MIỄN TRÁCH NHIỆM DO KHÔNG THỰC HIÊN ĐÚNG hợp ĐỒNG

25 1.1K 6
MIỄN TRÁCH NHIỆM DO KHÔNG THỰC HIÊN ĐÚNG hợp ĐỒNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. KHÁI NIỆM MIỄN TNDS TRONG HỢP ĐỒNG Những sự cố nằm ngoài khả năng dự đoán có thể xảy ra khiến cho một hoặc cả hai bên không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình dẫn đến việc vi phạm hợp đồng. Trong một số điều kiện nhất định, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm, không phải chịu các chế tài do hành vi vi phạm gây ra. Vậy miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng là gì? Miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng là việc người có quyền trong hợp đồng dân sự cho phép bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại không bị áp dụng một phần hoặc toàn bộ các chế tài nhằm khôi phục tình trạng ban đầu về tài sản và nhân thân cho bên chủ thể bị vi phạm. Bản chất của miễn trừ trách nhiệm dân sự là việc bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ đáng lẽ phải gánh chịu toàn bộ và đầy đủ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm, tuy nhiên, vì thiệt hại xảy ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà bên vi phạm nghĩa vụ được miễn trừ toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó. Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng của pháp luật dân sự, không chỉ bảo đảm quyền lợi của các bên giao kết hợp đồng, bảo đảm sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà còn là yếu tố hạn chế việc một bên lợi dụng quy định về miễn trừ trách nhiệm để trốn tránh trách nhiệm dân sự ( t ko hiểu chỗ này lắm). Theo t mục đích của cái miễn trách nhiệm này là xuất phát từ nguyên tắc thiện chí trong giao kết và thực hiện hợp đồng, khi xảy ra việc không thực hiện đúng hợp đồng và có thiệt hại thì đây như là một cách mà bên có quyền san sẻ gánh nặng vs bên có nghĩa vụ. và ngược lại nó là một cách để bên có nghĩa vụ tự bảo vệ mình khi vì hoàn cảnh nhất định không thực hiện đúng nghĩa vụ . Chế định miễn trừ TNDS trong hợp đồng được quy định tại Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005: BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 Căn cứ: khoản 2, 3 Điều 302; khoản 6 Điều 402 Căn cứ: khoản 1, Điều 294 3 trường hợp được miễn trừ TNDS trong hợp đồng: - Sự kiện bất khả kháng - Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm - Thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng 4 trường hợp được miễn trừ TNDS trong hợp đồng: - Thỏa thuận của các chủ thể trong HĐ - Sự kiện bất khả kháng - Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia - Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng Tuy nhiên có thể thấy giữa BLDS 2005 và Luật Thương mại 2005 có điểm không thống nhất về mặt thuật ngữ: Khi hợp đồng không được thực hiện đúng do sự kiện bất khả kháng hay do lỗi của bên có quyền: Luật thương mại cho rằng bên có nghĩa vụ được “miễn trách nhiệm”, còn theo BLDS, bên có nghĩa vụ “không phải chịu trách nhiệm”. Thuật ngữ “miễn trách nhiệm” cho thấy trách nhiệm đã phát sinh rồi mới được miễn, còn “không phải chịu trách nhiệm” có thể được theo 2 nghĩa: (1)Không có trách nhiệm (trách nhiệm chưa phát sinh nên không phải chịu trách nhiệm) (2)Có trách nhiệm rồi nhưng nay được miễn nên không phải chịu trách nhiệm. Với cách hiểu (2) thì “không phải chịu trách nhiệm” đồng nghĩa với “miễn trách nhiệm”. Trong mối quan hệ giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ thì việc bên có nghĩa vụ hay không phải chịu trách nhiệm hay được miễn trách nhiệm không thực sự khác nhau. Xu hướng trên thế giới hiện nay là sử dụng thuật ngữ “miễn trách nhiệm”, có thể thấy ở Điều 7.1.7 Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế, Điều 8:108 Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng. Có thể nhận thấy khoản 1, Điều 294 Luật thương mại là điều luật có tính khái quát cao và đầy đủ nhất về những trường hợp bên không thực hiện đúng hợp đồng được miễn trừ trách nhiệm. Đối với các quy định trong pháp luật dân sự về vấn đề này, nhóm sẽ phân tích dựa theo logic của Luật Thương mại, bao gồm 4 trường hợp: -Thỏa thuận của các chủ thể trong HĐ - Sự kiện bất khả kháng - Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia - Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng 2. Các trường hợp miễn trách nhiệm 2.1. Sự kiện bất khả kháng 2.1.1. Khái niệm Khái niệm “sự kiện bất khả kháng” tương tự với học thuyết frustration và học thuyết về không thể thực hiện nghĩa vụ trong các nước theo hệ thống luật Common Law hay trường hợp bất khả kháng (force majeure) trong hệ thống Civil Law. Tuy nhiên, trong thực tiễn thương mại quốc tế, thuật ngữ “bất khả kháng – force majeure” được biết đến một cách rộng rãi và được sử dụng nhiều trong các hợp đồng quốc tế dưới tên gọi là các điều khoản “force majeure”. Trong hệ thống pháp luật Civil Law, điều khoản “bất khả kháng - force majeure” quy định các sự việc xảy ra mà vượt ra khỏi tầm kiểm soát của các bên, không thể kiểm soát được và cũng không thể ngăn chặn được hậu quả xảy ra. Hệ thống pháp luật Civil Law quy định các trường hợp sau được coi là bất khả kháng: hành vi của Chúa trời, chiến tranh, các cuộc đình công, lệnh cấm vận, điều kiện thời tiết bất thường. Theo bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế quy định về sự kiện bất khả kháng như sau: “…nếu chứng minh được rằng việc không thực hiệndo một trở ngại vượt khỏi tầm kiểm soát của mình và không thể mong chờ một cách hợp lý ở mình xem xét được những trở ngại này vào thời điểm ký kết hợp đồng, dự đoán hay vượt qua được trở ngại hoặc dự đoán được hay vượt qua được hậu quả của trở ngại đó”. Theo đó, sự kiện bất khả kháng được coi là sự kiện mà vào thời điểm các bên giao kết hợp đồng, các sự kiện đó nằm ngoài ý chí chủ quan của các bên, các bên không thể dự liệu trước được tình huống và không thể khắc phục được nếu nó xảy ra. Trong bộ luật dân sự Việt Nam 2005, điều 161, khoản 1 (trước đây trong bộ luật dân sự năm 1995 là điều 170, khoản 1) cũng quy định về sự kiện bất khả kháng như sau: “… là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Tuy nhiên, nội dung này lại không được quy định trong chế định về hợp đồng mà lại được quy định để xác định “thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự”. Tại điều 320, khoản 2 Bộ luật dân sự 2005, thuật ngữ “sự kiện bất khả kháng” cũng xuất hiện như là một căn cứ để miễn thực hiện trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Ngược lại, trong luật thương mại năm 1997 quy định sự kiện bất khả kháng trong lĩnh vực hợp đồng , cụ thể như sau: “ Trường hợp bất khả kháng là trường hơp xảy ra sau khi kí kết hợp đồng, do những sự kiện có tính chất bất thường xảy ra mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được”. Một số văn bản dưới luật cũng định nghĩa thê nào là sự kiện bất khả kháng. Theo quyết định số 42/2002/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quy định kiểm tra cung ứng, sử dụng điện và xử lý vi phạm hợp đồng mua bán điện “ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan mà bên vi phạm không thể kiểm soát được, không thể lường trước được và không thể kiểm soát được, không thể lường trước được và không thể tránh được, mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng bao gồm mưa, giông, bão, lốc. lụt, sấm sét, hạn hán, động đất, chiến tranh, phá hoại và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật”. Từ những phân tích trên, nhóm có nhận xét như sau về khái niệm sự kiện bất khả kháng trong quy định của pháp luật Việt Nam: xét về cơ bản, khái niệm bất khả kháng nhìn chung có sự tương đồng với quan điểm của hệ thống pháp luật thế giới, tuy nhiên khái niệm này còn chung chung ; về phạm vi những trường hợp nào được coi là sự kiện bất khả kháng thì chưa được quy định một cách cụ thể mà hầu hết mới chỉ liệt kê và coi những hiện tượng thời tiết bất thường là sự kiện bất khả kháng. 2.1.2. Các điều kiện để áp dụng sự kiện bất khả kháng Để được miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, pháp luật dân sự cần phải có quy định cụ thể, chặt chẽ về những điều kiện để áp dụng “sự kiện bất khả kháng” khi giải quyết tranh chấp hợp đồng. Những điều kiện đó là: a)Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể dự liệu trước được và nằm ngoài ý chí của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng. Đó có thể là các hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, sóng thần,… cũng có thể là các hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách chính phủ,… Ngoài ra, trong thực tiễn, các bên tham gia giao kết hợp đồng còn có thể đưa ra những sự kiện khác là những sự kiện bất khả kháng làm căn cứ để miễn trách nhiệm dân sự (hoặc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng) như: thiếu nguyên liệu, mất điện, lỗi mạng vi tính, bên cung cấp chậm trễ giao hàng,… Những sự kiện này, về mặt lý luận thì không được coi là sự kiện bất khả kháng nếu các bên không có thỏa thuận; trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì pháp luật ghi nhận và tôn trọng các thỏa thuận đó. b)Sự kiện bất khả kháng phải xảy ra sau khi các bên giao kết hợp đồng. Nếu khi ký kết hợp đồng, các bên đã tiên liệu trước các sự kiện bất khả kháng sẽ xảy ra thì khi bên có nghĩa vụ vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng đó cũng sẽkhông được miễn trừ trách nhiệm dân sự. Bởi nếu đã biết trước sự kiện bất khả kháng sẽ xảy ra mà vẫn giao kết hợp đồng nghĩa là các bên đã có biện pháp bảo đảm cho hợp đồng được thực hiện hoặc là bên có nghĩa vụ chấp nhận rủi ro. c)Sự kiện bất khả kháng và hành vi vi phạm hợp đồng phải có mối quan hệ nhân quả. Trong đó, sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân, còn hành vi vi phạm là kết quả. Bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng phải chứng minh được sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp của việc vi phạm hợp đồng. Nếu không chứng minh được thì bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự. Nghĩa vụ chứng minh của bên vi phạm hợp đồng nhằm bảo đảm lợi ích cho bên có quyền, tránh trường hợp bên có nghĩa vụ lợi dụng sự kiện bất khả kháng để thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho bên có quyền. d)Các bên trong quan hệ hợp đồng đã dùng hết khả năng để khắc phục hậu quả nhưng không thể khắc phục được. Hợp đồng được giao kết bởi lợi ích mà các bên hướng tới, để bảo đảm cho lợi ích đó, các bên phải tận tâm, thiện chí thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu bên có nghĩa vụ có khả năng khắc phục, hạn chế thiệt hại xảy ra mà lại không thực hiện, để mặc cho hậu quả xảy ra thì cho dù có sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm hợp đồng cũng không được miễn trừ trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng. Để được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng vì sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm hợp đồng phải chứng minh được mình đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng sẵn có để khắc phục hậu quả xảy ra mà vẫn không thể khắc phục được và do việc không khắc phục được đó mà dẫn đến vi phạm hợp đồng. Quy định này nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của bên có nghĩa vụ trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. e) Các bên tham gia giao kết hợp đồng không có thỏa thuận khác trong hợp đồng. Tự do, bình đẳng, thỏa thuận là những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, do đó, thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng không trái với pháp luật, đạo đức xã hội luôn được Nhà nước tôn trọng. Chính vì vậy, nếu các bên có thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải chịu trách nhiệm dân sự kể cả trong trường hợp sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng không được miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Ngoài ra, cần phải có quy định cụ thể về việc bên vi phạm có nghĩa vụ phải thông báo cho bên bị vi phạm hợp đồng biết về sự kiện bất khả kháng. Việc thông báo về sự kiện bất khả kháng cho bên bị vi phạm cũng đã là một trong những căn cứ để chứng minh bên vi phạm thực sự gặp phải sự kiện bất khả kháng đó. • Thủ tục thông báo khi có sự kiện bất khả kháng Theo thông lệ chung, khi có sự kiện bất khả kháng thì bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải gửi thông báo cho bên kia trong một thời hạn hợp lý. Tuy nhiên thông thường, các bên quy định rõ thời hạn thông báo và hậu quả của việc không thông báo: Nếu không thông báo thì sẽ mất quyền được miễn trách nhiệm hoặc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể về hậu quả của việc không thông báo, thì các bên sẽ tuân theo luật áp dụng để giải quyết. Theo nguyên tắc chung của phần lớn luật áp dụng, nếu bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng vi phạm nghĩa vụ thông báo thì sẽ không được hưởng quyền miễn trừ trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. Điều 79.4 của Công ước của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định: “Bên không thực hiện hợp đồng phải thông báo cho phía bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đến khả nãng thực hiện hợp đồng. Nếu phía bên kia không nhận được thông báo về điều đó trong thời hạn hợp lý sau khi bên không thực hiện hợp đồng đã biết hoặc buộc phải biết về trở ngại đó, thì bên không thực hiện hợp đồng phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho phía bên kia do không nhận được thông báo.” Do vậy, để bảo đảm lợi ích của mình, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng cần: Gửi đến bên kia thông báo bằng vãn bản (fax, telegraph, email, điện tín, thư bảo đảm,…) về sự kiện bất khả kháng trong thời hạn hợp đồng hoặc luật áp dụng quy định nếu không có quy định thì trong một thời gian hợp lý. Kèm theo thông báo là vãn bản chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác có giá trị chứng minh. Nếu một bên gửi cho bên kia một thông báo về sự kiện bất khả kháng mà không có tài liệu chứng minh thì chắc chắn sẽ không được chấp nhận. Vì vậy việc chuẩn bị các chứng cứ để được hưởng miễn trừ trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng là rất cần thiết. 2.1.3. Hậu quả áp dụng Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ: • Được miễn trách nhiệm nếu nghĩa vụ không được thực hiện, không được thực hiện đầy đủ hoặc không được thực hiện đúng do sự kiện bất khả kháng gây ra; • Được kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng bị chậm trễ do sự kiện bất khả kháng nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây: - 05 tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận không quá 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng; - 08 tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận trên 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá thời hạn nêu trên thì các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồngkhông bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại. Bên từ chối thực hiện hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng trong thời hạn 10 ngày. • Miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng: Theo khoản 2, điều 302 Bộ Luật dân sự “ trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự” ở đây bộ luật dân sự quy định bên có nghĩa vụ dân sự được miễn trách nhiệm dân sự nhưng không xác định rõ trách nhiệm nào được miễn Bộ luật dân sự cũng như luật thương mại cũng không quy định rõ khi không thực hiện đúng hợp đồng thuộc trường hợp miễn trách nhiệm này thì bên có nghĩa vụ có phải tiếp tục thực hiện hợp đồng hay không. Về mặt logic , nghĩa vụ không thực hiện do sự kiện bất khả kháng thì chúng ta không thể buộc người có nghĩa vụ thực hiện được: không phải buộc thực hiện khi nghĩa vụ này không thể thực hiện được Tuy nhiên nếu cản trở thực hiện chỉ là tạm thời thì việc miên trách nhiệm này cũng chỉ tạm thời. Sau khi việc cản trở chấm dứt thì bên có nghĩa vụ vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồngMiễn trách nhiệm bồi thường: Luật Thương mại quy định rõ tại Điều 303 là trách bồi thường thiệt hại không phát sinh trong các trường hợp miễn trách nhiệm. Trong phần chung về hợp đồng và nghĩa vụ , Bộ Luật Dân sự không quy định rõ ràng về việc miễn trách nhiệm trong bồi thường thiệt hại. Ty nhiên có thể thấy cả luật dân sự và luật thương mại đều không quy định rõ mức thiệt hại mà bên có nghiac vụ được miễn dẫn đến hai cách hiểu là miễn một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Chỉ trong một số quy định chúng ta thấy thể hiện rõ mức thiệt . (1 )Không có trách nhiệm (trách nhiệm chưa phát sinh nên không phải chịu trách nhiệm) (2)Có trách nhiệm rồi nhưng nay được miễn nên không phải chịu trách nhiệm. . nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm . Thuật ngữ miễn trách nhiệm cho thấy trách nhiệm đã phát sinh rồi mới được miễn, còn không phải chịu trách nhiệm

Ngày đăng: 19/12/2013, 11:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan