Công dụng của các loại trà: Trà ô long, linh chi, nhân sâm, hà thủ ô

21 1.2K 1
Công dụng của các loại trà: Trà ô long, linh chi, nhân sâm, hà thủ ô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRÀ Ô LONG 1. Các loại trà olong gồm có: ô long đông sơn, phúc long, tâm châu, đại gia, phúc đại đường, dilmah, quan âm, phước lạc, thăng long, thuận phú 2. Công dụng và cách pha trà a. Đặc điểm chung - Trà olong có nguồn gốc từ vùng núi Long Tĩnh, thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, sau đó được du nhập và phát triển cực thịnh Đài Loan rồi trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Giống trà cao cấp này chỉ phù hợp với vùng cao nguyên có khí hậu ôn đới, đồng thời đòi hỏi một quy trình công nghệ sạch từ khâu chăm sóc đến chế biến. - Khí hậu thổ nhưỡng, giống cây trồng và kỹ thuật chế biến là nền tảng để đạt được thành phần dược chất và hương vị của trà. Từ những búp non “ một tôm hai lá “ của các giống trà Oolong, Kim Xuyên, Tứ Quý, Thuý Ngọc, Thanh Tâm…, trải qua quy trình sản xuất bán lên men, dù không được ủ ướp bằng bất kỳ hương liệu nào nhưng trà Oolong vẫn luôn đem lại cho người thưởng thức một hương vị thơm ngon tự nhiên vô cùng đặc sắc… Ngoài ra, lượng Polyphenol phong phú của trà Oolong là nguồn lợi vô hạn cho sức khoẻ và sắc đẹp chúng ta. - Nguồn gốc của cái tên trà Ô Long bắt nguồn từ câu chuyện sau. Từ rất lâu rồi, vùng núi sâu An Khê Phúc Kiến, có người thợ săn gọi là Hồ Lương. Một ngày trở về nhà sau khi săn thú, mặt trời lên cao, thời tiết nóng nực, Hồ Lương sợ thịt ôi hỏng, bèn tiện tay ngắt vài lá cây ven đường che đậy. Sau lại thấy nhà mình có mùi hương thơm ngát. Tìm quanh quẩn trong ngoài, mới biết hương thơm tỏa ra từ lá cây đã ngắt. Anh dùng lá cây ngâm vào nước, uống thấy tinh thần muôn phần sảng khoái. Hồ Lương không quản đường xa, tìm tới nơi, đào cây mang về trồng. Nhưng mùi vị pha không giống như trước. Anh suy nghĩ mông lung, rồi hiểu rằng, lá trà phải phơi nắng, gia công rồi mới có hương thơm. ''''''''Hồ Lương'''''''' phát âm ngôn ngữ địa phương gần giống ''''''''Ô Long''''''''. Người dân trong vùng ghi nhớ công lao Hồ Lương liền gọi loại trà này là ''''''''Ô Long trà'''''''' - Trà Ô Long có hình dạng đặc trưng là được vê thành từng viên Dưới đây là những kết quả nghiên cứu mới nhất về tác dụng của trà Oolong do các Đại học Nhật Bản (Đại học Osaka, Đại học Dược Shiga) thực hiện: b. Công dụng của trà ô long  Trà Ôlong giúp giảm cân: trà Ôlong là loại trà được chế biến theo quy trình riêng, là loại trà lên men, trà Ôlong giàu khoáng chất như: sắt, calci, enzyen…thúc đẩy quá trình tiêu hóa các thành phần thức ăn, phân giải lipid.  Trà Ôlong uống mỗi ngày để luôn trẻ trung.  Thường xuyên uống trà có thể bổ sung nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Uống trà là cách tốt đối với việc bổ sung acid amin và protein cần thiết cho cơ thể. Trà là yếu tố quan trọng để hấp thu nguyên tố khoáng chất cần thiết cho cơ thể.  Trà không chỉ làm thức uống mà trà còn có tác dụng làm mịn da bằng phương pháp tắm trà. Thành phần chủ yếu trong trà là cafein, acid tannic, theocin… trong đó acid tannic có thể diệt khuẩn và làm mau lành vết thương. Vì vậy trà dùng để tắm có tác dụng chăm sóc da, những người có làn da khô nếu thường xuyên tắm trà sẽ làm mềm da, làm cho làn da trắng đẹp, có tác dụng trị bệnh về da.  Dùngtrà để tắm: sau khi đã pha trà để uống thì phần bã còn lại dùng để tắm, cách dùng như sau:  Bã trà sau khi pha uống xong để nơi thoáng gió, phơi khô để dùng. Dùng túi vải xô hoặc vải bông cho bã trà vào cột chặt miệng túi, hoặc cho trực tiếp bã trà vào trong nước để tắm. nước pha trà để tắm nhiệt độ khoảng 40 độ C. Tắm với trà Ôlong thích hợp nhất với lứa tuổi trung niên trở lên, giúp làn da mịn màng không khô ráp.  . Trà Ôlong uống mỗi ngày để giải tỏa lo âu, uống trà giúp tạo khả năng miễn dịch, tăng khả năng đề kháng bệnh tật, giải tỏa những lo lắng về tâm sinh lý. Nếu bạn gặp phải những trục trặc về tâm sinh lý bạn hãy thử uống trà. Sẽ rất hiệu nghiệm đấy! c. Pha trà và cách quản trà  Pha trà là một việc rất nho nhã: Pha trà cần phải chú ý đến tính chất và nhiệt độ của nước. Nước suối trên núi, nước mưa là sự lựa chọn tốt nhất cho việc pha trà. Nhiệt độ nhất thiết của nước dùng pha trà là phải dùng nước sôi 100 độ C. Khâu tráng trà, bình trà, ly uống trà cũng là một công đoạn không kém kỹ thuật.  Bảo quản trà: trà phải được đóng gói kỹ không để tiếp xúc với không khí, vật liệu bao bì dùng chất liệu khó chiếu sáng, không để chung với các sản phẩm chịu ẩm và lên men.  Tất cả các khâu pha trà và khâu bảo quản trà nếu thực hiện theo đúng quy trình sẽ là một trong các yếu tố giúp chúng ta có ly trà thực sự ngon và mang lại tác dụng thiết thực. TRÀ NẤM LINH CHI Nấm linh chi là một trong những vị thuốc quý của y học cổ truyền. nước ta, trong mươi năm gần đây được người ta biết đến và sử dụng ngày càng nhiều với những phương thức khác nhau. Tuy nhiên, cách dùng dưới dạng trà linh chi được chế biến từ nguyên liệu thô vẫn được người ta ưa chuộng hơn cả vì độ tin cậy cao và giá thành tương đối rẻ. 1. Tác dụng dược lý của linh chi Cho đến nay, kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy, linh chi có tác dụng dược lý khá phong phú:  Có khả năng tiêu trừ các gốc tự do, trợ giúp men superoxide desmutase để khử độc tính của các gốc superoxide;  Ổn định và cải thiện chức năng sinh lý của màng tế bào, tăng cường năng lực tổng hợpDNA, RNA và protein;  Nâng công năng lực miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là hệ thống miễn dịch tế bào, làm tăng sức đề kháng, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ;  Cải thiện năng lực cung ứng ôxy của huyết dịch, hạ thấp lượng ôxy tiêu hao của tổ chức trong trạng thái nghỉ ngơi;  Làm giảm độ nhớt của máu, tăng sức co bóp cơ tim, tăng lưu lượng tuần hoàn động mạch vành tim và động mạch não, có tác dụng điều chỉnh nhịp tim và làm hạ huyết áp;  Có tác dụng làm giãn phế quản, giảm ho, long đờm, bình suyễn; Có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm đau;  Làm giảm đường huyết và điều chỉnh rối loạn lipid máu;  Có khả năng giải độc, bảo hộ tế bào gan, chống ung thư, chống ảnh hưởng độc hại của tia phóng xạ và các chất độc đối với cơ thể. Ứng dụng của linh chi trong phòng chống bệnh tật và nâng cao sức khỏe Linh chi dùng đơn thuần hoặc phối hợp với các dược liệu khác đã được sử dụng khá rộng rãi trong thực tiễn lâm sàng nhằm mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát và chứng minh tác dụng trị liệu của linh chi đối với các bệnh như rối loạn lipid máu, thiếu máu cơ tim, vữa xơ động mạch, cao huyết áp, huyết áp thấp, viêm phế quản mạn, hen phế quản, ho ra máu, viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, thiếu máu, đái tháo đường, các chứng xuất huyết, viêm mũi, viêm da, mụn nhọt, các bệnh ung thư phổi, dạ dày và cổ tử cung, hội chứng suy giảm bạch cầu do dùng hóa chất chống ung thư . Ngoài ra, linh chi còn được dùng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, bồi bổ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, đặc biệt đối với người cao tuổi. Với phụ nữ, linh chi được dùng để làm đẹp da, chống các nếp nhăncác vết sắc tố. 2. Cách chế trà linh chi Nói là trà linh chi nhưng thực ra là “dĩ dược đại trà”, nghĩa là lấy linh chi đơn thuần hoặc phối hợp với một vài dược liệu khác để hãm uống thay trà nhằm mục đích phòng và chữa bệnh. Trà linh chi có ưu điểm là điều chế đơn giản, sử dụng thuận tiện, không phải đun nấu cầu kỳ như thuốc sắc. Người ta thường chọn mua loại nấm to, lành lặn, dầy dặn và còn nguyên tán. Sau công đoạn làm sạch, dùng dao thái vụn hoặc thái thành lát mỏng, càng vụn càng mỏng thì càng tốt vì như vậy khi hãm với nước sôi mới chiết xuất được tối đa hoạt chất, cuối cùng đem sấy hoặc phơi thật khô rồi đựng trong lọ kín dùng dần. Cũng có thể dùng máy tán thành dạng mịn như bông, cách này giúp người ta sau khi hãm vừa uống được nước vừa ăn bã một cách dễ dàng và tiết kiệm. 3. Một số loại trà linh chi thông dụng Trà linh chi hoàng kỳ: Linh chi và hoàng kỳ liều lượng bằng nhau, tán vụn, mỗi lần dùng 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ khí ích tỳ, dùng rất tốt cho những người bị suy nhược cơ thể, rối loạn lipid máu, giảm bạch cầu do dùng hóa chất chống ung thư. Trà linh chi ngân nhĩ: Linh chi và ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) liều lượng bằng nhau, sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 10-15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, khi uống cho thêm một chút đường phèn. Công dụng: tư âm nhuận phế, chỉ khái trừ đàm, an thần ích trí, dùng thích hợp cho người bị viêm phế quản mạn, hen phế quản, suy nhược thần kinh. Trà linh chi cam thảo: Linh chi 120g, cam thảo 100g, hai thứ đem sấy khô tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 20-30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ ích can khí, dưỡng can bổ thận, dùng rất tốt cho những người bị viêm gan mạn tính thể tồn tại, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể. Trà linh chi nhân sâm: Linh chi 10g, nhân sâm 5g, hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ ích cường tráng, dùng cho người bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não. Người bị tăng huyết áp không nên dùng loại trà này. Trà linh chi tam thất: Linh chi 9g, tam thất 60g, hai thứ đem thái phiến, trộn đều với nhau, mỗi ngày dùng 15g hãm uống với nước sôi trong bình kín, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ huyết hoạt huyết, dưỡng tâm an thần, dùng rất tốt cho người bị bệnh lý động mạch vành tim, tăng huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não do vữa xơ động mạch. TRÀ SÂM Ngoài vị ngon miệng, trà sâm còn là một vị thuốc phổ biến trong khu vực châu Á vì tác dụng của chúng rất tốt cho sức khỏe con người. Từ ngàn năm nay, trà sâm là thức uống phổ biến trong khu vực châu Á. Đặc biệt là nhân sâm – một loại sâm chứa nhiều chất ginsenosides được coi là có khả năng chữa ung thư và bảo vệ sức khỏe. Ngoài vị ngon miệng, trà sâm còn là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe con người. 1.Cung cấp năng lượng Từ thời Trung Quốc cổ đại, trà sâm đã được dùng nhiều và được coi là loại thức uống quý như một dạng thuốc bổ cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng cường sinh lực cơ thể. Ngoài ra, trà sâm còn có tác dụng phục hồi sức khỏe, đặc biệt cho những người bị rối loạn thần kinh, người thường xuyên mệt mỏi hay thiếu máu,… 2. Chống ung thư một khía cạnh nào đó, trà sâm được đánh giá như một biện pháp hóa học trị liệu, tức là bước đầu có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Một nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Trung tâm về Ung thư tại Hàn Quốc đã chỉ ra rằng, khả năng chống ung thư của nhân sâm sẽ cao hơn và có hiệu quả hơn nếu chúng ta biết dùng đúng cách và dùng củ sâm khi vẫn còn tươi. Cách thức chế biến có thể là: xắt lát mỏng để pha nước hoặc ủ trà. 3. Hỗ trợ khả năng tình dục Trà sâm rất tốt cho khả năng tình dục, đặc biệt là khả năng của các quý ông. Không những giúp các quý ông duy trì “phong độ” mà không mệt mỏi, trà sâm còn “giải quyết” cả những vấn đề có liên quan đến rối loạn cương dương. Theo một nghiên cứu của trường Đại học Phương Tây Illinois, các thành phần ginsenoside có trong gừng sẽ tác động đến hệ thống thần kinh trung ương và các tuyến sinh dục, từ đó, khả năng “chăn gối” của các quý ông được cải thiện đáng kể .4. Tốt cho hệ miễn dịch Để tăng cường cho hệ miễn dịch tốt, hãy uống trà sâm. Để cơ thể tránh được nhiều bệnh và các nhiễm trùng khác, tăng cường uống trà sâm. Trà sâm còn có tác dụng đẩy mạnh hiệu quả của các vacxin cúm, và các kháng sinh chữa viêm phổi, viêm phế quản. Bên trong mỗi củ sâm còn là cả một kho chất chống oxy hóa, rất tốt cho tim mạch và các bệnh liên quan đến rối loạn tim mạch. • Cảnh báo khi dùng trà sâm Với những trường hợp như cao huyết áp hoặc đang dùng các chất kích thích khác, tuyệt đối không được dùng trà sâm. Trà sâm sẽ chỉ tốt với những người đã trưởng thành, còn trẻ em thì không nên dùng trà sâm. Lưu ý: Các vị thuốc nên mua tại các cơ sở đông dược có uy tín và có tư cách pháp nhân, phương pháp sử dụng trà sâm tránh khỏi tình trạng suy giảm tình dục Cách 1: Nhân sâm 6g, nhung hươu 6g, nhục quế 6g, hoàng kỳ 30g, kỷ tử 10g, thục địa 10g, sơn thù nhục 10g, ba kích 10g, dương khởi thạch 10g, dâm dương hoắc 15g, cam thảo sao 3g. Nhân sâm và nhung hươu sấy khô tán bột, chia uống 2 lần sáng chiều với nước ấm; các vị thuốc khác cho vào sắc kỹ lấy nước cốt, chia uống 2 lần trong ngày. Đây là một nghiệm phương cận đại, có công dụng bổ thận ích tinh, thích hợp cho nhữmg người bị suy giảm tình dục có kèm theo các triệu chứng như tai ù, sức nghe giảm, hay hoa mắt chóng mặt, dễ mệt mỏi, sắc mặt nhợt, lưng gối đau mỏi . Cách 2: Nhân sâm, nhục quế, bạch thược, cam thảo sao, hoàng kỳ, đương quy, xuyên khung, bạch truật, bạch linh, thục địa, liều lượng mỗi vị như nhau. Tất cả đem sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 15g, chia làm hai lần khi bụng đói với nước sắc của 2 quả đại táo và 3 lát gừng tươi. Đây là một cổ phương có công dụng ích khí dưỡng huyết, ôn dương bổ tinh, dùng thích hợp cho người bị suy giảm tình dục có kèm theo các triệu chứng mệt mỏi như mất sức, sắc mặt nhợt nhạt, hay có cảm giác khó thở, hoa mắt chóng mặt, dễ hồi hộp, ăn kém, đại tiện lỏng loãng . Cách 3: Nhân sâm 30g, bạch linh 30g, bạch thược 30g, nhục quế 30g, bạch truật 30g, ngũ gia bì 30g, cam thảo sao 15g, bào khương 6g. Tất cả sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g khi bụng đói với nước sắc đại táo 3 quả và gừng tươi 2 lát. Đây là cổ phương được ghi trong sách Thái bình thánh huệ phương, có công dụng ích khí ôn trung, dùng thích hợp cho những người bị suy giảm tình dục có kèm theo các triệu chứng mệt mỏi do lao lực quá độ, lưng gối đau mỏi, tứ chi gầy yếu, hay đau bụng dưới, ngủ kém hay mê mộng Cách 4: Nhân sâm 50g, nhung hươu 50g, ba kích 50g, phúc bồn tử 50g, dâm dương hoắc 50g. Tất cả sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g với nước muối nhạt. Công dụng: bổ thận trợ dương, dùng cho người bị suy giảm tình dục có kèm theo các triệu chứng lưng gối đau mỏi, đầu choáng mắt hoa, tinh thần bạc nhược, sắc mặt trắng nhợt, sợ lạnh, chân tay lạnh lẽo, ăn kém, đại tiện lỏng loãng . Cách 5: Nhân sâm 30g, viễn chí 60g, sinh toan táo nhân 60g, đương quy 60g, bạch thược 60g, bạch linh 120g, thỏ ty tử 120g, thạch xương bồ 50g, bạch truật 90g, hoài sơn 90g, thần khúc 90g, quất hồng 40g, sa nhân 75g, sài hồ 15g, cam thảo sao 10g. Tất cả sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g với nước ấm khi bụng đói. Đây là một cổ phương được ghi trong sách Biện chứng lục, có công dụng dưỡng tâm kiện tỳ, bổ ích khí huyết, cố thận khí, dùng thích hợp cho người bị suy giảm tình dục có kèm theo các triệu chứng như tảo tiết hoặc di tinh, đầu choáng mắt hoa, mệt như mất sức, hay hồi hộp trống ngực, có cảm giác khó thở, ăn kém, mất ngủ . Cách 6: Nhân sâm 50g, nhung hươu 50g, thục địa 300g, quy bản 300g, thủ ô chế 200g, đỗ trọng 200g, tử xa 250g, dâm dương hoắc 100g. Tất cả sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g khi bụng đói với nước sôi để nguội. Công dụng: tráng dương tư thận, bổ khí dưỡng huyết, dùng thích hợp cho người bị suy giảm tình dục có kèm theo các triệu chứng lưng gối đau mỏi, tinh dịch lạnh loãng, đầu choáng mắt hoa, tinh thần mỏi mệt, di tinh, liệt dương . Cách 7: Nhân sâm 3g, chim sẻ 2 con, phúc bồn tử 10g, thỏ ty tử 10g, kỷ tử 10g, ngũ vị tử 5g, gạo tẻ 100g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Chim sẻ làm thịt bỏ lông và nội tạng, đem nấu với gạo và gừng tươi thành cháo; các vị thuốc khác sấy khô tán thành bột rồi hoà với cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Đây là một bài thuốc dân gian có công dụng tráng dương bổ thận, trong đó chim sẻ có công năng tráng dương và nâng cao năng lực tình dục; nhân sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, ngũ vị tử và kỷ tử có tác dụng bổ thận ích tinh. Công thức này rất thích hợp cho những người bị suy giảm tình dục có kèm theo các triệu chứng mệt mỏi nhiều, lưng gối đau mỏi, đầu choáng mắt hoa, xuất tinh sớm . Nhìn chung, các bài thuốc nêu trên đều khá đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng và rẻ tiền. Các vị thuốc nên mua tại các cơ sở đông dược có uy tín và có tư cách pháp nhân. Cần lưu ý là: tất cả các công thức này chỉ nên dùng cho người bị suy giảm tình dục thuộc thể Thận dương hư nhược, còn với thể Thận âm hư nhược biểu hiện bằng các triệu chứng như môi khô miệng khát, lòng bàn tay bàn chân nóng, trong ngực bồn chồn không yên, đại tiện táo kết, tiểu tiện vàng đỏ . thì không được dùng. • Những bệnh kiêng uống nhân sâm Nhân sâm là một vị thuốc quý bổ dưỡng của Đông y nhưng có tính hàn, nếu không biết sử dụng, bạn có thể "tắc tử" vì nó. Dưới đây là những người và những loại bệnh không được dùng nhân sâm. Dùng nhân sâm với liều lượng nhỏ sẽ làm tăng huyết áp, liều lượng lớn làm hạ huyết áp. Về mặt lâm sàng, nhân sâm có thể làm nặng thêm triệu chứng can dương can hoả, hơn nữa liều thuốc khó nắm vững, cho nên người cao huyết áp nói chung không nên uống. Nhân sâm là một vị thuốc quý bổ dưỡng của Đông y nhưng có tính hàn, nếu không biết sử dụng bạn có thể "tắc tử" vì nó. (Ảnh:yeutretho.com) Khi bị cảm mạo, bất kể là do cảm nhiễm virus hay nhiễm vi khuẩn gây nên, đều có biểu trưng ngoại cảm. Trị liệu lấy sơ phong tán hàn hoặc thanh nhiệt giải biểu. Nhân sâm bổ khí, có thể làm cho ngoại tà trệ lưu trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình. Người cần phải uống dài ngày nhân sâm thì trong thời gian bị cảm mạo cần phải tạm thời ngừng không uống. Viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, xuất hiện đau sườn, đau bụng, hoàng đản, phát sốt, thì đó đều là gan mật bị thấp nhiệt, khí không lưu thông thanh thoát được. Nếu uống nhân sâm sẽ lại được trợ thấp sinh nhiệt, làm cho khí trệ uất kết, làm cho chứng bệnh nặng thêm. Đau dạ dày là chứng viêm loét bộ phận dạ dày, dịch vị ra quá nhiều, dạ dày bị co giật gây nên, Đông y gọi là do khí trệ vị hoá mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra xuất huyết. Chữa trị cần phải lý khí hoà vị, lương huyết chỉ huyết. Nhân sâm bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, như vậy rất khó làm giảm và làm hết đau. Khi bệnh cảm nhiễm giãn phế quản, bị lao . thường có ho ra máu, trong đờm có máu, bị ho, có người sốt nhẹ, xuất huyết, biện chứng trong Đông y là âm hư hoả vượng, phế âm suy nhược. Trị liệu cần phải tư âm giáng hoả, lương huyết chỉ huyết. Vậy mà nhân sâm có thể làm thương âm động hoả, càng làm hiện tượng nôn ra máu trở nên nặng thêm. Người có bệnh tự thân miễn dịch như ban đỏ, mụn nhọt, viêm khớp loại phong thấp, bệnh da cứng là những người bị âm hư hoà vượng, bị ức chế miễn dịch của tế bào và miễn dịch của các chất lỏng trong cơ thể lên cao. Phụ nữ thời kỳ mang thai uống nhân sâm có thể dẫn tới tình trạng khó sinh. Trẻ nhỏ dưới 14 tuổi cơ thể thuần dương, nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục phát triển, đó là điều rất nên tránh đối với trẻ. • Lưu ý khi dùng nhân sâm Nhân sâm bồi dưỡng cơ thể, làm tăng phát triển cơ thể, tăng khí lực, tăng khả năng lao động trí óc và tay chân, giúp tăng trí nhớ. Chúng giúp cơ thể tăng khả năng thích nghi với các điều kiện bất lợi của môi trường sống như: nhiệt độ cao, thấp quá, bức xạ, khói độc, bụi bặm… Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng đối với nhiều loại bệnh tật, giúp cơ thể chống stress. Nhân sâm tăng chuyển hoá cơ bản, giúp giảm cholesterol trong máu, bổ trợ cho thuốc hạ đường huyết trong điều trị đái tháo đường, bổ trợ cho các liệu pháp chữa trị ung thư, HIV-AIDS, cai nghiện ma tuý… Theo đông y, nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn (ấm) tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân dịch, ích trí, làm sáng mắt, trừ tà khí, làm chậm lão hoá, tăng tuổi thọ. Thường dùng trong các trường hợp: khí huyết suy hư, cơ thể suy nhược, phế hư sinh ho suyển, tỳ hư sinh tiết tả, vị hư sinh nôn mửa, người mới ốm dậy, người suy nhược thần kinh thường hoảng hốt, bất an. Ngày dùng 2–6g, có khi nhiều hơn (12–20g). Dạng thuốc sắc uống, chưng cách thuỷ hoặc hấp, ngâm rượu, tán bột hoặc ninh với các thực phẩm khác để ăn. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý: nhân sâm làm tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn và hô hấp, tăng hưng phấn thần kinh, tăng sức lực, tăng khả năng lao động… Cho nên, chỉ sử dụng vào buổi sáng hoặc chiều, không sử dụng vào buổi tối, để cơ thể được nghỉ ngơi tốt hơn. Những người đang bị bệnh thực chứng, tức là bệnh cấp tính như: cảm sốt phong hàn, cảm mạo phong nhiệt, đau bụng tiêu chảy do trúng thực, do nhiễm thấp nhiệt, sốt xuất huyết, viêm gan cấp, viêm tuỵ cấp, viêm loét dạ dày – tá tràng, bị giãn phế quản, ho ra máu, người bị cao huyết áp, bị bệnh hệ thống miễn dịch (ban đỏ, mụn nhọt, việm khớp dạng thấp, da cứng…), thanh niên hay bị xuất tinh sớm, di tinh, phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi đều không nên dùng nhân sâm. Đông y cho rằng, những người có thể trạng âm hư hoả vượng, âm hư nội nhiệt với các triệu chứng: người gầy, da khô, nóng, lòng bàn tay, bàn chân nóng, miệng khô khát nước, trong lòng phiền muộn, bứt rứt, mất ngủ, gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, sốt hâm hấp vào buổi chiều, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, chất lưỡi đỏ nhạt… thì không nên dùng nhân sâm. THỦ Ô 1. Công dụng tuyệt vời của thủ ô Muốn cho xanh tóc đỏ da - Rủ nhau lên núi tìm thủ ô. Mời bạn cùng chúng tối đi tìm vị thuốc độc đáo này. Chuyện kể rằng ngày trước huyện Nam Hà, Trung Quốc, có một ông lão tên là Điền Nhi, thể trạng yếu ớt từ lúc sinh ra. Một lần đi rừng, Điền Nhi đào được một củ lạ và thử đem tán nhỏ, hòa với rượu uống. Kỳ lạ thay, sau một thời gian uống, các bệnh đều khỏi, tóc bạc bỗng đen lại, da căng, ngực nở như mới đôi mươi. Ông sống khỏe mạnh, thọ đến 160 tuổi. Thứ củ đó chính là thủ ô thủ ô có hai loại: đỏ và trắng. Tuy nhiên, thủ ô đỏ mới là vị thuốc đúng dùng trong Đông y. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, loại củ này là vị thuốc quan trọng trong nhiều bài thuốc bổ. Nhiều nghiên cứu đã công nhận, thủ ô có tác dụng với nhiều bệnh lý như rụng tóc, tóc bạc sớm. Chúng còn được dùng để chữa đau lưng dưới, yếu khớp gối, yếu cơ, liệt nửa người, tinh thần hồi hộp, chóng mặt, mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng cholesterol máu và xơ vữa động mạch. Ngoài ra, thủ ô còn có thể giúp chống lão hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp nhuận tràng, điều chỉnh lượng đường trong máu. Rất nhiều người biết đến thủ ô nhờ công dụng làm trẻ hóa mái tóc của loại củ này. Một nghiên cứu thực hiện trên 48 người, bao gồm 24 nữ và 24 nam, trong độ tuổi từ 30 – 60, cho thấy có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc như tuổi tác, căng thẳng, hút thuốc. Họ đều được dùng 4g củ thủ ô, chia làm hai lần trong ngày. Sau một tháng điều trị, 91% nam giới và 87% phụ nữ cho biết chứng rụng tóc của mình được cải thiện tốt như tóc ít rụng, khỏe và đen hơn. Không ai trong số họ gặp tác dụng phụ trong thời gian điều trị. Không chỉ vậy, trong củ thủ ô còn có chất đạm, tinh bột, chất béo, đặc biệt là có chất lexitin. Đây là thành phần chủ yếu của hệ thần kinh, giúp điều trị thần kinh suy nhược, suy dinh dưỡng, có lợi cho tim. Đông y có bài thuốc chữa thần kinh suy nhược, ăn uống khó tiêu dành cho người già yếu, trong đó thủ ô là vị thuốc chính: 10g thủ ô, 5g táo đen, 2g thanh bì, 3g trần bì, 3g sinh khương, 2g cam thảo, 600ml nước. Tất cả đem sắc đến khi còn khoảng 200ml, uống ba lần trong ngày. Nếu có biểu hiện như da nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, bạn có thể bồi bổ khí huyết bằng cách ăn cháo nấu với thủ ô. Bạn nên bọc thủ ô trong vải thưa rồi cho vào nồi, nấu chung với cháo. Khi cháo nhừ, bạn vớt thủ ô ra, nêm nếm tùy theo khẩu vị Cầu kỳ hơn, bạn có thể lấy 30g thủ ô nghiền thành bột, bọc chặt trong túi vải rồi nhét vào bụng một con gà mái đã làm sạch. Bạn cần hầm nhừ món gà này bằng nồi đất rồi ăn trong ngày. Một cách để bạn dễ dàng sử dụng vị thuốc này là thái vụn thủ ô, ngưu tất, sinh địa, đường quy rồi hâm với nước sôi để uống thay trà. Trên thị trường hiện nay có loại thủ ô giả, kém chất lượng làm từ củ nâu hoặc thủ ô trắng. Để tránh mua phải hàng giả, bạn nên xem xét thật kỹ hoặc nhờ người biết về các vị thuốc Đông y đi cùng. thủ ô đỏ có hình dạng tương tự củ khoai lang, bề ngoài nhiều chỗ lồi lõm, cứng, khó bẻ. Miếng cắt ngang bên trong màu hồng, giữa thường có lõi gỗ cứng. thủ ô đỏ có nhiều bột màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát. Nếu đang dùng thủ ô trị bệnh, bạn nên hạn chế ăn huyết động vật, củ cải, các loại gia vị như hành, tỏi. Người bị táo bón, tiêu chảy nhiều không nên dùng thủ ô. Bạn cần bảo quản thủ ô đã chế biến nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc vì khi bị mốc, chúng sẽ gây hại cho gan và thận. Bạn có thể sử dụng thủ ô dưới dạng thuốc sắc, thuốc tán, thuốc viên đều có hiệu quả. 2. Đặc tính của thủ ô a. Tính vị qui kinh: • Về tính vị: Vị đắng, ngọt, sáp, hơi ôn, qui kinh Can thận. Theo các sách thuốc cổ: • Sách thủ ô lục: vị ngọt, tính ôn, không độc. • Sách Khai bảo trùng định bản thảo: vị đắng, sáp, hơi ôn, không độc. • Sách Bản thảo hội ngôn: dùng sống khí hàn, tính liễm có độc. Chế thục khí ôn không độc. • Về qui kinh: • Sách Bản thảo cương mục: túc quyết âm, thiếu âm. • Sách Bản thảo kinh giải: nhập túc thiếu dương đởm kinh, thủ thiếu dương tam tiêu kinh, thủ thiếu âm tâm kinh, túc thiếu âm thận kinh. • Sách Bản thảo tái tân: nhập 3 kinh Tỳ Phế Thận. Thành phần chủ yếu: Chrysophanic acid, emodin, rhein, chrysophanic acid, anthrone, lecithin. Tác dụng dược lý: A.Theo Y học cổ truyền: Bổ ích tinh huyết ( Chế thủ ô), dùng sống có tác dụng giải độc, triệt ngược, nhuận tràng, thông tiện, tư âm cường tráng. Chủ trị tinh huyết hư, sốt rét lâu ngày, ung sang độc, chứng loa lịch, chứng táo bón. Trích đoạn Y văn cổ: • Sách thủ ô lục: " trị ngũ trĩ, bệnh lưng gối, làm mạnh gân lực, ích tinh tủy, tráng khí, làm đen tóc, kéo dài tuổi thọ. Trị bệnh phụ nữ sau sanh, xích bạch đới, lî lâu ngày không khỏi". • Sách Nhật hoa tử bản thảo: " uống lâu dễ có con, trị bệnh bụng, các chứng lãnh khí trường phong". • Sách Bản thảo cương mục: " trị can phong Thủ ô trắng vào phần khí, Thủ ô đỏ vào phần huyết, thuốc khí ôn, vị đắng, sáp; đắng bổ thận, ôn bổ can, thu liễm tinh khí, dưỡng huyết ích can, cố tinh thận, kiện gân cốt, làm đen râu tóc là vị thuốc tư bổ tốt". • Sách Dược phẩm hóa nghĩa: " ích ca liễm huyết tư âm. triệt hư ngược, chỉ thận tả". • Sách Bản kinh phùng nguyên: " thủ ô sống tính phát tán, trị sốt rét nóng lạnh, các chứng ung thư bối sang đều dùng được. Dùng tưới sắc uống thông tiện, tác dụng không khác Nhục thung dung.". • Sách Bản bảo thuật: " trị trúng phong, đầu thống, hành tý, hạc tất phong, chứng động kinh, hoàng đản". • Sách Bản thảo cầu chân: " thủ ô nhập vào Can để ích huyết khu phong kiêm bổ thận là thuốc tuấn bổ chân âm tiên thiên, thuốc cũng cần cho điều bổ dinh huyết của hậu thiên, thuốc dưỡng tinh thần, điều bổ nguyên khí". • Sách Thần nông bản thảo kinh độc: " thủ ô dùng trị sốt rét và lî lâu ngày . cái hay của thủ ô là nhập Thiếu dương kinh, khí rất mạnh, mạnh nên triệt được ngược tà, vị của thuốc rất sáp, sáp nên chặn được ngược tà, nếu bệnh chưa hết cho thêm Sài, Linh, Quất, Bán. Nếu đã khỏi nên thêm Sâm, Truật, Kỳ, Qui cho thêm 1, 2 thang". • Sách Bản thảo tái tân: " bổ phế hư chỉ thổ huyết". B.Kết quả nghiên cứu Dược lý hiện đại: 1. thủ ô có tác dụng hạ Cholesterol huyết thanh, được chứng minh rõ trên mô hình gây cholesterol cao thỏ nhà, thuốc còn có tác dụng làm giảm hấp thu cholesterol của ruột thỏ, theo tác giả, thuốc có thành phần hữu hiệu kết hợp với cholesterol ( Tư liệu tham khảo Tân y học 5 - 6, 1972). Thuốc có tác dụng phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch. Có thể tác dụng giảm xơ cứng động mạch và do thuốc có thành phần Lecithin ( Tư liệu tham khảo Tân y học 5 - 6, 1972). 2. Thuốc làm chậm nhịp tim. Làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành và bảo vệ được cơ tim thiếu máu. 3. Thuốc có khả năng nâng cao sức chống lạnh của chuột nhắt. thủ ô trắng có tác dụng tăng cường miễn dịch. . không hạn chế. HÀ THỦ Ô TRẮNG Là một vị thuốc khác, là rễ cây Hà thủ ô trắng, còn gọi là Bạch Hà thủ ô, Nam Hà thủ ô, là rễ phơi khô của cây Nam Hà thủ ô. hiện: b. Công dụng của trà ô long  Trà Ôlong giúp giảm cân: trà Ôlong là loại trà được chế biến theo quy trình riêng, là loại trà lên men, trà Ôlong giàu

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan