Nghệ thuật tiểu thuyết của khái hưng

114 1.7K 4
Nghệ thuật tiểu thuyết của khái hưng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Khái Hưng là nhà văn, nhà tiểu thuyết có biệt tài, là một trong mấy vì sao sáng nhất của Tự lực văn đoàn. Sáng tác của ông thể hiện rõ mục đích tôn chỉ của văn đoàn, góp phần đáng kể vào tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc. Ông có thành tựu ở nhiều thể loại, nhưng thành công nhất với tiểu thuyết. Hơn 70 năm qua, hoạt động đánh giá tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói chung và tiểu thuyết Khái Hưng nói riêng có nhiều khuất khúc, thăng trầm. Dưới ánh sáng nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), với tinh thần đổi mới trên mọi lĩnh vực cuộc sống trong đó có văn học nghệ thuật, dần dần, những định kiến về văn học lãng mạn đã được khắc phục. Đến nay, đã có những bài viết, chương sách, luận án đánh giá về tiểu thuyết Khái Hưng với một thái độ bình tĩnh, khách quan hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan tới nghệ thuật tiểu thuyết của ông chưa được đi sâu khai thác. Đây chính là điểm chúng tôi muốn góp phần bổ cứu. 1.2. “Văn nghiệp của Khái Hưng cốt yếu là một văn nghiệp tiểu thuyết”, với đề tài mới mẻ, khả năng phân tích tâm lý nhân vật tinh tế, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giọng điệu mềm mại… Trong tác phẩm Nhà văn hiện đại Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Khái Hưng như người ta đã thấy là nhà tiểu thuyết có biệt tài. Ông xét phụ nữ Việt Nam rất đúng, ông để tâm những cải cách những hủ tục trong gia đình Việt Nam, nên những tiểu thuyết phong tục của ông đều là những tiểu thuyết có giá trị” [21;92,93]. Nguyễn Hoành Khung đánh giá “Khái Hưng xứng đáng được coi là cây bút dồi dào, tài hoa hơn cả nhóm Tự lực văn đoàn. Trong thế hệ “các nhà văn lớp mới”, ông là người mở màn đi đầu, phong trào văn nghệ mới, với một ngòi bút trẻ trung, lịch lãm mà duyên dáng…” (Lời giới thiệu Văn xuôi lãng mạn Việt Nam) [44;527]. Nhìn 1 chung, những nhận định khái quát đúng đắn vừa dẫn cần được triển khai đầy đặn hơn nữa với những dẫn chứng cụ thể. 1.3. Nghiên cứu đánh giá tiểu thuyết của Khái Hưng trên vấn đề nghệ thuật tiểu thuyết giúp chúng ta hiểu sâu hơn tiểu thuyết của ông và Tự lực văn đoàn. Qua đề tài luận văn này chúng tôi mong muốn có một cái nhìn khái quát, toàn diện về nghệ thuật tiểu thuyết của Khái Hưng, từ đó khẳng định những bứt phá của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930 -1945. 2. Lịch sử vấn đề Trước năm 1945, các nhà nghiên cứu như Trương Tửu (với các bài viết về Nửa chừng xuân, Đoạn tuyện trên báo Loa năm 1935; Hồn bướm mơ tiên, Đời mưa gió, Lạnh lùng trên báo Hữu ích năm 1937), Trương Chính (Dưới mắt tôi – 1939), Vũ Ngọc Phan (Nhà văn hiện đại – 1942), Dương Quảng Hàm (Việt Nam văn học sử yếu, 1942), Lê Thanh (Ngày nay số 126 tháng 9 năm 1938), Trần Thanh Mại (Phong hoá tháng 2 năm 1934 và Sông Hương năm 1941),… đã nêu lên một số ý kiến đánh giá về những đóng góp của tiểu thuyết Khái Hưng trên phương diện miêu tả tâm lý, tư tưởng và nghệ thuật, xây dựng nhân vật, kết cấu giọng văn. Nghiên cứu về Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Trống mái, Gia đình của Khái Hưng, Trương Chính kết luận: “Nửa chừng xuân, Trống mái, và nhất là Trống mái, nghệ thuật Khái Hưng đã chắc chắn và điêu luyện lắm. Nhưng Hồn bướm mơ tiên vẫn giữ mãi hương vị êm dịu và ngọt ngào của bông hoa đầu mùa” [21;312]. “Nghệ thuật của Khái Hưng ngày một lão luyện trông thấy. Gia đình có thể xem như một tác phẩm không tì vết” [21;321]. Thời kỳ từ sau 1945 đến năm 1975 là thời kỳ phức tạp trong việc đánh giá tiểu thuyết của Khái Hưng. Ở miền Nam việc, tiếp cận tiểu thuyết Khái Hưng có xu hướng thiên về nghệ thuật. Đó là các công trình đi sâu vào tiểu thuyết Khái Hưng như: 2 Nguyễn Văn Xung (Bình giá về TLVĐ – 1958), Phạm Thế Ngũ (Việt Nam văn học sử giản ước tân biên – tập 3 – 1960), Doãn Quốc Sỹ (Về Tự lực văn đoàn – 1960), Lê Mục (Khảo luận về Đoạn tuyệt -1960), Thanh Lãng (Văn học thế hệ 1932 – in trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam quyển hạ - 1967), Vũ Hân (Văn học Việt Nam thế kỷ XIX tiền bán thế kỷ XX: 1800-1945 – 1973), Trần Cao Sơn (1969) Đoạn tuyệt, Nửa chừng xuân, Mười điều tâm niệm, Thanh Lãng (1972) phê bình văn học thế hệ 32 (tập 2), Bùi Xuân Bào (1972) Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại… Các tác giả Trần Cao Sơn, Nguyễn Văn Xung, Lê Hữu Mục có xu hướng đi từng tác phẩm (tập trung vào Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân). Đi sâu vào phân tích một số đặc điểm nghệ thuật như tả cảnh, tả người, giọng văn… tiểu thuyết Khái Hưng, Trần Cao Sơn cho rằng nghệ thuật tả cảnh của Khái Hưng là chấm phá nhân cách hóa: tả cảnh tâm lý, người ta theo hai hướng: phác họa và chú trọng hơn tâm lý, hiểu được tâm trạng u uẩn khó phân tích và giải thích cũng như phản ứng lạ kỳ của lớp người, nhất là phụ nữ. Nhìn chung các nhà phê bình nghiên cứu miền Nam có xu hướng coi trọng, đề cao Khái Hưng như một nhà cách tân nghệ thuật. Ở miền Bắc, các nhà phê bình một mặt tiếp thu việc đánh giá các nhà nghiên cứu trước cách mạng, mặt khác tiếp tục đi sâu nghiên cứu tiểu thuyết Khái Hưng từ góc độ tư tưởng và kết quả cho thấy hầu hết coi mặt hạn chế về tư tưởng nhiều hơn đóng góp về nghệ thuật. Các công trình văn học sử tiêu biểu của nhóm Lê Quý Đôn (Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, Tập III, 1958), của Bạch Năng Thi – Phan Cự Đệ, (Văn học Việt Nam 1930-1945 – 1961), của Vũ Đức Phúc (Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 -1945, 1964), của Nguyễn Đức Đàn (Mấy kiến của Nhất Linh và Khái Hưng – Hai nhà văn tiêu biểu nhất của Tự lực văn đoàn – 1958), của Phan Cự Đệ (Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1974) chủ yếu tập trung phê 3 bình tiểu thuyết Khái Hưng trên các phương diện, tư tưởng, chính trị, đạo đức. Về nghệ thuật, các tác giả chủ yếu xem xét dưới góc độ điển hình hóa, cá tính hóa miêu tả tâm lý nhân vật. Sau năm 1975, nhất là thời kỳ đổi mới, việc đánh giá lại Khái Hưng và Tự lực văn đoàn được tiến hành một cách khách quan toàn diện hơn. Có thể điểm qua các công trình tiêu biểu viết về (hay có đề tập tới) Khái Hưngtiểu thuyết của ông như: Tự lực văn đoàn con người và văn chương của Phan Cự Đệ (1990) [10], Khảo luận về Tự lực văn đoàn của Hà Minh Đức (2007) [20], Trở lại với các cuốn tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn của Trương Chính [21] , Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 -1930 của Trần Đình Hượu. Lời giới thiệu cuốn văn chương lãng mạn Việt Nam của Nguyễn Hoành Khung, Tự lực văn đoàn, Nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử qua bước ngoặt hiện đại hoá trong lịch sử văn học Phương Đông của Trần Đình Hượu Khái Hưng, Nhà tiểu thuyết của Vu Gia (1993) [23], Tự lực văn đoàn với phong trào Thơ mới của Lê Thị Đức Hạnh [32], Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn của Lê Thị Dục Tú (1994) [85], Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn của Dương Thị Hương (2001) [42], Tiểu thuyết của Khái Hưng của Ngô Văn Thư (2005) [77], Những đóng góp của Tự lực văn đoàn xây dựng cho một nền văn xuôi hiện đại của Trịnh Hồ Khoa, Tiểu thuyết của Nhất Linh trước cách mạng tháng Tám của Vũ Thị Khánh Dần . Với thái độ đổi mới, các nhà nghiên cứu không xem xét tác phẩm của Tự lực văn đoàn theo quan điểm chính trị - xã hội như trước đây nữa. Người ta đã ghi nhận những đóng góp của Khái Hưng và Tự lực văn đoàn trong quá trình hiện đại hoá văn học, nhấn mạnh những thành tựu nghệ thuật lớn lao của các tác phẩm ở phương diện ngôn ngữ, tả cảnh, miêu tả tâm lý nhân vật. 4 Như vậy, nghệ thuật tiểu thuyết của Khái Hưng nói riêng và tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn nói chung đã được chú ý, tuy nhiên chưa có công trình nào ưu tiên cho việc tìm hiểu nghệ thuật tiểu thuyết của Khái Hưng. Luận văn này chúng tôi sẽ đi sâu khảo sát nghiên cứu một cách có hệ thống nghệ thuật tiểu thuyết của Khái Hưng, qua đó chỉ ra được sự đóng góp của nhà văn cho văn học Việt Nam hiện đại trên vấn đề này. 3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận văn chúng tôi là Nghệ thuật tiểu thuyết của Khái Hưng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đề ra và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: 1. Xác định vị trí tiểu thuyết Khái Hưng trong bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam 1930 -1945. 2. Khảo sát nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Khái Hưng. 3. Phân tích, đánh giá nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Khái Hưng. 4. Phạm vi tư liệu khảo sát Luận văn khảo sát toàn bộ tiểu thuyết của Khái Hưng, chủ yếu dựa vào văn bản in trong các tập Văn chương tự lực văn đoàn, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn, chúng tôi phối hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: hệ thống - cấu trúc; loại hình; so sánh; thống kê -phân loại; phân tích - tổng hợp… 5 6. Đóng góp của luận văn Đây là công trình trực tiếp đặt vấn đề nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết Khái Hưng trên các phương diện tổ chức cốt truyện, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ, từ đó đưa lại những nhận định có căn cứ về đóng góp của Khái Hưng trong việc hoàn thiện khuôn mặt của thể loại tiểu thuyết trong văn học Việt Nam hiện đại. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1. Tiểu thuyết Khái Hưng trong bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam 1930 -1945 Chương 2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Khái Hưng Chương 3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Khái Hưng 6 Chương 1 TIỂU THUYẾT KHÁI HƯNG TRONG BỨC TRANH CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM 1930 - 1945 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Khái Hưng 1.1.1. Cuộc đời Khái Hưng (1896 - 1947), tên thật là Trần Khánh Dư quê ở làng Cổ Am (một làng có tiếng trong thời kỳ chế độ khoa cử Hán học), huyện Vĩnh Bảo nay thuộc thành phố Hải Phòng. Ông xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, bố là ông tuần phủ Trần Mỹ. Học xong trường trung học Anbe Xarô, ông về dạy trường Tư thục Thăng Long rồi đi làm báo, viết văn. Ông kết bạn với Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), cùng Nhất Linh xây dựng tờ báo Phong Hoá. Năm 1933 sau khi được Phạm Hữu Ninh trao lại cho tờ báo Phong Hoá, Nhất Linh và Khái Hưng dồn hết tâm lực để xây dựng tờ báo này. Ngày 2 tháng 3 năm 1933 ông cùng Nhất Linh, Hoàng Đạo sáng lập ra nhóm Tự lực văn đoàn và trở thành cây bút chủ lực của cả nhóm, cùng với tờ báo Ngày nay ông “xứng đáng được mọi người gọi là cây bút dồi dào tài hoa hơn cả nhóm Tự lực văn đoàn’’[42]. Trong thời kỳ nổ ra đại chiến thế giới thứ hai, Khái Hưng tham gia vào hoạt động chính trị, gia nhập đảng Đại Việt thân Nhật nên bị chính quyền Thực dân Pháp bắt tại nhà lao Vụ Bản. Sau ngày 9 tháng 3 Nhật đảo chính Pháp, ông được thả ra sau đó cùng Nguyễn Tường Bách và Hoàng Đạo ra báo Ngày nay kỷ nguyên mới, với khuynh hướng ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim và chống lại phong trào cách mạng do Việt Minh lãnh đạo. Cách mạng tháng Tám thành công, Khái Hưng vẫn theo Quốc dân Đảng. Ông mất tại huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định. Khái Hưng đã trút hết tâm lực của mình cho sự nghiệp văn chương nước nhà, có đóng góp 7 lớn vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam nói chung, văn học lãng mạn nói riêng. 1.1.2. Sự nghiệp văn học Chỉ mười năm sáng tác, Khái Hưng có một khối lượng tác phẩm rất đa dạng về thể loại khiến chúng ta rất nể phục. Ông xứng đáng là “cây bút xuất sắc” nhất trong nhóm Tự lực văn đoàn. Ông đã để lại 12 cuốn tiểu thuyết, 8 truyện ngắn, 4 vở kịch, tiểu phẩm, phê bình, truyện vui… Tiểu thuyết: Hồn bướm mơ tiên (1933), Gánh hàng hoa (1934 – viết chung với Nhất Linh), Nửa chừng xuân (1934), Tiêu Sơn tráng sĩ (1934), Đời mưa gió (1934 – viết chung với Nhất Linh), Trống mái (1935), Gia đình (1936), Thoát ly (1937), Thừa tự (1938), Đẹp (1939), Hạnh (1939) Thanh Đức (Băn khoăn) (1943). Truyện ngắn: Anh phải sống (viết chung với Nhất Linh 1943), Tiếng suối reo (1935), Dọc đường gió bụi (1936), Đợi chờ (1938), Hạnh (1938), Cái ấm đất (1940), Đội mũ lệch (1941), Cái ve (1944)… Kịch: Tục luỵ (1937), Cóc tía (1940), Đồng bệnh (1942). Ngoài ra ông còn viết truyện ngắn dành cho thiếu nhi, còn là một dịch giả có tài. Nhưng “văn nghiệp chính của Khái Hưng là văn nghiệp tiểu thuyết”, điều này càng khẳng định vị trí “cây bút trụ cột”, “Trụ đồng của nhóm Tự lực văn đoàn”. Khái Hưng có ý thức trách nhiệm cao với văn đoàn, với nghề văn. Ông rất gương mẫu trong việc thực hành các tôn chỉ của văn đoàn, ngoài ra còn có ý thức mở rộng đề tài làm phong phú hơn cho nền văn học nước nhà. Mở đầu cho sự nghiệp tiểu thuyết của Khái Hưng là cuốn tiểu thuyết lãng mạn Hồn bướm mơ tiên (1933), sau đó Khái Hưng viết một số tiểu thuyết phong tục, nội dung nghiêng về phản ánh hiện thực, đó là các cuốn: Gia đình (1936), Thoát ly (1937), Thừa tự (1940). Thời kỳ cuối ông viết ông viết một số tiểu thuyết: Đẹp (1941), Thanh Đức (1943). Nhận xét về chặng 8 đường tiểu thuyết Khái Hưng, Hà Minh Đức viết: “Giàu chất lãng mạn ở thời kỳ đầu, giá trị hiện thực được tăng nhiều ở chặng giữa và ở giai đoạn cuối pha tạp với chủ nghĩa hiện đại”. Lê Nin có câu: “Người ta đánh giá những công lao của nhân vật lịch sử không căn cứ vào cái mà họ chưa làm được so với yêu cầu của thời đại mà phải căn cứ vào cái mà họ đã làm được so với tiền bối của họ”. Nếu như coi nhà văn ưu tú là nhân vật lịch sử thì đóng góp của Khái Hưng cho nền văn học nứơc nhà là không nhỏ. Chặng đường sáng tác của ông vừa đáp ứng được nhu cầu của thời đại vừa ra khỏi khuôn khổ của văn học Trung đại. Trong tập Dưới mắt tôi (1939), Trương Chính cũng có nhiều bài đánh giá cao tiểu thuyết Khái Hưng - đặc biệt là Hồn bướm mơ tiên: “Không kèn không trống, ông Khái Hưng đã đổi mới văn chương, từ bản cách đến thể chất – hay nói khiêm tốn hơn ông đã đem vào văn chương một nghệ thuật mới, sắc sảo và huyền diệu”. Những đóng góp của Khái Hưng tạo một bước ngoặt lớn cho văn học theo hướng hiện đại hoá. 1.2. Tiểu thuyết của Khái Hưng trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn 1.2.1. Tự lực văn đoàn Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và cao trào cách mạng 1930 – 1931 do Đảng cộng sản lãnh đạo bị giặc khủng bố dữ dội đã gieo tâm trạng chán nản tuyệt vọng cho nhiều trí thức, văn nghệ sĩ. Vì thế con đường đấu tranh có chuyển hướng: từ mặt trận chính trị sang mặt trận văn hoá. Con người lúc này sống trong một không khí ngột ngạt, bế tắc, họ muốn vượt ra khỏi vòng trói buộc của lễ giáo phong kiến khắt khe lạc hậu. Cũng trong thời điểm đó, năm 1930 Nguyễn Tường Tam từ Pháp trở về, sau đó cùng với Khái Hưng, Hoàng Đạo thành lập ra văn phái Tự lực văn đoàn. Đây là văn đoàn đầu tiên có tổ chức đàng hoàng chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm minh. 9 Xin dẫn ý kiến của Hoàng Xuân Hãn đã được đăng trên tạp chí Sông Hương số 37, tháng 4/1989 sau đó được Phan Cự Đệ giới thiệu lại trong cuốn Tự lực văn đoàn con người và văn chương: “Đây là nhóm thanh niên thấm nhuần văn hoá Việt Pháp. Văn hoá Việt Nam tiếp thu được nhờ môi trường: gia đình bạn bè sách vở và sự quan sát cá nhân. Văn hoá Pháp có được là mức độ tối thiểu là Trung học cao Đẳng. Thủ lĩnh Nguyễn Tường Tam bút hiệu (Nhất Linh), là tác giả của cuốn Nho Phong xuất bản năm 1926 [241-244]. Ngày mùng hai, tháng ba năm 1932, Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Trần Khánh Dư (Khái Hưng), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo, Tứ Ly) cùng mấy anh em dòng họ Nguyễn Tường tuyên bố thành lập nhóm Tự lực văn đoàn. Nhóm ban đầu gồm “Thất tinh”, Nguyễn Tuờng Tam (Nhất Linh), Trần Khánh Dư (Khái Hưng) Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo, Tứ Ly), Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam, Việt Sinh), Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ), Nguyễn Thứ Lễ (Thế Lữ), Trần Tiêu. Sau thêm Ngô Xuân Diệu thành “Bát tú”. Nhóm còn thu hút thêm một số thành viên như Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ, Huy Cận . Cơ quan ngôn luận là tờ báo Phong hoá. Ngày nay, thực hiện mười tôn chỉ của Tự lực văn đoàn. 1. Tự sức mình làm ra những cuốn sách có giá trị về văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài nếu những sách này chỉ có giá trị văn chương mà thôi: mục đích là để làm giàu văn chương trong nước. 2. Soạn những cuốn sách có tư tưởng xã hội, chú ý làm cho con người và làm cho xã hội ngày một hay hơn lên. 3. Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách có tính cách bình dân và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân. 4. Dùng một lối văn giản dị dễ hiểu, ít chữ Nho, dùng một lối văn có thật có tính cách An Nam. 5. Lúc nào cũng mới mẻ, trẻ, yêu đời, có chí phấn dấu và tin ở sự tiến bộ. 10

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan