Tìm hiểu hiệu quả kinh tế của việc trồng cây dó trầm tại xã phúc trạch hương khê hà tĩnh

77 648 4
Tìm hiểu hiệu quả kinh tế của việc trồng cây dó trầm tại xã phúc trạch   hương khê   hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Cây trầm hay còn gọi là cây bầu, cây Trầm hương (Aquilaria Crassna Pierre ex. Lecomte) thuộc họ Thymelaeaceae đã có lịch sử rất lâu đời ở nước ta, phân bố nhiều ở các Tỉnh miền Trung và miền Nam. Đây là cây có khả năng tạo ra Trầm hương – một loại nguyên liệu quý dùng làm nhang, dược liệu, hương liệu cao cấp mà từ lâu con người đã biết đến. Trước đây người ta khai thác Trầm từ cây trầm mọc tự nhiên trong rừng mà không nghĩ đến việc đầu tư phát triển nó. Song, việc tìm Trầm trong tự nhiên rất khó khăn vì tỉ lệ câyTrầm là rất nhỏ, người ta đã săn lùng hầu hết các vùng tự nhiên để tìm Trầm và kết quả là các cây đều bị chặt nhỏ, khai thác triệt để dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Những năm gần đây việc phát triển cây trầm là vấn đề thời sự vì một phần do lợi nhuận kinh tế cao do nguồn khai thác Trầm hương tự nhiên đã cạn kiệt, một phần có những kỹ thuật tạo Trầm từ các cây trầm trồng trong vườn nhà bước đầu cho hiệu quả kinh tế. Từ thực tiễn sản xuất của nhà nông và nghiên cứu của khoa học đã thu được kết quả bước đầu rất khả quan, mở ra hướng phát triển ngành sản xuất Trầm hương ở Việt Nam. trầm trở thành đối tượng quan tâm số 1 của những người nông dân cũng như các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, các doanh nghiệp và được đưa vào cây trồng chính, là chiến lược phát triển của một số địa phương. Theo thống kê năm 2002 của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cả nước có khoảng 6.000 ha rừng trầm nhưng chỉ 4 năm sau, diện tích ấy đã tăng lên 20.000 ha phân bố ở cả 3 miền Bắc Trung Nam, trong đó gần 50% diện tích trầm trồng tại Tĩnh [18]. Đến cuối năm 2006 cả nước có khoảng 18.000 ha tương ứng 18 triệu cây trầm từ 1 năm tuổi trở lên [19]. Ngày 17/09/2007, tại Nội, Bộ NN & PTNT phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Tĩnh tổ chức hội thảo “Cây bầu và Trầm hương – Thực trạng và Định hướng phát triển”. Kết thúc hội thảo Bộ NN& PTNT đã có chủ trương đối với cây trầm đó là: 1 - Bộ trưởng Bộ NN & PTNT đã ban hành Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/03/2005 về việc ban hành Danh mục các loài chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng Sinh thái nông nghiệp (trong đócây trầm). - Tại Quyết định số 1994/QĐ/BNN-KH ngày 04/08/2005, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT cho phép xây dựng đề cương quy hoạch cây trầm tại Việt Nam. Từ tháng 4/2005 – tháng 3/2006: Trung tâm tài nguyên và môi trường lâm nghiệp thuộc Viện điều tra quy hoạch rừng đã tiến hành khảo sát xây dựng dự án quy hoạch phát triển cây trầm đến năm 2015 là 58,584 ha tại 13 tỉnh. - Trước mắt, khi chưa có kết luận chính thức về thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cây trầm, cũng như các vấn đề kỹ thuật như nêu trên, thì xem cây trầmcây lâm nghiệp bản địa và được đưa vào trồng như cây rừng, phát triển theo hướng trồng tập trung, trồng xen, trồng phân tán, không trồng ồ ạt. Hướng dẫn nhân dân làm tốt công tác chăm sóc, quản lý bảo vệ diện tích rừng đã có. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã giao cho Viện Khoa học Lâm nghiệp tiếp tục thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học chuyên sâu bao quát mọi vấn đề của cây trầm, trong đó có vấn đề thị trường, để giúp Bộ có cơ sở chắc chắn chỉ đạo trong thời gian tới; cơ quan Kiểm lâm đề xuất tháo gỡ vướng mắc để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho lưu thông trầmtrầm hương công khai, minh bạch hoá thị trường [2]. Tuy nhiên, trồng cây trầm, tạo Trầm hương còn quá mới mẻ, lạ lẫm với nhiều người và xung quanh điều này còn nhiều ý kiến khác nhau. Đến nay cây trầm vẫn đang được trồng dưới dạng tự phát, thiếu quy hoạch, thị trường mua bán, xuất khẩu vì thế phần lớn cũng chỉ là thị trường ảo, hoạt động ngầm. Hậu quả là thị trường tiêu thụ các sản phẩm của trầm phụ thuộc vào các thương lái nên người sản xuất vẫn chịu thiệt thòi trong khi thị trường xuất khẩu Trầm hương của Việt Nam rất rộng, giá Trầm hương loại 1 lên đến 7.000 – 8.000 USD/kg, giá tinh dầu từ 5.000 – 80.000 USD/lít tùy theo chất lượng, xuất xứ và công nghệ sản xuất (năm 2010) [19] 2 Ngoài ra vấn đề chất lượng cây giống cũng rất quan trọng bởi trầm chỉ có thể phát huy hiệu quả ít nhất sau 5 năm tuổi. Thực tế hiện nay, nhiều nơi không xác định rõ loại trầm nào có nhiều Trầm hương, loại giống nào chất lượng tốt dẫn đến hệ quả nhiều vườn trầm 5 – 7 năm tuổi bị chết do chất lượng giống và kỹ thuật chăm sóc không đảm bảo. Công nghệ chưng cất, chế biến tinh dầu Trầm cũng đang là ẩn số với các doanh nghiệp. Vì thế các sản phẩm từ trầm đều được xuất khẩu dưới dạng Trầm mảnh, Trầm vụn, bột Trầm, nhang Trầm,… mà việc tinh chế được rất hạn chế. PGS. Đinh Xuân Bá, chủ tịch HĐQT Tổng công ty SECOIN Nội đánh giá, Việt Nam có 10 cơ sở chưng cất tinh dầu Trầm nhưng cho sản lượng thấp, chưa trở thành hàng hóa để vào thị trường lớn như Pháp, Mỹ, Nhật Bản… Tuy nhiên, trầm là một loại cây rất đặc biệt, đa dụng, nó không phải là loại cây chỉ dùng để tạo Trầm, cho Kỳ nam như lâu nay hầu hết người dân vẫn lầm tưởng mà còn được dùng để sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp, hàng mỹ nghệ, làm giấy thơm, nhang Trầm, chiết xuất tinh dầu Trầm, dùng trong tín ngưỡng của các tôn giáo ở nhiều nước trên thế giới,… Kết quả điều tra của Trung tâm Tài nguyên Môi trường lâm nghiệp (Viện điều tra Quy hoạch Rừng) cho thấy, diện tích bầu ở Việt Nam đến năm 2015 có thể lên đến gần 58.600 ha [18] Do đó, xác định quy hoạch rõ ràng là vấn đề mà nhiều địa phương đang phải khẩn trương tiến hành. Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng lưu ý, cần sớm có đánh giá chính xác về giá trị của cây Trầm. Khi có đủ cơ sở nghiên cứu khoa học về cây này, Bộ NN&PTNT sẽ cân nhắc việc cho phép trồng đại trà cây Trầm. Phúc Trạch thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Tĩnh được biết đến là cái nôi của cây trầm, hiệu quả kinh tế cao, việc phát triển cây trầm đã và đang được xem là cây trồng chiến lược. SXKD của Phúc Trạch chủ yếu dựa vào kinh tế vườn, với việc trồng các loại cây ăn quả trong đó chú trọng đến việc phát triển cây bưởi. Bưởi Phúc Trạch vốn là đặc sản, nhưng giá cả bấp bênh, hơn 10 năm qua lại liên tục mất mùa (trừ năm 2008) làm cho cuộc sống người dân khốn đốn, khó khăn 3 nên giờ đây nhiều gia đình đã đốn hạ cả vườn bưởi để trồng trầm. Sự xuất hiện của cây trầm vào những năm thập niên 90 không chỉ “cứu” người dân thoát nghèo đúng lúc mà còn giúp người dân làm giàu, nâng cao chất lượng cuộc sống. Song, cũng như các vùng SXKD cây trầm khác trên cả nước, tại “rốn” Trầm này vẫn còn nhiều bất ổn, người dân còn thiếu thông tin về đặc tính, giá trị cây trầm, kỹ thuật tạo trầm và chưng cất tinh dầu cũng như thị trường tiêu thụ, chất lượng giống cây chưa được kiểm soát trong khi việc phá các vườn cây ăn quả để trồng trầm vẫn đang tiếp diễn một cách xô bồ, không có quy hoạch. Quan trọng hơn cả là chưa có tài liệu khoa học nào công bố về các kết quả nghiên cứu đánh giá về hiệu quả kinh tế của loại cây này tại địa phương. Vậy thực hư về giá trị của cây trầm như thế nào? Hiệu quả kinh tếhiệu quả bền vững của việc trồng trầm ra sao? Và liệu trong tương lai trầm còn có thể được xem là cây trồng chủ lực của Phúc Trạch như hiện nay nữa hay không? Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu hiệu quả kinh tế của việc trồng cây trầm tại Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Tĩnh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu tổng quát: Cung cấp các dẫn liệu khoa học về hiệu quả kinh tế của việc trồng cây trầm và đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc trồng cây này trên địa bàn Phúc Trạch. 2.2. Mục tiêu cụ thể: • Tìm hiểu hiệu quả kinh tế của cây trầm tại địa bàn nghiên cứu. • Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của cây trầm, cũng như những khó khăn rủi ro mà người dân có thể gặp phải, từ đó đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc SXKD trầm Phúc Trạch. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp xác định được HQKT và các yếu tố ảnh hưởng đến việc trồng cây trầm tại Phúc Trạch. 4 Kết quả đạt được của đề tài sẽ phần nào cung cấp những dẫn liệu, dẫn chứng quan trọng cho các nghiên cứu liên quan. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin quan trọng cho thực tế sản xuất của địa phương, giúp các hộ trồng trầm hiểu rõ hơn về giá trị và hiệu quảcây trầm mang lại, từ đó giúp họ có những kế hoạch sản xuất đúng đắn trong thời gian tiếp theo. Đồng thời, những kết quả này sẽ giúp cho các nhà quản lý thuận lợi hơn trong việc hoạch định chính sách của địa phương, nhằm đưa ra những chính sách thiết thực cho sự phát triển nông nghiệp của nhà. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế, gắn liền với nền sản xuất hành hóa và liên quan trực tiếp với các phạm trù và quy luật kinh tế khác. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ cùng với sự khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế có nghĩa là tăng cường tận dụng các nguồn lực sẵn có để mang lại nhiều lợi ích nhất trong. Đây là một đòi hỏi khách quan của nền sản xuất hội nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người mà mọi nền kinh tế cần hướng tới. Tổng quát về hiệu quả kinh tế (HQKT) là so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra trong sản xuất. Tuy nhiên, có nhiều khái niệm về HQKT khác nhau, theo tác giả Nguyễn Trần Quế: “ở dạng khái quát nhất, HQKT là các đặc trưng kinh tế kỹ thuật, xác định bằng tỉ lệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống” [4]. Tác giả Ngô Đình Giao lại cho rằng: “Trên quan điểm kinh tế học vi mô, Hiệu quả (HQ) nói khái quát nghĩa là không lãng phí nhưng nó quan hệ chặt chẽ với việc sử dụng năng lượng sản xuất hiện có”. Còn theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn: “HQKT là khái niệm để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện với các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định”,… Tóm lại, có thể chia thành ba hệ thống quan điểm như sau: - Quan điểm 1: HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. - Quan điểm 2: HQKT được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. - Quan điểm 3: HQKT được xem xét trong phần biến động giữa chi phí và sản xuất. Theo quan điểm này HQKT được biểu hiện bởi quan hệ giữa phần 6 tăng thêm của hiệu quả và phần thăng thêm của chi phí hay quan hệ tỉ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Ở ba quan điểm trên, HQKT đều thể hiện mối quan hệ giữa chi phí đầu vào và giá trị đầu ra, khi đó HQKT phổ biến là sử dụng lợi nhuận như là một mục tiêu gắn với đầu vào và đầu ra. Từ đó, có thể nêu một cách tổng quát về khái niệm HQKT như sau: HQKT là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực và phương thức quản lý, là một đại lượng so sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh hiệu quả đạt được và các chi phí sản xuất. Mục tiêu của HQKT chính là hiệu quả của hội, thước đo của hiệu quả là tối đa hóa kết quả đạt được hoặc tối thiểu hóa chi phí. HQKT được thể hiện bằng hệ thống các tiêu chí phản ánh các mục tiêu cụ thể của cơ sở sản xuất phù hợp với yêu cầu hội. Bản chất của HQKT là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm lao động hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết với vấn đề của HQKT gắn liền với 2 quy luật tương ứng của nền sản xuất hội là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Trong quá trình sản xuất của con người không đơn thuần chỉ chú ý đến HQKT mà còn phải xem xét đánh giá về HQXH, HQMT sinh thái. Tuy nhiên mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận thì yêu cầu của việc nâng cao HQKT là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi chủ thể sản xuất. Đánh giá HQKT của việc trồng cây trầm tại Phúc Trạch là nhằm xác định hiệu quả và tác động của hoạt động sản xuất loại cây này đối với các hộ trồng trầm ở địa phương. Đây là cơ sở cho các hộ gia đình lập kế hoạch sản xuất đúng đắn và các nhà quản lý thuận lợi hơn trong việc hoạch định chính sách của địa phương. Đánh giá HQKT cũng là tiền đề cho việc xây dựng các dự án, các mô hình SXKD trầm trong tương lai, mang ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển nông nghiệp bền vững của Phúc Trạch trong thời kỳ CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. 1.1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế 7 Để phân loại HQKT, người ta căn cứ vào các tiêu chí khác nhau: Ứng với một tiêu chí là một cách phân loại.  Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân biệt thành ba phạm trù : HQKT, HQXH và HQMT. Chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. - Hiệu quả kinh tế: Được thể hiện ở mức độ đặc trưng quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Khi xác định HQKT, phải xem xét đầy đủ mối quan hệ, kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. HQKT ở đây được biểu hiện bằng tổng giá trị sản phẩm, tổng thu nhập, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận, mối quan hệ đầu vào - đầu ra. - Hiệu quả hội: Là mối tương quan so sánh giữa kinh tế hội và tổng chi phí bỏ ra. HQXH có mối liên hệ mật thiết với các loại hiệu quả khác và thể hiện bằng mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. - Hiệu quả môi trường: Là hiệu quả mang tính chất lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích trước mắt, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái. Hiệu quả kinh tế có thể phân theo yếu tố hợp thành bao gồm: - Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường và chi phí nguồn lực thấp nhất, đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. - Hiệu quả hội : Là hiệu quả phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và các lợi ích hội do sản xuất mang lại. - Hiệu quả kinh tế - hội: Là phản ánh mối tương quan giữa các kết quả đạt được tổng hợp các lĩnh vực kinh tế, hội với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. - Hiệu quả phát triển: Thể hiện sự phát triển của các doanh nghiệp, các vùng trong nền kinh tế quốc dân. Đây là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như đời sống vật chất, đời sống tinh thần, trình độ dân trí,… do kết quả sản xuất nâng cao HQKT mang lại. 8 Trong các loại HQ xem xét trên ta dễ dàng nhân thấy rằng HQKT là trọng tâm, là phạm trù kinh tế quan trọng nhất. HQKT được nhìn nhận và đánh giá một cách toàn diện nhất, đầy đủ nhất khi có sự kết hợp hài hòa giữa HQXH, HQMT sinh thái và hiệu quả phát triển.  Căn cứ theo phạm vi, hiệu quả kinh tế chia thành: - Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là việc tính toán, xem xét HQKT cho chung toàn bộ nền kinh tế. Dựa vào tiêu chí này, chúng ta đánh giá một cách toàn diện tình hình sản xuất và phát triển sản xuất của nền kinh tế, hệ thống luật pháp, chính sách của Nhà nước tác động đến phát triển kinh tế hội nói chung. - Hiệu quả kinh tế ngành: Trong nền KTQD gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất, mỗi ngành lại được phân thành nhiều ngành nhỏ. Những ngành lớn như nông nghiệp, công nghiệp,… và những ngành nhỏ như: trồng trọt, chăn nuôi, … trong chăn nuôi lại lại phân thành chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc và gia cầm, … Trong HQKT ngành người ta tính toán hiệu quả riêng cho từng ngành sản xuất. - Hiệu quả kinh tế vùng: Là hiệu quả phản ánh kinh tế của một vùng. Vùng ở đây được hiểu là vùng kinh tế, vùng lãnh thổ như tỉnh, huyện,… - Hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ chức sản xuất: Có nhiều loại quy mô sản xuất, quy mô lớn, quy mô vừa, quy mô nhỏ. Mỗi quy mô sản xuất lại có ưu thế, thế mạnh riêng.  Căn cứ vào các yếu tố cấu thành, HQKT được chia thành: HQ kỹ thuật, HQ phân bổ, HQ kinh tế. - Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. HQ kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau, giữa các sản phẩm khi ra quyết định sản xuất. HQ kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản 9 xuất, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế hội khác, mà trong đó kỹ thuật được áp dụng. - Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm, giá đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là HQ kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá của đầu vào và đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là HQ giá. Việc xác định HQ này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất. - Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tếtrong đó sản xuất đạt cả HQ kỹ thuật và HQ phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét các yếu tố nguồn lực trong sản xuất. Nếu đạt được một trong các yếu tố HQ kỹ thuật hay HQ phân bổ thì mới chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ cho đạt HQKT. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu HQ kỹ thuật và HQ phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được HQKT. Tóm lại, phân loại HQKT một cách tương đối giúp chúng ta thuận tiện trong việc tính toán, phân tích, đánh giá HQKT. 1.1.2. Hiệu quả bền vững. Phát triển bền vững là sự phất triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ” [6]. Nông nghiệp bền vững là việc thiết kế những hệ thống cư trú lâu bền của con người, đó là một triết lý về một cách tiếp cận về việc sử dụng đất tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa tiểu khí hậu, cây hàng năm, đất, nước và những nhu cầu của con người, xây dựng những cộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả [16]. Tính bền vững còn được xem là khả năng duy trì năng suất trong quá trình sản xuất khi chịu ảnh hưởng của một nhiễu loạn lớn. Sự nhiễu loạn này bao gồm: - Sự nhiễu loạn thực tế hoặc tiềm năng, chúng có thể gây ra bởi sự tăng cường mạnh mẽ (stress) và được xác định như là sự ảnh hưởng rối loạn thường xuyên, đôi khi liên tục. Ví dụ như sự thay đổi độ mặn, độc, xói mòn, nhu cầu thị trường suy giảm,… 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 22:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan