Lịch sử văn hoá dòng họ nguyễn tiên điền ở nghi xuân (hà tĩnh) cuối thế kỷ XVI đến nay

78 871 1
Lịch sử   văn hoá dòng họ nguyễn tiên điền ở nghi xuân (hà tĩnh) cuối thế kỷ XVI đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục a. Mở đầu 02 1. Lí do chọn đề tài.02 2. Lịch sử vấn đề.04 3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu .06 4. Nhiệm vụ của khoá luận 06 5. Phơng pháp nghiên cứu.07 6. Bố cục luận văn .07 B. Nội dung 08 Chơng 1: Quá trình phát triển của dòng họ Nguyễn Tiên Điền trên đất Nghi Xuân từ cuối thế kỷ VI đến nay .08 1.1 Nghi Xuân - đất và ngời 08 1.2 Dòng họ Nguyễn Tiên Điền định c Nghi Xuân14 1.3 Sự phát triển của dòng họ Nguyễn Tiên Điền trên đất Nghi Xuân20 Chơng 2: Văn hoá truyền thống của dòng họ Nguyễn Tiên Điền Nghi Xuân 2.1 Truyền thống khoa bảng của dòng họ Nguyễn Tiên Điền26 2.2 Dòng văn họ Nguyễn Tiên Điền35 2.3 Đền thờ, bia ký, lăng mộ .40 2.4 Các nghề truyền thống của dòng họ Nguyễn Tiên Điền52 Chơng 3: Đóng góp của dòng họ Nguyễn Tiên Điền trong lịch sử dân tộc.56 3.1 Nguyễn Nghiễm.56 3.2 Nguyễn Trọng60 3.3 Nguyễn Khản.61 3.4 Nguyễn Điều 63 3.5 Nguyễn Nễ.64 3.6 Nguyễn Du.66 C. Kết luận .69 1 a. mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Cây cao nghìn tầm cũng do từ cội rễ, sông bắt nguồn từ núi rồi lại chảy về biển lớn (Đông hồVăn Diễn). Có xa thì mới có nay cũng nh con ngời ai cũng có quê hơng, tộc họ. Dẫu cho thế sự xoay vần, tên đất tên làng, kể cả con ngời có thay đổi thì những truyền thống văn hoá tốt đẹp mãi giữ giá trị lâu bền, soi sáng ngàn xa vơn tới ngàn sau. Văn hoá dòng họ là một dòng chảy quan trọng trong nguồn mạch văn hoá Việt Nam. Dòng văn hóa này vừa mang những đặc điểm chung của văn hoá dân tộc vừa có những nét riêng. Nó kiến tạo nên bộ mặt tinh thần của mỗi dòng họ một địa phơng nhất định, dựng xây nên những di sản văn hoá vô giá, cống hiến cho đất nớc biết bao nhân tài với những đóng góp trên mọi lĩnh vực. Vì vậy, việc nghiên cứu văn hoá dòng họ vừa có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc gìn giữ, phát huy truyền thống văn hoá dòng họ, góp phần làm phong phú thêm lịch sử địa phơng, trở thành nguồn tài liệu quý để đi sâu tìm hiểu lịch sử văn hoá dân tộc; vừa giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thân thế, sự nghiệp các nhân vật lịch sử. Trong thời hiện đại, kinh tế càng phát triển thì văn hóa càng đợc coi trọng, việc tìm về cội nguồn trở thành nhu cầu ngày càng lớn. Việc này có mặt tích cực là nhiều dòng họ khôi phục lại đền miếu, lăng mộ, bi ký, gia phả và một số ngành nghề, khơi dậy truyền thống ông cha đồng thời giáo dục cho con cháu thế hệ sau ý thức tộc họ; song cũng không tránh khỏi hạn chế nh tranh giành đất đai, mâu thuẫn gây mất đoàn kết .Do đó, việc nghiên cứu về các dòng họ một cách nghiêm túc, khoa học có ý nghĩa thiết thực nhằm phát huy mặt tích cực, xoá bỏ mặt tiêu cực, góp phần củng cố khối đoàn kết dân tộc để xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá tiến tới thực hiện mục tiêu Dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 2 Mặt khác, trong thời kỳ cơ chế thị trờng, vòng xoáy cuộc đời dễ cuốn con ngời lao theo danh vọng, tiền bạc mà quên đi cội nguồn, đánh mất bản sắc văn hoá quê hơng. Thử hỏi thế hệ trẻ hiện nay hiểu biết đợc bao nhiêu về lịch sử quê hơng để mà gìn giữ, để mà phát huy, để mà tự hào? Thiết nghĩ, việc nghiên cứu văn hoá dòng họ cũng góp phần cung cấp thêm cho các em những hiểu biết về lịch sử địa phơng, khơi dậy trong các em ý thức tộc họ, ý thức địa phơng cũng nh ý thức dân tộc. Mảnh đất Nghi Xuân Sơn thuỷ hữu tình của xứ sở Hồng-Lam là nơi sinh cơ lập nghiệp của nhiều dòng họ. Trong đó, có một dòng họ nổi tiếng bởi nhiều ngời đỗ đại khoa với một Hoàng giáp (Nguyễn Nghiễm), bốn Tiến sỹ, đồng Tiến sỹ nh Nguyễn Huệ, Nguyễn Khản, Nguyễn Tán, Nguyễn Mai .; bởi nhiều văn thần võ tớng tài trí đức độ nh Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản, Nguyễn Điều, Nguyễn Nễ .; bởi nhiều danh y nh Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Trọng, Nguyễn Nghi, Nguyễn Cảnh .; bởi nhiều tài thơ nh Nguyễn Khản, Nguyễn Nễ, Nguyễn Hành .; Đặc biệt là bởi tên tuổi đại thi hào Nguyễn Du. Đó là họ Nguyễn Tiên Điền. Dòng họ Nguyễn Tiên Điền có nguồn gốc từ làng Canh Hoạch, thuộc huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Hà Đông). Thuỷ tổ dòng họ đến đây và những năm cuối của thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Trải qua hơn 400 năm với 15 đời, dòng họ Nguyễn Tiên Điền đã có nhiều đóng góp đáng ghi nhận cho lịch sử dân tộc trong quá trình dựng nớc và giữ nớc. Khu lu niệm Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền đã đợc Bộ văn hoá và thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử-văn hoá quốc gia. Đó là niềm vinh dự của họ Nguyễn Tiên Điền nói riêng, của nhân dân Nghi Xuân và Hà Tĩnh nói chung. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nghi Xuân giàu truyền thống lịch sử-văn hoá, ngay từ những ngày đầu theo học ngành cử nhân khoa học lịch sử, một ớc mơ đã lớn dần trong tôi là một ngày nào đó sẽ viết về quê hơng mình. Chính vì vậy, 3 khi làm khoá luận tốt nghiệp, nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu văn hoá dòng họ và việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá của quê hơng đất nớc, tôi đã chọn đề tài: Lịch sử-văn hoá dòng họ Nguyễn Tiên Điền Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cuối thế kỷ XVI đến nay cũng xem nh là cơ hội thực hiện ớc mơ của mình. 2. Lịch sử vấn đề: Nghiên cứu về các dòng họ là một vấn đề rộng bởi trên đất nớc ta có hàng trăm dòng họ, nhng đây cũng là một đề tài hấp dẫn, lí thú. Trong xu thế tìm về cội nguồn, đợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nớc, một số địa phơng đã tổ chức các cuộc hội thảo về lịch sử-văn hoá dòng họ; một số nhà nghiên cứu đã bắt đầu nghiên cứu về các dòng họ nổi tiếng cũng nh các nhân vật tiêu biểu. Dòng họ Nguyễn Tiên Điền là một dòng họ lớn Nghi Xuân cũng đợc nhiều tác giả đề cập đến dới nhiều góc độ về nhiều khía cạnh khác nhau. đây chúng tôi chỉ xem xét vấn đề dới góc độ sử học. Cụ thể nh sau: Về chính sử của các triều đại cũ nh Đại Việt sử toàn th, Việt sử thông giám cơng mục chỉ ghi chép một chút về các vị tổ tiên của dòng họ này. Cuốn Nghi Xuân địa chí của tú tài Lê Văn Diễn viết năm Nhâm Dần thời Thiệu trị (1842) đã viết khá rõ về đền miếu và các nhân vật tiêu biểu của họ Nguyễn Tiên Điền. Trong công trình nghiên cứu của Hippolyte Le Breton 1936 với tựa đề: Le vieux An Tinh (An-Tĩnh cổ lục) có phần ghi chép về thái ấp và đền thờ họ Nguyễn Tiên Điền tơng đối kĩ. Năm 1978 ông Nguyễn Quốc Phẩm làm luận văn tốt nghiệp ngành sử-Đại học tổng hợp Hà Nội với đề tài Làng Tiên Điền cổ truyền. Trên cơ sở đó, 20 năm sau ông đã viết nên cuốn sách Văn hoá làng Tiên Điền-truyền thống và hiện đại. Trong đó ông có nhắc đến họ Nguyễn Tiên Điền một số mặt nh học hành khoa cử, ngành y và đền thờ nhng còn sơ sài. 4 Đến tác phẩm Nơi Nguyễn Du viết truyện Kiều, Chu Trọng Huyến tập trung tái hiện chân dung Nguyễn Du, đồng thời có đề cập tới quê hơng, cũng nh gia hệ nhng có lẽ đó là một quyển địa chí văn học và tác giả hơi tiểu thuyết hoá một công trình nghiên cứu (Huy Cận). Về nguồn gốc họ Nguyễn Tiên Điền, Dã lan Nguyễn Đức Dụ trong Dõi tìm tông tích ngời xa trên cơ sở khai thác gia phả dòng họ đã đa ra một số cách nhìn và khẳng định quan điểm của mình. Cũng có nhiều bài viết của các tác giả nghiên cứu về các nhân vật nổi tiếng với những đóng góp của họ và các di tích của họ Nguyễn Tiên Điền. Những bài viết đó in trong các cuốn sách nh bài Tể tớng Nguyễn Nghiễm của Đặng Thanh Quê, Đại thi hào Nguyễn Du của Đức Ban, Nguyễn Nghiễm của Bùi Thiếthoặc đăng trên các báo và tạp chí nh Khu mộ Đại thi hào Nguyễn Du, Đàn tế và bia Nguyễn Quỳnh, Nhà thờ Đại thi hào Nguyễn Du (báo Văn hoáTĩnh) của Nguyễn Xuân Bách; Các nhà khoa bảng đất Nghi Xuân (báo Văn hoá nghệ thuật Nghi Xuân) của phó giáo s, tiến sĩ Trần Thị Băng Thanh, Truyền thống tốt đẹp của họ Nguyễn Tiên Điền về mặt y học (Tạp chí Đông y) của ông Lê Thớc. Gần đây nhất, có cuốn Các nhà khoa bảng Hà Tĩnh của ông Thái Kim Đỉnh viết khá rõ về một số nhà khoa bảng họ Nguyễn Tiên Điền. Nhìn chung, các tác phẩm, các bài viết trên đã nói đến nguồn gốc tộc họ, những đặc điểm về truyền thống văn hoá, một số đóng góp của các nhân vật và các di tích của họ Nguyễn Tiên Điền. Nhng các tác phẩm, các bài viết hoặc khái quát hoá hoặc chỉ đi sâu một số vấn đề, một số nhân vật; mặt khác còn lẻ tẻ, rải rác chứ cha nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ, toàn diện về quá trình phát triển của dòng họ, đóng góp của dòng họ đối với lịch sử, những di sản văn hoá truyền thống mà dòng họ đã giữ gìn và phát huy đợc. Từ đó, đặt ra nhiệm vụ là cần tiếp tục nghiên cứu về dòng họ NguyễnTiên Điền để góp phần gìn giữ, phát triển văn hoá địa phơng cũng nh văn hoá dân tộc. 5 3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu Trên cở sở những tài liệu hiện có, trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi mạnh dạn tạo dựng một bức tranh về lịch sử-văn hoá họ Nguyễn Tiên Điền trên mảnh đất Nghi Xuân trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII đến nay. Trớc hết, chúng tôi tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, vị trí chiến lợc cũng nh con ngời Nghi Xuân. Đó cũng chính là cái nôi đón nhận thuỷ tổ họ Nguyễn Tiên Điền đến đây nờn náu và sinh cơ lập nghiệp. Tiếp đó, chúng tôi khái quát quá trình họ Nguyễn Tiên Điền hình thành và phát triển trên đất Nghi Xuân. Phần trọng tâm của đề tài là văn hoá truyền thống của họ Nguyễn Tiên Điền và những đóng góp của dòng họ này cho lịch sử dân tộc. Chúng tôi cố gắng khắc hoạ sự thịnh suy của dòng họ qua các thế hệ để có một cái nhìn khách quan và tổng quát. Qua đó, chúng ta có thể thấy đợc sự kế thừa, phát huy truyền thống cũng nh hạn chế của các thế hệ sau. Điều quan trọng nhất là đánh giá đúng tầm và thế cũng nh những đóng góp đáng ghi nhận của dòng họ Nguyễn Tiên Điền đối với quê hơng Nghi Xuân-Hà Tĩnh, đối với lịch sử dân tộc. 4. Nhiệm vụ của khoá luận Nhận thức đợc vai trò to lớn của dòng họ đối với sự hình thành, phát triển của dân tộc và ý nghĩa to lớn của việc nghiên cứu về dòng họ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, luận văn nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau: Trớc hết là tìm hiểu tơng đối toàn diện và có hệ thống về quá trình hình thành, phát triển của dòng họ Nguyễn Tiên Điền trên đất Nghi Xuân, những đóng góp của dòng họ trong lịch sử. Bên cạnh đó cũng đi sâu tìm hiểu một số nhân vật tiêu biểu của dòng họ Nguyễn Tiên Điền mà nổi bật là Nguyễn Nghiễm và các con của ông để hiểu thêm những công lao của họ đối với dòng họ, đối với dân tộc. Mặt khác, tìm hiểu truyền thống, những di sản văn hóa đặc sắc của dòng họ, sự ảnh hởng và đóng góp về văn hoá của dòng họ đối với dân tộc. 6 5. Phơng pháp nghiên cứu 5.1. Su tầm t liệu: Để có đợc nguồn t liệu cần thiết để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành su tầm, tích luỹ; sao chép th viện tỉnh Hà Tĩnh; nghiên cứu thực địa, sao chép và chụp ảnh các di tích; sử dụng phơng pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học 5.2. Xử lý t liệu: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng phơng pháp so sánh và ph- ơng pháp logic để trình bày quá trình hình thành, phát triển của dòng họ theo thời gian diễn biến của lịch sử; so sánh, đối chiếu gia phả với chính sử, các t liệu nghiên cứu để đánh giá tổng hợp. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chơng: Chơng 1: Quá trình phát triển của dòng họ Nguyễn Tiên Điền trên đất Nghi Xuân từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII đến nay (7-24). Chơng 2: Văn hoá truyền thống của dòng họ Nguyễn Tiên Điền (25-54). Chơng 3: Đóng góp của dòng họ Nguyễn Tiên Điền trong lịch sử dân tộc (55-67). B. nội dung 7 Chơng 1: Quá trình phát triển của dòng họ Nguyễn Tiên Điền trên đất NGhi Xuân từ cuối thế kỷ XVI đến nay. 1.1.Nghi Xuân - đất và ngời: 1.1.1.Đất Nghi Xuân: Điều kiện địa lí, tự nhiên: Nghi Xuân là một vùng đất lịch sử văn hoá lâu đời cách tỉnh lỵ Hà Tĩnh 50km về phía Đông Bắc, nằm gọn trên toạ độ từ 28 0 31 đến 18 0 45 30 độ vĩ bắc và từ 105 0 41 độ kinh đông. Diện tích đất tự nhiên là 217,76km 2 , dân số 99875 ngời, mật độ dân số 459 ngời/km 2 , chiếm 3,95% diện tích đất tự nhiên và 7,9% tổng số dân toàn tỉnh (1995). Trớc năm 1945 Nghi Xuân có 5 tổng, 33 xã, thôn, trang, phờng. Đến năm 2003, Nghi Xuân có 17 xã, 2 thị trấn với 192 thôn, xóm , khối. Phía Bắc là dòng Lam xanh trong lu giữ bao kì tích huyền thoại, từ ngàn đời nay nh một dải lụa tô điểm cho vùng đất nên xuân này. Phía tây nam là dãy Hồng Lĩnh 99 ngọn hùng vĩ điệp trùng đi vào sử sách với bao giai thoại. Phía đông là biển với hòn ng, hòn mắt từng in bóng trong thi ca. Sự kết hợp hài hoà sông biển, núi đồi, đồng bằng, hải đảo tạo nên một vùng đất Nghi Xuân sơn thuỷ hữu tình, say đắm lòng ngời đã chắp cánh cho hồn thơ bao thi nhân. Về khí hậu, Nghi Xuân nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm thời tiết phân biệt hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ cao, số ngày nắng dồi dào, đủ nhiệt lợng cần thiết cho yêu cầu gieo trồng, sinh trởng động thực vật, vừa thuận tiện trong thu hoạch. Bên cạnh thuận lợi cũng có hạn chế là thời tiết thờng chuyển đổi đột ngột, thất thờng gây bất ổn định đời sống nhân dân. Nghi Xuân có tài nguyên biển, tài nguyên rừng phong phú thuận lợi phát triển các nghành nghề nh đánh cá, chế biến thuỷ sản, khai thác lâm sản. Ruộng đất Nghi Xuân vừa hẹp vừa kém màu mỡ, hầu hết là đất cát đất bồi ven sông, phù sa lắng đọng cũng chẳng bao nhiêu. Điều này gây không ít khó khăn cho 8 nông dân trong việc tăng năng suất lơng thực. Tuy nhiên với tầm nhìn thoáng mở hiện nay, nó có u thế trồng những loại cây trái giỏi chịu hạn: na, quýt, da, hồng .sản xuất rau quả cao cấp. Vị trí chiến lợc: Trong lịch sử dựng nớc và giữ nớc của dân tộc từ xa tới nay, Nghi Xuân đã là một địa bàn chiến lợc quan trọng. Nghi Xuân là một vùng đất cổ thuộc bộ tộc Việt Thờng, thời Văn Lang-Âu Lạc thuộc bộ Cửu Đức. Thời thuộc Hán, Nghi Xuân gọi là Dơng Thành. Thời Tấn gọi là huyện Dơng Toại thuộc quận Cửu Đức. Thời Tuỳ lại đổi thành huyện Phố Dơng thuộc quận Nhật Nam. Thời Lý-Trần-Hồ và thời thuộc Minh đã gọi là huyện Nha Nghi thuộc phủ Nghệ An. Có lúc gồm thêm một phần đất Chi La (thuộc Đức Thọ-Hà Tĩnh nay) và một phần đất Thổ Chu (thuộc Thanh Chơng- Nghệ An nay) gọi là huyện Nghi Chân. Từ sau đời Lê Trung Hng, lại đổi là huyện Nghi Xuân thuộc trấn Nghệ An. Thời Thịnh Đức triều Lê, Nghi Xuân là một trong bảy huyện bị quân Đàng Trong đánh chiếm, gộp vào đất Nam Hà nh- ng không bao lâu trở lại nh cũ. Năm Nhâm Dần đời Minh Mệnh (1831) tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Từ đây, Nghi Xuân trực thuộc Hà Tĩnh. Lúc này, nhà Nguyễn đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nớc, Nghệ An và Hà Tĩnh không còn là vùng đất cuối cùng phía nam nữa mà trở thành khúc ruột miền trung của nớc Việt. Trải bao thăng trầm lịch sử, Nghi Xuân đã khẳng định vị trí chiến lợc quan trọng của mình. Theo truyền thuyết, Nghi Xuân đã suýt đợc vua Hùng chọn làm đế đô theo chỉ định của đàn chim Phợng hoàng. Hồng Lĩnh có 99 ngọn, 100 con chim bay về, 1 con không có nơi đỗ nên đàn chim Phợng hoàng bay đi, kinh đô vì thế không thành. Những năm dài Bắc thuộc, một ít dấu tích về cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan tuy đã mờ nhạt, đến nay vẫn đợc ghi nhớ lu truyền trong dân gian. Trong 9 kỷ nguyên độc lập tự chủ, các triều đại phong kiến Việt Nam đều chú trọng đến vùng đất phía nam. Thời Lý, vua Lý từng cử các tớng giỏi về trấn trị, nổi bật là Uy Minh Vơng Lý Nhật Quang (Hoàng tử thứ 8 của vua Lý Thái Tổ) làm Tri châu Nghệ An (Nghệ Tĩnh nay) từ 1039 đến 1055. Đại Việt sử toàn th và Việt sử thông giám cơng mục đều công nhận Lý Nhật Quang là ngời có công lớn trong việc bảo vệ biên cơng phía nam, đồng thời chuẩn bị đầy đủ cơ sở hậu cần cho cuộc Nam chinh của vua cha thắng lợi. Ngày nay, Nghi Xuânđền Huyện là nơi thờ phụng khắc ghi công đức của Bát Hoàng tử Lý Nhật Quang. Bên cạnh đó, Nghi Xuân cũng đợc chọn để dựng hành cung nh vua Lý Thái Tôn dựng hành cung núi Lầu (Ngọc Lâu), Hồ Hán Trơng dựng hành cung Bàu Lâu-Tả Ao. Thời chống Minh, cuộc nổi dậy của ngụy quan, ngụy quân do Phan Liêu-tri phủ huyện Nghệ An cầm đầu, lấy huyện lỵ Nha Nghi làm căn cứ xuất phát, tiến quân lên vây hãm trấn thành Rú Rum, tạo nên tiếng vang khắp cả nớc. Đó là cuộc nổi dậy sau một năm Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn và năm năm trớc ngày nghĩa quân Lam Sơn vào Trà Lân, xây dựng chỗ đứng chân Nghệ Tĩnh. Trớc thời kỳ này, Nghi Xuân đã trở thành vị trí chiến lợc quân sự không những của vùng Nghệ Tĩnh mà của cả nớc. Nếu nh Nghệ An (Nghệ Tĩnh nay) coi là phên dậu thứ ba phơng nam (Nguyễn Trãi), là nơi hiểm yếu, đất rộng, ngời đông .chiếm giữ cho đợc Nghệ An để làm chỗ đất đứng chân rồi dựa vào nhân lực, tài lực đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ (Nguyễn Chích), thì Nghi xuân là đồn tiền tiêu án ngữ, che chắn cho trấn sở Nghệ An mà ngã ba Tam Chế trở thành cửa dinh luỹ của trấn thành này. Trong dân gian lu truyền lời sấm ký: Thiên hạ đại loạn Nghệ An độc an; 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:02

Hình ảnh liên quan

hầu Bảng Vân - Lịch sử   văn hoá dòng họ nguyễn tiên điền ở nghi xuân (hà tĩnh) cuối thế kỷ XVI đến nay

h.

ầu Bảng Vân Xem tại trang 74 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan