Hiện thực đương đại trong tiểu thuyết của nguyễn đình tú luận văn thạc sỹ ngữ văn

102 2.1K 32
Hiện thực đương đại trong tiểu thuyết của nguyễn đình tú luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM ANH HÀO HIỆN THỰC ĐƯƠNG ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN ĐÌNH Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60.22.32 LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN Người hướng dẫn: TS. PHAN HUY DŨNG VINH - 2011 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Cái mới của luận văn 6 7. Cấu trúc của luận văn 6 Chương 1: VIỆC PHẢN ÁNH HIỆN THỰC ĐƯƠNG ĐẠI TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 1.1. Về khả năng năm bắt cuộc sống trong thì hiện tại của thể loại tiểu thuyết 1.1.1. Định nghĩa tiểu thuyết 7 1.1.2. Hiện thực cuộc sống trong thì hiện tại - đối tượng thể hiện chính của tiểu thuyết 7 1.1.3. Cách can dự vào đời sống của nhà tiểu thuyết 8 1.2. Sự phong phú của hiện thực đương đại ở Việt Nam - nguồn tài liệu tuyệt vời của các nhà tiểu thuyết 9 1.2.1. Sự va chạm của các bảng giá trị 1.2.2. Sự đánh thức quyền sống của con người cá nhân 11 1.2.3. Sự lụi tàn của tưởng độc quyền chân lý 12 1.3. Nhìn chung về thành tựu của tiểu thuyết Việt Nam từ năm 2000 đến nay trên vấn đề thể hiện hiện thực đương đại 16 1.3.2. Tiếp cận và phơi bày nhiều mảng hiện thực mới 20 1.3.2. Đa dạng hoá những phương thức tiếp cận hiện thực đương đại 21 3 Chương 2: CÁC VẤN ĐỀ NÓNG BỎNG CỦA HIỆN THỰC ĐƯƠNG ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN ĐÌNH 2.1. Thế hệ trẻ và nỗi hoang mang trong việc xác lập bảng giá trị về cuộc sống 21.1. Một thế hệ bị đứt chân với truyền thống 32 2.1.3. Một thế hệ bị giáo dục bỏ rơi 32 2.2. Sự hoành hành của thế giới tội phạm 34 2.2.1. Quyền lực hắc ám của thế giới tội phạm 45 2.2.2. Sự thách thức ghê gớm của thế giới tội phạm đối với nhân tính 51 2.2.3. Những liên minh ma quỷ trong thế giới tội phạm 56 2.3. Sự “xổng chuồng” của các nhu cầu bản năng, vật dục 58 2.3.1. Từ mất niềm tin đến bước tự huỷ 58 2.3.2. Sự phá phách của bản năng vật dục 61 Chương 3: NHỮNG TÌM TÒI CÁCH VIẾT TƯƠNG ỨNG VỚI VIỆC LỰA CHỌN ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ ĐƯƠNG ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN ĐÌNH 3.1. Bút pháp phân tích, khảo cứu 63 3.1.1. Trải nghiệm cá nhân và hứng thú phân tích, khảo cứu của nhà văn 63 3.1.2. Sự xuất hiện của loại nhân vật tưởng 64 3.1.3. Ngôn ngữ đầy màu sắc biện luận của người trần thuật 72 3.2. Kết cấu phân mảnh 75 3.2.1. Khái niệm kết cấu phân mảnh 75 3.2.2. Việc nêu bật bản chất vụn rã của hiện thực bằng kết cấu phân mảnh 78 3.2.3. Việc thách thức tính chủ động của độc giả bằng kết cấu phân mảnh 88 Kết luận 89 Tài liệu tham khảo 92 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nói đến tiểu thuyết là nói đến một thể loại bám sát cuộc sống ở thì hiện tại của nó. Một thời, chúng ta rất hay nói đến sự nóng hổi của các sự kiện cuộc sống và tính kịp thời của những điều được miêu tả trong tiểu thuyết. Nhưng từ ngày Đổi mới đến nay, vấn đề này dường như bị đẩy xuống hàng thứ yếu, ít được quan tâm tìm hiểu. Quả là có một sự thiên lệch nhất định cả trong sáng tác lẫn trong nghiên cứu về vấn đề này. Theo đuổi đề tài Hiện thực đương đại trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, chúng tôi muốn khẳng định trở lại ý nghĩa của một vấn đề liên quan tới thiên chức của người cầm bút, người viết tiểu thuyết và vị trí quan trọng không thể bác bỏ được chủ đề nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. 1.2. Nguyễn Đình là một cây bút thuộc thế hệ 7X, có bút lực khá sung mãn và là tác giả của 5 tiểu thuyết tương đối nổi đình nổi đám hiện nay. Tại sao tiểu thuyết của Nguyễn Đình đã dành được sự quan tâm khá nồng nhiệt như vậy của độc giả? Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn góp phần trả lời câu hỏi đó - một câu hỏi có ý nghĩa đối với mọi nhà văn luôn thao thức về vấn đề làm sao cho sáng tác của mình đạt được hiệu quả thẩm mỹ, hiệu quả tác động tích cực đến độc giả của chính thời mình sống 1.3. Trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, nhiều mảng màu của hiện thực đã được khám phá tường tận, tỉ mỉ, với tinh thần phân tích, phê phán cao độ. Đọc tiểu thuyết của anh, người đọc chắc chắn có thêm được nhiều hiểu biết về cuộc sống, nhất là cuộc sống của một thế hệ trẻ đang đi tìm bảng giá trị riêng của mình. Đối với tác giả luận văn, những điều thu nhận được từ tiểu thuyết của nhà văn sẽ có tác dụng gợi ý tốt để chúng tôi thực hiện công việc đào tạo học sinh đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của đất nước, của thời đại. 5 2. Lịch sử vấn đề Đã có không ít bài viết, bài phê bình, cảm nhận về tác phẩm của Nguyễn Đình Tú. Các độc giả, nhà phê bình tìm đến tác phẩm của anh và tìm thấy ở đó những chiều kích khác nhau của cuộc sống, đặc biệt là những mảng khuất vốn còn ít được đề cập trong văn học ta. Đoàn Minh Tâm trong Từ Hồ sơ một tử đến Nháp - một chặng đường tiểu thuyết Nguyễn Đình đã viết: “Đọc Nháp trong mối so sánh liên văn bản với hai tiểu thuyết Hồ sơ một tử và Bên dòng sầu diện chúng tôi cho rằng đây là tác phẩm đánh dấu một chặng đường sáng tác của anh. Sau Nháp, chúng ta sẽ gặp một Nguyễn Đình với phong cách sáng tác hoàn toàn khác trước đây. Để làm sáng tỏ nhận định trên, yêu cầu thiết yếu là phải làm sáng tỏ những nét đặc trưng chung có tính ổn định và những nét riêng khác biệt trong Nháp so với các sáng tác trước đây của Nguyễn Đình . Ngôn ngữ trong Nháp có tiết tấu nhanh, thẳng băng, nhiều trường đoạn tạo cho người đọc "ảo giác" tác giả đang "nháp", đang trong quá trình phôi thai đứa con tinh thần chứ đây chưa phải là sản phẩm hoàn chỉnh. Nhưng trên thực tế, đây là những ngôn từ được sử dụng đầy dụng công nhằm hướng độc giả đến cái đích là hòa nhịp cùng âm hưởng chủ đạo của tác phẩm thông qua nhan đề có sức biểu trưng cao” [47]. Khuất Quang Thụy trong Một khái niệm mới về tiểu thuyết từ 'Hồ sơ một tử tù' nhận định: “Nguyễn Đình đã thành công khi tạo ra được cho mình một cách tiếp cận hiện thực khá mới mẻ và một lối kể chuyện có sức cuốn hút. Ít nhất khi đọc cuốn sách này, chúng ta cũng bị lay động và buộc phải suy nghĩ một cách nghiêm túc hơn, ít phiến diện hơn về một số vấn đề đặt ra trong cuộc sống hôm nay. Đó chính là sự khởi đầu tốt đối với một nhà tiểu thuyết. Và sau 8 năm ra đời, Hồ sơ một tử cũng đã khẳng định được sức sống riêng của nó với bốn lần tái bản, một lần làm phim, hai lần vinh danh giải thưởng lớn của 6 Bộ Công an. 8 năm ấy Nguyễn Đình cũng đã chứng tỏ khả năng tiểu thuyết của mình” [59]. Nhà văn Chu Lai nói về cuốn tiểu thuyết Nháp, (Nháp - Tiểu thuyết mới của Nguyễn Đình Tú): “Đó là một bút pháp táo tợn và dịu dàng. Và hơi giật mình. Mới ngày nào giọng văn hơi văn còn hiền hoà, nền nã, lãng mạn dường kia mà giờ đây đã dám phá phách, đáo để, không tránh né bất cứ thứ gì mà cuộc sống khuất lấp và ngổn ngang đang phô bày ra kia. Nói gọn lại là một bút pháp táo tợn và dịu dàng… Tiểu thuyết sử dụng ngôi thứ nhất như một dòng tự sự tâm tình nhưng càng vào sâu càng xuất hiện những ngôi khác như thể không sử dụng thì nó tràn nó ứa ra mất… Với cuốn sách này, Nguyễn Đình hoàn toàn đã có thể ngẩng cao đầu bước tiếp trên con đường tiểu thuyết mênh mang nắng gió nhưng cũng quá đỗi chông gai nhọc nhằn” [28]. ItaExpress trong Nguyễn Đình và những ám ảnh mang tên “Nháp” có viết: “Khác với những cuốn sách khai thác về đề tài đồng tính (gay) xuất hiện trong thời gian gần đây, Nguyễn Đình còn cho ta thấy một loại người dù không bẩm sinh có xu hướng tình dục đồng giới nhưng vì những tò mò cá nhân, những suy nghĩ nông cạn và cả những đam mê nhất thời đã tự biến mình thành một cái tôi khác. Qua cuốn sách này, có thể sẽ có người hiểu hơn về thế giới thứ ba, và hơn tất thảy hiểu hơn về một thế hệ không dám sống đúng với bản thân mình, không dám đối diện với những ẩn ức khó giãi bày”. [23]. Lê Nhật Tăng trong bài Phản biện sex trong 'Nháp' của Nguyễn Đình nhận xét: “Tiểu thuyết mới của nhà văn trẻ Nguyễn Đình có cái tên khá độc đáo: Nháp đã gợi sự tò mò cho bạn đọc. Và quả thật cuốn sách này đã có sự lôi cuốn ngay từ những trang đầu tiên với một giọng dẫn chuyện rất tự nhiên. Việc không bày đặt ra chương hồi cũng nằm trong dụng ý của tác giả để thu hút mọi liên tưởng và tìm kiếm sự đồng phát hiện của độc giả. Những bất ngờ ở các quãng chuyển đoạn và khả năng diễn tả những biến động tâm lý của nhân vật 7 gây được hiệu quả thẩm mỹ và chứng tỏ khả năng tiểu thuyết của nhà văn trẻ đầy nội lực này .” [48]. Có điều lạ (hay đáng ghi nhận) là tác giả đã không bị lặp về hình ảnh chăn gối, cảm xúc giao hoan và những vẻ đẹp phồn thực của cơ thể con người. Ngay cả những chi tiết tưởng như đến nôn oẹ trong sự lạc thú đồng tính thì ngọn bút của tác giả cũng “vẽ” rất khéo, tưởng như dữ dội mà chừng mực, tưởng như sa đà mà biết dừng lại đúng lúc. Tác giả đã dẫn người đọc đến các cung bậc sex thật tự nhiên, không nhàm chán nên thấy dễ chịu và đồng cảm theo diễn biến tâm lý của nhân vật khi vào “cuộc mây mưa" đầy tâm trạng chứ không bị các hành vi tình dục dẫn dắt một cách thiếu kiểm soát. Phiên bản khi mới ra đời được người đọc chào đón rất nồng nhiệt và cũng được nhiều nhà phê bình đánh giá cao. Hà Linh đã viết trong bài phỏng vấn 'Tác phẩm của tôi không chỉ có bạo lực + sex': “ Hơn 400 trang "Phiên bản" của Nguyễn Đình đậm đặc những cảnh hành động, các pha chém giết và mãnh liệt, dữ dội những trường đoạn làm tình. Nhưng nhà văn khẳng định, đằng sau chuyện bạo lực và giường chiếu, anh gắng sức hướng người đọc đến những tình cảm nhân văn của con người” [29]. Và sau đó, Kín đã ra mắt bạn đọc với bản in trang trọng, bắt mắt. Kín đi một dòng riêng, từ đề tài đến bút lực và kỹ thuật đều cho thấy một khả năng dồi dào trong suy ngẫm và chiêm nghiệm của Nguyễn Đình về cuộc sống xung quanh. Nguyễn Xuân Diện trong bài viết "Kín" - một dòng tiểu thuyết miên man, nhấn mạnh: “Cuộc sống nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, phải chăng như đoá sen đầu mùa hạ còn phong kín nhuỵ hương? Hay là cuộc viết tiểu thuyết của Tú, phải chăng, đến cuốn thứ năm, vẫn là một dòng mải miết miên man nhằm xâm nhập thám hiểm vào tận ngóc ngách thế giới bên trong đầy hoang vu rợn ngợp, đầy khắc khoải đan cài vô số chuyển động 8 ngược chiều: các nhân vật trẻ tuổi của vừa tự đập tan nát mình vỡ vụn, vừa ráng chịu đau đớn, tự tay “khâu vá” lại những mảnh vụn nát ấy cho lành lặn?” Trần Tố Loan trong bài viết Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình có nói đại ý: Đọc các tiểu thuyết của Nguyễn Đình từ Hồ sơ một tử tù, Bên dòng Sầu Diện, Nháp đến Phiên bản, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh việc xây dựng một cốt truyện hoàn chỉnh, sử dụng ngôn từ phù hợp, nhà văn đã dụng công trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm một cách sinh động và hấp dẫn. [30] Như vậy số lượng các bài viết về Nguyễn Đình và các tiểu thuyết của anh khá nhiều. Tuy chưa có bài viết nào đề cập trực diện vấn đề mà luận văn của chúng tôi nghiên cứu, nhưng tất cả đều chứa đựng những gợi ý bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành công trình của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn chúng tôi là việc khám phá, nghiên cứu về hiện thực đương đại trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, mà ở đó, ứng với từng đề tài, chủ đề đã được lựa chọn là một cách viết mới, giàu biến hoá và năng động. 3.2. Chúng tôi khảo sát tất cả các tiểu thuyết đã xuất bản của Nguyễn Đình để tìm hiểu cụ thể xem những mảng hiện thực, những vấn đề nào của hiện thực đương đại đã được nhà văn quan sát, thể nghiệm và miêu tả. Ngoài ra, chúng tôi cũng đọc những tiểu thuyết tiêu biểu của các tác giả Việt nam khác để có căn cứ đánh giá đóng góp của Nguyễn Đình trên vấn đề đang bàn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Cung cấp cái nhìn tổng quan về việc phản ánh hiện thực đương đại trong văn xuôi Việt Nam từ năm 2000 đến nay. 9 4.2. Phân tích cách tiếp cận, phát hiện những vấn đề nóng bỏng của hiện thực đương đại được thể hiện trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. 4.3. Chỉ ra những tìm tòi trong cách viết của tiểu thuyết Nguyễn Đình khi chạm vào những vấn đề nóng bỏng của hiện thực đương đại. 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp so sánh, phương pháp phân loại… 6. Cái mới của luận văn Đây là luận văn thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, khẳng định sự nhạy bén và tính trách nhiệm cao của ngòi bút nhà văn khi hướng tới tái hiện hiện thực bộn bề của đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1. Việc phản ánh hiện thực đương đại trong văn xuôi Việt Nam từ năm 2000 đến nay. Chương 2. Những vấn đề nóng bỏng của hiện thực đương đại trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. Chương 3. Những tìm tòi cách viết tương ứng với việc lựa chọn đề tài, chủ đề đương đại trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú. 10

Ngày đăng: 20/12/2013, 18:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan