Quan điểm của nguyễn công hoan về một số vấn đề văn học luận văn thạc sỹ ngữ văn

118 1.6K 2
Quan điểm của nguyễn công hoan về một số vấn đề văn học luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐỖ THỊ HUYỀN QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN HỌC LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC MÃ SỐ: 60.22.32 Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM TUẤN VŨ VINH - 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nói tới trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 không thể không nói tới Nguyễn Công Hoan. Nguyễn Công Hoan là nhà văn hiện thực xuất sắc, là người chiếm vị trí quan trọng trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Ngay từ những sáng tác đầu tiên, Nguyễn Công Hoan đã thực sự chinh phục độc giả khắp nơi trong cả nước và gây được sự chú ý của giới phê bình văn học. Nhắc tới Nguyễn Công Hoan là nhắc đến “một sức sáng tạo mãnh liệt”, “một đời văn lực lưỡng”. Trong cuộc đời viết văn của mình, Nguyễn Công Hoan đã để lại một sự nghiệp văn chương lớn với hơn 200 truyện ngắn, 30 truyện vừa, hàng chục tiểu thuyết và nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học . Di sản đó là kết quả của tài năng lớn cùng với quan niệm đúng đắn, sâu sắc về các vấn đề cơ bản của văn chương. Với những thành công trong sáng tác và nghiên cứu phê bình, Nguyễn Công Hoan đã đóng góp to lớn vào nguồn mạch của văn học dân tộc, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của văn xuôi hiện đại đương thời. Quan niệm văn chương của Nguyễn Công Hoan rất đáng nghiên cứu. 1.2. Tài năng và quan niệm văn chương của Nguyễn Công Hoan được hiện thực hoá bằng các tác phẩm. Người đọc tìm thấy trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan một sự lao động nghệ thuật tài năng, công phu và nghiêm túc. Vì thế mà nhiều nhà văn trẻ đã học hỏi được nhiều từ sự sáng tạo của ông. Không những thế, tài năng và quan niệm văn chương của Nguyễn Công Hoan còn được biểu lộ qua nhiều văn bản có tính chất nghiên cứu, lý luận phê bình. Trong đời văn của mình Nguyễn Công Hoan rất có ý thức đúc rút, tổng kết kinh nghiệm sáng tác để truyền lại cho các thế hệ nhà văn lớp sau. Một số tác phẩm thể hiện trực tiếp và tập trung quan niệm văn chương Nguyễn Công Hoan như: Đời viết văn của tôi, Nxb Văn học, 1971, Hỏi chuyện các nhà văn, Nxb Thanh niên, 1977, Với nghề văn, 2 Nxb Thanh niên, 2003, . Đây là những tác phẩm có giá trị lý luận, trình bày quan niệm của tác giả về văn học và nghề văn. Hơn nữa đây là lý luận của người sáng tác nên có nhiều điểm rất đáng để nghiên cứu. Nguyễn Công Hoan với tư cách là một nhà văn, ông đưa ra những cách hiểu, những ý kiến về những thể tài mà ông vận dụng trong sáng tác văn chương được đúc rút từ chính đời viết văn của mình. Vì thế, dù là bàn về một vấn đềluận mà không khô khan, rất thiết thực với những người đồng nghiệp, những thế hệ viết văn trẻ. 1.3. Nguyễn Công Hoanmột nhà văn lão thành. Nhiều vấn đềluận mà ông đặt ra có ý nghĩa sâu sắc đối với người học tập và nghiên cứu. Những tổng kết và đánh giá của Nguyễn Công Hoan về nghề rất giản dị, gần gũi, chân thực và khách quan. Những quan niệm về bản chất của sáng tạo văn chương, về truyện ngắn và tiểu thuyết, về ngôn ngữ văn học, đều có ý nghĩa đối với những người học tập, nghiên cứu và sáng tác. Quan niệm văn học của Nguyễn Công Hoan không chỉ biểu lộ nhận thức, tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của một cá nhân mà còn phản ánh quan niệm của đương thời. Bởi vậy, nghiên cứu di sản của ông góp phần nhận thức tình hình lý luận phê bình văn học của nước ta nửa sau thế kỷ XX. 1.4. Đã không ít các công trình nghiên cứu nhằm giới thiệu, và khẳng định tài năng của Nguyễn Công Hoan ở lĩnh vực tác phẩm trên nhiều bình diện như nghệ thuật xây dựng nhân vật, phong cách trần thuật, đặc điểm ngôn ngữ, lời văn nghệ thuật, ngôn ngữ trào phúng, nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng, tính kịch trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan . Riêng vấn đề quan niệm của Nguyễn Công Hoan về một số vấn đề văn học thì mới chỉ được đề cập đến một vài khía cạnh nhỏ, mà chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống. Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này nhằm góp phần đánh giá tài năng, phong cách và bản lĩnh văn chương của Nguyễn Công Hoan, góp phần nhận thức sự đóng góp của nhà văn lớn này cho lý luận phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX. 3 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Công Hoanmột nhà văn lớn. Sự nghiệp văn học của ông ngày càng thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến những công trình nghiên cứu có đề cập đến quan đến quan niệm của Nguyễn Công Hoan về các vấn đề văn học. Sinh thời, có một đôi lần được trò truyện với tác giả Bước đường cùng, Nguyễn Minh Châu đã có cái nhìn đầy tôn kính và sợ sệt như trước một con khủng long đã sống từ thời cổ đại. Nhà văn lão thành, con người tầm cỡ ấy luôn luôn có những lời khuyên hết sức chí tình và chân thành: “Đừng bao giờ lười biếng nằm ườn ra trên một cách viết như một sự tự khuôn định, và cũng đừng bao giờ để cho văn chương trở nên xa lạ với đời sống dân tộc của mình” [18, 205]. Nguyễn Minh Châu nhắc lại lời khuyên của Nguyễn Công Hoan với những người viết văn: “Kinh nghiệm viết văn thì vô vàn, kể hàng ngày chưa hết. Mỗi tác phẩm đều cho ta được một số kinh nghiệm khác nhau. Nghề viết văn không phải do đọc lắm kinh nghiệm và lý luận mà thành thạo được. Muốn thành thạo, trước hết ta phải làm, và làm nhiều. Anh muốn bơi thì anh phải nhảy xuống nước mà tập. Chỉ đứng trên cạn mà hỏi cách, thì thiên vạn cổ anh chẳng biết bơi” [18, 207]. Nguyễn Minh Châu còn nhận thấy ở Nguyễn Công Hoan “Một nhà vănsở trường là đả kích, tố cáo chế độ cũ, khi gia nhập hàng ngũ cách mạng, nghĩa là bây giờ những lý tưởng của chế độ cũng là lý tưởng của nhà văn, nhà văn và chế độ đã là một, thì sự rèn luyện để làm biến đổi thói quen ngòi bút phải tự đặt ra thật nghiêm khắc” [18, 208]. Trong cuốn Nguyễn Công Hoan về tác giả - tác phẩm do Lê Thị Đức Hạnh tuyển chọn (Nxb Giáo dục, 2003), giáo sư Phan Cự Đệ tìm hiểu quan niệm về văn học của Nguyễn Công Hoan và nhận thấy những người viết văn cùng thời Nguyễn Công Hoan, như Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Trọng Thuật, Vũ Đình Long vẫn còn mang nặng quan niệm văn chương để chở đạo đức, hay để dạy luân lý cho đời, nhưng Nguyễn Công Hoan đã vượt 4 qua được khuôn khổ của chủ nghĩa giáo huấn và chủ nghĩa quy phạm, tuân theo chủ nghĩa khách quan lịch sử trong khi phản ánh và bình giá hiện thực. Tuy nhiên một số truyện ngắn, truyện dài của ông vẫn có khuynh hướng chứng minh cho những luận đề đạo đức. Nhà nghiên cứu nhận xét: “Có lúc Nguyễn Công Hoan đã hiểu một cách đơn giản quan niệm văn học phục vụ chính trị”, “nghệ thuật là phương tiện vận tải nội dung chính trị. Khi ngồi vào bàn viết nhà nghệ thuật chỉ còn phải nghĩ việc dùng nghệ thuật cho khéo léo để cái đề tài có tính chất chính trị ấy cho nó mềm mại, hấp dẫn mà thôi”. “Nghệ thuật là hình thức, chính trị là nội dung” [18, 186]. Nghệ thuật nào cũng có tính khuynh hướng, nhưng nội dung tác phẩm nghệ thuật không phải chỉ là những vấn đề chính trị. Nhà văn phản ánh cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của mình, đó là cuộc sống sinh động muôn màu, muôn vẻ trong tính toàn vẹn và phức phức tạp của nó, chứ không phải chỉ minh họa chính trị. Do quan niệm có phần còn phiến diện và đơn giản nên đôi khi Nguyễn Công Hoan có khuynh hướng mượn nhân vật phát ngôn cho những vấn đề đạo đức (Cô giáo Minh), hoặc chính trị (Tranh tối tranh sáng, Hỗn canh hỗn cư), nhân vật thường bị hiện đại hoá, không có đời sống riêng và ngôn ngữ được cá thể hoá. Vương Trí Nhàn trong bài Nguyễn Công Hoan và thể tiểu thuyết đánh giá: “Khi kể về cuộc đời của mình, nhà văn Nguyễn Công Hoan không có lối mơn man gượng nhẹ. Ông gây ấn tượng bằng cách làm ra vẻ nói tuột hết mọi điều cả điều xấu lẫn điều tốt. Thậm chí, vượt lên thói thường ông còn bất chấp dư luận, sẵn sàng đến mức trâng tráo kể lể tỉ mỉ mọi điều xấu sẵn có ở mình. Con người ông trong Đời viết văn của tôi hiện ra với hai đặc điểm: Thứ nhất, là thói lê la chơi bời từ đó biết nhiều biết rộng, biết từ việc trong nhà cho đến việc kín đáo chốn quan trường, rồi việc làng quê, việc chợ búa học hành thi cử. Hãy nhớ lại đoạn Nguyễn Công Hoan kể rằng mình bỏ học xuống ngồi gác đùi gác vế nói chuyện với những người lính 5 trong huyện đường. Những lần tiếp xúc này để lại trong ông ấn tượng không bao giờ quên nổi; nếu có thể nói đến một thứ vốn sống thì ở Nguyễn Công Hoan, cái vốn ấy đa tạp, vượt ra ngoài cái khả năng mà một người bình thường có thể có. Thứ hai, là cái xu hướng nhìn đời theo lối khinh thế ngạo vật. Ông không coi cái gì là quan trọng, không thích tin ở những lời giáo huấn. Ông xa lạ với cách nhìn thiêng liêng theo kiểu lý tưởng hóa. Ông muốn nhìn gần, nhìn thẳng, nhìn tận tim đen mọi người, mọi chuyện. Cái vốn sống ấy, lối nhìn đời ấy quả thật là sự chuẩn bị tốt nhất để ông trở thành người viết tiểu thuyết. Tại sao? Bởi có một đặc điểm của tiểu thuyết vốn gắn với thể tài này từ thuở ra đời, đấy là tính chất bình dân và khả năng sống lam lũ giữa đám chúng sinh. Như các nhà nghiên cứu lịch sử tiểu thuyết đã khẳng định, thể tài vốn bắt đầu từ những câu chuyện linh tinh người ta kể với nhau ngoài đường phố. Nó dông dài, nó ba vạ, nó có khả năng chứa chấp cả cái bi lẫn cái hài, cái cao cả lẫn cái thấp hèn. Với tạng Nguyễn Công Hoan, sự đa tạp đó rất thích hợp. (Đôi lúc Nguyễn Công Hoan được miêu tả như là ngòi bút chỉ quen viết về những người cùng khổ, những phần tử thuộc loại dưới đáy trong xã hội. Thật ra thì nhà văn này đã viết đủ thứ: về người giàu và người nghèo, về cùng đinh và quan lại, về những mối tình cành vàng lá ngọc, và những pha ghẹo gái thô lỗ của mấy anh lính lệ phố phủ . Hầu như động vào đâu, ông cũng có kinh nghiệm)” [46]. Trong Nguyễn Công Hoan và lý luận, nhân đọc hỏi chuyện các nhà văn, in trong cuốn Nguyễn Công Hoan tác giả - tác phẩm, Vương Trí Nhàn viết: “Sinh thời, nhà văn Nguyễn Công Hoan thường công nhiên nói rằng mình không thích lý luận, không đọc và không tin lý luận lắm. Có ai ngờ không kể những tác phẩm chưa in, thì quyển sách cuối cùng được xuất bản khi ông còn sống và cuốn sách đầu tiên in sau khi ông mất, đều thuộc loại lý luận” [18, 317]. Và kết luận, ông khẳng định một điều rằng: “Các 6 nhà văn rất nên tham gia lý luận, nhất là lý luận dưới dạng kinh nghiệm” [18, 317]. Theo Vương Trí Nhàn viết: “Từ mấy năm trước, Nguyễn Công Hoan đã có dịp phô diễn cách hiểu của ông về nghề nghiệp qua một tập sách nửa tự truyện, nửa trình bày kinh nghiệm. Đó là cuốn Đời viết văn của tôi. Ông nói gì ở tập sách đó? Rằng trời phú cho ông thói quen thích quan sát và khéo kể chuyện thì ông viết. Rằng viết tức là chắp nối những chuyện mình đã biết cho sát tâm lý người đọc, khiến cho họ cầm quyển sách trên tay khỏi bỏ xuống. Và hãy yên tâm, cốt sao giữ lấy cốt cách của mình, còn ra văn chương là chuyện rất công bằng, viết hay tự nhiên có người đọc, không việc gì phải quan trọng hóa vấn đề cho thêm rắc rối. Nghiêm khắc mà nói, đó là một quan niệm còn quá hồn nhiên, và có thể nói là tự nhiên nữa. Nhưng phải công nhận Nguyễn Công Hoan đã thành thật với mình. Mà đằng sau ông đã có một khối lượng sáng tác khổng lồ bảo đảm cho những điều ông nói” [18, 370-371]. Lê Thị Đức Hạnh là nhà nghiên cứu dành nhiều tâm huyết nhất trong việc tìm hiểu và nghiên cứu truyện ngắn và quan niệm văn học của Nguyễn Công Hoan đã nhận định: “Từ một thái độ sống dứt khoát, từ một động cơ viết rõ ràng, Nguyễn Công Hoan thường lập ý cho truyện của ông có tư tưởng, chủ đề cụ thể, rõ ràng, khiến người đọc dễ nhận thấy” [18, 391]. Nhà nghiên cứu còn cho biết, làm nên sức mạnh của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan chủ yếu là nó dễ hiểu, vì nó thực. Trong bài Nguyễn Công Hoan nhà văn hiện thực lớn Lê Thị Đức Hạnh khái quát: “Quả là từ cái tình đối với cuộc sống nên ngay từ hồi còn ở tuổi thanh niên, giữa lúc xã hội đang còn những biến động phức tạp, tuổi trẻ rất dễ mất phương hướng, thế mà Nguyễn Công Hoan đã có một quan niệm sống đúng đắn, lành mạnh, . nên khi viết văn, ông đã có quan niệm vừa giản dị vừa thiết thực: Văn chương không phải là một thứ để giải trí. Nó phải thêm một nhiệm vụ là có ích” [18, 19]. Tác giả Lê Thị Đức Hạnh 7 cũng đề cập tới quan niệm của Nguyễn Công Hoan về văn chương, tuy nhiên chưa thật có hệ thống. Trong công trình Nguyễn Công Hoan (1903- 1977), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tác giả Lê Thị Đức Hạnh cũng dành một số trang bàn về quan niệm của Nguyễn Công Hoan về truyện ngắn, tiểu thuyết. Nhưng phần nhiều đi vào các thời kì sáng tác, nghệ thuật truyện ngắn và tiểu thuyết, ngôn ngữ trong tác phẩm, còn khía cạnh quan niệm của Nguyễn Công Hoan cũng chỉ đề cập trên một số phương diện nhỏ. Như vậy, có thể thấy, quan niệm về một số vấn đề văn học của Nguyễn Công Hoanmột vấn đề còn ít người bàn. Bàn về tác phẩm, về truyện ngắn, về tiểu thuyết, về phẩm chất con người, về các thời kỳ hoạt động, sáng tác,… của Nguyễn Công Hoan nhiều, nhưng về vấn đề quan niệm mang tính chất lý luận của nhà văn thì rất ít người đề cập, và mới chỉ đề cập đến ở một số khía cạnh nhỏ. Qua quá trình tìm hiểu lịch sử vấn đề, tác giả đề tài nhận thấy, nghiên cứu quan niệm của Nguyễn Công Hoan về văn học, chưa có một công trình nào toàn diện, đầy đủ và sâu sắc. Những nhận xét, những ý kiến đưa ra chỉ dừng lại ở một số vấn đề về quan niệm nhỏ, và những đánh giá bộ. Chúng tôi mạnh dạn đi sâu vào việc tìm hiểu quan niệm của Nguyễn Công Hoan về các vấn đề văn học, trong đó tập trung vào một số vấn đề như: quan niệm của Nguyễn Công Hoan về bản chất của sáng tạo văn chương, về truyện ngắn và tiểu thuyết, về ngôn ngữ văn chương. Việc nghiên cứu những đóng góp của Nguyễn Công Hoan trên phương diện lý luậnvấn đề thiết thực và hữu ích. Nó không chỉ giúp cho người nghiên cứu sáng tỏ hơn về nhiều vấn đềluận và phê bình văn học ở Việt Nam thế kỷ XX mà còn là chìa khóa để góp phần giải mã những ẩn số trong sáng tác của ông. Giúp cho độc giả hiểu hơn những quan niệm của Nguyễn Công Hoan về văn chương và có một cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này. Đa số những ý kiến của Nguyễn Công Hoan vềluận và 8 phê bình văn chương đều giản dị, chân thực, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người nhưng có giá trị cao. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Luận văn khái quát quan niệm của Nguyễn Công Hoan về vấn đề bản chất của sáng tạo văn chương, về truyện ngắn và tiểu thuyết, về ngôn ngữ văn chương. 3.2. Lý giải những nội dung trên từ đặc điểm tác giả, một người trực tiếp sáng tác, một tài năng văn học và là người có bản lĩnh nghệ thuật lớn, và từ lý luận phê bình, từ đời sống văn học đương thời. 3.3. Đánh giá những quan niệm đó và chỉ ra những đóng góp của chúng cho lý luận phê bình và sáng tác. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu quan niệm văn học của Nguyễn Công Hoan được trình bày trong các công trình: 1. Nguyễn Công Hoan, Đời Viết văn của tôi, Nxb Văn học, 1971. 2. Nguyễn Công Hoan, Hỏi chuyện các nhà văn, Nxb Tác phẩm mới, 1997. 3. Nguyễn Công Hoan, Với nghề văn, Nxb Thanh niên, 2003. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn học: thống kê, phân loại, tổng hợp, phân tích . Luận văn chú trọng phương pháp đối sánh: Đối sánh quan niệm của Nguyễn Công Hoan qua các thời kỳ, đối sánh quan niệm của Nguyễn Công Hoan trong văn bản lý luận phê bình và trong sáng tác của cùng tác giả, đối sánh quan niệm của Nguyễn Công Hoan với quan niệm của một vài tác giả khác. 6. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở khảo sát những công trình có tính chất lý luận, tự thuật về đời viết văn tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan, luận văn tiến hành nghiên 9 cứu quan niệm của Nguyễn Công Hoan về một số vấn đề văn học. Luận văn đi vào phân tích, tổng hợp, đối sánh quan niệm của Nguyễn Công Hoan qua tác phẩm của ông, nhằm khẳng định vị trí của nhà văn trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời, đánh giá thỏa đáng hơn những đóng góp của nhà văn đối với mảng truyện ngắn, tiểu thuyết và với sự phát triển của ngôn ngữ văn học dân tộc. Mặt khác, nghiên cứu quan niệm của Nguyễn Công Hoan trong mối liên hệ mật thiết với tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn để làm nổi bật được cá tính sáng tạo và những nét độc đáo riêng biệt của nhà văn so với các nhà văn khác. Nguyễn Công Hoanmột tác giả quan trọng, hiện nay, tác phẩm của ông đã được đưa vào trong chương trình dạy học. Luận văn cung cấp thêm một tài liệu học tập, nghiên cứu thiết thực về quan niệm văn chương Nguyễn Công Hoan, giúp học sinh, sinh viên có thêm điều kiện tiếp cận một cách khoa học và trân trọng những trang viết của nhà văn. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Quan niệm của Nguyễn Công Hoan về bản chất của sáng tạo văn chương Chương 2: Quan niệm của Nguyễn Công Hoan về truyện ngắn và tiểu thuyết Chương 3: Quan niệm của Nguyễn Công Hoan về ngôn ngữ văn chương Sau cùng Tài liệu tham khảo 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 14:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan