Tài liệu Bạn đã sẵn sàng để thăng tiến? ppt

4 389 1
Tài liệu Bạn đã sẵn sàng để thăng tiến? ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bạn đã sẵn sàng để thăng tiến? Tôi có một anh bạn có rất nhiều tham vọng. Anh ta đặt ra mục tiêu trong tương lai sẽ leo lên ghế sếp tổng. Mà trông anh ta cũng ra dáng sếp tổng lắm rồi: thấp nhưng “dầy mình” và rất liều lĩnh! Liệu sự “liều lĩnh” của anh chàng này có “kiếm” được cái ghế sếp tổng hay không? Câu trả lời do thời gian nắm giữ. Nhưng có một điều hiển nhiên: với vị thế hiện giờ của anh ta – là một tay nhân viên quèn thuộc “đầu ngọn” của một nhánh nhỏ trong một tập đoàn lớn, những cái đích hào nhoáng đầy tham vọng đã huyễn hoặc anh ta quá đáng! Tôi còn anh bạn khác, anh này khác anh kia, đến cơ quan chỉ im ỉm ngồi làm. Cả ngày lúc nào cũng dán mắt vào máy vi tính, thời gian nghỉ trưa cũng được cắt giảm tối đa vừa đủ để ăn ù bát cơm rồi lại tiếp tục làm việc cật lực. Bố mẹ anh ta cũng rất tự hào về cậu con trai chăm chỉ của mình nhưng các cụ đâu có hiểu rằng để có những bước tiến lớn trong sự nghiệp thì việc cắm đầu, cắm cổ làm việc như một cái máy không phải là sự lựa chọn hoàn hảo. Anh ta chỉ làm tốt được công việc của mình mà không có một kế hoạch rạch ròi cho tương lai, các sếp không hề biết đến sự hiện diện của anh ta. Sự chăm chỉ đôi lúc không phải là điều kiện tiên quyết để bạn nổi bật giữa một biển người trong cơ quan. Vậy phải định đoạt con đường thăng tiến của mình như thế nào cho khả thi? Những cái đích mà bạn đặt ra bắt buộc phải nằm trong khả năng, tầm với của mình. Mọi kế hoạch tương lai đều phải lấy cơ sở là những gì bạn đang có ở hiện tại. Bạn có thể kể những kế hoạch về con đường sự nghiệp, tiến thân trong tương lai với người này người kia để tham khảo ý kiến. Nhưng xét cho cùng thì không ai hiểu rõ bản thân bạn bằng chính bạn. Hãy tự hỏi mình 9 câu hỏi dưới đây và trả lời thật thành thật bởi vì chẳng ai cần phải biết câu trả lời ngoại trừ bản thân bạn. 1. Bạn đã từng mong muốn làm gì khi trưởng thành? Theo thống kê của một cuộc khảo sát thì có rất nhiều người dưới 40 tuổi không thể trả lời được câu hỏi đơn giản này. Những câu trả lời thu được rất chung chung: muốn có thật nhiều tiền, muốn có vị thế trong xã hội, muốn có quyền lực trong tay . Nhưng đó không phải là những câu trả lời thỏa đáng và giúp ích được cho con đường sự nghiệp của bạn. Từ khóa của câu hỏi trên chính là từ “làm” và tất cả mọi người đều lảng tránh nó đơn giản vì họ đã không định hướng được con đường sự nghiệp cho chính mình. Điều quan trọng trên con đường sự nghiệp là bạn có cơ hội được đương đầu với những thử thách để thử sức mình. Cảm giác khi vượt qua những thử thách trên con đường sự nghiệp đôi khi còn đáng giá hơn cảm giác ngồi . đếm tiền. Hiểu được bản thân, vạch ra được một lối đi cho riêng mình là cơ sở then chốt để bạn đạt được mọi cái đích. 2. Thế mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Đây là một câu hỏi không đơn giản. Sẽ là một cuộc giằng co giữa cái tôi và sự tự ti bên trong mỗi con người và dĩ nhiên không nên để phần thắng nghiêng hẳn về “bên” nào cả. Nhận thức sáng suốt được thế mạnh và điểm yếu sẽ giúp bạn lựa chọn được công việc phù hợp với thế mạnh của mình. Những mơ mộng, ao ước là vô hạn còn khả năng của chúng ta lại có hạn. Một người biết tận dụng những thế mạnh của mình để hoàn tất công việc xuất sắc luôn được coi trọng! 3. Hiện giờ bạn đã đi đúng hướng chưa? Hãy tưởng tượng nếu như Bill Gates vẫn cứ ru rú ở vùng quê nước Pháp thì giờ đây liệu Microsoft có tồn tại hay không? Nhận thức vị trí của bản thân mình trong thực tại là điều quan trọng. Giả sử bạn muốn trở thành một nghệ sĩ piano tầm cỡ thế giới thì “đất dụng võ” không thể là những quán cà phê bình thường. Nếu như bạn chuyên tâm luyện tập cũng như có điều kiện tham gia vào các festival quốc tế có cơ hội được giao tiếp với những nghệ sĩ lớn thì mới có “cơ” để “thăng” được. 4. Các mốc thời gian của bạn? Bạn sẽ như thế nào sau 1 năm? Sau 5 năm? Sau 10 năm? Một kế hoạch trong vòng 10 năm được vạch ra cụ thể và tỉ mỉ sẽ không khiến bạn “hâm” đi chút nào cả. 10 năm là một quá trình dài và bạn sẽ phải làm rất nhiều việc để có những bước tiến nhất định trên con đường sự nghiệp. Nhưng điều này khác với việc một anh chàng hiện có mức lương 6.000USD/năm thẳng thừng từ chối mức lương 8.000USD/năm chỉ vì lý do anh ta cho rằng mình xứng đáng với con số 15.000USD/năm sau hai năm làm việc. Mức lương mong muốn của anh ta rõ ràng là viển vông bởi những gì anh ta đóng góp cho công ty chưa chắc đã xứng đáng với đòi hỏi của anh ta. Và thế là anh ta hậm hực với mức lương “quèn” của mình không phải vì công ty đối xử không tốt mà là vì anh ta chưa biết “kiên nhẫn” chờ thời cơ để được đáp ứng nhu cầu một cách thỏa đáng. 5. Những trở ngại trên con đường sự nghiệp của bạn? Một vài trở ngại có thể tảng lờ bỏ qua. Nhưng có một số trở ngại khác sẽ ngáng chân bạn đến cùng và có thể sẽ “khép màn” sự nghiệp của bạn. Tất cả những gì cần thiết để đối mặt và vượt qua những chướng ngại đó là khả năng phân tích tình thế nhạy bén. Một cô nàng nhân viên muốn gặp sếp để nói chuyện tăng lương. Cô nàng này thẳng thắn đưa ra hai lựa chọn cho sếp: một là tăng lương, hai là cô ta sẽ nghỉ việc. Thật không may là sếp cũng đang có dự định sa thải cô. Vậy là vô tình cô nàng tạo điều kiện thuận lợi cho sếp đuổi việc mình mà không phải cân nhắc gì nhiều. Lẽ ra cô nên nhận thức được tình hình bất lợi của mình để điều chỉnh hành vi bản thân. Có vậy thì may ra mới thay đổi được ý định của sếp trước khi ý định sa thải được chuyển thành quyết định. 6. Việc gì đáng ra bạn nên làm nhưng bạn đã không làm? Bạn đã gặp và nói chuyện với cấp trên thường xuyên chứ? Bạn có tham gia đầy đủ các buổi họp không? Bạn đã trả lời các cuộc gọi nhỡ khi bạn không có mặt ở cơ quan chưa? Bạn đã phát huy hết khả năng khi trình bày ý tưởng của mình với giám đốc chưa? Bạn có tham gia vào các buổi ngoại do công ty tổ chức không? Bạn vẫn tham gia đều đặn vào các hoạt động xã hội khác của công ty đấy chứ? 7. Lúc này, việc gì đáng ra bạn không nên làm nhưng đã trót làm? Người bạn không tỏa “hương cồn” sau bữa ăn trưa đấy chứ? Đầu tóc của bạn trông có . tổ quạ hay không? Bạn đi gặp đối tác với một bộ đồ “xứng tầm” chưa? Bạn không thể đạt được những cái đích của mình khi mà bạn không coi trọng bản thân mình đúng mức. 8. Bạn có hạnh phúc không? Những người luôn bám sát thực tế chẳng mấy khi than thở về công việc. Nhưng những người hay phàn nàn, kêu ca thì làm gì cũng gấp rút, giục giã mọi người hoàn tất công việc trong chớp mắt. Hiệu quả công việc không cao mà tóm lại việc giục giã cũng chỉ để yên lòng bản thân họ. Hãy tỏ ra quan tâm đến những người xung quanh hơn, sau một ngày làm việc vất vả thì những câu chuyện bên bàn nước luôn là một phương pháp xả stress rất hiệu quả. 9. Công việc của bạn tiến triển tới đâu rồi? Hãy thành thật với bản thân bạn khi trả lời! Đừng quá tập trung vào những thiếu sót của bản thân. Vấn đềbạn còn rất trẻ, còn nhiều thời gian. Bạn vẫn còn sung sức chán! Mà còn có rất nhiều người trong cơ quan quý mến bạn, hình như trưởng phòng đang cân nhắc bạn thì phải? Rồi còn các sếp cũng ưu ái bạn đấy chứ? Đôi khi bạn viển vông một chút về bản thân cũng không có hại gì. Ừ mà nếu như không phải bạn thì còn là ai nữa? Mọi thứ tốt đẹp đang ở ngay trước mắt bạn đấy thôi! Tuấn Anh . Bạn đã sẵn sàng để thăng tiến? Tôi có một anh bạn có rất nhiều tham vọng. Anh ta đặt ra mục tiêu trong. đáng ra bạn nên làm nhưng bạn đã không làm? Bạn đã gặp và nói chuyện với cấp trên thường xuyên chứ? Bạn có tham gia đầy đủ các buổi họp không? Bạn đã trả

Ngày đăng: 20/12/2013, 19:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan