Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND tp vinh giai đoạn 2006 2010 và một số giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học

71 2.4K 17
Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND tp  vinh giai đoạn 2006   2010 và một số giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ===  === THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CẤP DƯỠNG CHO CON KHI CHA MẸ LY HÔN TẠI TAND TP. VINH GIAI ĐOẠN 20062010 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Thúy Liễu Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thùy Dung VINH - 2011 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt khóa luận với đề tài "Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND TP.Vinh giai đoạn 2006 - 2010 một số giải pháp", ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình chu đáo của các Thầy cô giáo khoa Giáo dục chính trị các Thầy cô giáo khoa Luật trường Đại học Vinh. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo - Thạc sĩ Phạm Thị Thúy Liễu, người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình hoàn thiện khóa luận. Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình bạn bè tôi - những người luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú là cán bộ của ngành Tòa án nhân dân thành phố Vinh đã cung cấp những tài liệu quý báu để giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận. Trong thời gian ngắn, do trình độ bản thân có hạn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự góp ý chân thành của Thầy cô giáo các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 5 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Dung 2 BẢNG TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa DCCH Dân chủ cộng hòa Luật HN - GĐ 1959 Luật Hôn nhân gia đình năm 1959 Luật HN - GĐ 1986 Luật Hôn nhân gia đình năm 1986 Luật HN - GĐ 2000 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 HN - GĐ Hôn nhân gia đình TA Tòa án TAND Tòa án nhân dân TP.Vinh Thành phố Vinh TAND TP.Vinh Tòa án nhân dân thành phố Vinh MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Tính cấp thiết của đề tài .6 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .8 3. Mục tiêu nhiệm vụ khoa học 10 3.1. Mục tiêu .10 3.2. Nhiệm vụ 11 4. Phương pháp nghiên cứu 11 5. Bố cục của đề tài .11 6. Ý nghĩa của đề tài .12 6.1.Ý nghĩa luận 12 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 12 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUẬN CHUNG VỀ CẤP DƯỠNG 1.1. Gia đình vai trò của gia đình .13 1.1.1 Quan niệm về gia đình 13 1.1.2. Vai trò của gia đình .15 1.2. Khái niệm hôn nhân ly hôn .17 1.2.1. Khái niệm hôn nhân .17 1.2.2. Khái niệm ly hôn 18 1.3. Một số vấn đềluận chung về cấp dưỡng 19 1.3.1.Khái niệm cấp dưỡng 19 1.3.2. Các trường hợp phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng 24 1.3.3. Phân biệt nuôi dưỡng cấp dưỡng 29 1.4. Quá trình hình thành hoàn thiện của chế định cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám (năm1945) đến nay .31 1.4.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1959 31 4 1.4.2. Giai đoạn từ 1960 đến 1986 33 1.4.3. Giai đoạn từ 1986 đến nay 34 Tiểu kết chương I 36 CHƯƠNG II THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CẤP DƯỠNG CHO CON KHI CHA MẸ LY HÔN TẠI TAND TP.VINH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về cấp dưỡng theo quy định của Luật HN - GĐ 2000 ở nước ta hiện nay 37 2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Vinh .39 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 39 2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .40 2.3. Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND TP.Vinh trong giai đoạn 2006 - 2010 .43 2.3.1. Nhận xét chung 43 2.3.2. Thời điểm cấp dưỡng - mức cấp dưỡng - phương thức cấp dưỡng .46 2.3.3. Tạm ngừng cấp dưỡng - kết thúc cấp dưỡng .54 2.3.4. Một số trường hợp đặc biệt phát sinh quan hệ cấp dưỡng .56 2.4. Những hạn chế, nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn .57 2.4.1. Những hạn chế .57 2.4.2 Những nguyên nhân 57 2.5. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế định cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn 61 2.5.1. Một số giải pháp chung .61 5 2.5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND TP.Vinh 63 Tiểu kết chương II .66 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 6 Gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp chặt chẽ, hài hòa lợi ích của cá nhân, Nhà nước xã hội. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau tính chất kết cấu của gia đình cũng khác nhau. Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu của Nhà nước” (1884), Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng: Gia đình có mối liên hệ mật thiết trực tiếp chặt chẽ với chế độ kinh tế - xã hội. Khi cơ cấu tính chất gia đình thay đổi nó sẽ kéo theo sự biến đổi trong cơ cấu kinh tế - xã hội. Nói cách khác, sự phát triển tiến bộ của mỗi hình thái hôn nhân gia đình là biểu hiện rõ nhất sự phát triển của xã hội loài người, là thước đo để đánh giá sự tiến bộ của hình thái kinh tế - xã hội này so với hình thái kinh tế - xã hội khác. Vì vậy, xây dựng gia đình bền vững, ấm no, hạnh phúc là vấn đề được các quốc gia hết sức quan tâm. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Đảng Nhà nước CHXHCN Việt Nam luôn quan tâm đề cao vấn đề xây dựng phát triển gia đình. Trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", Đảng ta đã khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường giáo dục nếp sống hình thành nhân cách. Các chính sách của nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ, nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người”. Điều 64 Hiến pháp 1992 nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2001) cũng ghi nhận : “Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng chăm sóc ông bà, bố mẹ. Nhà nước xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con”. Gia đình đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Muốn có một xã hội tốt thì phải có những gia đình hạnh phúc bền vững. Mà 7 trước hết là hôn nhân phải được thiết lập dựa trên quan hệ vợ chồng hạnh phúc. Như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý đến hạt nhân cho tốt”. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay các trường hợp ly hôn xảy ra ngày càng phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng ly hôn gia tăng là do quan niệm sai lầm về hôn nhân tình yêu nên dễ dãi ly hôn, chủ nghĩa thực dụng vật chất trong tình yêu, sự nóng vội đi đến hôn nhân (tập trung chủ yếu ở những cặp vợ chồng trẻ); các cặp vợ chồng khó có con đầu lòng (tập trung vào nhóm công chức nhóm buôn bán). Ly hônmột mặt của quan hệ hôn nhân. Nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng, thì ly hôn là mặt trái của hôn nhân, là hiện tượng bất bình thường nhưng là mặt không thể thiếu khi hôn nhân thực sự tan vỡ. Một trong những vấn đề quan trọng nhất cần được giải quyết khi vợ chồng ly hônvấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn. Đây là một chế định pháp quan trọng trong pháp luật về hôn nhân gia đình. Bởi lẽ, người con là người bị ảnh hưởng trực tiếp. Vì cha mẹ không còn cùng chung sống nên người con không còn được nhận sự gần gũi, quan tâm, chăm sóc giáo dục của cha mẹ. Hơn nữa, quá trình phát triển nhân cách của người con sau này cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu bị cha mẹ bỏ rơi, không quan tâm, nhất là trong hoàn cảnh lối sống của con người bị tác động trực tiếp bởi nền kinh tế thị trường. Trên thực tế, có nhiều trường hợp sau khi ly hôn cha mẹ không làm tròn nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con, thậm chí là trốn tránh trách nhiệm cấp dưỡng cho con. Điều đó đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người con sau này. 8 Do đó, để đảm bảo cho người con có thể được hưởng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu để tồn tại phát triển, pháp luật đã quy định về vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề liên quan đến việc cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn chưa được quy định hoặc quy định chưa đầy đủ. Vì vậy, để góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND TP.Vinh giai đoạn 2006 - 2010 một số giải pháp” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở nước ta thời kì phong kiến, quan hệ cấp dưỡng đã được các triều đại phong kiến chú trọng. Điều đó thể hiện trong pháp luật nhà Lê qua Bộ luật Hồng Đức Hồng Đức Thiện Chính Thư, trong pháp luật nhà Nguyễn qua Bộ luật Gia Long. Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, các vấn đề liên quan đến quan hệ hôn nhân gia đình cũng được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Điều đó thể hiện qua các bản Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa như Hiến pháp 1945, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980. Đặc biệt là Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trở thành cơ sở pháp lí quan trọng cho việc xây dựng chế độ hôn nhân gia đình Việt Nam trong thời kì cả nước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Các vấn đề về cấp dưỡng nói chung vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn nói riêng cũng đã được các nhà lập pháp quan tâm nghiên cứu. Trong số các loại văn bản này, phải kể đến: Sắc lệnh số 159 - SL ngày 17/11/1950 quy định về vấn đề ly hôn; Dự luật hôn nhân gia đình 1959 được Quốc hội khóa I, kì họp thứ 11 thông qua ngày 29/12/1959 được Chủ tịch nước kí lệnh công bố ngày 13/01/1960 theo Sắc lệnh số 02 - SL; Dự luật hôn nhân gia đình 9 1986 đã được Quốc hội khóa VII kì họp thứ 12 thông qua ngày 29/12/1986 được Hội đồng nhà nước công bố ngày 03/01/1987. Tuy nhiên, các quy định về cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn trong các văn bản trên còn mang tính khái quát, chưa cụ thể, việc áp dụng luật giải quyết các tranh chấp về cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn còn gặp nhiều vướng mắc. Nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình, Nhà nước ta đã ban hành Luật hôn nhân gia đình 2000, được Quốc hội khóa X, kì họp thứ 7 thông qua ngày 09/06/2000 được Chủ tịch nước kí lệnh công bố ngày 22/06/2000 theo Lệnh số 08L/CTN. Luật hôn nhân gia đình 2000 đã tiếp tục kế thừa phát triển hệ thống pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam. Luật HN - GĐ 2000 cũng đã dành riêng một chương để quy định về vấn đề cấp dưỡng. Trong đó chế định cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn đã được quy định chi tiết, đầy đủ hơn. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến cấp dưỡng nói chung cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn nói riêng còn được quy định trong: Nghị quyết số 02/2000/NĐ - HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2000; Nghị định số 70/2001/NĐ - CP của Chính phủ ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân gia đình; Nghị định số 87/2001/NĐ -CP của Chính phủ ngày 21/11/2001 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình… Để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, Nhà nước ta đã kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thêm hệ thống pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện nay cũng đã có nhiều bài viết cũng như các công trình nghiên cứu về chế định cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn theo quy định 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:53

Hình ảnh liên quan

BẢNG TỪ VIẾT TẮT - Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND tp  vinh giai đoạn 2006   2010 và một số giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học
BẢNG TỪ VIẾT TẮT Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 2.1. Báo cáo tổng kết của TAND TP.Vinh - Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND tp  vinh giai đoạn 2006   2010 và một số giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học

Bảng 2.1..

Báo cáo tổng kết của TAND TP.Vinh Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.2. Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân thành phốVinh về tình hình ly hôn  giai đoạn  2006 - 2010 - Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND tp  vinh giai đoạn 2006   2010 và một số giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học

Bảng 2.2..

Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân thành phốVinh về tình hình ly hôn giai đoạn 2006 - 2010 Xem tại trang 47 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan