Những đặc sắc nghệ thuật trong thơ chữ hán của nguyễn trãi

70 4.9K 16
Những đặc sắc nghệ thuật trong thơ chữ hán của nguyễn trãi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị HảiYến A. phần mở đầu I. lý do chọn đề tài "Nguyễn Trãi là một thiên tài trên nhiều lĩnh vực, t tởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá . Đã đem tài năng lỗi lạc và tất cả tâm hồn nghị lực của mình hiến dâng cho sự nghiệp cứu nớc cứu dân . Riêng về mặt văn hoá, văn học Nguyễn Trãi đã để lại nhiều áng văn thơ kiệt tác chứa chan lòng u ái, làm rạng rỡ nền văn học cổ điển của nớc nhà " (1) Có thể nói Nguyễn Trãi là kết tinh cao đẹp nhất tài năng và khí phách của dân tộc. Vì vậy mà hơn sáu trăm năm từ ngày Nguyễn Trãi mất tất cả các thế hệ nối tiếp nhau đều hết lời ca ngợi sự nghiệp " Kinh bang tế thế" cũng nh sự nghiệp văn chơng của ông. Nguyễn Trãi đã trở thành đề tài nghiên cứu rất phong phú của nhiều ngành khoa học: Chính trị, quân sự, ngoại giao, sử học, văn học, nghệ thuật. Và nhân dịp làm luận văn tốt nghiệp khoá học này chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu về thơ văn ông để nhớ đến công lao to lớn của ông đối với nền văn học nớc nhà. Nhìn chung về thơ văn Nguyễn Trãi từ trớc tới nay có rất nhiều công trình nghiên cứu, song nhìn lại các nhà nghiên cứu chỉ nghiêng về đi sâu khám phá mặt nội dung mà ít chú ý đi vào phần nghệ thuật. Chúng tôi cha thấy công trình nào tập trung nghiên cứu về phần nghệ thuật trong thơ ông mà đặc biệt là nghệ thuật trong thơ chữ Hán. Chúng tôi thực hiện đề tài "Những đặc sắc nghệ thuật trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi " hy vọng hiểu thêm phần nào cái hay cái đẹp trong thơ văn của ông. Ngoài ra từ việc nghiên cứu "Những đặc sắc nghệ thuật trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi" sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn thơ chữ Hán của ông để sau này vận dụng vào việc giảng dạy tốt hơn. khoa ngữ văn Đại học vinh Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị HảiYến (1) Chỉ thị của BCH TW Đảng CSVN về kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi . II. Mục đích yêu cầu Có thể nói bên cạnh thơ Nôm thì thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi đóng một vị trí quan trọng trong sự nghiệp văn chơng. Khi chọn vấn đề tìm hiều "Những đặc sắc nghệ thuật trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi " Làm đối tợng nghiên cứu, chúng tôi muốn làm rõ thêm nữa vẻ đẹp trong thơ chữ Hán và thấy đợc nỗi niềm tâm sự của ông gửi gắm vào đó, qua đó hiểu thêm về con ngời ông. Nghiên cứu nghệ thuật trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi là một cách tiếp cận, giúp chúng tôi hiểu sâu thêm về cả tập thơ chữ Hán của ông, chúng tôi tự thấy đây là một đòi hỏi cao đối với một cử nhân khoa học, đồng thời là một thử thách lớn làm hành trang cho chúng tôi bớc vào nghề nghiệp sau này. Tìm hiều "Những đặc sắc nghệ thuật trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi " Cũng tức là tìm hiểu sự kế thừa và cách tân của Nguyễn Trãi đối với truyền thống thơ chữ Hán của dân tộc. Tìm hiểu "Những đặc sắc nghệ thuật trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi " Chúng tôi không có tham vọng gì lớn mà chỉ mong góp đợc tiếng nói nhỏ trong hàng triệu tiếng nói lớn để hiểu thêm về sự nghiệp văn thơ của ông. Là một giáo viên tơng lai, việc đi sâu nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Trãi sẽ giúp chúng tôi giảng dạy tốt hơn văn chơng của ông. III. Lịch sử vấn đề. Tập thơ ức Trai thi tập ra đời và tồn tại đã hơn 600 năm. Đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Có thể kể đến công trình nghiên cứu sau: Bùi Hạnh Cẩn - Đọc lại mấy bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nxb tác phẩm mới, H. 1980. Trơng Chính - ức Trai thi tập những vần khoa ngữ văn Đại học vinh Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị HảiYến thơ chất nặng suy t, Nxb KHXH, H. 1980. Tôn Quang Phiệt - Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, Nxb khoa học, H. 1963. Ngoài ra còn có một số bài viết về từng bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi trong cuốn Tiếp cận thơ văn Nguyễn Trãi, Nxb trẻ hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TPHCM. Có thể kể: Nguyễn Đức Quyền viết về Bạch Đằng Hải Khẩu. Đoàn Thị Thu Vân viết về Dục Thuý Sơn. Nhìn chung ở các công trình nghiên cứu trên đều đi tìm hiểu khám phá sâu về mặt nội dung tác phẩm, còn về phơng diện nghệ thuật cha đợc khám phá tơng xứng. Trong hai bài nghiên cứu ức Trai thi tập những vần thơ chất nặng suy t của Trơng Chính. Và Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi của Tôn Quang Phiệt có điểm qua vài nét về nghệ thuật thơ chữ Hán của ông chứ cha đi sâu khảo sát, nghiên cứu kỹ. Có thể nói, với tôi luận văn này là muốn đi sâu vào nghiên cứu giá trị nghệ thuật của tập thơ một cách có hệ thống, góp phần thấy thêm những giá trị của nó. Nhớ Nguyễn Trãi là nhớ ngời anh hùng cứu nớc đồng thời nhớ nhà thơ, nhà văn lớn của nớc ta, ngòi bút thần của Nguyễn Trãi để lại cho chúng ta những tác phẩm gồm nhiều thể văn hay và đẹp lạ thờng. Trong đó đặc biệt là tập thơ chữ Hán của ông. Tập thơ này đạt đến đỉnh cao nghệ thuật và kết tinh những tinh hoa nghệ thuật thơ chữ Hán của dân tộc. IV. Phơng pháp và phạm vi nghiên cứu 1. Phơng pháp : Luận văn nghiên cứu về phơng diện nghệ thuật, vì thế chúng tôi chủ yếu tìm hiểu dới góc độ nghệ thuật. Chúng tôi vận dụng nhiều phơng pháp nghiên cứu khác nhau nh: Thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. khoa ngữ văn Đại học vinh Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị HảiYến 2. Phạm vi : Chúng tôi chú trọng nghiên cứu về nghệ thuật chứ không đi sâu vào nội dung và phạm vi chỉ trong tập thơ chữ Hán ức Trai thi tập. V. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của chúng tôi gồm các phần: Chơng I: Nghệ thuật thể hiện hình tợng nghệ thuật về con ngời về không gian và thời gian trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi. Chơng II: nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi. Chơng III: Nghệ thuật sử dụng chất liệu văn học Trung Quốc trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi. Chơng IV: Nghệ thuật sử dụng các thể thơ. khoa ngữ văn Đại học vinh Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị HảiYến B. Phần nội dung chính Chơng I Nghệ thuật thể hiện hình tợng nghệ thuật về con ngời, về không gian và thời gian trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi. 1. Hình tợng nghệ thuật về con ngời trong tập thơ. Con ngời là đối tợng trung tâm của văn học, là điểm nhìn chính yếu của chủ thể sáng tạo nghệ thuật. MGorky cha đẻ của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đã đa lại nhận định rất nổi tiếng: "Văn học là nhân học". Các Mác: "Con ngời là sự tổng hoà của các mối quan hệ xã hội ". Quan niệm nghệ thuật về con ngời là một phạm trù rất quan trọng của thi pháp học. Nó hớng ta nhìn về đối tợng chủ yếu của văn học, trung tâm quan niệm thẩm mỹ của ngời nghệ sĩ. Hình tợng nghệ thuật xuất hiện bao giờ cũng mang tính quan niệm tức là cách phản ánh miêu tả, thể hiện nhân vật, con ngời bao giờ cũng mang trong nó quan niệm của tác giả. Quan niệm gắn liền với thế giới quan, với quan điểm triết học chính trị, nhng nó có sự chuyển hoá từ quan niệm chính trị, quan niệm triết học sang quan niệm nghệ thuật. Và quan niệm nghệ thuật này thể hiện trong sự lặp lại nhiều lần, thể hiện một cách nhìn, một cách tiếp cận, một cách lý giải đối với con ngời. Quan niệm nghệ thuật về con ng- ời là một sản phẩm của lịch sử, của văn hoá và t tởng. Mỗi thời đại th- ờng có quan niệm riêng về con ngời. Trần Đình Sử có giải thích rõ thêm "Quan niệm không phải là khái niệm về đối tợng, về hiện thực mà là khoa ngữ văn Đại học vinh Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị HảiYến khái niệm về sự cắt nghĩa đối với hiện thực và đối tợng . do vậy quan niệm xét về bản chất là một khái niệm chủ thể, khái niệm về quy chế thể hiện tầm lý giải, tầm hiểu biết, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm, nói tổng quát là tầm hoạt động của chủ thể. Quan niệm cung cấp một mặt bằng để trên đó diễn ra sự lựa chọn, khái quát nhào nặn tạo ra hình tợng nghệ thuật ". (1) ở đây chúng ta xem xét hình tợng nghệ thuật về con ngời trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi cũng chính là xem xét quan niệm của tác giả thông qua hình tợng con ngời, nhân vật có mặt trong tác phẩm của ông. Vì là hình tợng con ngời, nhân vật trong thơ nên chúng ta có thể xem xét ở nhiều góc độ, cái tôi với bản thân, cái tôi với ngời khác, cái tôi với thế giới tự nhiên bên ngoài. Hình tợng nghệ thuật về con ngời trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi tơng đối phức tạp. Con ngời vừa là chủ thể sáng tạo vừa là đối tợng nhận thức của văn học. Chúng ta không thể lý giải một hệ thống văn thơ mà bỏ qua con ngời đợc thể hiện trong đó, và vấn đề quan niệm nghệ thuật về con ngời thực chất là vấn đề tính năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, lý giải con ngời bằng các phơng tiện nghệ thuật là khả năng thâm nhập nó vào các miền khác nhau của cuộc đời" (2) . Đúng nh lời nhận xét của Trần Đình Sử. Hình tợng nghệ thuật về con ngời không chỉ xem xét ở phạm trù tồn tại mà còn đợc nhìn nhận trong mối quan hệ với vũ trụ với chính bản thân con ngời, khi nghiên cứu hình tợng nghệ thuật về con ngời trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, chúng tôi cũng tìm hiểu ở các mối quan hệ trên, qua đó làm nổi lên hình tợng tác giả qua tác phẩm của ông. Thơ đợc hình thành từ những cảm xúc lãng mạn trong cuộc đời. Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãinhững trang nhật ký ghi lại từng hình khoa ngữ văn Đại học vinh Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị HảiYến ảnh, từng chi tiết, từng cảm xúc trong cuộc đời của ông. Trong đó có cả nét bi, hùng để làm nên khúc ca bi tráng của một con ngời suốt (1) Trần Đình Sử - Lý luận phê bình văn học, Nxb hội nhà văn, H - 1996 tr [97, 98]. (2) Nhiều tác giả - Về con ngời cá nhân trong văn học cổ, Nxb Giáo dục - 1997. tr [13]. đời mang nặng tâm tình đối với cuộc đời, ông lo trớc biến chuyển của cuộc đời. Chính ở đây nét thơ thể hiện một mặt con ngời vũ trụ mà Nguyễn Trãi không khỏi ảnh hởng, một mặt cũng cho thấy con ngời âu lo với tầm suy nghĩ của mình, với những ớc mơ, lý tởng hoài bão, và sự thất vọng bế tắc khi hoài bão ấy không thực hiện đợc. Truyền thống văn học cổ của phơng Đông quan niệm thế giới là một khối thống nhất, tự nhiên là "Đại vũ trụ" con ngời là "tiểu vũ trụ" hai thế giới ấy hoà nhập vào nhau, con ngời là tự nhiên, tự nhiên là con ngời, do đó mới có con ngời đối thoại đàm thoại với thiên nhiên. ở Việt Nam khi xuất hiện nền văn học viết, những ngời sáng tác chịu ảnh hởng của triết học phơng Đông và của các ý thức hệ t tởng khác nhau. Chính vì thế, khi thể hiện con ngời trong tác phẩm văn học, mỗi một ngời nghệ sĩ có cách nhìn nhận con ngời ở mỗi góc độ khác nhau qua lăng kính chủ quan của mình. Con ngời theo quan niệm của Phật thấm nhuần triết lý của nhà Phật cho rằng kiếp ngời là hữu hạn, vũ trụ vĩnh hằng. Nho giáo đặt con ngời trong mối tơng quan với trời đất nên mới có quan niệm: Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà - Tâm vật cảm ứng. Trời đất giao hoà, con ngời là sản phẩm của tự nhiên, của đất trời. Mô hình con ngời vũ trụ trong văn học cổ chi phối đến sự biểu hiện con ngời trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, bởi vì Nguyễn Trãi mang đậm dấu ấn của thời đại và Nguyễn Trãinhững cách tân sáng tạo của riêng mình, nh những nhà thơ khác Nguyễn Trãi cũng lấy thiên nhiên làm đối tợng thẩm mỹ. Thiên nhiên trong thơ ông nh là một khách thể, là nơi giải niềm giao cảm với cuộc đời của nhà thơ với vũ trụ bao la, khoa ngữ văn Đại học vinh Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị HảiYến là nơi ký thác tâm trạng suy nghĩ trăn trở của Nguyễn Trãi về những triết lý cuộc đời của cuộc sống thực tại. Văn học Việt Nam thế kỷ XV - XVII là giai đoạn chịu ảnh hởng của ý thức hệ phong kiến ý thức cá nhân cha rõ nét. Con ngời muốn tìm về thiên nhiên để gửi gắm tâm trạng của mình, muốn hoà nhập cùng vũ trụ. Nguyễn Trãi đã viết : Kỳ thanh lãnh lãnh nhiên Ngô dĩ vi cầm huyền Côn Sơn hữu thạch Vũ tẩy đài phô bích. (Côn Sơn ca) (Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe nh tiếng đàn cầm bên tai Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá nh ngồi đệm êm ) Đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi ta thấy rất thoải mái, thơ đầy cá tính, cá tính rất mạnh mẽ sâu sắc, nhng lại bao dung nh dòng sông rộng, ông không vào giữa thiên nhiên để làm vơng làm tớng làm chủ mà vào giữa đất trời cỏ cây nh vào trong cái nhà lớn mà tâm hồn mình vẫn ở thật là ung dung, sảng khoái, phóng khoáng : Nhàn lại vô sự bất thanh nga Trần ngoại phong lu tự nhất gia Khuê bích thiên trùng khai điệp hiến Pha lê vạn khoách dạng tình ba Quân huyền hào tạp lâm biên điểu La ỷ phơng phản ổ lý hoa Nhãn để nhất thì thi liệu phú Ngâm ông thuỳ dữ thế nhân đa! khoa ngữ văn Đại học vinh Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị HảiYến (Hý Đề) (Khi nhàn rỗi, không có việc gì thế nào cũng ngân nga Núi trùng điệp giăng ra nh những hòn ngọc Mặt nớc phẳng lì muôn vạn khoảnh nh những tấm gờng bằng pha lê Chim hót lên rừng ríu rít nh đàn sáo Hoa nỡ trong khóm nh gấm vóc thơm tho Trớc con mắt, trong một lúc thi liệu đến dồi dào nh thế Thì ngời đời ai dễ sánh đợc với thi nhân). Chúng ta thấy lời thơ tuôn ra đầu ngòi bút thanh thoát không chút gọt đẻo, và nhà thơ trong khoảng khắc gạt bỏ đợc nỗi riêng t hoàn toàn dành tâm hồn để cảm thông với vẻ đẹp của thiên nhiên. Thơ Nguyễn Trãi nhuốm tất cả màu sắc tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông hay mợn tiếng ma rơi để nói nỗi lòng, một âm điệu vừa buồn vừa thê lơng. Khi thì tiếng ma rơi nơi quán trọ thâu đêm, khi thì tiếng ma chập chờn trong hồn lữ khách trớc ngọn đèn xanh. Tây phong hám thụ hởng tranh tranh Dao lạc thanh bi cửu khách tình Hoàng diệp mãn đình thu quá bán Thanh đãng hoà vũ dạ tam canh (Thu dạ khách cảm ) (Gió tây lay cây tiếng tng tng Tiếng buồn dào dạt gợi tình ngời lâu ngày làm khách Lá vàng rụng đầy sân thu đà quá nửa Đèn xanh hoà tiếng ma, đêm đã canh ba) Khi thì tiếng ma rơi hiểu đợc nỗi lòng của Nguyễn Trãi : Tịch mịch u trai lý Chung tiêu thính vũ thanh khoa ngữ văn Đại học vinh Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị HảiYến Tiêu tao kinh khách chẩm Điểm trích sổ tàn canh (Thính Vũ) (Trong phòng tối làm vắng vẻ Suốt đêm nghe ma rơi Tiếng ma rơi não nùng kinh động cả gối khách Từng giọt, nh đếm canh tàn ) Thơ ông hay nói đến vũ trụ, đến cái mênh mông vô cùng của đất trời, nhng vũ trụ đất trời trong thơ ông luôn gắn liền với xã hội lịch sử, cho nên cái mênh mông vô cùng mà vẫn gần gủi ấm áp, cảm giác bâng khuâng choáng ngợp chỉ thoáng qua, cái còn lại ám ảnh vẫn là tình đời niềm khát khao tìm hiểu và hoà hợp: Hồ hải niên lai hứng vị lan Càn khôn đáo xứ giác tâm khoan Nhãn biên xuân sắc huân nhân tuý Chẫm thợng trào thanh nhập mộng hàn (Hải khẩu dạ bạc hữu cảm) (Hồ hải lâu nay hứng chữa tàn Đất trời đâu chẳng thấy lòng khoan Xuân bày trớc mắt ngời say ngắm Sóng vỗ bên đầu mộng muốn tan) Hay: Vũ trụ nhãn cùng thơng hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung ( Đề yên tử sơn hoa yên tự) (Vũ trụ mắt đa ngoài biển cả Nói cời ngời ở giữa mây xanh) Nhìn chung con ngời trong thơ Nguyễn Trãi vừa có tầm nhìn vũ trụ với những ớc mơ, muốn hoà hợp với đất trời cỏ cây muốn gửi vào vũ khoa ngữ văn Đại học vinh . việc nghiên cứu " ;Những đặc sắc nghệ thuật trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi& quot; sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn thơ chữ Hán của ông để sau này vận. " ;Những đặc sắc nghệ thuật trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi " Cũng tức là tìm hiểu sự kế thừa và cách tân của Nguyễn Trãi đối với truyền thống thơ

Ngày đăng: 19/12/2013, 11:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan