đề cương tổ chức công tác kế toán

14 666 7
đề cương tổ chức công tác kế toán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

hay

Phần 1A: Câu hỏi lý thuyết. 1. Nêu các nội dung của tổ chức hạch toán kế toán? 2. Nêu các căn cứ chủ yếu để xây dựng mô hình tổ chức hạch toán kế toán. Nguyên tắc chủ yếu nào chi phố công tác tổ chức hạch toán kế toán. 3. Chứng kế toántổ chức chứng từ kế toán là gì? Nguyên tắc cơ bản để tổ chức chứng từ kế toán? 4. Nội dung và trình tự tổ chức chứng từ kế toán. Khái quát quy trình tổ chức một số loại chứng từ chủ yếu. 5. Nêu các yếu tố cơ bản và các yếu tổ bổ sung trên chứng từ. Hãy lập hoá đơn giá trị gia tăng cho một nghiệp vụ bán hàng của công ty A trong tháng X (sinh viên tự cho số liệu) 6. Tổ chức tài khoản là gì? Mục đích ý nghĩa. 7. Nêu nội dung tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ? 8. Hệ thống phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Vì sao mỗi đơn vị hạch toán cần tôn trọng nguyên tắc nhất quán trong lựa chọn và áp dụng phương pháp đáng giá nguyên vật liệu? 9. Trình bày tổ chức hạch toán lao động tiền lương, tại đơn vị? 10.Nội dung, trình tự tổ chức hạch toán chi tiết các nghiệp vụ thanh toán trong quá trình mua hàng? Tổ chức hạch toán tổng hợp quá trình mua hàng theo hình thức Nhật ký chung. 11.Quá trình bán hàng là gì? Các nghiệp vụ phản ánh nội dung quá trình bán hàng. Trình bày nội dung và trình tự tổ chức hạch toán chi tiết, tổng hợp doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh? 12.Khối lượng công tác hạch toán chi tiết với khách hàng và nhà cung cấp phụ thược vào cách tổ chức hạch toán đúng hay sai? Vì sao? Anh/chị hãy thiết kế báo cáo tình hình thanh toán để phục vụ yêu cầu quản lý công nợ tại đơn vị có nhiều đối tượng thanh toán và mật độ giao dịch nhiều. 13.Hệ thống báo cáo kế toán? Mối quan hệ giữa phương pháp tổng hợp – cân đối với việc xây dựng hệ thống báo cáo kế toán? 14.Nội dung, tổ chức hệ thống báo cáo kế toán. 15.Lao động kế toán là gì? Phân loại lao động kế toán, nêu mục đích và ý nghĩa tổ chức lao động kế toán? 16.Nêu các mô hình tổ chức bộ máy kế toán. Điều kiện vận dụng, nội dung và trình tự tổ chức bộ máy kế toán theo các mô hình đó. 17. So sánh các hình thức sổ kế toán doanh nghiệp được phép áp dụng? Phần 1B. Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Đối tượng sử dụng thông tin kế toán là: a. Các nhà quản trị doanh nghiệp b. Cơ quan thuế c. Các chủ nợ của DN d. a, b, b đều đúng Câu 2: Kế toán tài chính là phân hệ kế toán có các đặc điểm a. Thông tin về những sự kiện đả xảy ra b.Thông tin gắn liền với phạm vi toàn DN c. Có tính pháp lệnh và phải có độ tin cậy cao d. a, b, b đều đúng Câu 3: Kế toán quản trị là phần hệ kế toán có các đặc điểm a. Thông tin về những sự kiện đang và sắp xảy ra b. Thông tin gắn liền với từng bộ phận, từng chức năng hoạt động c. Không mang tính pháp lệnh, có tình hình thích ứng và linh hoạt d. a, b, b đều đúng Câu 4: Cổ đông A góp vốn vào 1 Cty cổ phần bằng tiền mặt là 100 triệu đồng, ngoài ra còn nắm giữ một số tài sản khác. Như vậy, đối tượng kế toáncông ty bao gồm: a. Toàn bộ tài sản mà ông A đang nắm giữ b. Chỉ có phần vốn góp của ông A c. Toàn bộ tài sản mà công ty đang nắm giữ (kể cả phần vốn góp của ông A) d. Toàn bộ tài sản mà công ty và ông A đang nắm giữ. Câu 5: Một DN sản xuất bao gồm 3 phân xưởng sản xuất khác nhau. Vậy đơn vị kế toán được xác định là: a. Bản thân DN và từng phân xưởng SX b. Chỉ bao gồm các phân xưởng SX c. Chỉ có bản thân DN d. a, b, b đều sai Câu 6: Kỳ kế toán năm của một đơn vị kế toán được xác định là: a. Năm dương lịch b. Năm hoạt động c. Cả a, b đều đúng d. Có thể a hoặc b Câu 7: Khi bán hàng dù đã thu được tiền hoặc chưa thu được tiền đều phải được kế toán ghi nhận. Như vậy việc ghi nhận này dựa trên: a. Cơ sở tiền mặt b. Cơ sở dồn tích c. Cơ sở pháp lý d. a, b, b đều sai Câu 8: Các loại tài sản được ghi nhận theo giá gốc cho dù trong quá trình hoạt động có sự thay đổi của giá thị trường. Việc ghi nhận này xuất phát từ việc tuân thủ nguyên tắc a. Khách quan b. Nhất quán c. Giá gốc d. Hoạt động liên tục Câu 9: Hai tài sản giống nhau được DN mua ở 2 thời điểm (hoặc 2 nơi khác nhau) nên có giá khác nhau. Như vậy khi ghi nhận giá trị của 2 tài sản này, kế toán phải tuân thủ: a. Hai tài sản giống nhau thì phải ghi cùng giá b. Căn cứ vào chi phí thực tế mà DN đã bỏ ra để có được tài sản c. Căn cứ vào sự thay đổi của giá trị trường d. a, b, b đều sai Câu 10: Việc ghi nhận 1 khoản lỗ nếu có bằng chứng cho thấy rằng khoản lỗ này có thể xảy ra là do xuất phát từ nguyên tắc a. Trọng yếu b. Phù hợp c. Thận trọng d. Giá gốc Câu 11: Đầu kỳ tài sản của DN là 1.000, trong đó vốn chủ sở hữu (VCSH) là 800. Trong kỳ hoạt động DN kinh doanh thu lỗ 150. Vậy tài sản và VCSH của DN lúc này là: a. 1.000 và 650 b. 850 và 800 c. 850 và 650 d. a, b, b đều sai Câu 12: Bảng cân đối kế toàn là bảng: a. Phản ánh chi tiết tình hình tài sản và nguồn vốn của DN tại 1 thời điểm b. Phản ánh chi tiết tình hình tài sản và nguồn vốn của DN trong 1 thời kỳ c. Phản ánh chi tiết tình hình kinh doanh của DN trong 1 thời kỳ d. Phản ánh một cách tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của DN tại 1 thời điểm Câu 13: Tài sản của DN vào ngày 31/12 (đơn vị 1.000) Tiền mặt 4.000 Nguyên vật liệu 4.000 Khách hàng ứng trước 1.000 Vay ngắn hạn 3.000 Tài sản cố định 20.000 Nguồn vốn kinh doanh X Hao mòn TSCĐ 2.000 Vậy X là: a. 24.000 b. 28.000 c. 22.000 d. 26.000 Câu 14: Dựa vào tài liệu hãy xác định VCSH của DN: Ứng cho người bán 1.000 Tiền mặt 1.000 Tài sản cố định 20.000 Hàng hóa 8.000 Nợ vay 5.000 a. 23.000 b. 25.000 c. 35.000 d. 33.000 Câu 15: Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi số tổng cộng của Bảng cân đối kế toán a. Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ người bán 300 b. Mua hàng hóa chưa thanh toán 200 c. Xuất quỹ tiền mặt trả nợ vay ngân hàng 700 d. Tất cả các trường hợp trên Câu 16: Tài khoản kế toán là: a. Phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán b. Phương pháp ghi nhận số tiền của NVKT c. Phương pháp phân loại NVKT theo từng đối tượng kế toán d. Phương pháp xác định giá trị của đối tượng kế toán Câu 17: Về hình thức biểu hiện thì tài khoản là a. Chứng từ kế toán b. Báo cáo kế toán c. Sổ kế toán d. Cả 3 đều đúng Câu 18: Ghi sổ kép là phương pháp: a. Ghi số dư đầu kỳ vào các tài khoản b. Ghi số tiền của NVKT vào tài khoản c. Ghi số dư đầu kỳ, số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, số dự cuối kỳ vào các tài khoản d. Ghi số tiền của NVKT phát sinh vào các tài khoản có liên quan Câu 19: Định khoản kế toán là việc: a. Ghi số tiền của NVKT vào tài khoản có liên quan b. Ghi số dư và số phát sinh vào các tài khoản có liên quan c. Phân loại các tài khoản theo yêu cầu ghi sổ d. Xác định quan hệ Nợ, Có của các tài khoản trong NVKT phát sinh Câu 20: Khi thực hiện phương pháp ghi sổ kép thì: a. Số dư đầu kỳ luôn luôn bằng số dư cuối kỳ b. Số dư cuối kỳ = số dư đầu kỳ + phái sinh Nợ - phát sinh Có c. Ghi số dư bên Nợ phải đi đôi với số dư bên Có d. Ghi Nợ luôn luôn đi đôi với ghi Có và số tiền ghi Nợ, ghi Có luôn luôn bằng nhau Câu 21: Ghi sổ kép luôn luôn liên quan đến a. 1 tài khoản b. 2 tài khoản c. từ 3 tài khoản trở lên d. từ 2 tài khoản trở lên Câu 22: Trong tài khoản có cân đối sau: a. Số phát sinh bên Nợ = số phát sinh bên Có b. Số dư Nợ = số dư Có c. Số dư đầu kỳ = số dư cuối kỳ d. Số dư đầu kỳ + phát sinh tăng trong kỳ = số dự cuối kỳ + số phát sinh giảm trong kỳ Câu 23: Trong các cân đối sau đây thì cân đối nào liên quan đến phương pháp ghi sổ kép: a. Tổng cộng tài sản = tổng cộng nguồn vốn b. Tổng số dư Nợ đầu kỳ các TK = Tổng số dư Có đầu kỳ các TK c. Tổng số phát sinh Nợ các TK = Tổng số phát sinh Có các TK d. a, b, c đều có liên quan Câu 24: Bảng cân đối tài khoản a. Phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn hiện có b. Phản ánh sự biến động của tài sản và nguồn vốn c. Được dùng để kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản d. Được dùng để ghi chép các NVKT Câu 25: Bảng tổng hợp chi tiết a. Dùng để tổng hợp các số liệu từ các chứng từ gốc b. Dùng để ghi chép chi tiết về sự biến động của tài sản c. Dùng để ghi chép chi tiết về sự tăng giảm nguồn vốn d. Dùng để kiểm tra, đối chiếu số liệu ghi chép của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết Câu 26: Tài khoản hao mòn tài sản cố định (214) là a. Tài khoản tài sản b. Tài khoản nguồn vốn c. Tài khoản điều chỉnh giảm tài sản d. Tài khoản điều chỉnh giảm nguồn vốn Câu 27: Khoản mục “Hao mòn tài sản cố định” được trình bày trên: a. Báo cáo kết quả kinh doanh b. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ c. Bảng cân đối kế toán, phần tài sản d. Bảng cân đối kế toán, phần nguồn vốn Câu 28: Trong nguyên tắc đánh số cho tài khoản thì số đầu tiên thể hiện: a. Số thự tự của tài khoản trong nhóm b. Loại tài khoản c. Nhóm tài khoản d. Câu a và b đúng Câu 29: Xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất SP. Nghiệp vụ này liên quan đến: a. TK chi phí SXKD dở dang b. TK nguyên vật liệu c. TK nguyên vật liệu và TK thành phẩm d. TK NVL và TK chi phí NVL trực tiếp Câu 30: Tiền lương phải thanh toán cho công nhân sản xuất SP được định khoản: a. Nợ TK “thành phẩm” 155 - Có TK “Phải trả người lao động” 334 b. Nợ TK “Phải trả người lao động” 334 - Có TK “tiền mặt” 111 c. Nợ TK “Chi phí nhân công trực tiếp” 622 - Có TK “Phải trả người lao động” 334 d. Nợ TK “Phải trả người lao động” 334 - Có TK “Chi phí nhân công trực tiếp” 622 Câu 31: Tính giá các đối tượng kế toán là việc: a. Ghi nhận giá trị của đối tượng kế toán trên các sổ kế toán b. Xác định giá trị của các đối tượng kế toán phù hợp với các nguyên tác và quy định được nhà nước ban hành c. Ghi nhận theo giá thị trường cho các đối tượng kế toán khi lập báo cáo tài chính. d. a, b, c đều đúng Câu 32: Để thông tin kế toán có thể so sánh được thì khi tính giá đối tượng kế toán cần tuân thủ nguyên tắc: a. Phù hợp b. Thận trọng c. Nhất quán d. Cả 3 nguyên tắc trên Câu 33: Tình hình vật liệu như sau: Tồn đầu kỳ 200kg, đơn giá 1.000 đ/kg Nhập kho 300kg, đơn giá 1.200 đ/kg. Chi phí vận chuyển 100 đ/kg. Nếu xuất kho 400kg tính theo phương pháp bình quân thì số liệu là: a. 400.000 đ b. 448.000 đ c. 472.000 đ d. 480.000 đ Câu 34: Với giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị hàng nhập kho cho sẵn a. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ càng cao, thì giá trị hàng xuất kho trong kỳ càng cao b. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ càng thấp, thì giá trị hàng xuất kho trong kỳ càng thấp c. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ càng cao, thì giá trị hàng xuất kho trong kỳ càng thấp d. a, b, c sai Câu 35: Chứng từ kế toán là: a. Những giấy tờ liên quan đến các hoạt động khác nhau trong DN b. Những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. c. a, b đúng d. a, b sai Câu 36: Chứng từ kế toán được trực tiếp lập ngau khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được gọi là: a. Chứng từ hướng dẫn b. Chứng từ ghi sổ c. Chứng từ gốc d. Chứng từ mệnh lệnh Câu 37: Loại chứng từ dùng để ghi nhận mệnh lệnh của cấp trên đã được thực hiện gọi là: a. Chứng từ chấp hành b. Chứng từ ghi sổ c. Chứng từ bên ngoài d. Chứng từ mệnh lệnh Câu 38: Trong các chứng từ sau, chứng từ nào được gọi là chứng từ mệnh lệnh a. Phiếu xuất kho b. Phiếu chi c. Phiếu thu d. Lệnh xuất kho Câu 39: Chứng từ kế toán, được xử lý theo trình tự sau: a. Kiểm tra, tổ chức luân chuyển, hoàn chỉnh, lưu trữ - bảo quản chứng từ b. Hoàn chỉnh, kiểm tra, tổ chức luân chuyển, hoàn chỉnh, lưu trữ - bảo quản chứng từ c. Kiểm tra, hoàn chỉnh, lưu trữ - bảo quản, tổ chức luân chuyển chứng từ d. Kiểm tra, hoàn chỉnh, tổ chức luân chuyển, lưu trữ - bảo quản chứng từ Câu 40: Những người nào phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán a. Người lập chứng từ kế toán b. Người ký duyệt chứng từ kế toán c. Những người khác ký tên trên chứng từ kế toán d. Tất cả Câu 41: Trong các nội dung sau hãy tìm ra câu sai: a. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký b. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực c. Có thể chữ ký kế toán bằng bút mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn d. Chữ ký tên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất Câu 42: Hoàn chỉnh chứng từ kế toán là: a. Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ b. Thực hiện việc tính giá trên chứng từ và ghi sổ định khoản để hoàn thiện chứng từ c. a, b đúng d. a, b sai Câu 43: Kiểm tài sản là: a. Kiểm tra các số liệu ghi chép trên chứng từ kế toán b. Kiểm tra đối chiếu số liệu ghi chép giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết c. Kiểm tra các số liệu ghi chép trên các tài khoản d. Cân, đong, đo, đếm số lượng, xác định và đánh giá chất lượng, giá trị tài sản hiện có tại thời điểm kiểm để kiểm tra đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán. Câu 44: Nếu phân loại sổ kế toán theo cách ghi chép thì sổ cái trong hình thức kế toán nhật ký chung a. Sổ ghi theo thứ tự thời gian b. Sổ ghi theo hệ thống c. Sổ chi tiết d. Sổ liên hợp Câu 45: Sổ nhật ký chung nếu phân loại theo kiểu bố trí mẫu sổ thì thuộc loại: a. Sổ kiểu một bên b. Sổ kiểu hai bên c. Sổ kiểu nhiều cột d. Sổ kiểu bàn cờ Câu 46: Hình thức kế toán là mô hình tổ chức hệ thống sổ kế toán gồm các nội dung: a. Số lượng sổ và kết cấu các loại sổ b. Trình tự và phương pháp ghi vào từng loại sổ c. Mối quan hệ giữa các loại sổ với nhau d. Cả 3 đều đúng Câu 47: Việc lựa chọn hình thức kế toán cho một đơn vị phụ thuộc: a. Quy mô của đơn vị b. Đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn c. Cả 2 điều kiện trên d. Không phụ thuộc vào điều kiện nào Câu 48: Sổ nhật ký – sổ cái là loại sổ kế toán: a. Ghi kết hợp theo thứ tự thời gian và theo hệ thống b. Sổ kế toán tổng hợp c. Sổ kiểu nhiều cột d. a, b, c đều đúng Câu 49: Thông tin, số liệu trên sổ kế toán không được a. Ghi bằng bút chì b. Ghi xen thêm phía trên hoặc phía dưới c. Dùng bút xóa d. Tất cả các trường hợp trên Câu 50: Khi ghi sai quan hệ đối ứng của các tài khoản trong sổ kế toán, sửa bằng phương pháp: a. Cải chính b. Ghi số âm c. Ghi bổ sung d. a và b . hạch toán kế toán. 3. Chứng kế toán và tổ chức chứng từ kế toán là gì? Nguyên tắc cơ bản để tổ chức chứng từ kế toán? 4. Nội dung và trình tự tổ chức chứng. của tổ chức hạch toán kế toán? 2. Nêu các căn cứ chủ yếu để xây dựng mô hình tổ chức hạch toán kế toán. Nguyên tắc chủ yếu nào chi phố công tác tổ chức

Ngày đăng: 19/12/2013, 01:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan