Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh quảng bình ( CHXHCN việt nam ) khăm muộn ( CHDCND lào ) giai đoạn 1976 2006

142 363 2
Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh quảng bình ( CHXHCN việt nam )   khăm muộn ( CHDCND lào ) giai đoạn 1976   2006

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh ==== ==== Nguyễn Thị Hơng Trà Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Bình (CHXHCN Việt Nam) - khăm muộn (CHDCND lào) giai đoạn 1976 - 2006 luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử Vinh - 2008 1 Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Quảng BìnhKhăm Muộnhai tỉnh thuộc hai nớc Việt Nam và Lào, hai tỉnh gần gũi nhau về địa lý, lịch sử và văn hóa truyền thống nên đã sớm có quan hệ gắn bó với nhau. Đây là mối quan hệ đợc gắn kết bởi hoàn cảnh địa lý tự nhiên cũng nh trong quá trình dựng nớc và giữ nớc. Tình cảm đó đợc thể hiện sinh động trong lịch sử gần một thế kỷ đấu tranh cho độc lập tự do của nhân dân hai nớc chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và có ý nghĩa đặc biệt trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nớc của mỗi dân tộc. Trên cơ sở mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Lào đã đợc hai Đảng, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhiều thế hệ cách mạng dày công vun đắp, quan hệ Quảng BìnhKhăm Muộn ngày càng đợc củng cố và không ngừng phát triển. 1.1. Sau năm 1975, quan hệ hai nớc Việt Nam - Lào nói chung, Quảng BìnhKhăm Muộn nói riêng đã có những chuyển biến mới. Từ quan hệ chủ yếu về chính trị, đối ngoại chuyển sang quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng. Trong đó, hợp tác kinh tế và chính trị ngày càng có vị trí quan trọng. Đặc biệt là Quảng Bình đã tổ chức thành công cho các đoàn đại biểu tỉnh Khăm Muộn sang thăm và làm việc tại Quảng Bình. Đây là sự kiện đánh dấu bớc quan trọng mới trong quan hệ hợp tác Quảng BìnhKhăm Muộn. 1.2. Hiện nay, bối cảnh lịch sử, nhiệm vụ và mục tiêu cách mạng hai nớc Việt - Lào nói chung, Quảng BìnhKhăm Muộn nói riêng có những nét tơng đồng. Đặc biệt sự lãnh đạo của hai Đảng, sự quản lý của hai Nhà nớc luôn có sự 2 gắn bó mật thiết với nhau. Hai nớc nhận thức rõ vai trò và vị trí của nhau trong khu vực và trên trờng quốc tế, coi sự đoàn kết hợp tác và phát triển là yêu cầu của mỗi nớc. Vì vậy, việc duy trì, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt - Lào vô cùng quan trọng và cần thiết đối với cả hai nớc. Tuy nhiên, mọi quan hệ hợp tác đều phải dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, do đó việc nghiên cứu một cách hoàn chỉnh có hệ thống về mối quan hệ này sẽ có ý nghĩa to lớn trên tất cả các mặt. Việc nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn trong bối cảnh quan hệ Việt - Lào ngày càng gắn bó và phát triển là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn rất lớn. 1.3. Hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn đã có mối quan hệ đoàn kết từ lâu đời, với truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cờng kề vai sát cánh bên nhau trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống Pháp và chống Mỹ. Sau năm 1975, hoà bình lập lại ở cả hai nớc Việt - Lào, mối quan hệ giữa hai tỉnh bớc vào một giai đoạn mới. Hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là việc làm đích thực. Xét về thực lực, đây đều là hai tỉnh nghèo trong hai quốc gia kém phát triển, Quảng Bình - Khăm Muộn đã từng bớc nâng cao hợp tác giữa hai tỉnh ngày càng mật thiết hơn, cơ bản phát triển qua hai giai đoạn 1976 - 1989 và giai đoạn 1989 - 2006. Do vậy nghiên cứu mối quan hệ Quảng Bình - Khăm Muộn đợc đặt ra nhằm khẳng định lại những thành tựu trong 30 năm qua giữa hai tỉnh, đúc rút những kinh nghiệm, lịch sử trong quá trình hợp tác, góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giữa hai tỉnh nói riêng và hai nớc nói chung phát triển thêm một bớc mới. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: "Quan hệ hợp tácgiữa hai tỉnh Quảng Bình (CHXHCN Việt Nam) - Khăm Muộn 3 (CHDCND Lào) giai đoạn 1976 - 2006" làm đề tài luận văn thạc sĩ. Luận văn góp phần nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phơng, mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình giúp nhân dân Quảng Bình - Khăm Muộn hiểu rõ hơn về mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân hai tỉnh, góp phần đẩy mạnh và tăng cờng hơn nữa mối quan hệ hợp tác lâu dài, toàn diện, bền vững của hai nớc Việt - Lào nói chung và hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn nói riêng 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ Việt - Lào. Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa các địa phơng cùng chung biên giới hai nớc là một việc làm khá mới. Đặc biệt cha có tác giả nào đề cập một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa Quảng Bình - Khăm Muộn cũng nh mối quan hệ của các tỉnh cùng chung biên giới. Mối quan hệ này nó có cội nguồn lịch sử giữa hai nớc cùng chung biên giới nằm trên bán đảo Đông Dơng, là mối quan hệ giữa hai tỉnh vùng biên giới đã, đang và sẽ cùng đoàn kết với nhau trong cuộc xây dựng và phát triển đất nớc nói chung và Quảng Bình - Khăm Muộn nói riêng. Cho nên nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác Quảng Bình - Khăm Muộn phải đợc xem xét trong tổng thể mối quan hệ hai nớc Việt - Lào. Viết về mối quan hệ đặc biệt này đã có nhiều tác giả khai thác ở những khía cạnh khác nhau, trong đó có một số công trình tiêu biểu. Về sách: + Trong cuốn "Ngoại giao Việt Nam" do Nxb Công an nhân dân phát hành năm 2004 (823 trang) tác giả Lu Văn Lợi khi phác hoạ ngoại giao truyền thống Việt Nam và ngoại giao Việt Nam từ 1945 đến 1995,đã phần nào đề cập tới mối liên quan Việt - Lào + Cuốn "Lịch sử Đông Nam á" của Lơng Ninh, Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh, Nxb giáo dục, Hà Nội 2005, dựng lại quá trình phát triển của lịch sử khu vực từ thời tiền sử đến năm 2005 một cách chân thực khá phong phú với nhiều 4 nét mới, đồng thời đã chỉ ra mối quan hệ của các nớc trong khu vực trong đó có quan hệ Việt - Lào. + Cuốn "Lợc sử nớc Lào" của tác giả Phan Gia Bền, Đặng Bích Hà, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội 1978 đã dựng lại những nét khái quát về lịch sử Lào từ cổ đại đến 1975. Cuốn "Lịch sử Lào" của viện nghiên cứu Đông Nam á do Nxb khoa học xã hội ấn hành năm 1997, đã nói lên sự phát triển của nớc Lào. + Cuốn "Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt" Trờng Đại học khoa học xã hội - nhân văn năm 1993, đã đề cập quan hệ hợp tác giữa hai nớc này. + Cuốn "Vài nét về hợp tác giáo dục - đào tạo Lào - Việt", Nguyễn Quang Ngọc, Bộ giáo dục và đào tạo, đã trình bày rõ về hợp tác giáo dục của hai nớc ngày một phát triển. + "Quan hệ Việt Nam - Lào từ 1975 đến 2005", Nguyễn Thị Phơng Nam - Luận án tiến sĩ (2007), đã đề cập quan hệ hợp tác giữa hai nớc trên nhiều lĩnh vực. + Năm 2002, tại Vinh nhân dịp kỷ niệm 25 năm Hiệp ớc hữu nghị và hợp tác Việt - Lào, 40 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nớc, Trung tâm Khoa hoc xã hội và Nhân văn Quốc gia phối hợp cùng ủy ban nhân dân Nghệ An tổ chức hội thảo "40 năm quan hệ Việt Nam - Lào, nhìn lại và triển vọng". Hầu hết, tác giả là các nhà Khoa học, chính trị chuyên nghiên cứu, giảng dạy, công tác tại các trờng Đại học, Viện nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu thực hiện vấn đề hợp tác giữa hai nớc, tiêu biểu nh: Phạm Nguyên Long, Phạm Đức Dơng, Vũ Công Quý, Trần Bảo Minh, Nguyễn Đình Bá, Lê Văn Minh, Từ Thanh Thuỷ, SốmỷChaivangchang, . Nội dung các báo cáo tập trung theo các chủ đề chung trong quan hệ giữa hai nớc và đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể nh: Chính trị, Ngoại giao, An ninh, Quân sự, Văn hoá - giáo dục, Kinh tế. Do khuôn khổ bài 5 viết cho một cuộc hội thảo nên báo cáo mới chỉ thể hiện vắn tắt nội dung trên những nét cơ bản nhất. Về tạp chí: + Hợp tác chính trị Việt Nam - Lào nhìn từ góc độ hợp tác chính trị của ASEAN, Phạm Nguyên Long viện nghiên cứu Đông Nam á. + Nhìn lại 15 năm hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào (1976 - 1990) thực trạng tiềm năng và triển vọng, Phạm Xuân Quế. Tạp chí khoa học số 3 - 1991. + 25 năm hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học - kỹ thuật Việt Nam - Lào, Vũ Công Quý, Viện nghiên cứu Đông Nam á. + Nhìn lại quan hệ hợp tác Việt - Lào trên lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế thời kỳ 1991 - 2001, Nguyễn Hoàng Giáp - Nghiên cứu Quốc tế số 4 - 2001. + Hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Lê Văn Minh, Bộ kế hoạch và đầu t. + Hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực văn hóa - thông tin, Vũ Tuyết Loan, Viện nghiên cứu của Đông Nam á. + Hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giao thông vận tải, Nguyễn Ngọc Lan, viện nghiên cứu Đông Nam á. + Vài nét về hợp tác giáo dục - đào tạo Lào - Việt, Nguyễn Quang Ngọc, Bộ giáo dục và đào tạo. + Mối quan hệ giữa Việt Nam - Lào trong bối cảnh Đông Nam á - Hội thảo khoa học 25 năm quan hệ hợp tác Việt - Lào và 40 năm quan hệ ngoại giao hai nớc. Các công trình nghiên cứu, các nguồn tài liệu đã tiếp cận đợc, chúng tôi nhận thấy: 1. Các công trình này chủ yếu phản ánh ở góc độ quan hệ hai Đảng, hai chính phủ và hai Nhà nớc Việt Nam - Lào, song cha phản ánh mối quan hệ ở góc độ địa phơng. 6 2. Trong quá trình nghiên cứu các tác giả đã đi sâu vào một lĩnh vực hợp tác, bằng cách thống kê các số liệu, sự kiện, các tác giả cho chúng ta thấy một hiện tợng cụ thể, đơn lẻ mà cha có đợc cái nhìn toàn diện về mối quan hệ Việt - Lào, hoặc là các tác giả nghiên cứu một cách tổng thể mối quan hệ Việt Nam - Lào, thông qua phơng pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh . Các công trình này đ- a đến một cái nhìn khái quát nhng lại thiếu tính cụ thể trong mối quan hệ đặc biệt của hai nớc, do đó tính thuyết phục cha thật cao. Các công trình nghiên cứu còn cha phản ánh đợc những nét riêng biệt trong mối quan hệ giữa các tỉnh cùng chung biên giới. Vì thế, đến nay cha có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn. Từ thực tế đó cho thấy việc nghiên cứu quan hệ hợp tác Kinh tế, Văn học - giáo dục, An ninh - quốc phòng giữa hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn giai đoạn 1976 - 2006 là một việc làm cần thiết. 3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tợng nghiên cứu Luận văn là mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn giai đoạn 1976 - 2006. 3.2. Phạm vị nghiên cứu 3.2.1. Luận văn tập trung nghiên cứu quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Quảng BìnhKhăm Muộn trên tất cả các lĩnh vực Kinh tế, Văn hoá - Giáo dục, An ninh - Quốc phòng. 3.2.2. Bên cạnh đó, luận văn còn đề cập đến những nhân tố tác động đến mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn giai đoạn 1976 - 2006 nh: nhân tố địa văn hóa, nhân tố lịch sử và những bớc phát triển trong mối quan hệ của hai nớc Việt - Lào. Về thời gian: Luận văn đề cập đến mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn giai đoạn lịch sử 30 năm (1976 - 2006). 7 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là hệ thống hoá toàn bộ tiến trình phát triển của quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn trên các lĩnh vực giai đoạn 1976 - 2006, làm rõ đặc điểm của mối quan hệ này qua các giai đoạn phát triển. Từ đó, luận văn đa ra những đánh giá về chiều hớng và triển vọng của quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh. Từ phạm vi nghiên cứu và mục đích của luận văn, nhiệm vụ chủ yếu mà luận văn cần phải giải quyết là: Hệ thống hoá các sự kiện, cố gắng dựng lai một cách chân thực, khách quan, khoa học và có hệ thống toàn bộ tiến trình lịch sử quan hệ giữa hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn trong giai đoạn 1976 - 2006. Phân tích, nghiên cứu những nhân tố cơ bản có tác động chi phối, ảnh h- ởng tới lợi ích của từng tỉnhquan hệ hợp tác giữa hai tỉnh trong vòng 30 năm qua. Làm rõ cơ sở của mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh cũng nh đặc điểm và bản chất của mối quan hệ này. Từ đó, dự báo chiều hớng, triển vọng quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh trong tơng lai. 5. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Trong quá trình thu thập tài liệu chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 30/6/1989, tỉnh Bình Trị Thiên đợc tách ra thành ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Cho nên một số t liệu đã không còn lu trữ tại trung tâm lu trữ Quảng Bình và cũng không lu lại tại trung tâm lu trữ Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này, có một số chỗ còn thiếu sót tài liệu, chúng tôi chủ yếu dựa vào những tài liệu sau. Nguồn tài liệu gốc về mối quan hệ hai tỉnh nh: 8 + Báo cáo tổng kết quá trình hợp tác, công văn quyết định, các văn bản lu tại trung tâm lu trữ Quảng Bình và một số trung tâm khác. + Những văn kiện của ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào. Nguồn tài liệu tham khảo: + Những công trình nghiên cứu gồm sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án viết về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Lào nói chung, Quảng Bình - Khăm Muộn nói riêng có liên quan đến vấn đề mà đề tài quan tâm. Ngoài ra, để luận văn thêm sinh động, chúng tôi có tham khảo thêm các nguồn tài liệu khác, các bài báo, phim tài liệu, bản đồ có liên quan đến đề tài. 5.2. Phơng pháp nghiên cứu Đề tài đợc thực hiện trên cơ sở quan điểm duy vật lịch sử, đờng lối chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nớc ta. Phơng pháp lịch sử và phơng pháp logic là những phơng pháp cơ bản để trình bày, phân tích và lý giải các vấn đề của luận văn. Bên cạnh đó, phơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng kết kinh nghiệm và phơng pháp dự báo đợc sử dụng nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra. 6. Đóng góp của luận văn Theo ý kiến chủ quan của bản thân, luận văn này có những đóng góp chủ yếu sau: + Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn; luận văn đã su tầm và hệ thống lại các tài liệu để phác thảo một cách tổng thể và khách quan về mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn. + Luận văn bớc đầu đa ra một số nhận xét, đánh giá và đa ra một số định hớng có tính tham khảo cho quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn trong tơng lai. 9 + Luận văn góp phần nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử địa phơng Quảng Bình - Khăm Muộn. 7. Bố cục luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn đợc triển khai trong 3 chơng: Chơng 1: Những nhân tố tác động đến mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn giai đoạn 1976 - 2006 Chơng 2: Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Bình Trị Thiên - Khăm Muộn giai đoạn 1976 - 1989 Chơng 3: Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn giai đoạn 1989 - 2006 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 14:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan