Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện thanh trì thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

117 946 10
Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện thanh trì   thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 1.1 Về mặt lí luận Cán bộ có vị trí quan trọng đặc biệt, là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [24, 425] Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta cũng luôn coi cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng Nghị quyết Trung ương khóa VII đã khẳng định: “Cán bộ có vai trò cực kỳ quan trọng, hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới” Trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục nhà giáo giữ vai trò quyết định đối với quá trình đào tạo con người, đặc biệt trong nhà trường phổ thông giáo viên là lực lượng có chức năng quan trọng chi phối và định hướng, đáp ứng nguồn nhân lực tương lai cho đất nước Người giáo viên thông qua các hoạt động giảng dạy và giáo dục góp phần cung cấp những kiến thức rất lớn đối với quá trình hình thành nhân cách công dân trẻ tuổi ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông Trong quan niệm dạy học mới, người thầy vừa là đạo diễn, trọng tài, người huấn luyện, người tổ chức, hướng dẫn và tạo ra môi trường hợp tác tương tác cho học sinh Mức độ đáp ứng của người thầy đối với các công việc đó là vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục Tuy nhiên trong thực tiễn hiện nay, một mâu thuẫn thường xuyên tồn tại đó là sự bất cập của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là chất lượng đội ngũ, không đáp ứng được mọi mặt của thực tiễn đầy biến động của nhà trường Nhất là khi mà khoa học công nghệ càng có sự phát triển nhanh chóng thì mâu thuẫn đó càng trở nên 2 nghiêm trọng nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời Mâu thuẫn đó hiện nay đang gay gắt trước yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa nhà trường phổ thông nói riêng để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Vấn đề chuẩn hóa đội ngũ cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng trong đó nâng cao chất lượng là trọng tâm đang trở thành vấn đề mang tính thời sự trong quản lý giáo dục Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục, trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên sát, đúng, đảm bảo tính khoa học và đưa nó vào áp dụng thành công tại các cơ sở giáo dục là một yêu cầu thiết thực, nghiêm túc và thực sự bức thiết trong khoa học giáo dục hiện nay Chính những vấn đề đặt ra trước yêu cầu mới đó đã và đang trở thành một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Cụ thể là: - Nghị quyết TW2 (Khóa VIII) đã khẳng định: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh - giáo viên phải có đủ đức, đủ tài Do đó phải: + Thực hiện chế độ ưu đãi để thu hút nhân tài vào ngành sư phạm + Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn cho đội ngũ + Có chính sách đãi ngộ đối với giáo viên và tôn vinh nghề dạy học - Báo cáo của Bộ chính trị tại Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW khóa IX cũng nêu: “Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đủ sức đủ tài cùng với đội ngũ nhà giáo và toàn xã hội chấn hưng nền giáo dục nước nhà” và “Chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống của nhà giáo” - Chỉ thị 40-CT/TW của Ban bí thư về việc “Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” cũng đã khẳng định “Phải tăng cường đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách 3 toàn diện” với “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, tay nghề của nhà giáo” Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.” Trên cơ sở đó, Đảng ta đã đưa ra định hướng phát triển ngành giáo dục đào tạo như sau: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học” Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên” và “bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học” - Luật giáo dục 2005 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã dành chương IV với 13 điều quy định địa vị pháp lý của nhà giáo [30, 56] Điều 99 Luật giáo dục khẳng định một trong mười nội dung quản lý nhà nước về giáo dục là: “Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” [ 30, 73] 4 - Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001 - 2010 ban hành theo quyết định 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng chính phủ coi “Xây dựng đội ngũ nhà giáo” là một giải pháp quan trọng trong 7 giải pháp cơ bản để phát triển giáo dục đến năm 2010: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng” 1.2 Về mặt thực tiễn Trong những năm qua, huyện Thanh Trì đã có một số biện pháp được áp dụng và đã tạo nên những thành quả nhất định trong việc phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, đội ngũ giáo viên Tiểu học nói riêng Đội ngũ này đã đầy đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phần lớn có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao và đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước và quê hương Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn một số điểm hạn chế nhất định Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, một bộ phận giáo viên còn thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, chưa làm gương tốt, làm “khuôn vàng, thước ngọc”cho học sinh Hơn nữa trong giai đoạn tới đây, giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng phải tập trung giải quyết những nhiệm vụ rất lớn theo yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục Tiểu học nói riêng Cụ thể là: - Đổi mới nội dung, chương trình và sách giáo khoa theo nghị định 40/NQ của Quốc hội khóa X và chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ 5 - Thực hiện chiến lược phát triển giáo dục theo tinh thần nghị quyết Đại hội IX và quyết định của Thủ tướng chính phủ số 201/2001/QĐ-TTg về việc phát triển giáo dục từ năm 2001-2010 - Không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học theo tinh thần đổi mới, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Giải quyết những nhiệm vụ trên là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo là lực lượng nòng cốt, có vai trò quyết định trực tiếp chất lượng và hiệu quả của GD&ĐT Hiệu quả và chất lượng của GD&ĐT thực hiện cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào độ ngũ nhà giáo Vì vậy, vận dụng lý luận khoa học giáo dục để phân tích, đánh giá thực trạng việc phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, GVTH nói riêng từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ GVTH cũng như hệ thống giáo dục địa phương là một yêu cầu bức thiết Vì những căn cứ trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Thanh Trì - thành phố Hà Nội.” 2 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng đội ngũ GVTH và công tác phát triển đội ngũ GVTH huyện Thanh Trì, Hà Nội trong những năm qua, đề xuất các giải pháp để xây dựng và phát triển đội ngũ GVTH học đủ về số lượng, đồng thời về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu về phát triển giáo dục của huyện trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Công tác phát triển đội ngũ GVTH huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội 6 3.2 Đối tượng nghiên cứu Các giải pháp phát triển đội ngũ GVTH huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội 4 Giả thuyết khoa học Nếu áp dụng được những giải pháp trong đề tài đảm bảo tính khoa học, khả thi thì sẽ phát triển được đội ngũ GVTH huyện Thanh Trì từ đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện có hiệu quả đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay 5 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, hệ thống hóa một số vấn đề về quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ GVTH học nói riêng - Nghiên cứu thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên và tình trạng đội ngũ GVTH ở huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội - Đề xuất, hoàn thiện các giải pháp phát triển đội ngũ GVTH đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa ở huyện Thanh Trì đến năm 2017 6 Phạm vi nghiên cứu Vì thời gian và điều kiện có hạn nên đề tài của luận văn tập trung vào phạm vi cụ thể sau: - Nghiên cứu một số vấn đề về lý luận quản lý, đặc biệt phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học - Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên và thực trạng đội ngũ GVTH ở huyện Thanh Trì trong 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010 - Phân tích, đề xuất, hoàn thiện các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ GVTH đến năm 2017 7 7 Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phân tích, tổng hợp các văn kiện của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ phát triển giáo dục - đào tạo và công tác xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay - Phân tích, tổng hợp các công trình, văn bản về công tác quản lý, công tác quản lý giáo dục các quy phạm hiện hành về cấp TH và GVTH làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên - Vận dụng cụ thể các lý thuyết tổng quát vào việc xác định các giải pháp phát triển đội ngũ GVTH 7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tế - Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: Tiến hành xem xét thực trạng GD&ĐT Tiểu học huyện Thanh Trì trong thời gian từ 2006 - 2010 để tổng kết kinh nghiệm và nguyên nhân thành công, thất bại những mặt mạnh, yếu trong bậc học, trong phát triển đội ngũ giáo viên - Phương pháp điểu tra bằng bảng hỏi: Để trưng cầu ý kiến các nhà quản lý giáo dục, giáo viên về thực trạng, chất lượng đội ngũ GVTH và tính đúng đắn, cần thiết của các giải pháp phát triển đội ngũ GVTH Chúng tôi đã yêu cầu các khách thể khảo sát (CBQL Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên cốt cán của các trường TH trong huyện) trả lời hai bảng câu hỏi và các nội dung: + Đánh giá về mức độ đạt được của giáo viên hiện nay trên các mặt tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ… + Tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ GVTH nêu ra trong luận văn 8 - Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp với các nhà quản lý giáo dục, GVTH để có thể hiểu sâu hơn về những vấn đề đã được trả lời theo bảng hỏi - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến một số cán bộ lãnh đạo địa phương, ngành và các nhà giáo có kinh nghiệm về việc phát triển đội ngũ giáo viên 7.3 Các phương pháp khác - Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu và so sánh, phân tích các kết quả nghiên cứu - Phương pháp dự báo: sử dụng các phương pháp dự báo khoa học để tiến hành quy hoạch mạng lưới trường lớp và đội ngũ giáo viên 8 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Mục lục, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên Chương 2 Thực trạng đội ngũ GVTH và thực trạng công tác phát triển đội ngũ GVTH ở huyện Thanh Trì - Hà Nội Chương 3 Một số giải pháp phát triển đội ngũ GVTH huyện Thanh Trì- Hà Nội đến năm 2017 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN 1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Bước sang thể kỷ XXI các quốc gia trên thế giới đã xác định xu thế phát triển là: sự hình thành xã hội thông tin; khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhanh chóng; xu thế toàn cầu hóa; yêu cầu mới của thương trường, việc làm; sự xuất hiện của kinh tế tri thức Điều đó đặt ra cho giáo dục Việt Nam những vấn đề: Đổi mới tư duy về giáo dục, đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục, giáo dục suốt đời và phổ cập CNTT, HĐH giáo dục, học tập thường xuyên và học tập suốt đời Có 5 điều kiện cơ bản để phát triển giáo dục: + Môi trường kinh tế của giáo dục + Chính sách và công cụ thể chế hóa giáo dục + Cơ sở vật chất kỹ thuật và tài chính dành cho giáo dục + Đội ngũ giáo viên và người học + Nghiên cứu lý luận và thông tin giáo dục Trong 5 điều kiện cơ bản trên, đội ngũ giáo viên là điều kiện cơ bản nhất quyết định sự phát triển của giáo dục Vì vậy nhiều nước khi đi vào cải cách giáo dục, phát triển giáo dục thường bắt đầu bằng phát triển đội ngũ giáo viên 1.1.2 Tôn sư trọng đạo là truyền thống của dân tộc ta Từ xa xưa ông cha ta đã nói: “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” “Muốn khôn thì phải có thầy, không thầy dạy dỗ đố mày làm nên” Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, nghề dạy học luôn được dân tộc ta tôn vinh; vai trò, vị trí của người thầy luôn luôn được coi trọng 10 Ngày nay đội ngũ giáo viên luôn là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp giáo dục, người thầy giáo là chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng văn hóa Đó là những người truyền thụ cho thế hệ trẻ lý tưởng và đạo đức cách mạng, bồi đắp cho học sinh nhân cách văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, dạy cho các em tri thức và kỹ năng lao động nghề nghiệp, tạo nên lớp người có ích cho đất nước Bác Hồ đã nói: “Người thầy giáo tốt- thầy giáo xứng đáng là thầy giáo- là người vẻ vang nhất Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh” Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong các nghề cao quý Nghề dạy học là nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo, vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo” [18, 13] Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh” [10, 38] Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã ghi rõ: “Con người là nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, cần tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo” [11, 22] Để thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước, trong những năm đầu và những năm tiếp theo của thế kỷ XXI chúng ta cần phát triển sự nghiệp CNH-HĐH, vì đây là động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững đất nước Mục tiêu phát triển của giáo dục nhằm nâng cao dân trí, làm cơ sở đào tạo nhân lực và là gốc để đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, làm giàu thêm nguyên khí quốc gia, là nguồn tài sản vô giá của dân tộc và nhân loại ... Các giải pháp phát triển đội ngũ GVTH huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội Giả thuyết khoa học Nếu áp dụng giải pháp đề tài đảm bảo tính khoa học, khả thi phát triển đội ngũ GVTH huyện Thanh Trì. .. công tác phát triển đội ngũ giáo viên tình trạng đội ngũ GVTH huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội - Đề xuất, hoàn thiện giải pháp phát triển đội ngũ GVTH đáp ứng yêu cầu đổi phát triển giáo dục giai... nghiên cứu ? ?Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Thanh Trì - thành phố Hà Nội. ” Mục đích nghiên cứu Trên sở hệ thống hóa vấn đề lý luận đánh giá thực trạng đội ngũ GVTH

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan