Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945

108 1.3K 5
Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Đỗ thị diệp lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trớc 1945 Luận văn thạc sĩ ngữ văn Vinh - 2007 Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Đỗ thị diệp lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trớc 1945 Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 602232 Luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: GS. phong lê Vinh - 2007 2 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Nguyễn Công Hoan là nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một trong những đại diện xuất sắc của khuynh hớng văn học hiện thực phê phán trớc Cách mạng tháng Tám và cũng là một trong những ngời đầu tiên góp phần xây dựng nền văn học của thời đại mới. Ngay từ những tác phẩm đầu tiên, cây bút Nguyễn Công Hoan đã thực sự chinh phục độc giả khắp nơi trong cả nớc và gây đợc sự chú ý của giới phê bình văn học đơng thời. 1.2 Nói đến Nguyễn Công Hoan là nói đến "một sức sáng tạo mãnh liệt , một đời văn lực lỡng". Sự nghiệp văn học của ông bắt đầu từ những năm 20 thế kỷ XX. Trong suốt cuộc đời sáng tác, Nguyễn Công Hoan đã sáng tạo không ngừng nghĩ. Đã để lại một gia tài văn học khá đồ sộ gồm hơn 200 truyện ngắn, hơn 20 truyện dài và nhiều bài nghiên cứu và phê bình văn học nghệ thuật, cùng với những tập hồi ức, tự sự, mang dấu ấn lịch sử, thời đại mà ông đã trải. Tuy nhiên phải thấy rằng Nguyễn Công Hoan ít thành côngtruyện dài, dù so với các nhà văn cùng thời ông viết khá nhiều. Nói đến ông trớc hết là nói đến một trong những tác giả nổi tiếng nhất về truyện ngắn ở nớc ta từ trớc đến nay. 1.3 Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan mở ra một thế giới nghệ thuật mới lạ, hấp dẫn. Bớc vào thế giới nghệ thuật của ông, ta có cảm tởng nh bớc vào một khu triển lãm phong phú, nhiều màu, nhiều vẻ về những cảnh ngộ, những con ngời đang múa may, khóc cời trong xã hội cũ. Có những chuyện độc ác tàn nhẫn, những chuyện xấu xa tởm lợm, những chuyện thơng tâm ai oán, cùng những chuyện nực cời lố lăng trong xã hội thực dân nửa phong kiến đầy những bất công ngang trái. Bên cạnh đó là chân dung của một số vị tai to mặt lớn quen thói hách dịch, đầy quyền thế sống phè phỡn trong thế giới thợng lu bấy giờ. Từ đó bằng nghệ thuật trào phúng hấp dẫn, ông đã khái quát và liên hệ với những vấn đề đang 3 diễn ra một cách nóng bỏng, gay gắt trong xã hội. Đó là một xã hội gồm đủ mặt các loại ngời thuộc các giai tầng xã hội, từ bọn địa chủ, quan lại, bọn t sản, nhà giàu đến những ngời thuộc tầng lớp nhà Nho lỗi thời và cả những ngời dân lao động nghèo khổ, có lúc cũng trở thành đối tợng để cời. ở mỗi đối tợng, tiếng cời mang một sắc thái ý nghĩa khác nhau trong lời văn nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan. 1.4 Nguyễn Công Hoan là nhà văn rất thành công trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Ông thuộc lớp nhà văn những năm 20 đầu thế kỷ XX, lớp ngời đang mò mẫm, tìm đờng khai phá trong buổi đầu xây dựng và hoàn thiện nền văn chơng Quốc ngữ. Công lao của ông là giữa những con đờng đan nhau ở các ngã ba, ngã t, nơi mà những ngời cầm bút còn đang phân vân, thậm chí có thể lạc lối giữa những nguồn ảnh hởng phức tạp, cũ, mới, tốt, xấu, lẫn lộn, ông đã chọn con đờng đi về phía truyền thống dân tộc. Bầu khí quyển của văn học dân tộc đã ảnh hởng tích cực tới ngòi bút Nguyễn Công Hoan, tạo điều kiện về chất liệu, kiểm nghiệm chất lợng, kích thích khả năng sáng tạo của ông. Chịu sự tác động trực tiếp của ngôn ngữ văn học dân tộc trong tiến trình hiện đại hóa, lại không vớng bận bởi văn chơng cử tử nh một số cây bút cựu học khác, Nguyễn Công Hoan đã sớm có những tác phẩm mang tính hiện đại về ngôn từ. Đây chính là nét độc đáo của nhà văn. Vì thế việc tìm hiểu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nhằm khẳng định tài năng nghệ thuật của ông. 1.5 ý thức sâu sắc tầm quan trọng của ngôn ngữ trong sáng tác văn học, các nhà lý luận đã nêu: "Phải chú ý đầy đủ đến những tìm tòi đóng góp của tác giả về nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ. Nếu không ta có thể biến bài nghiên cứu một tác giả văn học thành bài nghiên cứu một nhà t tởng, một nhà chính trị. Không nghiên cứu ngôn ngữ là bỏ qua mặt quan trọng của tác giả với t cách là nghệcủa một loại hình nghệ thuật riêng biệt" [30;717]. Nguyễn Công Hoan về mặt ngôn ngữ đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Đọc truyện của ông ta thấy nhà văn có ý thức và khả năng vận dụng ngôn ngữ rất linh hoạt. Chính 4 nghệ thuật sử dụng ngôn từ là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng làm nên thành công cho truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Đã có không ít các công trình nghiên cứu nhằm giới thiệu, thẩm định và khẳng định tài năng của Nguyễn Công Hoan ở lĩnh vực truyện ngắn trên nhiều bình diện: nghệ thuật xây dựng nhân vật, phong cách nghệ thuật trần thuật, đặc điểm ngôn ngữ . v.v. Riêng vấn đề lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của ông thì mới chỉ đợc bàn đến nh một đặc điểm về ngôn ngữ, về nghệ thuật trần thuật một cách rải rác trong các bài viết mà cha có công trình nào đề cập đến một cách hệ thống. Đó là lí do để chúng tôi chọn đề tài này, nhằm tìm ra nét đặc trng trong phơng diện nghệ thuật, thể hiện sức sáng tạo của Nguyễn Công Hoan. 2. Lịch sử vấn đề Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đã gây đợc sự chú ý của d luận ngay từ khi những truyện ngắn đầu tiên của ông ra đời. Sau khi tập truyện Kép T Bền (1935), đợc xuất bản truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan càng thu hút đợc sự quan tâm của giới nghiên cứu. Từ đó đến nay đã có nhiều công trình tìm hiểu nội dung cũng nh hình thức biểu hiện lời văn nghệ thuật của nhà văn. Nhìn chung các tài liệu nghiên cứu đợc chia làm hai chặng: trớc và sau 1945. 2.1 Giai đoạn trớc 1945 Trớc Cách mạng tháng Tám, khi truyện ngắn Nguyễn Công Hoan mới ra mắt bạn đọc, đã có nhiều bài viết khen ngợi nội dung hiện thực và giá trị nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn. Năm 1932, Trúc Hà trong bài: Một ngọn bút mới - Ông Nguyễn Công Hoan, đã tỏ ra khá tinh tế khi nhận ra giọng văn mới mẻ pha chất hài hớc của Nguyễn Công Hoan: "Văn ông có cái hay, rõ ràng, sáng sủa, thiết thực, hơi văn nhanh và gọn, lời văn hàm một giọng trào phúng- lại thờng hay đệm một vài câu hoặc một vài chữ có ý nghĩa khôi hài bông lơn thú vị" [13;7]. 5 Đến năm 1935, ngay sau khi ra đời tập truyện ngắn Kép T Bền đã trở thành một sự kiện gây xôn xao đời sống văn học, và bắt đầu có ý kiến khen chê trái ngợc nhau. Phái nghệ thuật vị nhân sinh, tiêu biểu là Hải Triều đánh giá cao nội dung hiện thực và giá trị nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan. Nhà phê bình tỏ ra rất tinh tế trong cảm thụ nghệ thuật gây cời của nhà văn, "với những câu văn rất thành thực, chắc chắn, hý hởn, nghộ nghĩnh, nhiều khi cục cằn, thô bỉ nữa" [50;15]. Phái nghệ thuật vị nghệ thuật,với đại diện là Hoài Thanh cũng khen truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn ông viết: tài nghệ của nhà văn là ở cách kể chuyện. Nguyễn Công Hoan đã khéo lấy những điều quan sát có ý vị lắp vào những cốt truyện không có gì. Đó là cái đặc sắc của ông, và Tài quan sát của Nguyễn Công Hoan trớc sau không thay đổi mấy nhng nghệ thuật của ông thay đổi rất nhiều [15;266]. Cùng với Hoài Thanh, Thiếu Sơn cũng đánh giá cao nghệ thuật viết truyện của Nguyễn Công Hoan. "Văn ông Hoan vừa vui vừa hoạt, bao giờ cũng có giọng khôi hài, dễ dãi với cái cách trào phúng sâu cay, câu chuyện động lòng bằng chết mà ông cũng giễu kỳ cùng, giễu cho ng- ời ta cời nôn ruột, nhng đến khi cơn cời đã hết, tự nhiên lại cảm thấy nỗi buồn vô hạn, vô biên về nhân tình thế thái". [15;275]. Cũng trong thời gian này, bài viết của Tờng Lam- Phú Xuân Hội đề cao nội dung xã hội của tập Kép T Bền: Ông Nguyễn Công Hoan là tiểu thuyết gia có tính hay chế giễu, mỉa mai đời một cách sâu xa. Đọc truyện của ông, ban đầu phải cời, rồi lần lần hoặc đau đớn ngấm ngầm hoặc tự thẹn [42;12]. Năm 1936, Lê Tràng Kiều lại có ý kiến trái ngợc. Ông chê nội dung truyện Nguyễn Công Hoannghệ thuật cũng chẳng coi ra gì. Ông viết: "Ai có đọc hết tác phẩm của Nguyễn Công Hoan thì thấy ông không đáng là nhà văn xã hội", và "Nguyễn Công Hoan, theo chúng tôi chỉ là một anh Kép hát đợc vài câu bông lơn có duyên thế thôi" [15;36]. 6 Nh vậy, trừ ý kiến hơi quá đáng của Lê Tràng Kiều, thì những ngời ở cả hai phái vị nghệ thuật, và phái vị nghệ thuật nhân sinh, và cả những ngời không ở trong hai phái nghệ thuật trên đều thừa nhận nghệ thuật viết truyện tài tình của Nguyễn Công Hoan. Chẳng hạn trong bài Phê bình Kép T Bền, tác giả Trần Hạc Đình viết: Ông a tả, a vẽ cái xấu xa, hèn mạt đê tiện của cả một hạng ngời xa nay vẫn đeo cái mặt nạ giả dối, "Trong khi viết văn, ông tỏ ra một ngời rất có tự chủ. Trớc những cảnh nực cời, chua xót, ghê thảm, thơng tâm, ông vẫn lạnh lùng điềm tĩnh, không chịu để cho giọng văn của mình uốn theo những cảnh ấy mà trở nên hoặc thống thiết hoặc xót xa" [7] . Năm 1939, Trơng Chính trong Dới mắt tôi có khen một số điểm trong nghệ thuật viết của Nguyễn Công Hoan, nhng lại cho rằng: Nếu coi Nguyễn Công Hoan là "nhà văn xã hội", là "nâng ông lên một vị trí quá cao trong văn học Việt Nam"; rằng "Nguyễn Công Hoan chỉ là một anh pha trò, tàn nhẫn, tinh quái, thô lỗ [5;94]. Tuy vậy một số u điểm của Nguyễn Công Hoan nh là "tài quan sát tinh vi", "cách dùng chữ ngộ nghĩnh", "cách kể chuyện tự nhiên", đã đợc nhà phê bình trẻ phát hiện. Năm 1944, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, cũng khen về cách viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan: "Nguyễn Công Hoan sở trờng về truyện ngắn hơn là truyện dài. Trong các truyện dài, nhiều chỗ ông lúng túng, rồi kết thúc giản dị quá, không xứng một truyện to tát ông đã dựng. Trái lại ở truyện ngắn, ông tỏ ra là một ngời kể chuyện rất có duyên. Phần nhiều truyện ngắn của ông linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm ngời đọc khoái trá vô cùng. Những truyện ngắn của ông tiêu biểu cho thứ văn vui, thứ văn mà có lẽ từ ngày nớc Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mới, ngời ta chỉ thấy ở ngòi bút ông thôi" [35; 979] . 2.2 giai đoạn sau 1945 Có thể nói sau Cách mạng tháng Tám, công tác nghiên cứu, phê bình đã có một bớc phát triển mới. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Hoan đợc đánh giá cao hơn, xác đáng hơn. Các sách nghiên cứu, các giáo trình đại học, các bài báo, 7 tạp chí, và những năm gần đây các luận án tiến sỹ, thạc sỹ ., ngày càng khai thác nhiều mặt, nhiều khía cạnh, nhiều yếu tố trong sáng tác của ông. Chủ yếu là truyện ngắn ở tiếng cời, ở ngôn ngữ, nhân vật, và gần đây nhất là vấn đề lời văn nghệ thuật đang đợc quan tâm tìm hiểu. Năm 1968, tác giả Nguyễn Đức Đàn nhận định: "Về nghệ thuật viết truyện ngắn phải nói rằng Nguyễn Công Hoan là ngời có nhiều khả năng và kinh nghiệm. Truyện của ông thờng rất ngắn. Lời văn khúc chiết, giản dị. Cốt truyện đợc dẫn dắt một cách có nghệ thuật để hấp dẫn ngời đọc. Thờng kết cục bao giờ cũng đột ngột. Mỗi truyện thờng nh một màn kịch ngắn có giới thiệu, thắt nút và mở nút. Cố nhiên không phải là tất cả mọi truyện đều đạt cả. Nhng thờng thì những truyện không đạt chủ yếu là do nội dung t tởng". Về đặc trng phơng pháp sáng tác ông lại cho rằng: Nguyễn Công Hoan đã nhìn thấy bản chất thối nát xấu xa của bọn thống trị xuyên qua cái hình thức bề ngoài đẹp đẽ giả tạo của chúng. Nhng khi nhìn quần chúng nghèo khổ, có nhiều trờng hợp cái nhìn ấy chỉ dừng lại ở hiện t- ợng mà không đi đợc vào bản chất. ở những chỗ này Nguyễn Công Hoan sa vào chủ nghĩa tự nhiên [6;71-88] . Năm 1973, Nguyễn Trác nhận định về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan là thế giới những kẻ khốn khổ, đáng thơng, còn về cách viết ông lại cho rằng: Văn ông giản dị, tự nhiên, và đậm đà màu sắc dân tộc. Ông biết sử dụng ngôn ngữ hợp với tâm lý các nhân vật thuộc nhiều hạng khác nhau trong xã hội [47;208]. Năm 1974, Vũ Ngọc Khánh trong Thơ văn trào phúng Việt Nam nhận xét: "Thủ pháp quen thuộc và độc đáo của Nguyễn Công Hoan là hay làm cho bộ mặt đối tợng trở nên méo mó hơn, lố bịch hơn, để bản chất ti tiện của nó đợc nổi rõ hơn. Tuy vậy nụ cời phũ phàng này nhiều lúc cũng rơi vào những đối tợng không đáng châm biếm, hoặc sa vào chủ nghĩa tự nhiên ngoài ý muốn của tác giả" [20;375]. 8 Năm 1976, Phong Lê trong cuốn Văn và Ngời nhận định về tiếng cời Nguyễn Công Hoan đó là "Một thứ vũ khí. Ông đứng trên tất cả mà cời. Cời với mọi cung bậc: hả hê, khoái chá, chua chát, chế giễu, khinh bỉ, đau xót, căm giận . Có cái cời ra nớc mắt của một tấm lòng u ái nhân hậu. Nhng lại cũng có cái cời để mà cời, của một ngời vô tình hay vô tâm, thậm chí có khi lạc điệu. Cho nên cần thấy nét đặc sắc trong cái cời của Nguyễn Công Hoan, nhng cũng phải thấy không phải cái cời nào của ông cũng đúng chỗ và có ý nghĩa" [27;87]. Năm 1978, trong Con đờng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan: "Đọc truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thấy tài hoa của ông chủ yếu dồn vào cốt truyện và cách kể truyện ( .).Ông có một cái duyên kể chuyện hết sức hấp dẫn ( .). Phơng thức kể chuyện biến hóa, tài vẽ hình, vẽ cảnh sinh động, khả năng dựng đối thoại có kịch tính, giọng kể chuyện tự nhiên hoạt bát, lối ví von so sánh độc đáo, cách chơi chữ táo bạo, dí dỏm ( .). Nhng về đại thể bí quyết chủ yếu vẫnnghệ thuật dẫn dắt tình tiết sao cho mâu thuẫn trào phúng, tình thế hài hớc bật ra ở cuối tác phẩm một cách đột ngột bất ngờ" [31; 107] . Năm 1983, tác giả Phan Cự Đệ, cũng đã có nhận xét về cấu trúc tác phẩm ông nh sau: "Nguyễn Công Hoan là ngời có phong cách truyện ngắn độc đáo( .), biết tổ chức cấu trúc chặt chẽ và thay đổi hình thức cấu trúc linh hoạt". Truyện Nguyễn Công Hoan "bộc lộ những mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tợng, giữa nội dung và hình thức để làm bật lên tiếng cời đả kích .", "có nhiều nét gần gũi với truyện cời dân gian. Chú ý xây dựng cốt truyện hơn là xây dựng nhân vật", thờng " dấu cái sự kiện trung tâm mang chủ đề, chỉ ở mấy câu cuối cùng, thậm chí có khi ở năm sáu chữ cuối cùng tác giả mới đột ngột trở lại với nó" [12;5-12]. Năm 1988, Nguyễn Hoành Khung trong Từ điển văn học nhận xét: "Về mặt nghệ thuật, Nguyễn Công Hoan tỏ ra khá già dặn, độc đáo trong thể loại truyện ngắn trào phúng. Ông giỏi phát hiện ra những tình huống mâu thuẫn đáng cời và có cách kể chuyện thật tự nhiên, có duyên, hấp dẫn với một ngôn ngữ sinh 9 động, rất gần với khẩu ngữ hằng ngày không chút gì sách vở" [23;1114]. Và trong Văn học Việt Nam 1930-1945: "Nguyễn Công Hoan xứng đáng đợc coi là "cây bút bậc thầy", "với một tài năng lớn", chủ yếu thể hiện ở thể loại truyện ngắn [22;370]. "Có thể nói, sự nhạy bén đặc biệt trớc những mâu thuẫn trào phúng trong đời sống là một đặc điểm quan trọng nhất trong t duy nghệ thuật Nguyễn Công Hoan" [22;371]. Cũng trong thời gian này, nhóm tác giả Trần Đình Hợu- Lê Chí Dũng trong Văn học Việt Nam giao thời 1900-1930 cho rằng: "Nguyễn Công Hoan, mỗi truyện ngắn chỉ khai thác một tình huống, một mâu thuẫn. Ông biết cách đẩy mâu thuẫn lên thật cao rồi kết thúc đột ngột. Câu văn của ông gọn, sáng sủa. Đọc ông độc giả phân biệt rõ đâu là ngôn ngữ của tác giả, đâu là ngôn ngữ nhân vật, và mỗi ngôn ngữ nhân vật đều có ngôn ngữ riêng của mình. Với Nguyễn Công Hoan có thể nói, truyện ngắn hiện đại và ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại đã hình thành" [22;263]. Theo dòng thời gian các công trình nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan dần đợc khai phá sâu hơn về vấn đề lời văn nghệ thuật. Trong số những ngời nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan, Lê Thị Đức Hạnh dành nhiều tâm huyết cho truyện ngắn của ông. Trong công trình: Nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc và độc đáo của nguyễn Công Hoan, tác giả nhận xét : "Nguyễn Công Hoan tiếp nhận phần lớn những hình ảnh hay, tốt, gạn lọc lấy những phần tinh túy, nhuần nhuyễn vào ngòi bút, tạo thành một phần máu thịt trong câu văn của ông ( .). Ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan là ngôn ngữ của quần chúng đợc chọn lọc, và nâng cao, đậm hơng vị ca dao, tục ngữ, có khi tác giả đa ca dao, tục ngữ vào truyện một cách rất tự nhiên thoải mái. Những chữ dùng của ông thờng giản dị giàu hình ảnh- cụ thể, so sánh, ví von, làm cho ngời đọc dễ có liên tởng thú vị" [15;394]. Nghiên cứu lịch sử vấn đề chúng tôi nhận thấy một số phơng diện trong lời văn nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan đã đợc đề cập. Nhng cha có công trình nào coi đối tợng này là đối tợng nghiên cứu chính và tập trung một cách toàn diện, sâu 10 . cho chúng tôi khi tìm hiểu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Trong lời văn nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan, đầy những tiếng nhại,. Nguyễn Công Hoan. 12 Chơng 1 Lời văn nghệ thuật nh một sáng tạo của nhà văn 1. Khái niệm lời văn nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học, lời văn nghệ thuật

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan