Thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất rau ở hợp tác xã hưng đông, thành phố vinh

54 1.2K 2
Thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất rau ở hợp tác xã hưng đông, thành phố vinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NÔNG LÂM NGƯ ----------------- THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU TRONG SẢN XUẤT RAU HỌP TÁC HƯNG ĐÔNG, THÀNH PHỐ VINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ NGÀNH NÔNG HỌC Người thực hiện: Lê Đức Ngọc Lớp: 45K 2 - KS Nông Học Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thanh VINH - 01.2009 1 MỞ ĐẦU 1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu dề tài Việt nam nằm trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm, phân làm bốn mùa rõ rệt, với nền nhiệt độ cao, độ ẩm không khí lớn, lượng mưa hàng năm từ 1500 đến 2000mm đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh hại cây trồng phát triển, gây phá hại mùa màng, làm giảm năng suất cây trồng, gây thiệt hại nhiều mặt về kinh tế để phòng chống sự gây hại của sâu bệnh thì phương pháp sử dụng thuốc hoá học là phổ biến nhất và cũng là phương pháp tác động diệt trừ nhanh nhất.Từ lâu thuốc bảo vệ thực vật đặc biệt là thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi Việt Nam.Việc sử dụng thuốc trừ sâu đã mang lại hiệu quả rất lớn, giúp diệt trừ và hạn chế được nhiều loại dịch hại trong một thời gian rất ngắn, giúp bảo vệ mùa màng, nâng cao được năng suất cây trồng. Tuy nhiên ngoài những ích lợi, mà thuốc hoá học mang lại thì việc sử dụng không hợp lý và khoa học của một bộ phận người dân đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực: - Làm ô nhiễm môi trường sinh thái do tích tụ trong đất, ô nhiễm không khí do khuyếch tán và quá trình ô nhiễm nguồn nước, thậm chí cả nguồn nước ngầm. - Thuốc hoá học khi tiêu diệt côn trùng gây hại đồng thời nó cũng tiêu diệt các loài sinh vật có ích, các loài thiên địch như: Ong, tôm, cá và động vật có xương sống khác. - Khi sử dụng nhiều lần một loại thuốc hoặc sử dụng thuốc không đúng khoa học, sủ dụng thuốc nồng độ, liều lượng thấp làm cho sâu bệnh không chết, hoặc khi sử dụng không làm cho sâu chết hẳn, qua nhiều lần như vậy sẽ làm cho sâu bệnh có tính kháng thuốc. - Khi sử dụng thuốc thì không tránh khỏi các ảnh hưởng của thuốc đổi vởi người phun, gây ra các ảnh hưởng trước mắt như đau đầu, chóng mặt, khó thở, hoặc có thể gây ảnh hưởng lâu dài như nhiễm độc thuốc mãn tính v. v…Thậm chí các loại thuốc phun khi chưa hết thời gian cách ly hoặc thời gian phân huỷ của thuốc quá lâu, khi con người dùng các sản phẩm đó thì có thể sẽ bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật. Sản xuất rau đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người, rau cung cấp chất xơ, các vitamin cần thiết như: A, B, D, E … và các khoáng chất cần 2 thiết, rau kích thích ăn ngon vì vậy dân ta có câu “cơm không rau như bệnh không thuốc” là như vậy, cho nên ngày nay khi cuộc sống của con người ngày càng cao thì nhu cầu về rau càng tăng đặc biệt có yêu cầu khắt khe hơn về rau sạch, rau an toàn. Để quyết định đến năng xuất, chất lượng, an toàn của rau thì vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu nói riêng và thuốc BVTV nói chung an toàn, hiệu quả, khoa học và hợp lý là điều rất quan trọng, bức thiết trong tình hình hiện nay. Ngoài ra trong việc sản xuất rau có rất nhiều loại sâu hại phá hoại khác nhau thuộc nhiều bộ côn trùng khác nhau do đó việc phòng trừ chúng rất phức tạp cần nhiều loại thuốc trừ sâu khác nhau, các loại thuốc trừ sâuphổ tác dụng rộng hoặc các thuốctác dụng chuyên tính để phòng trừ hiệu quả các loại sâu đó. Do đó việc nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc hoá học trên rau có giá trị rất lớn trong thực tiễn. Nó cung cấp các thông tin khoa học để thấy được tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu nói riêng và TBVTV nói chung hiện nay của người dân trồng rau như thế nào. Đây là cở sở cho việc áp dụng các biện pháp sử dụng thuốc hoá học hợp lý cũng như biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM; giảm thiểu ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc hoá học, góp phần vào sự thành công của nền nông nghiệp sạch, bền vững. Là cở sở để các chính quyền địa phương và các cở quan chức năng có liên quan có các định hướng, phương hướng kế hoạch hợp lý, lâu dài trong việc quản lý buôn bán, sử dụng thuốc BVTV, phương hướng chỉ đạo nhân dân, thực hiện tốt các vấn đề liên quan đến việc thực hiện sản xuất rau sạch, rau an toàn. Đồng thời cũng giúp nhân dân thấy được thực trạng sử dụng thuốc BVTV của chính họ và có ý thức hơn trong quá trình sử dụng thuốc để đạt được an toàn. Để đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất rau họp tác Hưng Đông, thành phố Vinh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3 Trên cở sở đánh giá tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu trên rau người dân Hưng Đông nhằm cung cấp dẫn liệu khoa học hợp lý, hiệu quả các loại thuốc phù hợp để diệt trừ các loại sâu bệnh phá hoại và quá trình sản xuất rau an toàn hiệu quả. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn 1.1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1.1. Biện pháp hoá học phòng trừ dịch hại Biện pháp hoá học phòng trừ dịch hại là biện pháp sử dụng hợp lý các chất hoá học trong phòng chống sâu, bệnh và cỏ dại gây hại cây trồng nhằm kìm hãm sự phát triển của dịch hại mức gây hại kinh tế nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và thiên địch. Biện pháp hoá học sử dụng thuốc BVTV phòng trừ dịch hại có điểm mạnh là tiêu diệt dịch hại nhanh, ngăn chặn được nạn dịch trong thời gian ngắn, đưa lại kết quả nhanh, trực tiếp đem lại hiệu quả kinh tế, dể sử dụng và có khả năng áp dụng nhiều vùng khác nhau. Nhược điểm của biện pháp hoá hoá học là sẽ tiêu diệt cả các loài sinh vật có ích, gây ra hiện tượng kháng thuốc của dịch hại, xuất hiện các loài dịch hại mới phá hoại mạnh hơn, làm ô nhiễm môi trường, gây độc cho người và động vật. Để khắc phục những hạn chế của biện pháp hoá học là sử dụng thuốc phải tuân thủ các nguyên tắc như: đúng loài sâu bệnh cần phòng trừ và ngưỡng kinh tế, đúng ký sinh, ăn thịt cần bảo vệ, đúng thuốcthuốc có tính chọn lọc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng kỹ thuật, đúng lúc, đúng phạm vi. 1.1.1.2. Những hiểu biết về thuốc trừ sâu a. Khái niệm về thuốc trừ sâu Thuốc trừ sâu bao gồm các hợp chất vô cơ, hữu cơ, các vi sinh vật gây hại cho côn trùng và những sản phẩm của chúng có thể giết được các côn trùng sống trên cây, trong đất, trong nước, ngoài đồng, trong nhà ở, gây hại cho cây trồng, cây rừng, nông sản, gia súc, gia cầm và con người. Tên thương mại (tên thương phẩm): là tên do công ty sản xuất hoặc phân phối đặt ra để phân biệt sản phẩm của công ty này và công ty khác. 5 Tên hoạt chất: là thành phần hoá học chủ yếu có tác dụng tiêu diệt dịch hại.Chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một luợng rất nhỏ cũng có thể gây độc cho sinh vật.Phá huỷ các chức năng cơ bản của sinh vật và có thể làm cho các sinh vật đó chết. Tính độc là đặc tính vốn có của chất độc,là khả năng gây độc cho sinh vật của một hợp chất nào đó. Nồng độ: là tỷ lệ giữa lượng thuốc cần dùng để pha với một đơn vị thể tích (đơn vị tính là %, g/l…). Liều lượng: là lượng chất độc được tính bằng gam hay miligan cần có để gây được một tác động nhất định lên cơ thể sinh vật.Hoặc có thể tính là lượng thuốc cần cho một đơn vị diện tích (kg/ha, lít/ha…). Liều gây chết trung bình (Median Lethat Dose) ký hiệu là LD50: là liều lượng chất độc cần thiết để gây chết cho 50 % số cá thể dùng trong thí nghiệm là chuột hoặc thỏ. Đơn vị tính là mg họat chất trên 1 kg vật thí nghiệm. Bảng 1.1: Phân loại độ độc của thuốc BVTV theo quy dịnh của WHO Nhóm độc Mức độ độc Trị số LD 50 của thuốc(mg/kg) dạng lỏng dạng rắn Qua miệng Qua da Qua miệng Qua da Ia Rất độc ≤20 ≤40 ≤5 ≤10 Ib Độc 20-200 40-400 5-50 10-100 II Độc trung bình 200-2000 400-4000 50-500 100-1000 III Ít độc > 2000 > 4000 > 500 > 1000 Thời gian cách ly: Là khoảng thời gian kể từ khi phun thuốc lần cuối đến khi thu hoạch nông sản nhằm đảm bảo cho thuốc BVTV có đủ thời gian phân huỷ đến mức không còn có thể gây ra những tác động xấu đến cơ thể người và vật nuôi khi tiêu thụ nông sản đó. Dư lượng: là lượng hoạt chất và các sản phẩm trung gian sau khi phân hủy có độc tính còn lưu lại trong nông sản, môi trường. Bảng 1.2: phân loại độ độc của thuốc BVTV của Việt Nam 6 Phân nhóm và ký hiệu Biểu tượng LD50 qua miệng chuột(mg) Thể rắn Thể lỏng I.Rất độc(chữ rất độc đen trên giải đỏ) Đầu lâu xương trên nền trắng < 50 <200 II. Độc cao(chữ độc cao trên giải vàng) Chữ thập đen chéo trên nền trắng 50-500 200-2000 III. Độc trung bình(chữ nguy hiểm đen trên dải xanh nước biển) Vạch đen không liên tục trên nền trắng 500-2000 2000-3000 IV. Độc nhẹ (chữ cẩn thận đen trên dải xanh lá cây) Không có biểu tượng > 2000 >3000 b. Phân loại thuốc trừ sâu Có rất nhiều cách phân loại thuốc trừ sâu: * Phân loại theo nguồn gốc và thành phần hoá học của thuốc: - Thuốc có nguồn gốc vô cơ: CuSO4, S, CaO… - Thuốc tổng hợp hữu cơ gồm các nhóm + Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666, thiodan, lindan… + Nhóm thuốc lân hữu cơ: Difterex, Monstor, Ofatox… + Nhóm thuốc Cacbamat: Bassa, Marsshal . + Nhóm thuốc tổng hợp hữu cơ: Trebon . + Pyrethioit (cúc tổng hợp): Fastac, Arrivo + Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: Rotenon, Nicotin…. + Thuốc kháng sinh: Validacin, Kasuran… + Thuốc có nguồn gốc vi sinh vật: chế phẩm BT, NPV, Kuang Hwa BAO WP 16000 IU/mg * Phân loại theo dạng thuốc Bảng 1.3 Đặc điểm, ký hiệu của các dạng thuốc trừ sâu Dạng thuốc Chữ viết tắt Ghi chú 7 Nhũ dầu ND, EC Thuố dạng lỏng trong suốt dễ bắt lửa và cháy Dung dịch DD, SL, AS Tan đều trong nước Bột hoà nước BTN, WP, DF, WDG Dạng bột mịn, khuếch tán trong nước thành dung dịch huyền phù Huyền phù FL, FC, SC Lắc đều trước khi sử dụng Hạt H, G, GR Chủ yếu là rải vào đất Dạng sữa EW Lắc đều trước khi sử dụng Thuốc phun bột D, BR Dạng bột mịn dùng phun khô không hoà tan trong nước Ngoài ra một số dạng khác như viên nén, thuốc xông hơi, thuốc bả… * Phân loại theo phương thức tác động: - Thuốc gây ngán - Thuốc xua đuổi - Thuốc diệt sản - Thuốc dẫn dụ + Thuốc điều tiết sinh trưởng * Phân loại theo con đường xâm nhập: - Thuốc tác động trực tiếp: Là những thuốc xâm nhập vào cơ thể qua biểu bì, thuốc tiếp xúc còn gọi là thuốc ngoại tác động. - Thuốc tác động thấm sâu: Thuốc có khả năng thấm qua các lớp tế bào biểu bì của cây để tiết dịch hại nằm dưới lớp biểu bì mà không có khả năng di chuyển trong cây. - Thuốc tác động vị độc: Là tác động của thuốc khi xâm nhập vào bộ phận tiêu hoá của động vật, chất độc ăn qua đường miệng vào trong ruột, hoà tan trong dịch vị của dạ dày và ruột giữa, thấm qua thành ruột và di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể để gây hại. - Thuốc tác dụng xông hơi: thuốc có thể sinh ra khói, khí, mù có tác dụng diệt côn trùng, nấm, vi khuẩn, chuột.Thuốc tác động xông hơi có thể dùng phun lên 8 cây, xông hơi trong nhà ở, kho tàng, nhà kính hàng hoá để tiêu diệt các vi sinh vật hại. - Thuốc tác dụng nội hấp (lưu dẫn): là khả năng của thuốc có thể nhập và di chuyển trong cây để tiêu diệt dịch hại bằng cách tiếp xúc và vị độc. 1.1.1.3. Phương pháp sử dụng thuốc trừ sâu a. Kỹ thuật sử dụng thuốc trừ sâu Phun bột là dùng thuốc trừ dịch hại dạng bột phun đều lên bề mặt vật phun, không bị gió cuốn đi xa thuốc bám dính trên bề mặt phun.Điểm mạnh của phương pháp này là đơn giản, năng xuất lao động cao, không phải dùng nước đặc biệt có ý nghĩa với những vùng có địa hình phức tạp vận chuyển nước khó khăn.Nhược điểm là thường gây ô nhiễm môi trường, khi gió to thường bị cuốn đi xa, mưa to thường giảm hiệu lực của thuốc. Rắc thuốc hạt là dùng thuốc hạt rắc vào đất, trong đất thuốc được giải phóng dần và có tác dụng trong thời gian lâu dài, trong một số trường hợp thuốc được rắc vào cây để bảo vệ.Ưu điểm của phương pháp này là dễ sử dụng, ít ảnh hưởng tới môi trường, ít gây cháy lá, hiệu quả cao tác dụng lâu dài và cho hiệu quả kinh tế cao hạn chế là khi sử dụng nhiều thường gây ô nhiễm đất. Phun lỏng là các thuốc trừ dịch hại trong các hệ phân tán lỏng như dung dịch huyền phù, dung dịnh keo, nhũ tuơng dưới dạng các vật liệu nhỏ lên vật phun. Điểm mạnh của phương pháp này là lượng chế phẩm thường ít, ít gây ô nhiễm môi trường, khả năng bán dính cao.Nhược điểm là phải dùng nước dẫn đến khi phun những vùng xa nguồn nước sẽ mất công vận chuyển nuớc và cho năng suất thấp. Xử lý khô còn gọi là trộn giống là dùng thuốc dạng bột trộn với hạt giống làm cho hạt giống được phủ môt lớp thuốc, những dịch hại ngoài vỏ hạt giống sẽ bị thuốc ngấm vào.Điểm mạnh của phương pháp này là khá đơn giản, không đòi hỏi dụng cụ và kỹ thuật phức tạp, xử lý xong có thể gieo trồng ngay, bất kỳ hạt nào cũng có thể dùng phương pháp này.Hạn chế của nó là chỉ diệt được dịch hại ngoài vỏ hạt. Xử lý ướt hay ngâm giống là hạt giống được ngâm trong dung dịch nước thuốc dạng huyền phù, nhũ tương hay dung dịch thật trong thời gian nhất định. 9 Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào dung dịch của hạt giống, loại dịch hại đặc điểm của thuốc và điều kiện ngoại cảnh. Xử lý nửa khô hay nửa ướt là trải hạt giống ra đất hoặc nền ximăng pha thuốc với nồng độ cao, pha đều 3 lít nước/1 tạ hạt sau khi phun trộn đều cũng có thể ủ với thời gian nhất định. Xông hơi là sử dụng các thuốc BVTV có khả năng bay hơi làm ô nhiễn không khí xung quanh dịch hại, qua con đường hô hấp thuốc xâm nhập vào dịch hại và gây tác dụng dựa vào đặc diểm của thuốc hoá học hay dựa vào tỷ trọng của hơi thuốc so với không khí có thể đặt thuổc trên hay dưới hạt giống. Bã độc là hỗn hợp chất độc và thức ăn của dịch hại và chất bám dính.Có nhiều cách làm bã độc (bã khô, bã ướt, bã nửa ướt, bã lỏng). b. Nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc BVTV - Đúng lúc Thuốc trừ sâuthuốc BVTV nói chung được sản xuất nhiều chủng loại, nếu không sử dụng đúng vừa không hiệu quả, gây lãng phí vừa ô nhiễm môi trường.Do vậy khi sử dụng thuốc phải chọn đúng loại thuốc cho đúng sâu bệnh và cây trồng để đảm bảo thuốc vừa có thể phòng trừ dịch bệnh, vừa không tiêu diệt các loài thiên địch có lợi vừa bảo vệ cây trồng. Ví dụ thuốc2, 4D chủ yếu tác dụng với các loại cây 2 lá mầm, thuốc Fuione chuyên tiêu diệt bệnh nấm đạo ôn hại lúa hoăc thuốc Validacin hữu hiệu với bệnh khô vằn hại lúa hoặc sâu mèo hồng hại cao su.Những thuốc có tính chọn lọc nếu sử dụng đúng sẽ cho hiệu quả cao. Nhiều chế phẩm bhư thuốc boocđô, tilt super có tác dụng với nhiều loại bệnh, hoặc wofatox, selecron, padan được dùng để trừ các loài sâu hại có miệng gặm nhai, miệng chích hút, đây là những thuốc nhiều tác dụng [15]. (Dẫn theo Trần Văn Quyền, 2008) Đúng thuốc có nghĩa là thuốc trừ sâu chỉ dùng để trừ sâu hại hay các loại côn trùng và nhện gây hại, thuốc trừ bệnh để trừ bệnh hại hay các loại sinh vật gây bệnh hại, thuốc trừ cỏ chỉ dùng để phòng trừ cỏ dại.Việc sử dụng thuốc phải đúng đối tượng phòng trừ có ghi trên bao bì của thuốc. 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan