Tìm hiểu tín ngưỡng đạo mẫu qua một số di tích mẫu ở hưng yên luận văn tốt nghiệp đại học

81 1.4K 4
Tìm hiểu tín ngưỡng đạo mẫu qua một số di tích mẫu ở hưng yên luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng đại học vinh khoa lịch sử === === trần quang đại Khóa luận tốt nghiệp đại học Tìm hiểu tín ngỡng Đạo Mẫu qua một số di tích thờ Mẫu Hng Yên chuyên ngành lịch sử văn hóa Vinh - 2011 2 Trờng đại học vinh khoa lịch sử === === trần quang đại Khóa luận tốt nghiệp đại học Tìm hiểu tín ngỡng Đạo Mẫu qua một số di tích thờ Mẫu Hng Yên chuyên ngành lịch sử văn hóa Lớp 48B1 - Lịch sử (2007 - 2011) Giáo viên hớng dẫn: GVC. ThS. Hoàng quốc tuấn Vinh - 2011 4 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian làm việc, tôi đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp đại học. Trước hết, tôi gứi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn thầy Hoàng Quốc Tuấn đã luôn nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cùng với đó, xin cám ơn các thầy cô trong khoa Lịch sử đã tận tình giúp đỡ. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên, các ban ngành trực thuộc Sở đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp tư liệu để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp đại học của mình. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè tôi đã luôn giúp đỡ tôi, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Do thời gian có hạn, cũng như lần đầu thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học chưa có nhiều kinh nghiệm, nên có nhiều thiếu sót, hạn chế, rất mong sự góp ý của các bạn để đề tài hoàn chỉnh hơn. Vinh, tháng 5 năm 2011 Sinh viên Trần Quang Đại MỤC LỤC Trang A MỞ ĐẦU .8 1. Lý do chọn đề tài 8 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .10 4. Phương pháp nghiên cứu 10 5. Bố cục của đề tài .11 B. NỘI DUNG 12 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VIỆT NAM .12 1.1. Nguồn gốc tín ngưỡng thờ Mẫu 12 1.1.1. Nguồn gốc .12 1.1.2. Lịch sử phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu 14 1.2. Các hình thức biểu hiện của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam .15 1.2.1. Không gian thờ tự .15 1.2.2. Bày trí điện thờ Mẫu 16 1.2.3. Nghi thức tiêu biểu biểu hiện của tín ngưỡng thờ Mẫu .18 1.3. Vị trí của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tâm linh .20 Chương 2 MỘT SỐ DI TÍCH THỜ MẪU TIÊU BIỂU HƯNG YÊN .23 2.1. Khái quát về tỉnh Hưng Yên 23 2.2. Khái quát về các di tích tín ngưỡng, tôn giáo Hưng Yên 24 2.3. Một số di tích tín ngưỡng thờ Mẫu tiêu biểu Hưng Yên .27 2.3.1. Di tích Đền Mẫu .27 2.3.2. Di tích đền Thiên Hậu 39 2.3.3. Di tích đền Bảo Châu 47 Chương 3 HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU HƯNG YÊN XƯA VÀ NAY .57 3.1. Nghi thức .57 3.1.1. Nghi thức hầu bóng 57 3.1.2. Lễ tôn nhang .58 3.1.3. Lễ cầu duyên, cầu danh, cầu tự 59 3.2. Lễ hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu Hưng Yên .60 3.2.1. Các lễ nghi trong hoạt động lễ hội .60 3.2.2. Hoạt động lễ hội .65 3.3. Ý nghĩa tín ngưỡng thờ Mẫu đối với cư dân Hưng Yên xưa và nay 71 C. KẾT LUẬN 74 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .77 E. PHỤ LỤC .79 7 A MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hưng Yênmột tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ Bắc bộ. Người ta khi nói đến Hưng Yên là không quên nhắc đến Phố Hiến, một thành thị phát triển bậc nhất trong lịch sử dân tộc vào thế kỉ XV - XVI. Với câu thơ “thứ nhất Kinh kỳ thứ nhì Phố Hiến”. Và khi nhắc tới Hưng Yên người ta không thể quên được nơi đây có một truyền thống lịch sử oai hùng qua từng thời kì lịch sử. Hưng Yên luôn đóng góp sức mình cho dân tộc, với những tên tuổi được vinh danh như: Phạm Bạch Hổ, Lê Như Hổ, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Tô Hiệu, Lê Văn Lương, Cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh… Và nói đến Hưng Yên là nói đến một vùng đất có nhiều đặc sản nổi tiếng mà trong nước không ai không biết đó là: Nhãn lồng là đặc sản tiêu biểu cho vùng đất này, giác chán vì ngọt nợ, Tương Bần một loại tương ngon mà chỉ có Hưng Yên mới mang sự khác biệt trong mỗi bữa ăn. Và nhiều đặc sản khác như: Ếch om Phượng Tường (An Viên - Tiên Lữ), hạt sen, long nhãn… Và có một điều thiếu sót khi nhắc đến Hưng Yên, mà quên mất nơi đây có một truyền thống văn hiến lâu đời, bằng chứng đó chính là có một hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá đồ sộ, rất phong phú và đa dạng chủng loại, như đình, chùa, đền, phủ, miếu… Thể hiện cho nhiều hình thái tín ngưỡng khác nhau như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và các loại hình dân gian như tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu . Nó cho thấy đây có nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo cùng song song tồn tại. đó các tín ngưỡng, tôn giáo đều có những biểu hiện, có những sắc thái tới đời sống tâm linh của con người Hưng Yên. Đó là do Hưng Yên từ xưa đến nay vốn hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên. Từ đó trong tâm thức cư dân nơi đây luôn 8 hướng vào một lực lượng siêu nhiên mong được che chở, phù hộ mùa màng, sức khoẻ con người. Mà hiện nay trong khi cuộc sống đang từng ngày phát triển, việc tìm hiểu và phát huy những giá trị của văn hóa quê hương là một điều cần thiết. Là một tỉnh có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo cùng tồn lại cần phải có những kiến thức cần thiết để phát huy những giá trị đó. Trong các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo Hưng Yên thì tín ngưỡng thờ Mẫumột vị trí quan trọng trong đời sống cư dân nơi đây. Nó thể hiện số lượng di tích nhiều với hàng năm các hoạt động sinh hoạt thờ Mẫu luôn diễn ra được cư dân trong tỉnh rất quan tâm. Vậy tại sao tín ngưỡng thờ Mẫu lại phát triển tại đây ?, những hoạt động sinh hoạt thờ Mẫu được thể hiện như thế nào?. Đó là lý do tôi chọn đề tài liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu mà không phải một loại hình tín ngưỡng tôn giáo nào khác cho khoa luận tốt nghiệp đại học của mình để nhằm tìm hiểu thêm về loại hình tín ngưỡng này Hưng Yên. Đề tài “Tìm hiểu tín ngưỡng Đạo Mẫu qua một số di tích thờ Mẫu Hưng Yên”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tín ngưỡng thờ Mẫu có ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống cư dân người Việt từ xưa đến nay. Về loại đề tài liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đầu ngành, tiêu biểu: + Cuốn: “Đạo mẫu Việt Nam” của GS Ngô Đức Thịnh + Cuốn: “Giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam” của GS Trần Quốc Vượng. + Cuốn: “Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam” của Nguyễn Đăng Duy. Ngoài ra còng rất nhiều các sách viết về tín ngưỡng đạo Mẫu. 9 Liên quan đến đề tài nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu Hưng Yên. Thì các tác giả mới chỉ có các sách mang tính miêu tả một cách khái quát các di tích lịch sử - văn hoá liên quan đến tín ngưỡng này như: + Cuốn: “Những di tích danh thắng tiêu biểu Phố Hiến - Hưng Yên” của Lâm Hải Ngọc. + Cuốn: “Lịch sử - văn hoá Hưng Yên” do Bảo tàng tỉnh biên soạn và xuất bản. + Cuốn: “Di tích lịch sử - văn hoá đền Mẫu” của Hoàng Mạnh Thắng. Các công trình này chỉ mang tính giới thiệu chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu tín ngưỡng thờ đạo Mẫu Hưng Yên. Vì vậy nhận thấy đề tài của tôi là hoàn toàn mới mà độc lập với các đề tài trước đó đã nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu Hưng Yên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu là loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu Hưng Yên. Thông qua đề tài để thấy được loại hình tín ngưỡng này là một trong những loại hình thờ tự tiêu biểu Hưng Yên. Qua đó cho thấy tín ngưỡng thờ Mẫu có ảnh hưởng to lớn trong đời sống cư dân Hưng Yên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu một số di tích lịch sử - văn hoá điển hình cho tín ngưỡng thờ Mẫu Hưng Yên. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này có sử dụng các phương pháp như: + Phương pháp điền dã - thực địa. + Phương pháp logich. + Phương pháp so sánh. + Phương pháp phân tích - tổng hợp. 10 . Trờng đại học vinh khoa lịch sử === === trần quang đại Khóa luận tốt nghiệp đại học Tìm hiểu tín ngỡng Đạo Mẫu qua một số di tích thờ Mẫu ở Hng Yên chuyên. hình tín ngưỡng này ở Hưng Yên. Đề tài Tìm hiểu tín ngưỡng Đạo Mẫu qua một số di tích thờ Mẫu ở Hưng Yên . 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tín ngưỡng thờ Mẫu

Ngày đăng: 19/12/2013, 11:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan