối với các linh kiện. 2. Các phương pháp khuếch đại quang Sinh viên thực hiện: Cù Thế Hoà Lớp: 46K_ĐTVT 26 Đồ án tốt nghiệp Nâng cấp dung lượng tuyến thông tin quang 2.1. Khuếch đại tín hiệu trên miền tín hiệu điện (O/E-E/O) Thời kỳ đầu của kỹ thuật khuếch đại quang trong các trạm lặp thực hiện theo mô hình chuyển đổi tín hiệu quang đầu vào thành tín hiệu điện, khuếch đại tín hiệu điện, tái tạo xung rồi sau đó chuyển đổi điện quang và phát tiếp vào đường truyền. Trong trường hợp có nhiều kênh thông tin hoạt động đồng thời ở nhiều bước sóng khác nhau thì phải thực hiện tách ra các kênh quang riêng rẻ, sau đó tương ứng phải khuếch đại, tái tạo xung cho từng kênh rồi mới chuyển đổi điện quang để phát tiếp vào đường truyền. Cấu trúc cơ bản của trạm lặp kiểu này như Hình 2.3 ( xét một chiều). Hình 2.3 Sơ đồ khối cấu trúc bộ lặp quang trên miền tín hiệu điện Phần thu quang thực hiện tách sóng tín hiệu quang yếu ở đầu vào rồi chuyển đổi thành tín hiệu điện và đưa tới khối xử lý tín hiệu điện. Tại đây tín hiệu điện vừa tách sóng được khuếch đại và sửa dạng méo xung, sau đó tín hiệu điện này được đưa tới điều khiển phần phát quang để thực hiện phát tiếp tín hiệu quang vào đường truyền. Như vậy trong thời kỳ đầu kỹ thuật khuếch đại tín hiệu quang chủ yếu dùng các trạm lặp có cấu trúc như trên, do chưa phát triển kỹ thuật khuếch đại trực tiếp tín hiệu quang mà không qua bất kỳ quá trình biến đổi trung gian nào. 2.2. Khuếch đại tín hiệu trên miền tín hiệu quang Với sự phát triển khoa học người ta đã thực hiện được quá trình khuếch đại trực tiếp tín hiệu ánh sáng mà không phải qua quá trình biến đổi về điện nào, đó là kỹ thuật khuếch đại quang. Kỹ thuật khuếch đại quang ra đời đã khắc phục được nhiều hạn chế của các trạm lặp như về băng tần, cấu trúc phức tạp, cấp nguồn, ảnh hưởng của nhiễu điện… Việc áp dụng các bộ khuếch đại quang vào các hệ thống thông tin quang còn đưa ra một ý tưởng lớn cho quá trình phát triển các tuyến thông tin hoàn toàn dùng khuếch đại quang và từ đó phát triển thành các mạng quang hoá hoàn toàn. Sinh viên thực hiện: Cù Thế Hoà Lớp: 46K_ĐTVT 27 Đồ án tốt nghiệp Nâng cấp dung lượng tuyến thông tin quang Các bộ khuếch đại quang là các thiết bị bù suy hao có hiệu quả nhất cho sợi quang. Chúng thường được chia thành vài loại. Các thiết bị này có thể khuếch đại trực tiếp tín hiệu quang mà không thông qua sự biến đổi quang- điện và điện quang nào. Cơ chế chung của khuếch đại trong các bộ khuếch đại quang chính là bức xạ kích thích, giống quá trình bức xạ được sử dụng trong laser. Các loại khuếch đại quang chính bao gồm: • Khuếch đại laser bán dẫn (SLA). • Khuếch đại Raman. • Khuếch đại Brillouin. • Khuếch đại EDFA. * Khuếch đại bán dẫn về cơ bản là một laser bán dẫn không có hồi tiếp. Để bức xạ kích thích xảy ra, ta cần phải có điều kiện đảo nồng độ, tức là số phân tử ở trạng thái kích thích phải cao hơn số phân tử ở trạng thái nền. Trong khuếch đại laser bán dẫn, điều kiện đảo nồng độ được thực hiện thông qua quá trình bơm bằng một dòng ngoài. Mặc dù đã có một số ứng dụng được đưa ra, tuy nhiên để sử dụng được trong thực tế, khuếch đại bán dẫn vẫn còn phải khắc phục một số nhược điểm. Một số nhược điểm của khuếch đại bán dẫn là độ nhạy phân cực cao, nhiễu xuyên giữa các kênh và suy hao ghép lớn. Các bộ khuếch đại bán dẫn có hệ số khuếch đại có thể đạt tới 30-35 dB, nhưng hệ số khuếch đại thực tế khi sử dụng được thì bị giảm 8-10 dB do suy hao ghép lớn ở đầu vào và đầu ra bộ khuếch đại. Có hai loại khuếch đại laser bán dẫn chính là khuếch đại sóng chạy TWA (Traveling - Wave Amplifier) và khuếch đại Fabry Perot FPA (Fabry-Perot Amplifier). * Bộ khuếch đại Raman tận dụng tán xạ Raman (SRS) kích thích xảy ra trong sợi quang silic khi có một chùm ánh sáng mạnh truyền qua nó. Trong SRS, photon tới sẽ mất một phần năng lượng để tạo ra photon khác ở tần số thấp hơn (bước sóng lớn hơn). Phần năng lượng còn lại sẽ bị hấp thụ và suy hao dưới dạng dao động của các phân tử. Khuếch đại Raman có ưu điểm là Sinh viên thực hiện: Cù Thế Hoà Lớp: 46K_ĐTVT 28 Đồ án tốt nghiệp Nâng cấp dung lượng tuyến thông tin quang được bơm hoàn toàn bằng dòng quang, không giống như khuếch đại bán dẫn được bơm bằng dòng điện. Hơn nữa, khuếch đại Raman không cần tới điều kiện đảo nồng độ. Băng tần rộng của khuếch đại Raman thực sự cần thiết trong trường hợp khuếch đại nhiều kênh đồng thời. Tuy nhiên, khuếch đại Raman có những nhược điểm là nhiễu trong bộ khuếch đại kết hợp với tán xạ Raman tự phát xảy ra trên một dải tần rộng (>5 THz). * Khuếch đại Brillouin có nguyên lý hoạt động về cơ bản giống như khuếch đại Raman, chỉ có một sự khác biệt là khuếch đại quang này được thực hiện bởi tán xạ Brillouin kích thích (SBS). SBS khác với SRS ở ba đặc điểm quan trọng: (i) sự khuếch đại chỉ xảy ra khi dòng tín hiệu được truyền theo hướng ngược với dòng bơm; (ii) Độ dịch tần trong SBS phụ thuộc vào tần số bơm và nhỏ hơn (~ 10GHz) so với SRS; (iii) Phổ khuếch đại của Brillouin hẹp với băng tần nhỏ hơn 100 MHz. Nguyên nhân của sự khác nhau này là do tỷ số tương đối nhỏ giữa vận tốc sóng âm trong sợi thuỷ tinh và vận tốc ánh sáng. Khuếch đại Brillouin không phù hợp với các ứng dụng làm khuếch đại công suất, khuếch đại đường truyền hay tiền khuếch đại. Tuy nhiên, với băng tần hẹp, khuếch đại Brillouin có thể được sử dụng trong các hệ thống quang coherent và trong các hệ thống nhiều kênh để khuếch đại cho một số kênh được chỉ định. * Khuếch đại quang sợi kích thích được tạo ra bằng cách bơm các ion đất hiếm vào sợi quang. Các ion đất hiếm như erbium, holmium, neodymium, samarium, thulium, và ytterbium, có thể được bơm để khuếch đại các vùng bước sóng khác nhau từ dải vùng ánh sáng nhìn thấy được đến vùng hồng ngoại (lên đến 2.8 µm). Sợi quang pha tạp Erbium (EDFA) là bộ khuếch đại toàn quang thông dụng nhất, do đặc tính khuếch đại ở vùng gần 1.55 µm, cửa sổ truyền dẫn quang. Hệ số khuếch đại cao và nhiễu thấp đã giúp cho khuếch đại quang sợi trở thành thiết bị được tính hợp trong hầu hết các ứng dụng quan trọng của hệ thống thông tin quang. Chúng có thể đặt ngay sau thiết bị phát để làm bộ khuếch đại công suất (BA), ở giữa tuyến để tăng cự ly khoảng Sinh viên thực hiện: Cù Thế Hoà Lớp: 46K_ĐTVT 29 Đồ án tốt nghiệp Nâng cấp dung lượng tuyến thông tin quang lặp như là các bộ khuếch đại đường truyền (LA), và được sử dụng trước bộ thu quang để cải thiện độ nhạy thu như là bộ tiền khuếch đại. 2.3. So sánh khuếch đại điện và khuếch đại quang Như đã biết khuếch đại điện có cấu trúc phức tạp, khó khăn trong khuếch đại đa kênh, phải tách kênh trước khi khuếch đại từng kênh, bị ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường, vấn đề về cấp nguồn, giá thành cao Với khuếch đại quang EDFA có thể hoạt động với tốc độ dòng bít lớn, có khả năng khuếch đại đa kênh và có cấu trúc khá đơn giản. Bộ khuếch đại này cũng có hệ số khuếch đại cao, tổn hao ghép nhỏ, băng tần rộng, tạp âm nhỏ, xuyên nhiễu giữa các kênh nhỏ, có khả năng sử dụng làm bộ khuếch đại công suất, bộ tiền khuếch đại và khuếch đại trong các trạm lặp. Nó cũng có giá thành thấp hơn khuếch đại điện nhưng có hiện tượng tán sắc và nhiễu tích luỹ. 3. Kỹ thuật bù tán sắc Khác với hệ thống thông tin quang trước đây khi mà suy hao là yếu tố giới hạn chính thì việc sử dụng các bộ khuếch đại quang sợi trên tuyến sợi quang hiện nay đã cho phép khoảng cách truyền dẫn không lặp đạt tới hàng trăm hay hàng ngàn cây số trở lên. Lúc này chúng ta phải đối mặt với hiệu ứng dãn rộng xung ánh sáng do tán sắc của toàn bộ tuyến sợi quang gây ra. Sự ảnh hưởng của tán sắc càng được quan tâm khi xét tới hiệu ứng phi tuyến do công suất quang truyền trong sợi lớn ở các hệ thống WDM hoạt động tại vùng bước sóng 1550nm. Do vậy việc quản lý tán sắc cũng như quản lý phi tuyến là việc cần thiết đối với các hệ thống thông tin quang hiện nay khi muốn nâng tốc độ trên các hệ thống thông tin quang. Có nhiều phương pháp quản lý tán sắc đã được phát triển, trong đó sử dụng sợi bù tán sắc là một biện pháp đơn giản và dễ khả thi hiện nay. Qua quá trình phân tích trên ta nhận thấy rằng trong các giải pháp này thực hiện khả thi và có tính ứng dụng vào điều kiện thực tế nhất là ba giải pháp: Kỹ thuật ghép kênh theo bước sóng WDM, kỹ thuật khuếch đại quang trộn đất hiếm Erbium EDFA và kỹ thuật bù tán sắc bằng sợi bù tán sắc. Sinh viên thực hiện: Cù Thế Hoà Lớp: 46K_ĐTVT 30 Đồ án tốt nghiệp Nâng cấp dung lượng tuyến thông tin quang II. NGUYÊN LÝ PHƯƠNG PHÁP GHÉP KÊNH THEO BƯỚC SÓNG QUANG WDM 1. Nguyên lý cơ bản và phân loại hệ thống WDM 1.1. Nguyên lý cơ bản của kĩ thuật WDM Nguyên lý cơ bản của quá trình ghép kênh theo bước sóng quang có thể mô tả minh họa như Hình 2.5. Hình 2.5 - Sơ đồ khối hệ thống quang WDM Giả sử phía phát có các nguồn quang làm việc ở các bước sóng khác nhau, các tín hiệu quang ở các bước sóng khác nhau sẽ được ghép vào cùng một sợi quang nhờ một bộ ghép kênh quang. Yêu cầu của bộ ghép bước sóng là ở phía phát, các thiết bị ghép kênh phải có suy hao nhỏ từ mỗi nguồn quang tới đầu ra của bộ ghép kênh. Ở phía thu các bộ tách sóng quang phải nhạy với độ rộng của các bước sóng quang. Khi thực hiện tách kênh cần phải thực hiện cách ly kênh quang thật tốt với các bước sóng bằng cách thiết kế các bộ giải ghép kênh thật chính xác, các bộ lọc quang nếu được sử dụng phải có bước sóng cắt chính xác, dải làm việc thật ổn định. Tín hiệu sau khi được ghép xong truyền dọc theo trục sợi đưa đến đầu thu. Tại đầu thu thực hiện quá trình giải ghép kênh bằng bộ giải ghép kênh sau đó đưa đến các hướng thông tin khác nhau. 1.2. Phân loại hệ thống truyền dẫn WDM * Hệ thống ghép bước song một hướng: kết hợp các tín hiệu WDM có bước sóng khác nhau vào sợi quang tại một đầu, thực hiện tách chúng để chuyển tới các bộ tách sóng quang ở đầu kia. Với phương án này để truyền thông tin song công hai phía cần phải bố trí hai sợi quang, mỗi sợi cho tuyến thu và phát riêng biệt như mô tả Hình 2.6. Sinh viên thực hiện: Cù Thế Hoà Lớp: 46K_ĐTVT 31 Sợi dẫn quang DE M U X M U X I 1 (λ 1 ) I n (λ n ) O 1 (λ 1 ) O n (λ n ) O(λ 1 , . λn ) I(λ 1 , . λn ) . nghiệp Nâng cấp dung lượng tuyến thông tin quang Chương 2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỐC ĐỘ, DUNG LƯỢNG TUYẾN THÔNG TIN QUANG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC GIẢI PHÁP. tốt nghiệp Nâng cấp dung lượng tuyến thông tin quang tốc độ do sự hạn chế tốc độ xử lý của các linh kiện điện tử. Với kỹ thuật này tốc độ của

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan