Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ở đảng bộ thị xã sa đéc, tỉnh đồng tháp trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

95 2.8K 23
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ở đảng bộ thị xã sa đéc, tỉnh đồng tháp trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHAN PHONG VŨ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG ĐẢNG BỘ THỊ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC KHOA HỌC GIÁO DỤC Đồng Tháp, 9/2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHAN PHONG VŨ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG ĐẢNG BỘ THỊ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Chính trị Mã số: 60.14.10 Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Thế Định 2 Đồng Tháp, 9/2012 MỤC LỤC Trang 3 A. MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG Chương 1: Tuyên truyền miệng là một nội dung cơ bản trong công tác tư tưởng của Đảng bộ thị Sa đéc, tỉnh Đồng Tháp 1.1. Cơ sở lý luận của tuyên truyền miệng trong công tác tư tưởng của Đảng 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.2. Những ưu thế của tuyên truyền miệng trong công tác tư tưởng của Đảng 1.1.3. Vị trí, vai trò của tuyên truyền miệng trong công tác tư tưởng của Đảng 1.2. Thực trạng công tác tuyên truyền miệng Đảng bộ thị Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 1.2.1. Khái quát về thị Sa Đéc và Đảng bộ thị Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 1.2.2. Tình hình công tác tuyên truyền miệng Đảng bộ thị Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua Kết luận chương 1 Chương 2: Quan điểm và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng Đảng bộ thị Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay 2.1. Quan điểm của Đảng ta về công tác tuyên truyền miệng 2.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng Đảng bộ thị Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay 6 12 12 12 12 21 26 27 27 34 53 55 55 65 4 2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng đối với công tác tuyên truyền miệng 2.2.2. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của công tác tuyên truyền miệng 2.2.3. Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên 2.2.4. Hiện đại hoá cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và trang thiết bị hoạt động của đội ngũ báo cáo viên Kết luận chương 2 C. KẾT LUẬN D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -------- 66 71 79 86 88 89 91 5 Lời cảm ơn Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin trân trọng cám ơn trường Đại học Vinh (Nghệ An), Đại học Đồng Tháp, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Tài chính Đồng Tháp, Thị ủy, Ủy ban nhân dân thị Sa Đéc đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học hữu ích này. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Vinh; Phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Vinh, Phòng Quản lý Khoa học và Sau Đại học trường Đại học Đồng Tháp đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và hướng dẫn tôi suốt quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Đinh Thế Định - Chủ nhiệm khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Vinh - người đã tận tình định hướng, chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin cám ơn các đồng chí, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã cổ vũ, động viên, tạo mọi thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng khả năng còn hạn chế nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy giáo, cô giáo và các đồng chí, bạn bè, đồng nghiệp chỉ dẫn, góp ý để luận văn được hoàn chỉnh. Đồng Tháp, tháng 9 năm 2012 Tác giả luận văn Phan Phong Vũ 6 A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tuyên truyền miệng là một kênh thông tin chính thống, trực tiếp truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; thông báo kịp thời, có định hướng các vấn đề thời sự quan trọng trong nước và quốc tế, các vấn đề nóng bỏng cũng như những vấn đề nhạy cảm mà dư luận quan tâm; là công cụ sắc bén trong đấu tranh bảo vệ chân lý, chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá; góp phần tạo sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong hội; củng cố niềm tin, cổ vũ phong trào thi đua, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Tuy nhiên, trong công tác tư tưởng của Đảng, đã có lúc chúng ta chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Nhiều cấp uỷ cho rằng, hiện nayquá nhiều các phương tiện thông tin, nhất là các phương tiện thông tin đại chúng, nên còn xem nhẹ đến công tác tuyên truyền miệng, dẫn đến việc thiếu quan tâm đầu tư một cách thỏa đáng đến việc xây dựng, củng cố bộ máy tổ chức, đào tạo đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cũng như đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc, kinh phí cho hoạt động này. Mặt khác, công tác tuyên truyền miệng chậm đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp hoạt động nên hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công tác tư tưởng của Đảng trong tình hình mới, nhất là tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong hội. Hiện nay, các thế lực thù địch liên kết với lực lượng cơ hội chính trị đang ra sức tiến hành âm mưu "diễn biến hoà bình" trên mặt trận tư tưởng - lý 7 luận. Điều mà kẻ thù mong muốn là loại bỏ chủ nghĩa hội cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận ngày càng phức tạp, quyết liệt hơn. Trách nhiệm của những người cộng sản lúc này là phải chủ động tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệ Cương lĩnh, đường lối, bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy, đổi mới và tăng cường công tác tuyên giáo, công tác tư tưởng của Đảng, trong đó có công tác tuyên truyền miệng là một yêu cầu khách quan. Trong những năm qua, công tác tuyên truyền miệng của các cấp ủy Đảng thuộc Đảng bộ thị không ngừng được tăng cường cả chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, nhận thức chính trị của đội ngũ cán bộ đảng viên và nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác này, từng lúc, từng nơi vẫn chưa được sự quan tâm đầy đủ của cấp ủy, cán bộ chủ chốt của các địa phương đơn vị. Vì vậy, công tác tuyên truyền miệng vẫn chưa được phát huy đúng mức những giá trị vốn có của nó. Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng đảng bộ thị Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Khoa học Giáo dục, Chuyên ngành lý luận và phương pháp giảng dạy bộ môn Giáo dục Chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền của Đảng trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa hội, Đảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về vấn đề này, như: Chỉ thị 14-CT/TW ngày 03 tháng 8 năm 1977 của Ban Bí thư “về việc tổ chức đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng”, Thông báo số 71-TB/TW ngày 07 tháng 6 năm 1997 của Thường vụ Bộ Chính trị khoá VIII “về việc tăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác tuyên truyền miệng”… 8 Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới, đổi mới toàn diện. Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tích cực và chủ động hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực, tạo thời cơ mới để đất nước ta phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn. Vận hội mới, cơ hội mới đặt ra cho Đảng ta nhiều vấn đề về công tác tư tưởng, lý luận. Vì vậy, Hội nghị Trung ương 5 khoá X đã ban hành Nghị quyết về “Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”. Cùng với đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá X đã ban hành Chỉ thị 17-CT/TW ngày 15 tháng 7 năm 2007 về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”. Trong bối cảnh các thế lực phản động trong và ngoài nước vẫn luôn tìm mọi cách chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa hội nước ta, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của tuyên truyền miệng trong việc nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, qua đó đấu tranh làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch. Đáng chú ý là các công trình sau đây: Trần Trọng Tân, Về công tác tư tưởng - văn hoá, NXB.CTQG, H.2005; Hoàng Quốc Bảo, Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh, NXB.CTQG, H.2006; Ban Tuyên giáo Trung ương, Công tác tuyên truyền miệng báo cáo viên, NXB Lao động - hội, H. 2008; Ban Tuyên giáo Trung ương, Công tác tuyên giáo cơ sở, NXB Lao động - hội, H. 2008; Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2000), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ tư tưởng - văn hoá cấp huyện, NXB.CTQG, Hà Nội. Nguyễn Khoa Điềm, Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tưởng, lý luận trong tình hình mới, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng, số 5-2002. Lương Khắc Hiếu (Chủ biên), Nghệ thuật phát biểu miệng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Đào Duy Quát (4/8/2008), Nâng cao chất 9 lượng hiệu quả công tác tư tưởng góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong thời kỳ mới, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ, Suy nghĩ về đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng, Tạp chí báo cáo viên (2-2009); Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong giai đoạn hiện nay, tham luận của đồng chí Hà Kế San, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Phú Thọ tại Hội thảo khoa học “80 năm công tác tuyên giáo của Đảng - Kinh nghiệm và đổi mới” do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, ngày 21/7/2010 . Các công trình khoa học, các tài liệu, bài viết trên đã đề cập, phân tích công tác tuyên truyền miệng cả về mặt lý luận và thực tiễn; các tác giả đã đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng. Đây là những tư liệu hết sức bổ ích khi nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và sâu sắc về công tác tuyên truyền miệng tại thị Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề này, sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của tuyên truyền miệng trong công tác tưởng của Đảng, nhất là giúp nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thị Sa Đéc trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và hoạt động tuyên truyền miệng, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng Đảng bộ thị Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. 3.2. Nhiệm vụ - Khái quát những vấn đề lý luận chung về tuyên truyềntuyên truyền miệng; về vai trò, ưu thế và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng. - Phân tích thực trạng công tác tuyên truyền miệng để thấy rõ những ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn của công tác tuyên truyền miệng trên địa bàn thị Sa Đéc. 10 . Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ở đảng bộ thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay làm đề tài luận văn Thạc sỹ Khoa học Giáo. quát về thị xã Sa Đéc và Đảng bộ thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 1.2.2. Tình hình công tác tuyên truyền miệng ở Đảng bộ thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong

Ngày đăng: 20/12/2013, 22:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan