Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ chậm phát triển trí tuệ ở các trường tiểu học TP hồ chí minh

26 5K 31
Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ chậm phát triển trí tuệ ở các trường tiểu học TP  hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Tôn Nữ Cẩm Thành MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Vinh, 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Tơn Nữ Cẩm Thành MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỊA NHẬP TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Giáo dục học ( Bậc Tiểu học) Mã số : 60. 14. 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS - TS Nguyễn Thị Hường Vinh, 2011 LỜI CẢM ƠN Mọi trẻ em đều có quyền được học hành, vui chơi cho dù trẻ đó có CPTTT, hơn nữa mục tiêu chính của giáo dục nói chung chính là “ vì sự phát triển của trẻ…”, xuất phát từ quan điểm trên, chúng tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ CPTTT các trường tiểu học tại Tp. Hồ Chí Minh” để nghiên cứu . Trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn này chúng tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy Cô, bạn bè và đồng nghiệp, xin bày tỏ nơi đây lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của tôi đến:  Quý Thầy Cô giám hiệu trường Đại học Vinh - Trường Đại Học Sài Gòn  Khoa sau đại học trường Đại học Vinh.  Phòng tổ chức cán bộ trường Đại học Sài Gòn  Khoa Giáo dục Mầm Non trường Đại học Sài Gòn  Chuyên viên phòng Tiểu học thuộc Sở GD & ĐT, Chuyên viên phụ trách khuyết tật các quận huyện, Ban giám hiệu và các giáo viên dạy hòa nhập tiểu học Tp. HCM  Đặc biệt tôi xin cám ơn PGS-TS Nguyễn Thị Hường, người đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Do năng lực bản thân còn hạn chế và quỹ thời gian có hạn, luận văn chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong tiếp tục nhận được những góp ý từ quý Thầy Cô, bạn bè để hoàn thiện hơn nữa luận văn của mình. Xin chân thành cảm ơn BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chậm phát triển trí tuệ : CPTTT Giáo dục hòa nhập : GDHN Giáo dục đặc biệt : GDĐB Giáo viên : GV Hòa nhập : HN Kế hoạch giáo dục cá nhân : KHGDCN Phụ huynh : PH Thành phố Hồ Chí Minh : Tp. HCM Trẻ khuyết tật : TKT Giáo dục và đào tạo : GD & ĐT MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cám ơn Mục lục Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU Chương 1 : Cơ sở lý luận của đề tài 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu . 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài . 1.3. Một số đặc điểm tâm lý trẻ CPTTT liên quan đến khả năng học HN tiểu học . 1.4. Một số vấn đề về GDHN trẻ CPTTT trường tiểu học Chương 2: Cơ sở thực tiễn về GDHN trẻ CPTTT các trường tiểu học Tp.HCM 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng . Chương 3: Một số biện pháp GDHN trẻ CPTTT các trường tiểu học Tp. HCM 3.1.Một số biện pháp GDHN trẻ CPTTT trong trường tiểu học . 3.2. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, Việt Nam rất quan tâm đến người khuyết tật nói chung và giáo dục trẻ khuyết tật (TKT) nói riêng vì đây là một trong những yếu tố đánh giá mức độ phát triển, nền văn minh, tiến bộ của một quốc gia. Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia có tỷ lệ trẻ khuyết tật khá cao, theo số liệu của Tiến Sĩ Lê Văn Tạc – Viện chiến lược và chương trình giáo dục, trong tổng số 32 triệu trẻ em việt Nam, TKT có khoảng 1,1 triệu em, chiếm khoảng 3,4% so với trẻ em bình thường cùng độ tuổi. TKT nói chung, trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) nói riêng, là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em thiệt thòi. Vì vậy, các em cần được sự quan tâm đặc biệt của gia đình, cộng đồng và toàn thể xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng TKT cũng có nhu cầu và năng lực học tập như những trẻ bình thường khác, vì vậy việc phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục TKT, giúp các em vượt qua những nghiệt ngã của số phận, có cuộc sống bình thường như bao người khác là điều hết sức quan trọng. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung và TKT nói riêng là trách nhiệm của chung của cộng đồng xã hội. Quốc hội nước ta đã ban hành Pháp lệnh về người tàn tật và ký lệnh công bố ngày 8/8/1998, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số pháp lệnh về người tàn tật [7], trong đó, đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục cho trẻ khuyết tật. Dựa trên pháp lệnh này, chiến lược giáo dục tiểu học từ nay đến năm 2015 , Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành 10/1997, đã nêu rõ: “Cần làm cho chính quyền các cấp thấy việc giáo dục TKT là trách nhiệm của tất cả mọi người trong cộng đồng và toàn thể xã hội”. Từ năm 2000 dến nay, nước ta đã có nhiều nghiên cứu về giáo dục đặc biệt (GDĐB) và Giáo dục HN (GDHN), các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều vấn đề và nêu rõ các vấn đề cần quan tâm đối với GDĐB trong đó một việc quan trọng, cấp bách mang tính ưu việt hơn hết là GDHN trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, giáo dục trẻ khuyết tật (TKT) nói chung và GDHN nói riêng như thế nào mới thật sự có hiệu quả đối với trẻ KT và gia đình trẻ, với cộng đồng xã hội? Trước đây, TKT thường được giáo dục các trường chuyên biệt, ít có cơ hội tiếp xúc với xã hội, với trẻ bình thường đồng trang lứa nên đã gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, khó khăn trong HN cộng đồng và điều này trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Xu thế phát triển chung của thời đại cùng với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự ra đời của mô hình GDHN trên tòan thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo nhận định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo hiện nay GDHN tại nước ta cũng đã tạo cơ hội cho TKT có cơ hội tiếp cận bình đẳng với mọi người xung quanh, có chất lượng hơn giai đoạn 2005, GDHN đã giúp một số TKT được học tại nơi sinh sống cùng gia đình, không có sự tách biệt môi trường sống so với giai đoạn trước [ 7]. Bộ Giáo dục và đào tạo cũng nhận định về GDHN: “ . với giáo dục Việt Nam, dù ngành giáo dục đang gặp một số khó khăn, nhưng GDHN bước đầu đang được phát triển rộng rãi và được xem là hướng phát triển chính trong giáo dục TKT .” [7] và trong báo cáo định hướng giáo dục cho TKT tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện NĐ26/CP cũng đã nêu rõ “ vì GDHN rất cần thiết đối với trẻ khuyết tật .nhưng vẫn còn rất nhiều điều khó khăn và bất cập trong qúa trình thực hiện, đặc biệt là nhóm trẻ CPTTT, nhóm trẻ chịu rất nhiều thiệt thòi do khiếm khuyết về trí não. Vì vậy cần có những giải pháp đồng bộ, cụ thể hơn, cần được đặc biệt quan tâm hơn trong GDHN trẻ CPTTT .” Trong lịch sử phát triển giáo dục TKT trên thế giới, việc giáo dục cho nhóm trẻ CPTTT luôn là vấn đề nan giải nhất so với các trẻ khuyết tật khác trong quá trình chăm sóc - giáo dục, do đặc điểm của dạng tật này là những khiếm khuyết về trí tuệ. Do vậy ngành giáo dục nước ta cũng gặp phải nhiều vướng mắc đối với việc GDHN nhóm trẻ CPTTT. Xuất phát từ thực trạng, những trăn trở, tâm huyết về điều kiện để trẻ CPTTT có thể phát triển được, đem lại hiệu quả thật sự cho GDHN trẻ KT nói chung và trẻ CPTTT nói riêng, nhu cầu cần có những biện pháp tác động phù hợp trong GDHN. Vì vậy chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp GDHN cho trẻ CPTTT các trường tiểu học Tp. Hồ Chí Minh”, chúng tôi cho rằng đây là một vấn đề lý thú và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, vì nếu mục đích giáo dục HN mang đậm màu sắc của nhân đạo thì các biện pháp để giáo dục HN trẻ CPTTT có chất lượng, đạt hiệu quả cao là vấn đề mang tính khoa học cần được nghiên cứu kỹ. Vấn đề này vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết của GDHN trẻ CPTTT hiện nay các trường tiểu học Tp. Hồ Chí Minh, vừa góp một phần vào lý thuyết GDHN cho trẻ CPTTT, làm cơ sở để phát triển chất lượng GDHN cho các nhóm trẻ khuyết tật khác trong trường tiểu học. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về GDHN trẻ CPTTT trường tiểu học, đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả GDHN cho trẻ CPTTT. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác GDHN trẻ CPTTT một số trường tiểu học Tp. Hồ Chí Minh. 9 3.2. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp giáo dục HN trẻ CPTTT trường tiểu học Tp. Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được hệ thống biện pháp và có cơ hội tác động phù hợp thì sẽ tạo điều kiện cho giáo dục hòa nhập trẻ chậm phát triển trí tuệ trường tiểu học đạt hiệu quả hơn . 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề GDHN trẻ chậm phát triển trí tuệ . 5.2. Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng GDHN trẻ chậm phát triển trí tuệ hiện nay một số trường tiểu học Tp.HCM. 5.3. Đề xuất một số biện pháp GDHN cho trẻ CPTTT trong trường tiểu học Tp. HCM, khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi những biện pháp đã đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu Một số trường tiểu họctrẻ CPTTT học HN thuộc địa bàn quận 1, quận 3, quận 4, Bình Thạnh, Gò vấp, quận 12, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi thuộc Tp. HCM, bảo đảm sự cân đối về địa bàn nghiên cứu khu vực nội thành và ngoại thành. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu và những nhiệm vụ đã đề ra, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các tài liệu liên quan đến vấn đề GDHN trẻ CPTTT trường tiểu học. 10 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 7.2.1. Phương pháp điều tra: điều tra bằng phiếu để tìm hiểu thực trạng GDHN trẻ trong trường tiểu học tại một số quận huyện của TP. HCM có trẻ CTPTT học HN (cả nội thành và ngoại thành) và để khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp giáo dục HN trẻ CPTTT đã đề xuất. 7.2.2. Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý trường tiểu học, GVTH dạy trẻ CPTTT học HN, phụ huynh có con CPTTT học HN nhằm làm sáng tỏ hơn nguyên nhân thực trạng và thu thập thêm thông tin về các biện pháp giáo dục trẻ CPTTT học HN 7.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: thu thập ý kiến của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau tham gia vào quá trình GDHN, cán bộ quản lý giáo dục, bao gồm cả cha mẹ trẻ CPTTT và giáo viên tiểu học. 7.2.4. Phương pháp quan sát : quan sát tiến trình hoạt động GDHN trẻ CPTTT một số trường tiểu họctrẻ CPTTT học HN. 7.3. Phương pháp thống kê toán học - Xử lý các số liệu thu được từng giai đoạn nghiên cứu. - Lập bảng biểu so sánh các kết quả nghiên cứu 8. Đóng góp mới của đề tài 8.1. Góp phần làm phong phú cơ sở lý luận về biện pháp GDHN trẻ CPTTT và vận dụng nó vào giải quyết những vấn đề lý luận khoa học giáo dục có liên quan đến giáo dục trẻ khuyết tật 8.2. Góp phần khẳng định và làm phong phú thêm các biện pháp GDHN trẻ CPTTT trường tiểu học hiện nay. 9. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, Luận văn bao gồm 3 chương: • Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan