Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết nam triều công nghiệp diễn chí của nguyễn khoa chiêm

100 1.4K 12
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết nam triều công nghiệp diễn chí của nguyễn khoa chiêm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học vinh === === Vy thị bích thủy Nghệ thuật xây dựng nhân vật Trong tiểu thuyết nam triều công nghiệp diễn chí của nguyễn khoa chiêm luận văn thạc sĩ ngữ văn Vinh - 2008 1 MỤC LỤC Nội dung Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………… 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ……………………………………….… 3. Đối tượng và phạm vi đề tài…………………………………………… . 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………… …… . 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………… …………… 6. Những đóng góp mới của luận văn………………………………… . 7. Cấu trúc luận văn ……………………………………… ………………. Chương 1: Thể loại tiểu thuyết chương hồi và sự xuất hiện của tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm .…………… .… 1.1. Thể loại tiểu thuyết chương hồi và tiểu thuyết lịch sử ………………. 1.1.1. Tiểu thuyết chương hồi……………………………………………… 1.1.2. Tiểu thuyết lịch sử……………………………………………………. 1.1.3. Tiểu thuyết lịch sử viết theo lối kết cấu chương hồi ………………… 1.2. Tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí - tiểu thuyết lịch sử được viết theo lối kết cấu chương hồi …………………………………… . 1.2.1. Tác giả Nguyễn Khoa Chiêm (1659 - 1736) ………………………… 1.2.2. Hoàn cảnh ra đời …………………………………………………… 1.2.3. Tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí - tiểu thuyết lịch sử được viết theo lối kết cấu chương hồi …………………………………… . Tiểu kết…….……………… ……………………………………… Chương 2: Nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí - từ nhân vật trong lịch sử đến hình tượng nghệ thuật………………… 2.1. Con đường từ hiện thực đến hình tượng văn học…………………… 2.2. Những nét tương đồng giữa nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí với nhân vật trong lịch sử…………………… 1 1 2 4 5 5 6 7 8 8 8 13 15 16 16 17 23 29 30 30 31 31 2 2.2.1. Những nét tương đồng……………………………………………… . 2.2.2. Nguyên nhân của sự tương đồng ……………………… ………… . 2.3. Những nét khác biệt giữa nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí với nhân vật trong lịch sử ………………………… . 2.3.1. Những nét khác biệt………………………………………………… . 2.3.2. Nguyên nhân của sự khác biệt ……………………………………… Tiểu kết……………………………………………………………… Chương 3: Một số thủ pháp xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí ………………………………………………………. 3.1. Giới thuyết chung về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi …………………………………………………………… 3.1.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm tự sự ………………… 3.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi ……… . 3.2. Một số thủ pháp xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm……………………………. 3.2.1. Miêu tả trực tiếp nhân vật ……………………………………………. 3.2.2. Khắc họa gián tiếp nhân vật …………………………………………. 3.2.3. Xây dựng tình huống ………………………………………………… Tiểu kết ……………………………………………………………… KẾT LUẬN………………………………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………… 34 37 37 43 45 47 47 47 47 48 49 50 69 79 90 91 93 3 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nếu như thế kỷ XVII, trong văn học Việt Nam, văn xuôi có phần yếu thế hơn so với các thể loại khác thì sang thế kỷ XVIII, cùng với sự phát triển của các thể loại văn học khác văn xuôi tự sự có bước phát triển mạnh mẽ và có bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của mình. Đây là giai đoạn xuất hiện những tác phẩm văn xuôi tự sự có ý nghĩa mở đầu cho sự ra đời của một thể loại mới có ý nghĩa tạo bước ngoặt trong nền văn học nước nhà. Nam triều công nghiệp diễn chí (1719) của Nguyễn Khoa Chiêm (1659 - 1736) là một trong số những tác phẩm đó. 1.1. Tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán khá thành công ở cả phương diện nội dungnghệ thuật và được đánh giá là tác phẩm có ý nghĩa khai sinh ra nền tiểu thuyết chương hồi của Việt Nam. Tác giả Nguyễn Đăng Na đã khẳng định: “Mặc dù đương thời chưa ra đời thể loại truyện ngắn lịch sử, nhưng với Nam triều công nghiệp diễn chí thì tiểu thuyết lịch sử Việt Nam viết theo lối chương hồi đã xuất hiện” [40,23]. Tuy nhiên các tài liệu nghiên cứu cũng như các bài viết về Nam triều công nghiệp diễn chí hiện nay vẫn chưa nhiều. Dường như khi nhắc đến tiểu thuyết chương hồi Việt Nam, người ta vẫn thường chỉ nhắc tới Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, đỉnh cao của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam. Thiết nghĩ, điều này là thiếu công bằng với Nam triều công nghiệp diễn chí, một tác phẩm rất xứng đáng với vị trí mở đầu cho nền tiểu thuyết chương hồi trong văn học Việt Nam. Do vậy việc tìm hiểu Nam triều công nghiệp diễn chí về bất kỳ khía cạnh nào hiện nay cũng đều có ý nghĩa không những chỉ cho các thế hệ bạn đọc thấy được nền văn học Việt Nam đã có một tiểu thuyết chữ Hán đặc sắc ngay từ khi thể loại này mới xuất hiện mà còn nhằm đánh giá đúng mức giá trị của tác phẩm này đối với nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam. 4 1.2. Đọc Nam triều công nghiệp diễn chí, ấn tượng lớn nhất của tác phẩm chính là ở chỗ tác giả đã rất thành công trong việc đưa các nhân vật lịch sử vào tác phẩm văn học thành những hình tượng nghệ thuật. Các nhân vật trong tác phẩm vừa bảo lưu những đặc điểm vốn có thật trong lịch sử vừa được hư cấu, sáng tạo thành những nhân vật văn học thực sự chứ không đơn thuần là những nhân vật lịch sử. Họ vừa là con người của lịch sử vừa là nhân vật văn học. Trong con mắt của các nhà nghiên cứu lịch sử thì những nhân vật này là con người của lịch sử, còn đối với các nhà nghiên cứu văn học thì đó lại là những nhân vật văn học thực sự. Điều gì đã làm nên ấn tượng đặc biệt ấy nếu như không phải là tài năng và tâm huyết, vốn sống của tác giả Nguyễn Khoa Chiêm? Tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí cũng là một cách giúp người đọc thấy được một trong những khía cạnh giá trị của tác phẩm, góp phần lý giải vì sao đây lại là tác phẩm được đánh giá là có ý nghĩa khai sinh nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam. Đó là những lý do thôi thúc người viết tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Mặc dù Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm được đánh giá là tác phẩm có ý nghĩa mở đầu cho nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam nhưng những tài liệu nghiên cứu và những bài viết về tác phẩm ở phương diện là một tác phẩm văn học thì chưa nhiều. Trong đó những bài viết liên quan đến nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm lại càng ít. Tập hợp lại có thể khái quát sơ lược các bài viết như sau: 2.1. 2.1 Cuốn Nam triều công nghiệp diễn chí, Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga giới thiệu, dịch và chú thích (1994), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. Trong lời giới thiệu: Nam triều công nghiệp diễn chí - tác giả - văn bản - tác phẩm, tác giả Ngô Đức Thọ cũng chỉ nhắc đến rằng: “Trên bình diện những sự kiện lịch sử từ 5 nửa cuối thế kỷ XVI đến gần hết thế kỷ XVII, tác phẩm đã tái hiện nhiều nhân vật văn võ ở cả hai miền” [59,19]. 2.2. Cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại - tập 3, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn (2000), Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trong phần giới thiệu chung: Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại - quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng nghệ thuật, Tác giả Nguyễn Đăng Na đã nói đến “cách giới thiệu nhân vật” của Nam triều công nghiệp diễn chí trong sự đối sánh tương đồng với Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Tác giả viết: “cả hai tác phẩm diễn chídiễn nghĩa thường giới thiệu nhân vật bằng cách tạo ra những tình huống “thót tim” khiến người đọc phải “nín thở”, “đợi chờ””. Tác giả cũng đưa ra một ví dụ cụ thể về tình huống xuất hiện nhân vật Chiêu Vũ trong Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm để thấy được nét giống nhau với sự xuất hiện của các nhân vật Quan Công, Trương Phi, Triệu Tử Long,… trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung [40,33]. Đồng thời tác giả cũng đã nhắc đến “lối tả người, giới thiệu nhân vật” của Nam triều công nghiệp diễn chí trong sự đối sánh với Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung để thấy được nét riêng của Nguyễn Khoa Chiêm so với La Quán Trung, và để khẳng định Nam triều công nghiệp diễn chí không phải là sự mô phỏng của Tam quốc diễn nghĩa [40,42-43]. Cũng trong phần giới thiệu này, tác giả đã đánh giá “việc miêu tả nhân vật” có tiến bộ hơn so với Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái ở chỗ không tuân thủ các nguyên tắc miêu tả nhân vật một cách cứng nhắc, làm ảnh hưởng đến nghệ thuật của tác phẩm. 2.3. Cuốn Từ điển văn học Việt Nam - từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, do các tác giả Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường biên soạn (1995), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Trong mục từ Việt Nam khai quốc chí truyện (một nhan đề khác của Nam triều công nghiệp diễn chí), các tác giả đã nhận xét: tác giả Nguyễn Khoa Chiêm đã “mô tả kỹ được nhiều nhân vật lịch sử với những nét tính cách riêng biệt”. Đồng thời đưa ra một số ví dụ: “Trịnh Tùng như một võ tướng tài ba, lần lượt 6 đánh bại quân nhà Mạc nhưng cũng là kẻ thâm hiểm tàn bạo đã quẳng xác Lê Kính Tông ở sân triều. Rốt cuộc chính Trịnh Tùng bị thuộc hạ bỏ rơi và ốm chết ở Cầu Đơ (Hà Đông)”, “Nguyễn Hoàng như một người có bản lĩnh, biết khôn khéo an dân, chú trọng khai thác vùng đất mới”, “Chiêu Vũ: một viên tướng hết lòng với sự nghiệp nhà chúa”…[1,541]. 2.4. Cuốn Từ điển văn học (bộ mới) do các tác giả Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Đồng chủ biên) (2004), Nxb Thế giới, Hà Nội. Trong mục từ Nam triều công nghiệp diễn chí, các tác giả cũng đã đưa ra nhận xét: “Trên nền những sự kiện lịch sử thế kỷ XVI - XVII, thân thế, hành động, tính cách của nhiều nhân vật lịch sử là tướng văn, tướng võ ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài như Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, Hàn Tiến, Thuận Nghĩa, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật, Phùng Khắc Hoan,… các chúa Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên, Phúc Lan, Phúc Tần, Phúc Trăn,… các vua Trang Tông, Trung Tông, Anh Tông, Thế Tông, Kính Tông,… cũng hiện lên khá rõ. Ở một số trường hợp tác giả đã sử dụng lời đối thoại để góp phần bộc lộ tính cách mưu lược của nhân vật” [22,1033]. Trong các tài liệu trên, do mục đích viết khác nhau, các tác giả đã đề cập đến việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí ở những mức độ khác nhau. Nhưng nhìn chung tất cả mới chỉ đề cập đến vấn đề với ý nghĩa là những nhận định chung nhất, nhằm đảm bảo tính toàn diện của các bài viết về tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí mà thôi. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI 3.1. Đối tượng nghiên cứu Khi nghiên cứu để thực hiện đề tài này người viết tập trung hướng vào đối tượng là Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm. 7 3.2. Phạm vi đề tài Để thực hiện đề tài này người viết tập trung khảo sát cuốn tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, do các tác giả Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga giới thiệu, dịch và chú thích, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1994. 4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4.1. Mục đích nghiên cứu Giúp người đọc thấy được tài năng, tâm huyết, vốn sống của tác giả Nguyễn Khoa Chiêm qua những nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí. Góp phần khẳng định vị trí mở đầu xứng đáng của tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí đối với nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam. Có thêm những tri thức cần thiết để vận dụng vào việc học tập, nghiên cứu các tác phẩm cùng thể loại cũng như việc giảng dạy tác phẩm văn học ở trường phổ thông. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ giá trị tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm về phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật. Đặt tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí trong sự đối sánh với các tiểu thuyết chương hồi của nền văn học Việt Nam về phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật, làm rõ những đóng góp của Nguyễn Khoa Chiêm trong nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam. So sánh nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí với những nguyên mẫu trong lịch sử và lý giải những nét tương đồng và khác biệt giữa nguyên mẫu và các hình tượng văn học. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: 8 5.1. Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp Sử dụng phương pháp này, người viết có thể khái quát được những nét cơ bản nhất trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí thông qua việc khảo sát các nhân vật trong tác phẩm đồng thời phân tích để có thể nhận diện, lý giải vấn đề một cách chi tiết, cụ thể. 5.2. Phương pháp so sánh Sử dụng phương pháp này để đối chiếu giữa tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí và các tác phẩm chính sử cùng phản ánh một giai đoạn lịch sử để thấy được những nét tương đồng cũng như khác biệt về phương diện các nhân vật, từ đó thấy được tài năng của tác giả Nguyễn Khoa Chiêm khi đưa các nguyên mẫu trong sự thật lịch sử thành các hình tượng văn học. Đồng thời người viết cũng sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí với một số tác phẩm cùng thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học Việt Nam về phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật để làm rõ ý nghĩa mở đầu của tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí trong nền tiểu thuyết chương hồi cũng như nền tiểu thuyết Việt Nam nói chung. 5.3. Phương pháp lịch sử và phương pháp loại hình Phương pháp này cũng giúp người viết tổng hợp được các ý kiến của các nhà nghiên cứu, các sách chuyên khảo từ đó có thể đặt vấn đề cần bàn trong một hệ thống tri thức cụ thể. Đồng thời đứng trên góc độ loại hình văn học để có được một góc nhìn hợp lý về vấn đề chính cũng như các vấn đề liên quan đến tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí vì đây là một tác phẩm thuộc loại hình văn học trung đại. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN - Lần đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm. - Làm rõ được tài năng sáng tạo của Nguyễn Khoa Chiêm trong việc đưa những nguyên mẫu lịch sử vào tác phẩm thành những hình tượng văn học. 9 - Góp phần khẳng định vị trí mở đầu xứng đáng của tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm đối với nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam. 7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành ba chương sau đây: Chương 1. Thể loại tiểu thuyết chương hồi và sự xuất hiện tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm Chương 2. Nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí –từ nhân vật lịch sử đến nhân vật văn học Chương 3. Một số thủ pháp xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí 10 . trị tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm về phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật. Đặt tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn. loại tiểu thuyết chương hồi và sự xuất hiện tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm Chương 2. Nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan