Luận văn ngôn ngữ thơ thanh thảo trong tập khối vuông rubic

107 2.2K 12
Luận văn ngôn ngữ thơ thanh thảo trong tập khối vuông rubic

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật nói chung, ngôn ngữ thơ ca nói riêng là một trong những hướng nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động – một lĩnh vực hoạt động đặc thù: hoạt động nghệ thuật. Việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ ca, trong đó có việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ tác giả là một trong những hướng đi cần thiết của việc nghiên cứu ngôn ngữ với tư cách là phương tiện của nghệ thuật. Trong nền thơ ca Việt Nam đương đại, Thanh Thảo được biết đến như một nhà thơ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách tân thơ Việt. Bằng những cách tổ chức ngôn từ đầy sáng tạo, Thanh Thảo đã thực sự tạo nên dấu ấn phong cách nghệ thuật của mình trên thi đàn. Được nhà xuất bản Tác phẩm mới ấn hành năm 1985, tập thơ Khối vuông rubic được coi là tập thơ ghi lại rõ nhất dấu ấn phong cách nghệ thuật của Thanh Thảo trên phương diện ngôn ngữ. Tuy nhiên, từ trước đến nay, vấn đề ngôn ngữ thơ Thanh Thảo nói chung và đặc biệt là ngôn ngữ trong tập thơ Khối vuông rubic nói riêng chưa được quan tâm nghiên cứu. Đó chính là một trong những lí do cơ bản của việc lựa chọn đề tài này. 1.2. Từ sau 1975, văn học Việt Nam nói chung, thơ Việt nói riêng có sự vận động và phát triển mạnh mẽ. Sự vận động ấy trước hết được đánh dấu bằng sự thay đổi tư duy nghệ thuật của người cầm bút. Sau nữa, nó thể hiện qua việc thay đổi của hình thức nghệ thuật, trong đó có ngôn ngữ. Thơ Thanh Thảo cũng không nằm ngoài quy luật vận động ấy. Tìm hiểu ngôn ngữ của tập thơ Khối vuông rubic trong tương quan với các tập thơ khác của Thanh Thảo, chúng tôi mong muốn có một cái nhìn toàn diện hơn về quá trình vận động của thơ Thanh Thảo. Đồng thời, qua đó có thể nhìn nhận thấu đáo hơn về sự vận động của thơ Việt Nam đương đại. 1.3. Trong những năm gần đây, tác phẩm của Thanh Thảo đã được lựa chọn và đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông. Tìm hiểu những đặc sắc nghệ 1 thuật của Khối vuông rubic, chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm một cách nhìn về thơ Thanh Thảo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy thơ Thanh Thảo trong nhà trường. 2. Lịch sử vấn đề Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh năm 1946 ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Cùng với Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, …, Thanh Thảo là nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ngay trong những tập thơ đầu tiên, Thanh Thảo đã sớm tìm cho mình một hướng đi riêng, một giọng thơ riêng cũng như khẳng định một phong cách nghệ thuật riêng. Và cho đến nay, Thanh Thảo vẫn không ngừng cách tân thơ với những hình thức tổ chức ngôn từ vô cùng phóng túng, linh hoạt. Và chính vì vậy, thơ Thanh Thảo nói chung, tập thơ Khối vuông rubic nói riêng đã nhận được không ít sự quan tâm của độc giả và các nhà nghiên cứu phê bình văn học. Qua bao quát tài liệu, chúng tôi thấy, thơ Thanh Thảo được nghiên cứu trên nhiều phương diện: những chủ đề tư tưởng nổi bật, quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo, những đặc sắc về phương diện nội dung, những nét cách tân trong hình thức thể hiện, trong đó có ngôn ngữ. Ngay khi tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ vừa xuất hiện, chân dung nghệ thuật thơ Thanh Thảo đã được phác họa trong nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Tiêu biểu là các bài viết Thanh Thảothơ và trường ca của tác giả Thiếu Mai (tạp chí Văn học, số 2, năm 1980), “Thanh Thảo – một gương mặt tiêu biểu trong thơ từ sau 1975” của tác giả Bích Thu (tạp chí Văn học, số 5 + 6, 1985), “Một tiếng thơ quý” của Phong Lan (Văn nghệ quân đội, số 8, 1980), “Chất trẻ trong thơ chống Mĩ” của Nguyễn Trọng Tạo (Văn chương và cảm luận, NXB Văn hóa thông tin, 1998). Thiếu Mai trong bài viết Thơ và trường ca đã nhận định: “thơ Thanh Thảo có khả năng gọi dậy những suy nghĩ của người đọc, bởi vì thơ ấy là thơ của một tâm hồn giàu suy tưởng, giàu trí tuệ”; “thơ Thanh Thảo có chiều sâu. 2 Có lẽ ai đã đọc thơ anh đều chấp nhận ý kiến đó. Có nhiều nguyên nhân, nhưng phải chăng một nguyên nhân khá quan trọng là ở chỗ bao giờ anh cũng muốn vượt qua những hiện tượng bên ngoài, để tìn đến cái bản chất đích thực, cái lõi của sự vật” [dẫn theo 25, tr.6]. Nguyễn Trọng Tạo nhân đọc lại thơ Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh cũng nhấn mạnh đến “điệu thơ thâm trầm” và “cái hay ở toàn bài” của trường ca Thanh Thảo, đồng thời, đưa ra một so sánh khá độc đáo về thơ Thanh Thảo. Tác giả cho rằng: “thơ Thanh Thảo giống như giọt cồn ở nồng độ cao” [dẫn theo 25, tr.7], bề ngoài thì lạnh mà bên trong thì nóng bỏng. Bên cạnh những nhận xét mang tính khái quát về chân dung nghệ thuật, thơ Thanh Thảo còn được các nhà nghiên cứu phê bình nhìn nhận ở các phương diện khác. Ở phương diện quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo, có thể kể đến những bài viết, công trình của các tác giả Vũ Quần Phương (“Thơ hôm nay”, tạp chí Văn nghệ quân đội, số 6, 1982), Nguyễn Văn Long (Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, 2003), Trần Đăng Suyền (“Thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ”, Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3, Nxb Đại học sư phạm, 2002). Trong những bài viết và công trình này, mặc dù đứng ở những góc độ khác nhau nhưng hầu hết, các tác giả đều khẳng định: Bài ca ống cóng là tuyên ngôn của Thanh Thảo và cũng chính là tuyên ngôn của một lớp nhà thơ trẻ bấy giờ. “Khi Thanh Thảo viết Bài ca ống cóng cũng chính là lúc thơ của lớp trẻ phát hiện ra mình” [dẫn theo 24, tr.7]. Gần đây nhất, tác giả Đặng Thị Hương Lý trong công trình Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo (luận văn thạc sĩ Ngữ Văn, ĐHSP Hà Nội, 2006) cũng đã đi sâu nghiên cứu quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo về bản chất thơ, hình thức thơ, nhà thơ và công việc làm thơ. Qua đó, tác giả khẳng định: “Quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo được biểu hiện sinh động và nhất quán trong sáng tác của ông. Nó cũng cho thấy quá trình vận động, đổi mới của thơ Việt Nam từ sau 1975 trên nhiều phương diện” [25, tr.26-27]. 3 Ở phương diện nội dung, một số bài viết của các nhà phê bình, nghiên cứu đã tập trung vào việc khẳng định chiều sâu của thơ Thanh Thảo khi nói về thế hệ những người lính trong chiến trường, về nhân dân, Tổ quốc. Tiêu biểu là các bài viết: “Suy nghĩ về tính nhân dân trong Những ngọn sóng mặt trời của Thanh Thảo (Sử Hồng, Trần Đăng Suyền, Báo văn nghệ, tháng 6, 1983), “Dấu chân người lính trẻ trong thơ Thanh Thảo” (Lại Nguyên Ân, Văn nghệ Nghĩa Bình, 1980), tập tiểu luận phê bình Những vẻ đẹp thơ của Nguyễn Đức Quyền (Nxb Nghĩa Bình, 1980). Trong những vẻ đẹp thơ, Nguyễn Đức Quyền nhận định: “Thơ chống Mĩ đến Thanh Thảo đã lắng vào chiều sâu. Cái xô bồ của chiến tranh, cái tàn bạo của giặc mĩ, cái gian khổ của người lính được Thanh Thảo nhìn với cái nhìn trầm tĩnh lạ thường” [dẫn theo 25, tr.5]. Suy nghĩ về người lính trong thơ Thanh Thảo, Lại Nguyên Ân cũng có ý kiến tương tự: “có thể nói, Thanh Thảo đã tìm được nhiều cung bậc, nhiều sắc thái để tô đậm nét vô danh, bình thường của người lính cùng thế hệ” [dẫn theo 25, tr.6]. Bên cạnh những bài viết và công trình của các nhà nghiên cứu, còn có một số công trình luận văn, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, học viên cao học cũng đã tìm hiểu về nội dung này như Một số trường ca tiêu biểu về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (Nguyễn Thị Thu Hương, Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn, ĐHSP Hà Nội, 2002), Hình tượng nhân dân và người chiến sĩ trong thơ Thanh Thảo (, Đặng Thị Thúy Nga, Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn, ĐHSP Hà Nội, 2005). Ở phương diện hình thức nghệ thuật, thơ Thanh Thảo nói chung, tập thơ Khối vuông rubic nói riêng cũng nhận được khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình như các tác giả Bích Thu (“Thanh Thảo, một gương mặt tiêu biểu trong thơ từ sau 1975”, tạp chí Văn học, số 5 +6, 1985), Lê Lưu Oanh (Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990, Nxb, Nxb ĐHQG Hà Nội), Chu Văn Sơn (“Trường hợp Thanh Thảo”, Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb ĐHSP Hà Nội), Phan Huy Dũng (“Đàn ghita của Lorca của Thanh Thảo dưới 4 góc nhìn liên văn bản, Văn học Việt Nam trong nhà trường – một góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục, 2009)…. Mặc dù cùng xem xét những nét độc đáo trong hình thức nghệ thuật của thơ Thanh Thảo nhưng trong từng bài viết, mỗi tác giả lại chú ý đến một khía cạnh riêng. Tác giả Lại Nguyên Ân chú ý tới phương diện hình thức thể thơ và đặc biệt quan tâm đến thể trường ca của Thanh Thảo. Chu Văn Sơn sau khi đã đi sâu khám phá những quan niệm đã sinh thành ra thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo cũng khẳng định: “như một nghệ sĩ chân chính, ngay từ những bước đầu tiên trên thi đàn, Thanh Thảo đã là ngòi bút ham cách tân” [22, tr.415]. Nét cách tân đầu tiên của Thanh Thảo là khi thơ chống Mĩ đang “mạnh về thứ tâm tình ở bên trên”, “thứ nội tâm giản đơn được chuyển động bởi một chủ nghĩa lạc quan ít nhiều dễ dãi, rập khuôn, nhiều giáo điều, hô hào, ca tụng” [22, tr.416] thì Thanh Thảo đã đem đến một tiếng thơ đầy những bận tâm, toàn những chuyện day dứt nhân bản sâu kín về chuyện được – mất, sống – chết, vinh – nhục, họa – phúc, chung – riêng, cá nhân – cộng đồng, gia đình – tổ quốc,…, toàn những trải nghiệm rớm máu và kiên tâm” [22, tr.416]. Tuy nhiên, theo Chu Văn Sơn, “hướng cách tân đó chưa phải là điều đáng nói của Thanh Thảo. Thanh Thảo được xem là tay cách tân chủ yếu ở chuyện khác: chuyện hình thức” [22, tr.416]. Lê Lưu Oanh trong Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990 khi xem xét sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam hiện đại cũng có những nhận định tương đối toàn diện về tập thơ Khối vuông rubic. Tác giả khẳng định: “Khối vuông rubic là một sự chuyển giọng, chuyển cách nhìn vốn có mầm mống từ thơ viết trước 1975 khi anh vẽ chân dung thế hệ mình với cái nhìn gai góc, lí lẽ nhiều khi phức tạp. Anh nhận thấy sự đổi giọng của chính mình, từ những lời thơ chiến tranh rất đỗi mượt mà êm ái… đến những câu thơ trần trụi đầy suy nghĩ và lí sự, tỉnh táo và rạch ròi” [30, tr.148 – 149]; “chuyển cách nói uyển chuyển nhuần nhị sang thơ văn xuôi (có lúc chẳng ra thơ), Thanh Thảo đã thể nghiệm khả năng lí sự, biện 5 luận, tranh cãi, tăng phần trí tuệ, cố gắng hạ nhiệt độ cảm xúc để đưa cái tỉnh táo của lí trí lên cao” [29, tr.149]. Đó là về giọng thơ và thể loại, còn về câu thơ, tác giả nhận xét: “câu thơ của Thanh Thảo mang nhiều định nghĩa, nhiều tuyên bố: Thời chiến tranh là thời quá ít nhu cầu và quá nhiều khát vọng; thế hệ chúng tôi không thể sống bằng kỉ niệm, không dựa dẫm những hào quang có sẵn. Nhiều khi lí sự với các lập luận: làm sao… nói cho cùng; coi chừng… nghĩa là; nói vậy… có lẽ, vậy mà… nhưng, phải nói, có lẽ, như thế, thì ra Nhiều đối thoại, đặc biệt đối thoại với các giọng khác nhau trong ý thức mình…”.[30, tr.148]. Không đi sâu vào việc đánh giá thơ Thanh Thảo nói chung và tập thơ Khối vuông rubic nói riêng nhưng tác giả Phan Huy Dũng đã dành một sự quan tâm đặc biệt cho bài thơ Đàn gita của Lorca – bài thơ tiêu biểu trong Khối vuông rubic đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông. Trong bài viết “Đàn ghita của Lorca của Thanh Thảo dưới góc nhìn liên văn bản”, tác giả viết: “đọc Đàn ghita của Lorca, có thể thấy, mỗi từ, mỗi chi tiết, mỗi hình ảnh và hình tượng trung tâm trong đó đều là đầu mỗi của một quan hệ giao tiếp rộng lớn, mà nếu thiếu tri thức về các văn bản (hiểu theo nghĩa rộng) có trước đó thì độc giả không thể cảm nhận được, hiểu được ý nghĩa của chúng” [6, tr.207]. Bên cạnh những bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình về những đặc sắc trong hình thức thể hiện của thơ Thanh Thảo nói chung và tập thơ Khối vuông rubic nói riêng, còn có một số công trình khóa luậnluận văn của sinh viên, học viên cao học đề cập về vấn đề này. Trong công trình luận văn Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo, tác giả Đặng Thị Hương Lý đã khái quát quan niệm của Thanh Thảo về ngôn ngữ, hình ảnh và nhịp điệu thơ, qua đó, tác giả khẳng định “ngôn ngữ thơ Thanh Thảongôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, gần với văn xuôi” [25, tr.68]. Đặc biệt, trong công trình Đặc điểm ngôn ngữ thơ Thanh Thảo (Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn, ĐH Vinh, 2008), tác giả Lê Thị Ngân đã có những nhận xét tương đối khái quát về đặc điểm ngôn ngữ thơ Thanh Thảo, trong đó có tập thơ Khối 6 vuông rubic. Tác giả luận văn viết: “về ngôn ngữ, thơ Thanh Thảo sử dụng hệ thống ngôn ngữ phong phú, giản dị nhưng vẫn đảm bảo tính hàm súc, truyền cảm… Nét nổi bật trong thơ Thanh Thảo là tác giả sử dụng nhiều định ngữ nghệ thuật, nhiều biện pháp tu từ so sánh và điệp ngữ. Kết cấu bài thơ tự nhiên, thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc và những rung động bất ngờ. Nhờ vậy mà tô đậm được ấn tượng trong tâm hồn người đọc” [26, tr.99]. Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy rằng, có rất nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về thơ Thanh Thảo. Nhìn chung, các ý kiến đều khẳng định tính độc đáo và chiều sâu của thơ Thanh Thảo. Tuy nhiên, phần lớn các công trình và bài viết này đều đi vào tìm hiểu những đặc sắc về chủ đề, tư tưởng, quan niệm nghệ thuật và phác họa chân dung nghệ thuật thơ Thanh Thảo. Những ý kiến bàn về ngôn ngữ thơ Thanh Thảo, đặc biệt là ngôn ngữ trong tập thơ Khối vuông rubic chưa nhiều và nằm rải rác trong các bài viết trong những bài viết về nội dung, về quan niệm nghệ thuật thơ Thanh Thảo. Có công trình luận văn đã đi vào nghiên cứu ngôn ngữ thơ Thanh Thảo nhưng do phạm vi của đề tài, luận văn mới chỉ tìm hiểu khái quát một số đặc điểm ngôn ngữ thơ Thanh Thảo nói chung chứ chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu ngôn ngữ tập thơ Khối vuông rubic. Như vậy, ngôn ngữ thơ Thanh Thảo trong tập thơ này vẫn đang là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Và đó chính là cơ sở để chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài này. 3. Đối tượng nghiên cứu Trong khóa luận này, chúng tôi sẽ tìm hiểu tập thơ Khối vuông rubic của Thanh Thảo trên các phương diện đặc điểm từ ngữ, một số biện pháp tu từ nghệ thuật và tổ chức bài thơ. Do yêu cầu đối sánh để làm nổi bật những nét riêng của phong cách ngôn ngữ thơ Thanh Thảo trong Khối vuông rubic, khóa luận sẽ khảo sát một số phương diện trong các tập thơ khác của Thanh Thảo và một số nhà thơ khác trong cùng một bới cảnh văn học. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7 4.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu ngôn ngữ thơ Thanh Thảo trong tập Khối vuông rubic, khóa luận hướng đến hai mục đích sau. Thứ nhất, tìm hiểu đề tài này, chúng tôi mong muốn nêu bật được những nét đặc sắc nhất của ngôn ngữ thơ Thanh Thảo trong tập Khối vuông rubic để thấy được đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Thanh Thảo. Thứ hai, trong tương quan với các tác phẩm khác của Thanh Thảo và một số nhà thơ khác cùng thời, chúng tôi hy vọng sẽ có được một cái nhìn tổng quan về sự vận động của ngôn ngữ thơ Thanh Thảo, qua đó, có thể hình dung phần nào những quy luật vận động của ngôn ngữ thơ Việt Nam đương đại. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được hai mục đích nêu trên, chúng tôi đặt ra cho khóa luận nhiệm vụ nhận diện, mô tả, đánh giá một cách có hệ thống những đặc sắc ngôn ngữ thơ Thanh Thảo trong tập Khối vuông rubic qua so sánh với những tác phẩm khác. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong khóa luận này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê ngôn ngữ học; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp loại hình. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận sẽ được triển khai thành 3 chương. Chương 1: Khối vuông rubic với việc đổi mới ngôn ngữ thơ Thanh Thảo. Chương 2: Từ ngữ và một số biện pháp tu từ trong Khối vuông rubic. Chương 3: Tổ chức bài thơ trong Khối vuông rubic. Sau cùng là danh mục Tài liệu tham khảo. 8 Chương 1 KHỐI VUÔNG RUBIC VỚI VIỆC ĐỔI MỚI NGÔN NGỮ THƠ THANH THẢO 1.1. Ngôn ngữ thơ Việt Nam đương đại 1.1.1. Một số luận điểm cơ bản về ngôn ngữ thơ Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Đó là điều hiển nhiên, bất tất phải bàn cãi. Đối với chủ thể sáng tạo, khi sáng tác văn học, nhà văn bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ như chất liệu sáng tác duy nhất. Thông qua lăng kính ngôn ngữ, nhà văn bộc lộ cảm xúc, tư tưởng, tài năng và sức sáng tạo của mình. “Ngôn ngữ văn học thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của nhà văn, vừa có tính trực giác, tính cá thể, vì vậy M.Gorki (1868-1936) đã gọi ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” [35, tr.49]. Đối với khách thể tiếp nhận, muốn hiểu được ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm, họ không thể không chú ý đến văn bản ngôn từ, cũng tức là cách tổ chức ngôn ngữ của tác phẩm. Thơ ca là loại hình văn học sớm nhất của nhân loại. Nó “ra đời hầu như cùng một lúc với nhạc, họa, múa nhảy trong các cuộc tế lễ thần linh, ma thuật thời nguyên thủy” [35, tr.254]. So với loại hình tác phẩm tự sự, “thơ ca là hiện tượng độc đáo của văn học ở cơ chế vận hành bộ máy ngôn ngữ của nó” [7, tr.5]. Ngôn ngữ thơ vì thế trở thành đối tượng quan tâm của nhiều ngành khoa học, không chỉ đối với nhà ngôn ngữ học. Tuy nhiên, ở mỗi ngành, ngôn ngữ thơ lại được nghiên cứu với một mục đích riêng, một phương pháp tiếp cận riêng nên kết quả thu được cũng khác nhau. Cho đến nay, vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm về ngôn ngữ thơ. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, ở đây, khóa luận chỉ trình bày một số luận điểm cơ bản của một số nhà nghiên cứu mà chúng tôi cho là tiêu biểu để có một cái nhìn khái quát về vấn đề ngôn ngữ thơ. 9 Từ góc độ thi pháp học, Roman Jakobson trong bài “Thơ là gì?” đã định nghĩa thơ bằng cách “đối lập nó với cái không phải là thơ” [dẫn theo 8, tr.177]. Tuy nhiên, khi đối lập như vậy, ông cũng khẳng định một thực tế là “biên giới giữa thơ và cái không phải là thơ còn chông chênh hơn cả những địa giới hành chính của nước Trung Hoa” [dẫn theo 8, tr.179]. Chính vì vậy, Jakobson kết luận: “Nếu tính thơ, chức năng thơ hiện ra trong một tác phẩm văn học với một tầm quan trọng thống trị thì chúng ta gọi tác phẩm đó là thơ” [dẫn theo 8, tr.184]. Và cái mà ông gọi là tính thơ, chức năng thơ được thể hiện ra trong tác phẩm “theo cái cách từ ngữ được cảm nhận như là từ ngữ chứ không phải thay thế đơn giản của đối tượng được chỉ định, theo cách những từ, những cú pháp, những ngữ nghĩa của chúng, hình thức bên trong và bên ngoài của chúng không phải là các dấu hiệu vô hồn của hiện thực mà có trọng lượng riêng, giá trị riêng của chúng” [8, tr.184]. Trong một bài viết khác, tác giả so sánh “nếu hội họa là cách tạo hình bằng những chất liệu của trực quan có giá trị tự tại, nếu âm nhạc là cách tạo âm bằng chất liệu thuộc thính quan có giá trị tự tại, nếu vũ điệu tạo hình bằng chất liệu cử động của thân thể có giá trị tự tại, thì thơ là cách tạo hình với từ ngữ có giá trị tự tại. Thơngôn ngữ trong chức năng thẩm mĩ của nó” [dẫn theo 39, tr.13]. Ngoài ra Jakobson còn khẳng định “ngôn ngữ nói chung và văn xuôi nói riêng nhằm phục vụ một đối tượng trong đời sống hàng ngày. Thơ trái lại là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng” [dẫn theo 39, 16]. Quan điểm của Roman Jakobson về ngôn ngữ thơ thực chất đã làm rõ tương quan giữa âm và nghĩa, giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện trong thơ. Nếu F.de.Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (1913) cho rằng tương quan giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện trong ngôn ngữ (nói chung) là võ đoán thì quan điểm của Roman Jakobson đã phản biện lại lí thuyết đó, theo tác giả, tương quan giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện (ít nhất là trong lĩnh vực ngôn ngữ thơ) là không võ đoán. 10

Ngày đăng: 20/12/2013, 18:12

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Thống kê số lượng từ ngữ của một số trường từ và lớp từ tiêu biểu trong Dấu chân qua trảng cỏ và Khối vuông rubic - Luận văn ngôn ngữ thơ thanh thảo trong tập khối vuông rubic

Bảng 2.1.

Thống kê số lượng từ ngữ của một số trường từ và lớp từ tiêu biểu trong Dấu chân qua trảng cỏ và Khối vuông rubic Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 2.2. Thống kê số lượng định ngữ nghệ thuật được sử dụng trong - Luận văn ngôn ngữ thơ thanh thảo trong tập khối vuông rubic

Bảng 2.2..

Thống kê số lượng định ngữ nghệ thuật được sử dụng trong Xem tại trang 47 của tài liệu.
Khối vuông rubic cao hơn hẳn. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 3.1. So sánh tỉ - Luận văn ngôn ngữ thơ thanh thảo trong tập khối vuông rubic

h.

ối vuông rubic cao hơn hẳn. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 3.1. So sánh tỉ Xem tại trang 73 của tài liệu.
Qua bảng thống kê trên, có thể thấy, số lượng dòng thơ là từ/ cụm từ trong Khối vuông rubic có tỉ lệ cao hơn hẳn số lượng dòng thơ là từ/ cụm từ trong Thư mùa  đông của Hữu Thỉnh và  Ánh trăng của Nguyễn Duy - Luận văn ngôn ngữ thơ thanh thảo trong tập khối vuông rubic

ua.

bảng thống kê trên, có thể thấy, số lượng dòng thơ là từ/ cụm từ trong Khối vuông rubic có tỉ lệ cao hơn hẳn số lượng dòng thơ là từ/ cụm từ trong Thư mùa đông của Hữu Thỉnh và Ánh trăng của Nguyễn Duy Xem tại trang 86 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan