Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo NHiên

14 755 0
Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo NHiên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

hay

Đọc văn: TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) -Lí Bạch- I- KẾT QUẢ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp học sinh (HS): - Hiểu được tình bạn chân thành, trong sáng của nhà thơ Lí Bạch đối với bạn. - Nắm được một số đặc điểm thi pháp thơ Đường: ý tại ngôn ngoại, cô đọng hàm súc, tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ giản dị… 2. Kỹ năng: Rèn luyện và củng cố cho HS kỹ năng đọc hiểu, phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật. 3. Giáo dục tư tưởng: Giáo dục cho HS ý thức trân trọng, biết giữ gìn, nâng niu tình bạn trong sáng, cao đẹp. II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, đàm thoại. III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị tranh ảnh về lầu Hoàng Hạc và chân dung nhà thơ Lí Bạch. 1 - Sưu tầm các bản dịch khác về bài thơ. - Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo. - Thiết kế giáo án. 2. Học sinh: - Đọc sách giáo khoa. - Soạn bài theo hướng dẫn sách giáo khoa. IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số, nề nếp. 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Câu hỏi: - Em hãy đọc thuộc lòng (phiên âm, dịch thơ) bài kệ “Có bệnh bảo mọi người” (Cáo tật thị chúng) của Mãn Giác Thiền Sư. - Nêu khái quát giá trị của bài thơ. Đáp án: - HS đọc thuộc bài thơ. - Khái quát giá trị: Trong lúc tuổi già dù thân lâm bệnh nhưng Mãn Giác Thiền Sư vẫn mang thái độ an nhàn, lạc quan. 3.Bài mới: 3.1 Dẫn nhập: (1’) Khi nhắc đến văn học Trung Quốc thời Thịnh Đường chúng ta không thể không nhắc đến vị “Thi thánh” Đỗ Phủ với những vần thơ rất sâu sắc về hiện thực Trung Quốc thời bấy giờ và vị “Thi tiên” Lí Bạch với những vần thơ bay bổng, lãng mạn diệu kì. Vì vậy đã có ý kiến cho rằng: Toàn bộ phương Đông nhìn cuộc đời qua đôi mắt của Đổ Phủ và nhìn ánh trăng qua đôi mắt của Lí Bạch. Lí Bạch viết rất nhiều thơ với nhiều mảng đề tài khác nhau như: tự biểu hiện qua bài “ Hành lộ nan”, tình yêu thiên nhiên qua bài “Vọng Lư sơn bộc bố” hay qua bài “Tĩnh dạ tư” chúng ta có thể thấy được 2 lòng yêu nước thương quê của nhà thơ… và hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một mảng đề tài nữa trong thơ ông đó là đề tài tiễn bạn qua bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” dịch thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”. 3.2 Nội dung:(38’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung (14’) GV hỏi: Qua phần tiểu dẫn, em nào cho cô biết đôi nét về tác giả Lí Bạch? HS trả lời dựa theo SGK. GV nhận xét, bổ sung: - Lí Bạch (701-762) tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ. Ông sống gần trọn giai đoạn Thịnh Đường với những hưng thịnh và suy thoái của xã hội → tạo sự mâu thuẫn, giằng xé trong hồn thơ. - Quê Lũng Tây: nơi có nhiều thắng cảnh đẹp của Trung Quốc và là nơi sản sinh ra nhiều câu chuyện truyền kì → phong cách thơ Lí Bạch bay bổng, có nhiều yếu tố hư ảo và nhiều bài thơ thiên nhiên hay vào bậc nhất thơ ca phương Đông. - Con người tài hoa, thông minh: I- TÌM HIỂU CHUNG: 1.Tác giả: - Lí Bạch (701-762) tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ. - Quê ở Lũng Tây, Trung Quốc. - Là con người thông minh tài 3 +Thưở nhỏ Lí Bạch thường nằm mơ thấy trên đầu ngọn bút nở hoa từ đó cấu tứ trong thơ ông phong phú lạ kỳ và sau này ông cũng đã trở thành một nhà thơ nổi tiếng.Từ đó, điển cố “Mộng bút sinh hoa”(Mơ thấy ngọn bút nở hoa) được dùng để chỉ những người có tài năng mẫn tiệp, có bút pháp đặc sắc. +Là người có ý thức cá nhân cao “Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng”(Trời sinh ra ta tài tất dùng đến), ông muốn đem tài năng giúp đời, giúp nước nhưng không thành. Lí Bạch đã từng được tiến cử vào cung làm trong viện Hàn lâm dưới triều vua Đường Minh Hoàng nhưng chỉ là một văn nhân ngự dụng.Sau đó, ông đệ tấu trình xin từ quan về quê sống chan hòa với thiên nhiên, ngao du Nam Bắc. - Là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc với hơn 1000 bài thơ còn để lại, được mệnh danh là “Thi Tiên” với phong cách thơ bay bổng, tinh tế, lãng mạn. - Nội dung thơ phong phú với nhiều mảng đề tài như: tự biểu hiện, chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu, tình bạn… Vào những năm cuối đời có thuyết tương truyền rằng: một đêm ông đi chơi thuyền hoa; nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc. - Phong cách thơ bay bổng, lãng mạn. - Nội dung thơ phong phú: tự biểu hiện, thiên nhiên, tình bạn… 4 trên sông Thái Thạch nhìn thấy ánh trăng đẹp rồi nhảy xuống sông cưỡi cá kình bay lên trời đi mất. GV giải thích nhan đề thơ kết hợp phần chú thích trong SGK. - Lầu Hoàng Hạc: thuộc TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc ngày nay + Di tích văn hóa xây dựng năm 223 thời Tam Quốc. + Di chỉ thần tiên: Phí Văn Phi từ đây cưỡi hạc vàng về trời. - Quảng Lăng: một địa danh trong thành Dương Châu, tỉnh Giang Tô. - Mạnh Hạo Nhiên (689-740) + Nhà thơ nổi tiềng thời Đường. + Bạn “vong niên”(bạn không kể tuổi tác) của Lí Bạch. Ông từng ca ngợi: “Ngô ái Mạnh phu tử Phong lưu thiên hạ văn” (Ta yêu người họ Mạnh Nghe tiếng phong lưu nhất thiên hạ) → Ba danh từ riêng kết hợp với hai động từ “tống”(tiễn) và “chi”(đi) tạo nên mệnh đề hoàn chỉnh cho nhan đề thơ. GV hỏi: Em cho cô biết bài thơ thuộc đề tài thơ nào của Lí Bạch? 2.Tác phẩm: a. Nhan đề: - Lầu Hoàng Hạc ( TP Vũ Hán, Hồ Bắc + ++ Di tích văn hóa +Di chỉ thần tiên - Quảng Lăng: một địa danh trong thành Dương Châu, tỉnh Giang Tô. - Mạnh Hạo Nhiên (689-740) + Nhà thơ nổi tiềng thời Đường. B + Bạn “vong niên”(bạn không kể tuổi tác) của Lí Bạch. b. Đề tài: tống biệt, hữu nhân ( tiễn bạn) 5 HS trả lời: Đề tài tình bạn, tiễn biệt. GV giảng về hai đề tài: - Hữu nhân(tình bạn): Sinh thời Lí Bạch là người thích ngao du Nam Bắc và kết giao với rất nhiều người không phân biệt giàu sang nghèo hèn. Ông có quan niệm sống : “ Ở đời biết nhau quý Cứ gì bạc với tiền” Ông có rất nhiềun người bạn “vong niên” như Mạnh Hạo Nhiên, Đỗ Phủ, Uông Luân… Họ đã trở thành tri kỷ và ghi dấu trong thơ Lí Bạch . - Tống biệt ( đưa tiễn ): là đề tài quen thuộc trong thơ ca cổ điển phương Đông + Thái tử Đan tiễn Kinh Kha đi hành thích Tần Thủy Hoàng cũng đã có những câu thơ thật cảm động: “ Nước sông Dịch lạnh lùng ghê Tráng sĩ một đi không trở về” + Sau này trong phong trào thơ Mới ở Việt Nam cũng có bài “ Tống biệt hành” của Thâm Tâm rất tiêu biểu cho đề tài này => Bài thơ là sự kết hợp cuả hai mảng đề tài nêu trên . GV hỏi: Bài thơ làm theo thể thơ gì? ( phiên âm, dịch thơ) HS trả lời: Thất ngôn tứ tuyệt, lục bát ( dịch c. Thể thơ: - Thất ngôn tứ tuyệt - Lục bát ( bản dịch) 6 thơ) GV củng cố diễn giảng: - Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ rất quen thuộc trong thơ Đường - Bản dịch là thể lục bát- một thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam → dễ hiểu, dễ tiếp nhận GV hỏi : Bài thơ có bố cục mấy phần ? Nội dung từng phần? HS suy nghĩ trả lời GV giải thích : Bố cục thông thường của bài tứ tuyệt là : khai- thừa- chuyển- hợp.Ở bài này chia bố cục hai phần để làm rõ bức tranh thiên nhiên cũng như bức tranh tâm trạng được tác giả đề cập tới. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản (20’) GV mời HS đọc bài thơ. Yêu cầu: giọng đọc chậm rãi, trong sáng thể hiện sự da diết, bâng khuâng khi đưa tiễn. GV nhận xét và đọc lại văn bản. GV hỏi: Qua hai câu đầu, khung cảnh tiễn đưa được miêu tả như thế nào?(không gian, thời gian, con người…) HS dựa vào bài thơ trả lời theo yêu cầu. d. Bố cục: hai phần - Hai câu đầu: Cảnh đưa tiễn - Hai câu sau: Tình người đưa tiễn. II- ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: 1.Đọc: 2.Phân tích: a. Hai câu đầu: “Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương 7 GV giảng bình: Qua hai câu tác giả đã vẽ nên bức tranh chia li rất rõ nét về không gian, thời gian, con người…nhưng đằng sau đó còn mang nhiều tầng ý nghĩa khác và phần nào thấy được tâm trạng của người đưa tiễn. + Không gian: * Lầu Hoàng Hạc ở phía Tây và Quảng Lăng ở phía Đông. * Hai địa danh được đặt ở cuối hai dòng thơ và ở nhan đề thơ → sự xa cách vời vợi. Trong bản dịch đã lược mất từ “Tây”: theo quan niệm văn hóa phương Đông, phía Tây để chỉ vùng rừng núi, chốn thâm sơ, thanh tịnh nơi các ẩn sĩ đến ẩn mình và phía Tây còn chỉ cõi tiên, chốn Phật nơi thanh cao, thoát tục (Tây du kí: cuộc du hành về Tây Trúc thỉnh chân kinh) → Lí Bạch tiễn bạn từ nơi cõi tiên để làm cuộc hành trình nhập thế với cõi tục. +Thời gian: tháng 3-mùa xuân là mùa của lễ hội, tụ họp, sum vầy. Không gian đẹp, thời gian đẹp nhưng lại diễn ra cảnh chia li buồn. → sự đối lập giữa cảnh và tình. + Hình ảnh “cố nhân”- bạn cũ là điểm nhấn của bức tranh. Châu” - Không gian: + Điểm đi: lầu Hoàng Hạc(phía Tây) + Điểm đến: Dương Châu(phía Đông) → sự xa cấch vời vợi; hành trình từ cõi tiên về nơi trần tục. - Thời gian: tháng 3 – mùa xuân 8 GV hỏi: Em hãy so sánh từ “cố nhân” với từ “bạn” trong bản dịch? HS trả lời: “Cố nhân: là bạn cũ còn “bạn” chỉ quan hệ thông thường. GV nhận xét: + “Bạn” chỉ mang sắc thái trung hòa về màu sắc biểu cảm cảm xúc, chỉ quan hệ thông thường. + “Cố nhân” để chỉ bạn cũ, tri kỉ, gắn bó bền lâu. Trong hệ thống từ Hán – Việt, yếu tố “cố” kết hợp với một yếu tố khác để tạo sự hoài vọng, quá vãng như “cố hương”, “cố quốc”, “cố tri”…Lí Bạch dùng “cố nhân” là để khẳng định tình bạn tri kỉ và thể hiện sự trân trọng, quý mến đối với bạn. GV hỏi: Ngoài ra trong hai câu đầu còn một hình ảnh tả thiên nhiên rất đẹp, theo em đó là hình ảnh nào và ý nghĩa của hình ảnh đó. HS trả lời: Đó là hình ảnh “yên hoa” chỉ hoa khói và nơi phồng hoa đô hội. GV nhận xét, giải thích: “Yên hoa” là hoa khói. Đó là hình ảnh diễm lệ của mùa xuân khi những bông hoa nở rộ được bao trong làn sương mờ giống như làn khói phủ. Ngoài ra, nó còn chỉ cho những - Hình ảnh “cố nhân”- bạn cũ, tri kỉ → sự trân trọng, quý mến bạn. - “Yên hoa”: + hoa khói + nơi phồn hoa đô hội → sự đối lập cảnh><tình. 9 nơi tráng lệ, phồn hoa đô hội như Dương Châu. Bản dịch đã làm mất đi nét nghĩa thứ hai của từ này. GV chuyển ý: Sau khi đưa tiễn bạn ở bến sông, Lí Bạch vội lên lầu cao để trông thầy bạn lâu hơn, xa hơn rồi cuối cùng trước mắt ông chỉ còn lại hình ảnh của cánh buồm xa mãi và dòng Trường Giang chảy vào cõi trời qua hai câu thơ cuối GV hỏi: Hình ảnh nào giúp em liên tưởng đến người ra đi? HS trả lời: “Cô phàm”: cánh buồm lẻ loi. GV bình giảng: Dòng Trường Giang vốn được xem là một trong những huyết mạch giao thông đường thủy quan trọng lúc bấy giờ, đáng ra trên dòng sông ấy tàu thuyền xuôi ngược tấp nập nhưng trước mắt của Lí Bạch ông chỉ thấy cánh buồm lẻ loi của bạn mình. Dường như mọi vật trong đất trời đã tan biến, nhà thơ nhìn mãi từ khi đó là một cánh buồm thực rồi xa dần (viễn ảnh) và mất hút trong “bích không tận”. Cánh buồm xa dần và nỗi nhớ cũng dâng trào hơn theo chiều dài con sông mà cánh buồm đang Tiểu kết: Bức tranh đẹp về buổi đưa tiễn và nỗi lòng thầm kín của người đi, kẻ ở. b. Hai câu cuối: “Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu” - “Cô phàm”: cánh buồm lẻ loi → ẩn dụ cho người ra đi âm thầm, lặng lẽ. - Hành trình: cánh buồm- xa dần- mất hút → sự quan sát tinh tế Nỗi nhớ mong dài theo hành trình. 10 . Đọc văn: TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) -Lí Bạch- I- KẾT. đề tài tiễn bạn qua bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” dịch thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”. 3.2 Nội

Ngày đăng: 19/12/2013, 01:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan