Tìm hiểu 41 chuyện tầm phào của mạc ngôn luận văn thạc sỹ ngữ văn

94 967 6
Tìm hiểu 41 chuyện tầm phào của mạc ngôn luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HOÀNG THỊ THANH LÊ T×m hiÓu 41 chuyÖn tÇm phµo cña M¹c Ng«N Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60. 22. 32 LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM TUẤN VŨ VINH - 2011 MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn dề tài 1.1. Mạc Ngôn là một trong những nhà văn được đánh giá là có bút lực nhất trên văn đàn Trung Quốc hiện nay, thậm chí có người đánh giá ông là nhà văn lớn nhất trong thời kì đổi mới và “là bậc thầy lớn về văn học” [38, 341].Tác phẩm của một nhà văn như vậy rất đáng nghiên cứu. 1.2. Tiểu thuyết là một trong những thể loại thành công nhất của Mạc Ngôn. Trong số những tiểu thuyết của Mạc Ngôn, 41 chuyện tầm phào là một tác phẩm rất đáng nghiên cứu vì có nhiều điều đặc biệt: nhan đề, đề tài , nhân vật . nhìn qua đều bình thường , thậm chí tầm thường nhưng đọc xong, độc giả phải nghĩ đến những điều trọng đại của nhân sinh. Bìa bản dịch tiếng Việt không đề thể loại, phần hậu kí gọi là tiểu thuyết. Nhìn qua tác phẩm như là liên kết nhiều truyện ngắn . Hình thức khác thường này cũng là một lí do chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu tác phẩm thú vị này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Trong phạm vi tư liệu hiện có, chúng tôi thấy có hai loại ý kiến đánh giá về bút lực Mạc Ngôn . Loại ý kiến thứ nhất khẳng định Mạc Ngôn là nhà văn có thực lực nhất Trung Quốc hiện nay. Bài viết của Hứa Mạn Nhi (theo Tân Kinh Báo) , bản dịch đăng trên báo Văn nghệ trẻ, số 47(577) ngày 25/11/2007 và bài viết của Thu Thủy đăng trên báo Tiền phong cuối tuần số 38, tháng 9/2007 đánh giá Mạc Ngôn là nhà văn có bút lực nhất hiện nay, đứng đầu trong 58 nhà văn lọt vào danh sách bảng xếp hạng các nhà văn có thực lực nhất Trung Quốc vào thời điểm đó . Loại ý kiến thứ hai vừa khẳng định những thành tựu đạt được của Mạc Ngôn nhưng vừa phê phán một số phương diện trong sáng tác của ông. Lê Huy Tiêu trong bài Thử phản biện Mạc Ngôn báo Văn nghệ, số 3 46, 5/11/2008) cho rằng nguyên nhân khiến sáng tác của Mạc Ngôn bị phê phán và cấm lưu hành một thời gian là do quan điểm mĩ học của tác giả có vấn đề. Tiểu thuyết của Mạc Ngôn đi theo hai hướng: đẹp đẽ nhất và xấu xa nhất. Một số tiểu thuyết thời kì đầu của ông đi theo hướng đẹp đẽ nhất như: Đêm mưa xuân giăng giăng,Con đường bán bông. Tình yêu ban đầu đều chứa chan cái đẹp nhân tính, phù hợp với quy phạm truyền thống và tập quán thưởng thức của độc giả Trung Quốc. Nhà phê bình Dương Cán phê phán Mạc Ngôn đi ngược quan điểm truyền thống. Trong Châu chấu đỏ và Hoan lạc, Mạc Ngôn vứt bỏ cái đẹp cao thượng tao nhã và thay thế bằng cái xấu xa bẩn thỉu. Còn ở Gia tộc cao lương đỏ, những thành công của Mạc Ngôn trong việc thể hiện những cảm giác mới lạ dựa trên sự khinh rẻ và trào lộng văn hóa thoát li khỏi kinh nghiệm lí tính, phủ nhận vai trò của tư duy lí tính thông qua quá trình sáng tác văn học và điều đó đã biến rượu cao lương thành nước lã. Dương Liên Phấn trong bài Giá trị và khiếm khuyết trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn viết: "Dường như Mạc Ngôn quá thích thú với tri giác cảm tính của mình nên đã đi quá xa. Ông định giải thoát khỏi lí tính khô cứng lệch lạc nhưng lại nảy sinh "quái đồ": ông không vì thế mà có đủ tự do miêu tả cảm giác, trái lại sa vào cái vòng "lí tính" giả tạo cũng có nghĩa là trong việc miêu tả cảm tính đã thiếu đi cảm tính thực sự nên tạo thành tình cảm không thật” [7]. Hạ Thiệu Tấn, Phan Khải Hùng cho rằng "sức tưởng tượng của Mạc Ngôn rất phong phú, kì lạ nhưng dưới sự chỉ đạo của tư tưởng", "thiên mã hành không" (phóng túng tùy tiện) nên ngòi bút nhiều khi không giữ được mực thước. 2.2. Tiểu thuyết là một trong những thể loại thành công nhất của Mạc Ngôn. Về thể loại này có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý 4 Lê Huy Tiêu trong bài viết Thế giới nghệ thuật trong bài viết của Mạc Ngôn đánh giá: “cốt truyện trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn không còn là cốt truyện hoàn chỉnh như cốt truyện truyền thống mà nó chỉ là cái khung truyện mà thôi nhưng trong cái khung ấy chứa đầy cảm giác . Kết cấu truyện của Mạc Ngôn luôn thể hiện một hình thức tương xứng mới mẻ về không gian và thời gian . Tiểu thuyết của ông là một kết cấu phức tạp tuần hoàn, phi tuyến tính, phi logic, rất hỗn độn, vô thủy vô chung". Cũng tác giả Lê Huy Tiêu, trong bài viết Tiểu thuyết Trung Quốc thời kì đổi mới khẳng định: Nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết của Mạc Ngôn khá độc đáo. Tác giả Hồ Sĩ Hiệp trong bài Tiểu thuyết của Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam đã ghi nhận một số đóng góp của Mạc Ngôn trên bình diện nghệ thuật: "tiểu thuyết của Mạc Ngôn có giác hóa, tình cảm hóa và ý tưởng hóa. Cảm giác trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn chẳng những phong phú mà cò có tính đa giác và chuyển hóa giữa các cảm giác tính đa giác phong phú làm cho đối tượng biểu hiên đạt được sức mạnh về nghệ thuật". [20] Bên cạnh những bài viết về những thành công ở nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết của Mạc Ngôn nói chung còn có những chuyện luận những bài viết đi sâu vào một số cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Mạc Ngôn như: Đàn hương hình, Gia tộc cao lương đỏ, Báu vật của đời, Cây tỏi nổi giận . Lê Huy Tiêu trong bài viết Mạc Ngôn và đàn hương hình( báoVăn nghệ số 27-2003) đánh giá: "góc nhìn tự thuật trong Đàn hưng hình rất độc đáo” . "cái độc đáo của Đàn hương hình còn thể hiện ở ngôn ngữ tự thuật. Ngôn ngữ nhân vật kể chuyệnngôn ngữ của nhân vật thường xen lẫn đổi chỗ cho nhau làm cho trang viết sinh động". Cũng viết về tác phẩm Đàn hương hình, nhà phê bình Lí Kiến Quân cho rằng : trong Đàn hương hình ngòi bút của Mạc Ngôn đã chịu 5 ảnh hưởng bởi khuynh hướng thưởng thức hành vi tàn ác của truyền thống. Còn Báu vật của đời là tác phẩm phiến diện, hẹp hòi tình cảm ủy mị, tiêu trầm, không lấy quan điểm duy vật để nhìn lịch sử". Đánh giá về cuốn tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận nhà phê bình Vương Cán viết: "Mạc Ngôn quá tự tin vào cảm giác của mình, kết quả là tính xã hội, tính báo chí không sao lấp đầy sự hư rỗng nội dung". Hồ Sĩ Hiệp trong bài viết Tiểu thuyết Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam nhận xét: "ngòi bút miêu tả của Mạc Ngôn trong Báu vật của đời tỉnh táo và lạnh lùng. Mặc dù có một số đoạn rơi vào yếu tố tự nhiên sắc dục nhưng toát lên trong toàn bộ vẫn là cái nhìn hiện thực và thái độ xây dựng của tác giả . Đàn hương hình, Mạc Ngôn lên án sự tàn bạo độc ác của thời đại nhà Thanh - một thời đại đã gây nên biết bao đau thương, thảm khốc cho mỗi con người, mỗi gia đình .".[20] Nhìn chung, mặc dù các bài viết còn có những ý kiến trái chiều song đều thừa nhận những nét mới lạ, những đóng góp nhất định của tiểu thuyết Mạc Ngôn . 2.3. Về tác phẩm 41 chuyện tầm phào, hiện nay chúng tôi thu thập được một số bài viết . Tác giả Trần Thị Thanh Thủy trong bài Mạc Ngôn và kết cấu lồng ghép trong tiểu thuyết 41 chuyện tầm phào viết : "41 chuyện tầm phào là tiểu thuyết mang đậm cá tính sáng tạo của nhà văn, hấp dẫn người đọc bởi kết cấu truyện mới mẻ giống như phim của trường phái hiện đại chủ nghĩa" trong bài viết này, tác giả đã đánh giá rất cao nghệ thuật xây dựng cốt truyện lồng ghép của tác phẩm”. Tác giả Nguyễn Tịnh Thy trong bài Kì ảo hóa ngôn ngữ miêu tả cảm giác trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã cho rằng: "đối với Mạc Ngôn "cảm giác mới" là sự lấn sâu vào trong cảm giác, cảm xúc thật của nhân vật, dùng bút pháp kì ảo để diễn tả nó một cách tế vi, li kì và quái 6 đản. 41 chuyện tầm phào đã thể hiện bút pháp miêu tả cảm giác vô tiền khoáng hậu của "quái tài" Mạc Ngôn". Như vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm 41 chuyện tầm phào sẽ góp phần làm rõ thêm những đóng góp của Mạc Ngôn với tiểu thuyết nói riêng và văn học Trung Quốc nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu Từ việc khảo sát cuốn tiểu thuyết 41 chuyện tầm phào, luận văn hướng đến mục đích 3.1. Làm rõ quan niệm về cuộc đời của Mạc Ngôn được thể hiện trong tác phẩm . 3.2. Miêu tả, lí giải, đánh giá về quan niệm con người của Mạc Ngôn trong tác phẩm này. 3.3. Chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của tác phẩm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi khảo sát: 41 chuyện tầm phào, Trần Đình Hiến dịch, Nhà xuất bản Văn học, 2004. 4.2. Nghiên cứu những nét chính yếu trong quan niệm về cuộc sống, con người và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm. 5. Phương pháp nghiên cứu Cùng với việc nhìn nhận các giá trị của tác phẩm từ những mối quan hệ nội tại, chúng tôi cũng chú ý đến các mối quan hệ khác: đặt 41 chuyện tầm phào trong quan hệ với một số tác phẩm khác của tác giả, liên hệ với quan niệm của Mạc Ngôn về cuộc đời và văn chương được trình bày trong Tạp văn và Những lời tự bạch. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn học : thống kê, phân loại, tổng hợp, phân tích, đối sánh. 6. Đóng góp của luận văn 7 Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống tác phẩm 41 chuyện tầm phào của Mạc Ngôn – một trong những nhà văn Trung Quốc đương đại có nhiều thành tựu . Đây là một cuốn tiểu thuyết về nội dung và nghệ thuật đều có những giá trị khác thường , nếu không đọc kĩ và lý giải thấu đáo sẽ không đánh giá đúng. Luận văn làm rõ thêm quan niệm của Mạc Ngôn về con người, cuộc sống, những đóng góp về nghệ thuật tiểu thuyết của Mạc Ngôn. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương Chương 1. Hình tượng cuộc sống cộng đồng trong 41 chuyện tầm phào Chương 2. Hình tượng con người cá thể trong 41 chuyện tầm phào Chương 3. Một số đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm 8 Chương 1 HÌNH TƯỢNG CUỘC SỐNG TRONG 41 CHUYỆN TẦM PHÀO 1.1. Cuộc sống như một sa mạc Mạc Ngôn sinh ra tại huyện Cao Mật tỉnh Sơn Đông - một mảnh đất nghèo nàn, hoang sơ, quan lại hoành hành bá đạo, trong một gia đình nông dân nghèo, đông đúc nhất làng. Tuổi thơ ông gắn với nghèo đói và những lo lắng tủi nhục về miếng cơm manh áo. Hoàn cảnh xuất thân này để lại dấu ấn trong nhiều tác phẩm của ông . Trong những tác phẩm của mình, Mạc Ngôn luôn thể hiện cái nhìn vô cùng sắc sảo, chân thực sâu sắc về cuộc đời con người. 41 chuyện tầm phào là cuốn tiểu thuyết đặc biệt của Mạc Ngôn. Trong phần hậu kí, Mạc Ngôn hé lộ mục đích của tác phẩm là “mượn miệng nhân vật chính trong tác phẩm để tái tạo thời niên thiếu của mình với khát vọng “đi tìm thời gian đã mất” Nhân vật chính của tác phẩm là La Tiểu Thông, một đứa trẻ giỏi phịa, mồm miệng như tép nhảy. Sau mười năm bỏ quê phiêu bạt, cậu trở về quê nhà, đến xin sư cụ Cả Lan trụ trì ở miếu thờ Ngũ Thông thần nhận làm đồ đệ. Để thuyết phục sư cụ, La Tiểu Thông đã kể lại những chuyện đã xẩy ra tại làng nơi cậu từng sinh sống khi còn nhỏ. Điểm đặc biệt của tác phẩm này là ở chỗ cùng với câu chuyện về quá khứ cuộc đời nhân vật Tiểu Thông, một câu chuyện khác của thời hiện tại cũng diễn ra trước ngôi miếu bị bỏ hoang cũng bằng lời kể của cùng một người kể chuyện. Truyện quá khứ được gợi mở nhờ hồi tưởng của người trong thời hiện tại, còn chuyện xẩy ra trước mắt dường như lại bị ám ảnh bởi những mảnh vỡ, những cái còn lưu lại trong hồi ức xa xưa. Cuộc sống quá khứ, hiện tại cũng đồng hiện qua con mắt La Tiểu Thông rất chân thực vì chính nhân vật tự kể về cuộc sống của mình với thái độ chân thành. Trong thời điểm hiện tại, Tiểu Thông đã hai mươi tuổi, nhưng cậu vẫn nhìn cuộc đời bằng ánh mắt của đứa trẻ lên mười. 9 Theo lời kể của nhân vật, người đọc từ hiện tại về quá khứ, từ quá khứ đến hiện tại. Cộng đồng làm nghề đồ tể của cậu cách đây mười năm hay là thành phố phồn hoa trong thời điểm diễn ra Tết Ẩm thực đều chung một điểm : đó là lối sống vô cảm, lạnh lùng khô cằn của tính người, trơ lì không cólòng trắc ẩn . Đúng là nơi đây cuộc sống như một sa mạc. 1.1.1. Cuộc sống cộng đồng trong quá khứ Tại ngôi miếu hoang thờ Ngũ Thông thần đổ nát, trong bốn ngày diễn ra lễ hội ẩm thực, Tiểu Thông đã kể cho sư cụ Cả Lan nghe về thời thơ ấu của mình. Đó là những hồi ức về gia đình về lão Lan, về xưởng chế biến thịt Hoa Xương, chuyện những người dân trong làng đồ tể. Qua lời kể rất tự nhiên như một đứa trẻ , người đọc có ấn tượng hết sức sâu sắc về cộng đồng nơi tuổi thơ cậu đi qua - một thôn giết mổ gia súc không lớn, đang ngày càng giàu lên nhưng cùng với điều đó mối quan hệ giữa người và người : quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, hàng xóm - láng giềng, đồng nghiệp…càng ngày càng hết sức lạnh lùng, đầy toan tính, đày rạn nứt. Trong ấn tượng của Tiểu Thông, chuyện gia đình cậu là một bi kịch thê thảm hết sức đau lòng. Mẹ cậu là Dương Tú Trân vốn xuất thân từ thành phần trung nông, từ nhỏ đã thấm nhuận ý thức cần kiệm, liệu cơm gắp mắm để xây dựng sự nghiệp. Ngược lại bố cậu - La Thông xuất thân từ thành phần vô sản lưu manh, ăn chơi bạt mạng, sống hôm nay không cần biết đến ngày mai, được đâu hay đấy. Sống trong một thôn làm nghề đồ tể đang ngày càng giàu có lên nhờ những chiêu làm ăn phi pháp, sự lười biếng và thói ăn chơi của La Thông khiến gia đình Tiểu Thông nghèo nhất làng. Trong khi mẹ cậu khổ sở nhặt bí thối ở ga về nuôi lợn để cải thiện cuộc sống gia đình thì bố cậu vẫn giữ thói ăn chơi còn ngoại tình với cô đĩ La, một người đàn bà lẳng lơ trong thôn. Cuộc sống vợ chồng của bố mẹ cậu là một chuỗi ngày cãi nhau, thậm chí là “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” bất tận. Lúc đó Tiểu Thông mới năm 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan