Quan hệ việt mỹ thời kỳ 1944 1954

129 1.4K 7
Quan hệ việt   mỹ thời kỳ 1944 1954

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Dơng thanh hải Quan hệ việt-mỹ thời kỳ 1944-1954 luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử Chuyên ngành: lịch sử việt nam M số: 60.22.54ã Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Trần Vũ Tài Vinh - 2009 2 Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Dơng thanh hải Quan hệ việt-mỹ thời kỳ 1944-1954 luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử Vinh - 2009 Lời cảm ơn Hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Vũ Tài, ngời đã trực tiếp hớng dẫn tôi hết sức tận tình và chu đáo trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo thuộc chuyên ngành Lịch sử Việt Nam- Trờng Đại học Vinh, cùng với Th viện Trờng Đại học Vinh, Th viện tỉnh Nghệ An, Th viện Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi tìm kiếm, su tập tài liệu để nghiên cứu đề tài. Tác giả 3 Mục lục Trang Mở đầu 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của đề tài 6 7. Bố cục của đề tài 6 Chơng 1. Quan hệ đồng minh giữa Mặt trần Việt Minh và phái bộ Mỹ ở Côn Minh (1944 đến tháng 9-1945) 7 1.1. Nhân tố đa đến sự hợp tác 7 1.1.1. Chính sách của Mặt trận Việt Minh 7 1.1.2. Chính sách thác quản quốc tế của Rudơven 10 1.1.3. Chuyến đi Côn Minh của Hồ Chí Minh 15 1.2. Quan hệ đồng minh giữa Mặt trận Việt Minh và phái bộ Mỹ 21 1.2.1. Sự hợp tác của Mặt trận Việt Minh với phái bộ Mỹ 21 1.2.2. Sự giúp đỡ của phái bộ Mỹ với Mặt trận Việt Minh 24 Chơng 2. Giai đoạn đóng băng của mối quan hệ Việt Mỹ (tháng 9-1945 đến 1949) 31 2.1. Sự ra đời của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà và chính sách đối ngoại của Chính phủ 31 2.1.1. Sự ra đời của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà 31 2.1.2. Chính sách đối ngoại của Chính phủ 37 2.2. Thái độ của Mỹ đối với Việt Nam 42 2.2.1. Chính sách đối ngoại của Tổng thống Truman 42 2.2.2. Chính sách của Mỹ đối với Đông Dơng và Việt Nam 47 2.3. Tác động của mối quan hệ Việt Mỹ đến cách mạng Việt Nam 59 2.3.1. Hạn chế mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam 59 2.3.2. Tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay lại xâm lợc Việt Nam 66 Chơng 3. Giai đoạn căng thẳng của mối quan hệ Việt-Mỹ (1950-1954) 74 3.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam dân chủ cộng hoà và thắng lợi ngoại giao đầu năm 1950 74 3.1.1. Chính sách đối ngoại 74 3.1.2. Thắng lợi ngoại giao đầu năm 1950 80 3.2. Mỹ can thiệp vào chiến tranh Đông Dơng 87 3.2.1. Thái độ của Mỹ 87 3.2.2. Hành động can thiệp của Mỹ 91 3.3. Tác động của mối quan hệ Việt Mỹ đến cách mạng Việt Nam 99 3.3.1. Đẩy cuộc chiến tranh Việt - Pháp đến đỉnh điểm của sự ác liệt 99 4 3.3.2. Sù c¨ng th¼ng cña quan hÖ ViÖt – Mü 107 KÕt luËn 113 Phô lôc 116 Tµi liÖu tham kh¶o 121 5 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Quan hệ đối ngoại và ngoại giao nhằm đạt ba mục tiêu lớn là giữ vững độc lập dân tộc, phát triển đất nớc và tạo ảnh hởng đối với các nớc khác nhằm đa lại vị thế thuận lợi cho quốc gia, dân tộc mình trên trờng quốc tế. Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nớc thì ngoại giao là một mặt trận đóng vai trò rất quan trọng vào những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta. 1.2. Trong mối quan hệ giữa Việt Nam với các nớc đồng minh phơng Tây thì quan hệ Việt-Mỹ là mối quan hệ có nhiều thăng trầm và biến cố. Đối với nớc Mỹ, Việt Nam là một vùng đất hết sức quan trọng về chiến lợc cả kinh tế lẫn chính trị. Vì vậy, Việt Nam đã sớm nằm trong tiềm thức của ngời Mỹ bên kia bán cầu xa xôi. Theo tập san Những ngời bạn cố đô Huế (số 2, 1937) thì cách đây gần hai thế kỷ, tức vào năm 1819, nhiều chiến thuyền và thơng thuyền của Mỹ đã xuất hiện ở vùng biển Việt Nam, tìm cách đặt quan hệ và trình quốc th lên triều đình Huế vào năm 1832. Tiếp đó, chiến thuyền Mỹ lại tới thả neo ở ngoài khơi Phú Yên và Vũng Tàu, đến năm 1836, chiến thuyền của Mỹ lại xuất hiện ở vịnh Sơn Trà (Đà Nẵng). Tuy nhiên những cố gắng này đã không đợc triều đình phong kiến Việt Nam lúc đó đáp ứng. Cơ hội thiết lập mối quan hệ giữa hai bên đã bị lịch sử từ chối. Trong những năm cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, những ngời Mỹ đóng tại căn cứ Côn Minh (Trung Quốc) đã có sự hợp tác thân thiết với những ngời Việt Nam yêu nớc. Đây là một giai đoạn hợp tác giúp đỡ lẫn nhau hết sức chân thành, góp phần lý giải trong lịch sử quan hệ Việt Mỹ ngoài những trang đối đầu đau thơng và mất mát thì cũng có những thời điểm hợp tác chặt chẽ vì một mục tiêu chung. 1.3. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Việt-Mỹ trở nên lạnh nhạt và căng thẳng, để rồi sau đó tạo nên sự đối đầu nóng nhất trong thời kỳ chiến tranh lạnh, gây ra một chơng bi thảm giữa hai dân tộc. Từ đó để lại những hậu quả to lớn và nặng nề mà cho đến nay vẫn còn hiển hiện, cha thể khắc phục trong một thời gian ngắn. Khi cuộc chiến tranh giữa hai nớc đã lùi xa gần nửa thế kỷ, sự đối đầu ác liệt đã nhờng chỗ cho đối thoại và hợp tác, thì trong tiềm thức của rất nhiều ngời, quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ vẫn là 6 mối quan hệ đầy đau thơng và mất mát. Vì vậy, tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này, vừa góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ Việt-Mỹ, vừa chứng minh đợc trong quá khứ, lịch sử quan hệ hai bên cũng đã có những thời điểm hợp tác tốt đẹp, đồng thời góp phần lý giải nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng và đối đầu trong những giai đoạn tiếp theo của hai quốc gia, dân tộc. 1.4. Từ năm 1995, khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thớng hoá quan hệ. Sự kiện Hoa Kỳ xoá bỏ cấm vận đối với Việt Nam đã làm cho mối quan hệ hợp tác giữa hai bên ấm dần lên và đạt nhiều thành tựu quan trọng, nhất là trong những năm gần đây. Nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao đã diễn ra, quan hệ thơng mại hai chiều không ngừng phát triển, cả hai bên cùng hớng tới một sự hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Vì thế, tìm hiểu mối quan hệ Việt-Mỹ trong quá khứ sẽ giúp chúng ta đúc rút đợc thêm nhiều bài học bổ ích phục vụ cho công tác ngoại giao, đặc biệt là trong quan hệ với Hoa Kỳ vào thời điểm hiện nay cũng nh tơng lai. Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề Quan hệ Việt-Mỹ thời kỳ 1944-1954 làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề quan hệ Việt-Mỹ đã có nhiều nhà khoa học, nhà lý luận, ngoại giao, có nhiều cuộc hội thảo, nhiều công trình tổng kết đề cập đến. Trong những năm nửa sau thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, các công trình nghiên cứu, tìm hiểu về mối quan hệ Việt-Mỹ đợc tiến hành phổ biến ở cả trong và ngoài nớc với nhiều hình thức, quan điểm khác nhau. Về mối quan hệ Việt-Mỹ thời kỳ 1944-1954, cũng đã đợc một số nhà nghiên cứu đề cập ở một số góc độ khác nhau. Với các nhà nghiên cứu nớc ngoài, đáng kể nhất là tác giả DieeR. Bar TholoMew Feis với công trình OSS và Hồ Chí Minh đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật (Nxb Thế giới, 2007). Dựa vào nguồn t liệu phong phú và đa dạng đợc khai thác từ các kho lu trữ của Hoa Kỳ, của Pháp và cả Việt Nam, tác giả đã rất thành công trong việc chi tiết hoá quá trình hình thành mối quan hệ giữa phái bộ Mỹ ở Côn Minh (Trung Quốc) với những ngời Việt Nam yêu nớc mà đứng đầu là Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh. Tuy nhiên trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả DieeR. Bar 7 TholoMew Feis cha hệ thống và nêu rõ đợc mối quan hệ Việt-Mỹ trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt vào cuối năm 1944 đến nửa cuối năm 1945. Bên cạnh đó, nội dung chúng tôi nghiên cứu cũng đợc đề cập trong cuốn Why Viet Nam? (Tại sao Việt Nam?) của tác giả L.A. Patty (Nxb Đà Nẵng, 1995). Với t cách là một thành viên đã trực tiếp tham gia vào những hoạt động của phái bộ Mỹ ở Miền Nam Trung Hoa trong giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và đã từng tiếp xúc, đặt quan hệ với cách mạng Việt Nam. Tác giả đã sử dụng các nguồn t liệu phong phú, đồng thời dựa vào những trải nghiệm thực tế của mình về mối quan hệ với những ngời Việt Nam yêu nớc, để từ đó góp phần lý giải cho những sự căng thẳng trong thời gian tiếp theo giữa hai bên. Tuy nhiên, trong Why Viet Nam? của L.A. Patty cũng chỉ đề cập đến một số khía cạnh nào đó của mối quan hệ Việt-Mỹ thời kỳ 1944-1954, chứ cha hệ thống đợc mối quan hệ Việt-Mỹ một cách đầy đủ và chi tiết. Ngoài ra, quan hệ Việt-Mỹ còn đợc đề cập trong Nớc Mỹ và Đông D- ơng từ Rudơven đến Nichxơn của tác giả Pitơ A. Pulơ (Nxb Thông tin lý luận, 1986). ở tác phẩm này, tác giả cũng dựa vào những nguồn t liệu phong phú và đáng tin cậy để khai thác mối quan hệ giữa Mỹ và các nớc trên bán đảo Đông Dơng đặc biệt là Việt Nam trong khoảng thời gian hơn ba thập kỷ. Tác giả đã phần nào nêu lên căng thẳng của mối quan hệ Việt-Mỹ trong giai đoạn 1945-1972, mà cha làm rõ đợc mối quan hệ giữa MỹViệt Nam trong giai đoạn 1944-1954. Với các nhà nghiên cứu trong nớc, đáng kể trớc hết là công trình Nhà Trắng với cuộc chiến tranh xâm lợc Việt Nam của Trần Trọng Trung (Nxb Chính trị Quốc gia, 2005). Tác giả đã khai thác một khối lợng t liệu đồ sộ và phong phú đợc lu trữ ở cả trong và ngoài nớc, để từ đó nêu lên một số hành động cụ thể cũng nh những chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong một quá trình kéo dài từ trớc Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1975 khi cuộc chiến tranh giữa hai bên kết thúc với thất bại thuộc về Mỹ. ở đây, tác giả không đi sâu khai thác mối quan hệ Việt-Mỹ trong giai đoạn 1944-1954 mà chỉ sử dụng những sự kiện tiêu biểu để làm sáng tỏ quá trình xâm lợc Việt Nam của giới cầm quyền Hoa Kỳ. 8 Bên cạnh đó, mối quan hệ Việt Mỹ còn đợc đề cập đến trong cuốn Hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp của Đặng Văn Thái (Nxb Chính trị Quốc gia, 2004). Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã hệ thống và khai thác các nguồn t liệu có chất lợng, để từ đó nêu lên sự cố gắng và thiện chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm kêu gọi nớc Mỹ công nhận cũng nh ủng hộ nền độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên, trong tác phẩm này, tác giả chủ yếu tập trung vào những hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta trong suốt quá trình tiến hành chống thực dân Pháp tái xâm lợc chứ cha làm nổi rõ đợc mối quan hệ Việt Mỹ thời kỳ 1944-1954. Ngoài ra, vấn đề chúng tôi nghiên cứu còn đợc đề cập đến trong Pháp tái chiếm Đông Dơng và chiến tranh lạnh của hai tác giả Lu Văn Lợi và Nguyễn Hồng Thạch (Nxb Chính trị Quốc gia, 2004). Các tác giả đều là những ngời đã và đang hoạt động trong ngành ngoại giao, do đó đã nêu lên đ- ợc thái độ của Mỹ đối với Đông Dơng nói chung và Việt Nam nói riêng trong thời kỳ 1945-1954 cùng với quá trình diễn ra cuộc chiến tranh Đông Dơng lần thứ nhất của Pháp. Tuy nhiên, tác phẩm này chỉ nêu một cách sơ lợc và khái quát về thái độ của Mỹ đối với Việt Nam chứ cha tập trung khai thác mối quan hệ Việt-Mỹ thời kỳ 1944-1954. Ngoài những công trình nêu trên, còn có một số công trình khác có đề cập đến một số khía cạnh nào đó của mối quan hệ Việt-Mỹ thời kỳ 1944- 1954: Tìm hiểu chính sách tranh thủ đồng minh của Hồ Chí Minh trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc của Triệu Quang Tiến; Ngoại giao Việt Nam 1945-2000 của Bộ Ngoại giao; Hồ Chí Minh trong mối quan hệ hoà bình, hữu nghị với nớc Mỹ của Văn Thành và Vũ Oanh; Phác thảo lịch sử quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ của Phạm Xanh Nhìn chung, các công trình nêu trên mới chỉ đề cập đến một số cạnh nào đó của mối quan hệ Việt Mỹ thời kỳ 1944-1954, chứ cha đi sâu tìm hiểu mối quan hệ này và những tác động của nó đến tình hình cách mạng Việt Nam thời kỳ 1944-1954. Vì vậy, trong luận văn này, trên cơ sở tiếp thu những kết quả đã đợc nghiên cứu, kết hợp với nguồn t liệu đã su tầm đợc, chúng tôi muốn làm nổi rõ quá trình thăng trầm của mối quan hệ Việt-Mỹ thời kỳ 1944-1954 và tác 9 động của mối quan hệ này đến cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đối với quá trình vận động giải phóng dân tộc và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Đề tài nhằm làm sáng rõ mối quan hệ Việt-Mỹ, đồng thời nêu lên những tác động từ mối quan hệ này đến cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1944- 1954. Qua việc nghiên cứu và phân tích mối quan hệ Việt-Mỹ thời kỳ này để thấy đợc sự phức tạp và thăng trầm của nó, cũng nh góp phần lý giải nguyên nhân dẫn tới cuộc đối đầu nảy lửa giữa hai dân tộc trong giai đoạn 1954-1975. 3.2. Nhiệm vụ Đề tài nhằm phục vụ những nhiệm vụ cơ bản sau: - Trình bày những bớc thăng trầm trong mối quan hệ giữa hai bên qua các giai đoạn 1944-1945; 1945-1949; 1950-1954. - Tác động của mối quan hệ Việt-Mỹ thời kỳ 1944-1954 đến tình hình cách mạng Việt Nam. - Góp phần lý giải nguyên nhân của sự đối đầu căng thẳng giữa hai dân tộc trong những năm sau đó. 4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tợng Đối tợng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ Việt-Mỹ giai đoạn 1944-1954, với hai vấn đề chính là những bớc thăng trầm của mối quan hệ Việt Mỹ và tác động của nó đến cách mạng Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ Việt-Mỹ thời kỳ 1944-1954, những nội dung khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 5. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn t liệu Để hoàn thành luận văn, chúng tôi đã sử dụng các nguồn t liệu đề cập đến mối quan hệ Việt-Mỹ: 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 14:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan