Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện của thiên nam ngữ lục

105 1.2K 9
Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện của thiên nam ngữ lục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Phạm thị xuân nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện của thiên nam ngữ lục Chuyên ngành: văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: Ts. Phạm tuấn vũ Vinh - 2010 Mở ĐầU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong văn học Việt Nam từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX đã có một số tác phẩm phản ánh những vấn đề lịch sử xã hội lớn với cảm hứng anh hùng ca và niềm tự hào dân tộc nh Thiên Nam minh giám, Thiên Nam ngữ lục, Đại Nam quốc sử diễn ca . Trong số đó, Thiên Nam ngữ lục là "một tác phẩm trờng thiên lớn vào bậc nhất trong tình hình của nớc ta hiện nay về tài liệu văn thơ nôm [55; 423]. Với 8.136 dòng thơ, Thiên Nam ngữ lục đã diễn ca lịch sử nớc nhà từ thời Hồng Bàng cho đến thời Lê - Trịnh (khoảng cuối thế kỷ XVII). Tác phẩm không chỉ có giá trị sử học mà còn có giá trị văn học lớn. Với lời thơ mộc mạc, chất phác kết hợp bút pháp tự sự và trữ tình, khắc họa đợc nhiều sự kiện, xây dựng đợc những hình tợng nhân vật tiêu biểu, . Thiên Nam ngữ lục có phong vị dân tộc đậm đà đặc biệt. Nghiên cứu đề tài nhằm chỉ ra sự đóng góp của tác phẩm này cho văn chơng tự sự Việt Nam thời trung đại ở phơng diện xây dựng nhân vật. 1.2. Việc chép sử thời trung đại (bằng văn xuôi hay văn vần) trớc hết nhằm phục vụ cho công cuộc cai trị của các vơng triều. Ngời xa lu vào sử sách cả những nhân vật phản diện, nhng chủ yếu là những nhân vật chính diện, nhằm thông qua tài năng, đức độ và công lao của những nhân vật ấy để giáo hóa ngời đời. Nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện của Thiên Nam ngữ lục là việc làm phù hợp với bản chất tác phẩm diễn ca lịch sử. 1.3. Nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần nhận thức mối quan hệ giữa sử học và văn chơng thời trung đại ở Việt Nam, giữa văn hóa chính thống và văn hóa dân gian trong việc thể hiện, đánh giá các tấm gơng lịch sử ở Việt Nam thời trung đại. 1.4. Thiên Nam ngữ lục là tác phẩm quy mô gồm 8.136 dòng thơ lục bát cùng với 31 bài thơ chữ Hán và hai bài thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú. Thực hiện đề tài này nhằm góp phần nhận thức đặc điểm của việc xây dựng nhân vật bằng văn vần. 2 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về tác giả và thời điểm ra đời của Thiên Nam ngữ lục Hiện nay chúng ta cha có t liệu đáng tin cậy về tên tuổi, ngày sinh, ngày mất của tác giả Thiên Nam ngữ lục. Do vậy việc xác định tác giả sống và sáng tác Thiên Nam ngữ lục vào giai đoạn nào cũng gặp khó khăn. Một trong những cơ sở để chúng ta đoán định là dựa vào nội dung của tác phẩm. Căn cứ vào đoạn thơ có tính chất tự truyện ở phần cuối tác phẩm, ngời đọc biết chung chung rằng tác giả là con nhà dòng dõi, cha ông từng đợc đội ơn triều đình, bản thân đã đợc hởng ân huệ, từng theo đòi con đờng cử nghiệp nhng không đỗ đạt, không làm quan mà chỉ a sống ẩn dật . Vậy tác giả Thiên Nam ngữ lục sống vào thời kỳ nào? Viết tác phẩm vào năm bao nhiêu? Đây là vấn đề nan giải. Phần đông các nhà nghiên cứu coi Thiên Nam ngữ lục là tác phẩm khuyết danh. Các ý kiến khá thống nhất khi cho rằng tác giả là một bề tôi họ Trịnh vâng lệnh của chúa viết tác phẩm này: Trải xem sự kỷ nớc Nam, Kính vâng tay mới chép làm nôm na. Có lý do để tin tác giả Thiên Nam ngữ lục là bề tôi họ Trịnh. Chẳng hạn, thái độ ca tụng nhà Trịnh hết lời và khinh thờng chúa Nguyễn, miệt thị nhà Mạc. Phần Lê kỷ gồm 235 dòng thơ (từ dòng 7901 đến dòng 8136), tác giả kể lại sự kiện lịch sử rất sơ sài, chủ yếu là tán tụng mấy vị vua đầu triều Lê, còn lại ca ngợi các chúa Trịnh: ng điềm đoài cung ẩn tinh, Thiên hạ thái bình, thiên hạ Trịnh Lê. . y mới thánh quân hiền thần, y đời Nghiêu Thuấn, ấy dân Ngu Đờng. Tác giả còn cho rằng công nghiệp của chúa Trịnh lớn nh Y Doãn, Chu Công - hai vị đại thần có công lớn phò Thái Giáp nhà Ân, Thành Vơng nhà Chu. Công trạng của chúa Trịnh làm cho vua phong vơng, trời cảm đức cho giữ mệnh lớn, ngời mến uy mà theo về. Tác giả Thiên Nam ngữ lục không những ca ngợi chúa Trịnh mà còn cầu xin thời đại Lê - Trịnh mãi mãi tồn tại: 3 Nguyện xin nh ý sở cầu, Muôn đời Lê - Trịnh sống lâu vô cùng. Đối với họ Mạc, tác giả coi là giặc, là kẻ gây ra mầm tội ác đáng phải diệt trừ. Tác giả ví Mạc phải lui về Cao Bằng, họ Vũ lui về Tuyên Quang là thập thò nh chuột trong hang. Đối với họ Nguyễn, tác giả cừu thị, khinh miệt. Chẳng hạn coi đất Hoá Châu nơi chúa Nguyễn chiếm giữ là nơi đất đai hoang vu d thừa, vì bận việc nên chúa Trịnh cha có thì giờ xét đến: Chút còn một đất Hoá Châu, Nhà giàu mải việc ruộng d chẳng nhìn. Hơn nữa tác giả lại cho rằng chúa Trịnh thơng hại chúa Nguyễn vì có chút tình họ ngoại với chúa Trịnh nên tạm để cho yên: Đoái thơng chút nghĩa chúa bà, Nó là bọt dãi hơn là ngoại tôn. Tác phẩm đựơc viết ra với mục đích đề cao họ Trịnh. Thật khác xa với Đại Nam quốc sử diễn ca ra đời vào đời Nguyễn nên hết sức ca ngợi họ Nguyễn mà hạ thấp họ Trịnh. Một vấn đề đặt ra ở đây là, vì sao tác giả chỉ là một ngời tập ấm, không làm quan lại đợc chúa Trịnh sai làm sách Thiên Nam ngữ lục? Các nhà nghiên cứu cho rằng tác giả phải là kẻ thân cận với chúa Trịnh. Không làm quan mà thân cận đợc với chúa cũng có thể là ngời không thân quyến với họ Trịnh nhng phải có danh vọng, thờng thì phải có học vấn uyên bác, đỗ đạt cao. ở đây tác giả không làm quan, cũng không đỗ đạt, hơn nữa lại sống ẩn dật. Một ngời nh vậy mà lại thân cận với chúa Trịnh chỉ có thể là họ hàng với chúa Trịnh. Hiện nay cha biết tên họ, thân thế của tác giả. Điều này tạo nên khó khăn trong việc xác định thời điểm ra đời của tác phẩm. Hầu hết các ý kiến đều cho là tác phẩm ra đời vào thế kỷ VXII. Căn cứ vào tác phẩm có thể xác định thời điểm. Tác giả ca ngợi công đức họ Trịnh. Ngoài Trịnh Kiểm là ngời sáng lập vơng nghiệp, tác giả còn nhắc đến hai chúa Trịnh khác là Hoằng Tổ và Thống Đại. Chính sử cho biết: Hoằng tổ là Hoằng Tổ Dơng Vơng, miếu hiệu 4 của Trịnh Tạc - vị chúa thứ t của họ Trịnh, giữ ngôi chúa đợc 25 năm (1657 1682). Khi nói đến công lao của Trịnh Tạc thì tác giả nói đến miếu hiệu, tức là lúc đó Trịnh Tạc đã chết. Điều đó cho biết tác giả viết Thiên Nam ngữ lục sau năm 1682. Thống Đại là viết tắt chức phong Đại nguyên suý Thống quốc chính cho Trịnh Căn vào năm 1685. Khi nói đến công đức của một vị chúa mà nói đến chức phong tức là tác phẩm viết ra khi vị chúa ấy còn tại vị (Trịnh Căn lên ngôi chúa năm 1682, mất năm 1709). Vậy tác phẩm Thiên Nam ngữ lục có thể đợc viết vào những năm cuối thế kỷ XVII vài năm đầu của thế kỷ XVIII (1685 - 1709). Dựa trên ý kiến của các nhà nghiên cứu có thể kết luận đôi nét về tác giả và thời điểm ra đời của Thiên Nam ngữ lục. Tác giả sinh ra trong một gia đình có quan hệ thân thiết với chúa Trịnh. Đó là một sĩ phu đợc đào tạo trong cửa Khổng sân Trình. Ông thi trợt, không ra làm quan, cuộc sống chủ yếu ở nơi thôn dã. Tác giả sống là lúc chúa Trịnh đang nắm quyền với danh nghĩa phù Lê. Thiên Nam ngữ lục ra đời khoảng từ năm 1685 đến 1709. 2.2. Khái niệm nhân vật chính diện Nhân vật trong văn học là một hiện tợng nghệ thuật mang tính ớc lệ. Văn học không thể thiếu nhân vật vì đó là phơng tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tợng. Chính vì thế mà nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào trớc khi bắt tay vào Cuộc săn tìm nhân vật chính diện trong bộ Tấn trò đời của Banzac đã điểm lại khái niệm nhân vật chính diện: "Trong các từ điển chuyên đề và từ điển văn học Pháp, ngời ta bàn đến chữ "héros" theo nghĩa là anh hùng, hoặc theo nghĩa là nhân vật, hoặc nhân vật chính; còn theo nghĩa nhân vật chính diện (mặc dù trong tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga đều có thể có ý nghĩa này) thì rất ít khi. Từ "héros positif" còn kèm định ngữ chỉ định, rõ ràng khái niệm này có lẽ chỉ mới xuất hiện khi có ảnh hởng của giới nghiên cứu Xô Viết" [10; 8]. Theo Đặng Anh Đào, đó chỉ là "có lẽ ". Thực ra, khái niệm này đã từng xuất hiện trong phê bình dân chủ Nga từ thế kỷ XIX. Xu hớng nghiên 5 cứu nhân vật chính diện một phần do nhu cầu của xứ sở và thời đại. Nhng "không phải ai cũng sinh ra trên một đất nớc mà từ truyền thống cổ xa, từ đứa trẻ con luôn luôn phải trả lời câu hỏi rất đơn giản nhng cũng rất gay gắt: Ta hay địch? Chính diện hay phản diện? [10; 8]. Do vậy, ở Việt Nam có sự phân biệt rạch ròi khái niệm nhân vật chính diện, còn trong tiếng Pháp, tiếng Anh chỉ có một từ duy nhất "héros", có thể dịch sai nghĩa nếu không đọc kỹ nội dung của nó. Dù sao cũng không thể phủ nhận sự tồn tại của nhân vật chính diện trong văn học. Xét về vai trò của nhân vật trong tác phẩm, có thể chia thành nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ. Xét ở nội dung t tởng, về quan hệ của nhân vật đối với lý tởng xã hội của nhà văn, có thể chia nhân vật thành nhiều loại: nhân vật chính diện (có thể gọi bằng những tên khác: nhân vật tích cực, nhân vật tốt, kẻ thiện .), nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực, nhân vật xấu, kẻ ác .). Nhân vật chính diện là "loại nhân vật chiếm đợc tình yêu, niềm tin và sự khẳng định của nhà văn, mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, có thể trở thành kẻ đại diện cho những giá trị t tởng, đạo đức và thẩm mỹ mà nhà văn cùng thời đại của anh ta hớng tới" [44; 88]. Nói một cách ngắn gọn, nhân vật chính diệnnhân vật mang lý tởng, quan điểm t tởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả và của thời đại. Thậm chí nói ngắn gọn hơn theo cách của E. Grômốp, nhân vật chính diện là "ngời mang lý tởng". Đó là những tấm gơng hình tợng tiêu biểu cho phẩm chất cao đẹp của con ngời một thời. Nhìn vào nhân vật chính diện là nhìn thấy các lý tởng trong đó để trân trọng, ngỡng vọng, noi theo . Nh vậy, nhân vật chính diện là một phạm trù lịch sử. Văn học thời nào cũng có những nhân vật chính diện thể hiện lý tởng xã hội và lý tởng thẩm mỹ của thời đại mình. 2. 3. Nghiên cứu về nhân vật chính diện trong Thiên Nam ngữ lục Trong Thiên Nam ngữ lục, nhân vật chính diện đóng vai trò quan trọng vì đây là diễn ca lịch sử. Do vậy, nhân vật chính diện trong Thiên Nam ngữ lục đã đợc một số nhà nghiên cứu quan tâm. 6 Cao Huy Đỉnh trong công trình nghiên cứu Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, khi lý giải sự suy thoái của xã hội phong kiến dẫn đến sự thay đổi diện mạo văn học đã đánh giá cao Thiên nam ngữ lục. Tác giả đã nhận xét khái quát về nhân vật chính diện của Thiên Nam ngữ lục: Với Thiên Nam ngữ lục, không khí anh hùng ca và những hình tợng anh hùng ca dân gian của các thời đại trớc sống lại [13; 125]. Các tác giả Đinh Gia Khánh - Bùi Duy Tân - Mai Cao Chơng đã nêu rõ những giá trị về nội dung, nghệ thuật và những hạn chế của tác phẩm. Đặc biệt đã nhấn mạnh đến cách xây dựng nhân vật: "Tính chất phong phú, phong phú nhiều khi đến mức bề bộn ấy, tính chất phức hợp, phức hợp mà lại có khi trùng lặp ấy không những thể hiện trong cách trình bày các sự kiện lịch sử, trong kết cấu của tác phẩm, mà còn thể hiện trong cách xây dựng hình tợng văn học" [23; 570]. Từ điển văn học (bộ mới) nhận xét: Tác giả đã dùng bút pháp và sở trờng của văn học để tụng ca, tô điểm lịch sử, đã kể chuyện văn vẻ, miêu tả sâu sắc, tự sự cặn kẽ. Tác phẩm cũng xây dựng thành công nhiều nhân vật [18; 1673]. Bài viết của tác giả Trọng Đức đi sâu hơn về nghệ thuật xây dựng hình tợng nhân vật. Tác giả đã nhấn mạnh: Về nhân vật lịch sử, ở đây chúng tôi chỉ kể một số hình tợng nhân vật anh hùng đợc xây dựng trong cuốn diễn ca lịch sử Thiên Nam ngữ lục [14; 61]. Có thể nói giá trị chủ yếu tác phẩm Thiên Nam ngữ lục chính là ở chỗ tác giả, với tinh thần yêu nớc, tinh thần dân tộc đã mô tả những nhân vật anh hùng với một nhiệt tình rõ rệt và nồng nàn, và đã xây dựng đợc những hình tợng sinh động, có khối lợng, nhiều khi đạt tới mức anh hùng ca [14; 61]. ở bài viết Thiên Nam ngữ lục, tập sử ca đậm chất dân gian tác giả Bùi Duy Tân đã chỉ rõ: Thiên Nam ngữ lục chú ý nhiều đến lai lịch của sự việc, đến sự diễn biến của tình tiết, đến hoàn cảnh và tính cách của nhân vật [55; 434]. Nh vậy, ở các bài viết trên ít nhiều cũng đã có những ý kiến, nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Thiên Nam ngữ lục. Các bài viết đã có những đóng góp nhất định cho việc tìm hiểu, nghiên cứu Thiên Nam ngữ lục. Tuy 7 nhiên, nghiên cứu về hình tợng nhân vật còn ở mức khái quát, sơ lợc. Nghiên cứu phơng diện nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Thiên Nam ngữ lục, đặc biệt là xây dựng nhân vật chính diện thì cha có công trình chuyên sâu. Trên cơ sở tiếp thụ những thành tựu của các công trình trên, luận văn này chúng tôi sẽ nghiên cứu Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện của Thiên Nam ngữ lục. 3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tợng nghiên cứu Các nhân vật chính diện trong diễn ca lịch sử Thiên Nam ngữ lục. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi tập trung khảo sát tác phẩm Thiên Nam ngữ lục do Nguyễn Thị Lâm phiên âm, chú thích, Nxb Văn học và Trung tâm văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, 2001. Luận văn nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện của Thiên Nam ngữ lục ở các phơng diện chất liệu, thủ pháp và hiệu quả. 4. Mục đích nghiên cứu 4.1. Khái quát các phơng thức, chất liệu chủ yếu đợc sử dụng để xây dựng nhân vật chính diện trong Thiên Nam ngữ lục và đánh giá hiệu quả của việc đó. 4.2. Thiên nam ngữ lục là tác phẩm văn học viết ra đời sớm, hơn nữa là diễn ca lịch sử nên nhất định có mối liên hệ với các bộ quốc sử trớc đó. Nghiên cứu đề tài nhằm nhận thức những sự tơng đồng và khác biệt lớn của Thiên Nam ngữ lục với các bộ quốc sử hữu quan ở phơng diện thể hiện những nhân vật chính diện. 4.3. Thiên Nam ngữ lục có sử dụng chất liệu văn học dân gian để xây dựng các nhân vật chính diện. Giải quyết đề tài này nhằm chỉ ra sự tơng đồng và khác biệt giữa Thiên Nam ngữ lục và văn học dân gian trong việc thể hiện nhân vật chính diện. 4.4. Làm rõ vấn đề hình thức văn vần đã chi phối việc xây dựng nhân vật chính diện Thiên Nam ngữ lục nh thế nào. 8 5. Phơng pháp nghiên cứu 5.1. Tuân thủ phơng pháp lịch sử nghĩa là luôn đặt tác phẩm trong hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác, bám sát vào những đặc điểm quan trọng nhất của diễn ca lịch sử bằng văn vần. 5.2. Luận văn sử dụng các phơng pháp nghiên cứu văn học phổ biến nh: Phơng pháp tiếp cận hệ thống, phơng pháp phân tích, phơng pháp thống kê, phân loại, phơng pháp so sánh. Trong đó chú trọng phơng pháp so sánh. 6. Đóng góp mới của luận văn Lần đầu tiên tìm hiểu một cách có hệ thống về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện của Thiên Nam ngữ lục. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn đợc trình bày trong 3 chơng: Chơng 1. Hình thức văn vần với việc xây dựng nhân vật chính diện trong Thiên Nam ngữ lục Chơng 2. Đối sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diệnThiên Nam ngữ lục với quốc sử Chơng 3. Đối sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diệnThiên Nam ngữ lục với văn học dân gian 9 Chơng 1 HìNH THứC VĂN VầN VớI VIệC XÂY DựNG NHÂN VậT CHíNH DIệN TRONG THIÊN NAM NGữ LụC Trong một văn bản văn chơng, nội dung và hình thức là hai phơng diện cơ bản có quan hệ hữu cơ. Thiên Nam ngữ lục, thể thơ lục bát có vai trò đáng kể trong việc tham gia vào việc xây dựng nhân vật. 1.1. Thể thơ lục bát Lục bát một thể thơ thuần túy Việt Nam. Thể thơ này đã có lịch sử hơn năm trăm năm khẳng định vị trí của mình trong đời sống thơ ca dân tộc. Ngay từ khi mới xuất hiện và cả trong cuộc sống lâu bền về sau, thể thơ lục bát đã có vai trò đặc biệt trong việc thỏa mãn các nhu cầu sáng tác của nhà nghệ sĩ và nhu cầu thởng thức của đông đảo công chúng. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thể thơ này có mặt lần đầu tiên trong thơ ca thành văn vào khoảng những năm cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI với tác phẩm Nghĩ hộ tám giáp giải thởng hát ả đào của Lê Đức Mao. Nh vậy, thơ lục bát ra đời tr- ớc Thiên Nam ngữ lục khoảng hai trăm năm, khi có Thiên Nam ngữ lục, thể thơ lục bát đã có một thời gian vận động và có những biến chuyển trong cấu trúc âm luật. Có thể khi lục bát và song thất lục bát mới xuất hiện trong thơ ca thành văn, các tác giả sử dụng thể này hay thể khác để sáng tác do đời sống văn học đơng thời hoặc tùy thuộc vào sở trờng. Tuy nhiên, khi Thiên Nam minh giám rồi Thiên Nam ngữ lục ra đời thì tình hình đã khác. Những dấu hiệu đầu tiên của việc hình thành chức năng riêng cho mỗi thể đã bắt đầu xuất hiện [68; 683]. Điều đáng chú ý là tất cả các tác phẩm diễn ca lịch sử từ Thiên Nam minh giám đến Thiên Nam ngữ lục, Đại Nam quốc sử diễn ca . đều sáng tác theo thể thơ lục bát hoặc song thất lục bát. Đây là hai thể thơ rất có u thế trong việc tự sự và cũng có khả năng trữ tình với dung lợng lớn. Thiên Nam minh giám viết theo thể song thất lục bát, Thiên Nam ngữ lục viết theo thể lục bát. Trong Thiên Nam ngữ lục, tác giả lấy lịch sử để kể 10 . vần với việc xây dựng nhân vật chính diện trong Thiên Nam ngữ lục Chơng 2. Đối sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện ở Thiên Nam ngữ lục với quốc. nhân vật còn ở mức khái quát, sơ lợc. Nghiên cứu phơng diện nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Thiên Nam ngữ lục, đặc biệt là xây dựng nhân vật chính diện

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan