Thơ nôm đạo lý của nguyễn trãi và nguyễn bỉnh khiêm

91 3.5K 13
Thơ nôm đạo lý của nguyễn trãi và nguyễn bỉnh khiêm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn ---------------------- thơ nôm đạo của nguyễn trãI nguyễn bỉnh khiêm khoá luận tốt nghiệp ngành s phạm ngữ văn Giáo viên hớng dẫn: TS. Phạm Tuấn Vũ Sinh viên thực hiện: Mai Thị Trang Lớp: 46A - Ngữ văn MỞ ĐẦU 1. do chọn đề tài 1.1. Trong suốt mười thế kỷ tồn tại của chế độ phong kiến Việt Nam, Nho giáo hầu như chiếm địa vị độc tôn trở thành ý thức hệ chính thống. Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà xảy ra ở nhiều nước cùng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa như Nhật Bản, Triều Tiên, các nước Đông Nam Á….Ở tư cách là ý thức hệ chính thống, Nho giáo ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có văn học. Sự chi phối của Nho giáo sâu sắc, nhiều mặt qua nhiều nhân tố khác nhau. Tất cả làm hình thành trong cả vùng một loại hình văn nghệ sĩ, một loại hình văn học nghệ thuật, viết cùng một thể loại, theo cùng một quan niệm văn học cùng những tiêu chuẩn về cái đẹp nghệ thuật. Nho giáo xác định cho văn học nghệ thuật vai trò chức năng nhất định. Trong các vai trò đó, Nho giáo đặc biệt coi trọng chức năng giáo huấn của văn chương. Theo Nho giáo, văn học phải có chức năng truyền đạt đạo đức của thánh hiền, thể hiện Đạo, có tác dụng cải tạo con người. Nho giáo xác định văn học nghệ thuật là phương tiện giáo hóa, là công cụ chính trị để tổ chức xã hội. Nho giáo chỉ chấp nhận một thứ văn học chí thiện, hoàn toàn hợp đạo đức. Với quan niệm như trên, Nho giáo đã đưa đến một hệ quả tất yếu là nội dung đạo rất phổ biến trong văn chương đặc biệt là trong thơ của các nhà Nho. Các nhà Nho trực tiếp phát ngôn cho những tư tưởng chính thống của phong kiến. Họ là những người thấm nhuần nhất tinh thần của Nho giáo, vì thế, sáng tác văn chương với họ, cốt lõi là để nói đến đạo lý, giáo dục mọi người. 1.2. Trong nền văn học Việt Nam, chúng ta biết đến Nguyễn Trãi Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ với tư cách là hai nhà thơ lớn mà đồng thời còn là hai vị đại Nho. Nguyễn Trãi Nguyễn Bỉnh Khiêm đều được đào tạo theo Nho học, trưởng thành khi Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Hai ông sáng tác khá nhiều thơ văn, cả chữ Hán chữ Nôm, đặc biệt là với bộ phận văn học viết bằng chữ Nôm, nội dung đạo khá phổ biến. Nguyễn Trãi với tập thơ Quốc âm thi tập gồm 254 bài, Nguyễn Bỉnh Khiêm có tập Bạch Vân quốc ngữ thi hiện còn 177 bài. Về mặt số lượng thì thơ chữ Hán của hai tác giả đều chiếm số lượng nhiều hơn. Nhưng trong bộ phận thơ chữ Nôm, nội dung đạo lại được thể hiện khá 2 nổi bật, trở thành cảm hứng lớn. Nghiên cứu đề tài này góp phần giải đặc điểm đó. 1.3. Nghiên cứu đề tài này góp phần nghiên cứu mối quan hệ giữa đạo đức thơ ca của hai tác giả lớn của văn học thời trung đại. Với tư cách là những nhà Nho chân chính, Nguyễn Trãi Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phát ngôn cho tư tưởng Nho gia, phù hợp với những tiêu chuẩn đạo đức bấy giờ. Vì vậy qua thơ, ta thấy Nguyễn Trãi Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ hiện lên ở tư cách là một nhà thơ mà còn ở tư cách là một nhà tư tưởng, một nhà đạo đức. Thơ ca đã thấm nhuần hòa quyện cùng với các vấn đề đạo đức của xã hội. 1.4. Giải quyết đề tài này góp phần dạy học tốt những tác phẩm của Nguyễn Trãi Nguyễn Bỉnh Khiêm. 2. Mục đích yêu cầu của việc giải quyết đề tài 2.1. Nhận thức được chủ đề đạo trong thơ quốc âm của Nguyễn Trãi Nguyễn Bỉnh Khiêm. 2.2. Khái quát giải sự tương đồng khác biệt ở chủ đề đạo trong thơ Nguyễn Trãi Nguyễn Bỉnh Khiêm. 2.3. Làm rõ ảnh hưởng của văn học Trung Quốc văn học dân gian đối với chủ đề này ở thơ hai tác giả. 3. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu ngữ văn phổ biến, trong đó chú trọng phương pháp so sánh. 4. Lịch sử vấn đề 4.1. Vấn đề thơ Nôm đạo Đạo là một nội dung quan trọng trong sáng tác của nhiều tác giả thời trung đại. Do vậy mà vấn đề nghiên cứu thơ Nôm đạo cũng đã được nhiều tác giả quan tâm, trong đó có những tác giả được đặc biệt chú ý là Nguyễn Trãi (thế kỷ XV); Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỷ XVI); Nguyễn Đình Chiểu (thế kỷ XIX) … là những tác giả có số lượng thơ Nôm lớn đề cập đến vấn đề đạo lý. Có thể kể đến một số tác giả có nhiều bài nghiên cứu về thơ Nôm đạo như Trần Đình Hượu, Vũ Thị Băng Thanh, Vũ Thanh, Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ,… với nhiều bài viết bàn về vấn đề này như Nguyễn Trãi Nho giáo [8, 84]; Quốc âm thi tập, tác phẩm mở đầu nền 3 thơ cổ điển Việt Nam [8, 587]; Triết thơNguyễn Bỉnh Khiêm [10, 122]; Luận về Nguyễn Bỉnh Khiêm (qua thơ Nôm) [10, 464]; Nguyễn Bỉnh Khiêm Bạch Vân quốc ngữ thi (10, 490); Bạch Vân quốc ngữ thi tập, giá trị hình thức nội dung [10, 509]; thơ Nôm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm [10, 560] … 4.2. Thơ Nôm đạo Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi là một tác giả lớn của văn học trung đại, là người để lại tập thơ Nôm đầu tiên (Quốc âm thi tập). Đây được coi là tập đại thành của thơ Nôm trung đại, là vốn quý của văn học dân tộc. Đã có nhiều tác giả đi sâu vào tìm hiểu giá trị tập thơ với nhiều khía cạnh từ ngôn ngữ, thể thơ, đề tài, chủ đề, tư tưởng,…. Riêng về vấn đề đạo lý, là một vấn đề khá nổi bật trong tác phẩm đã có một số công trình: Trong công trình Nho giáo văn học Việt Nam trung cận đại, tác giả viết: “Trong thơ chữ Hán ta không thấy loại thơ giáo huấn thơ vịnh cảnh vật…. Trực tiếp nói về cách cư xử, đạo làm người là những bài thơ Bảo kính cảnh giới…. Đây không phải là loại viết cho mình mà cũng không phải viết cho mọi người. Với cách xưng hô “hoạn nạn phù trì huynh đệ” (bài 18) ta có thể đoán đây là một thứ gia huấn viết cho con cái trong nhà. Thế nhưng không phải tác giả có dụng ý viết thành một tập thơ có đầu có đuôi như các sách gia huấn khác mà là những bài riêng rẽ giải thích từng việc trong cách xử thế …” [4, 99]. Trong bài Quốc âm thi tập, tác giả nhận định: “những bài trong Quốc âm thi tập có tính chất giáo huấn rất rõ rệt. Tất nhiên đây là nền luân Nho giáo trong xã hội phong kiến xưa với khung cảnh sinh hoạt gia đình, thôn dã, hương đảng. Tác giả đã đưa ra những bài học ăn ở cho người ta…” [8, 640]. Trong bài Thơ Nôm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác giả cho rằng: “Ở đây, Nguyễn Trãi đã đi vào nhiều đề tài phong phú: đề vịnh (bao gồm vịnh phong cảnh, tứ thời, nhân vật lịch sử, ngôn ngữ, trữ tình, giáo huấn,…. Trong tác phẩm Ngôn chí, ngoài những ý tưởng cao siêu, những nguyên tắc đạo lớn, có phần trình bày cụ thể các mối quan hệ bình thường giữa mọi người ở phạm vi hẹp: xóm làng, thầy trò, bạn bè,…. Chính từ những mối quan hệ này Nguyễn Trãi khuyên nhủ, bảo ban, phê phán… tạo thành một bộ phận mới trong thơ. Thơthơ giáo huấn nhưng rất chân tình đôi lúc đậm sắc thái hiện thực…” [10, 560]. 4 4.3. Về thơ Nôm đạo Nguyễn Bỉnh Khiêm Tiếp bước Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là tác giả có khá nhiều bài thơ về chủ đề đạo lý. Riêng về thơ Nôm, ông đã để lại tập Bạch Vân quốc ngữ thi gồm 177 bài. Chất triết lý, giáo huấn rất đậm nét, tạo thành một giá trị lớn của tập thơ. Có nhiều tác giả lớn đã đi vào tìm hiểu vấn đề này: Trong bài Luận về Nguyễn Bỉnh Khiêm (qua thơ Nôm), tác giả viết: “Thi văn cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm những bài vịnh nhân tình thế thái có tính cách khuyên răn người đời…” [10, 646] tác giả đã đi vào phân tích những bài vịnh nhân tình thế thái đó. Trong bài Nguyễn Bỉnh Khiêm Bạch Vân quốc ngữ thi, nhà nghiên cứu nhận định: “Tính cách chung của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là giáo huấn. Ngay cả lúc đề cập đến tình cảm, những lúc tác giả bước qua loại trữ tình mà tính cách giáo huấn vẫn rõ rệt: Nguyễn Bỉnh Khiêm nói đến tình không phải vì tình mà để xương minh đạo đức. Với tính cách giáo huấn ấy, văn Nguyễn Bỉnh Khiêm giản dị, mộc mạc như là lời nói: nhiều bài thơ đọc xong ta không có cảm tưởng đó là thơ nữa, nghĩa là một công trình nghệ thuật hoa mỹ mà là bài giải thích về luân lý: sáng sủa, dễ hiểu, thiết thực” [10, 487]. Trong bài Nguyễn Bỉnh Khiêm với Bạch Vân quốc ngữ thi, nhà nghiên cứu cho rằng: “Trong thơ Bạch Vân quốc ngữ thi đều không có nhan đề hoặc chia ra tiết mục gì hết, mà nối nhau thành một chuỗi bài vô đề trong đó có nhiều bài đại ý là khuyên răn giáo huấn người đời về phương diện luân lý” [10, 490]. Những ý kiến trên đây là những gợi ý quý báu cho chúng tôi. Kế thừa những thành tựu đã đạt được, ở khóa luận này chúng tôi sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về phương diện nội dung hình thức của thơ Nôm đạo của hai nhà thơ. Từ đó thấy được những điểm tương đồng khác biệt trong thơ Nôm đạo của hai tác giả, đồng thời qua đó thấy được đóng góp to lớn của hai tác giả cho nền văn học nước nhà. 5. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu Kết luận, luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến việc giải quyết đề tài Chương 2: Sự tương đồng của thơ Nôm đạo Nguyễn Trãi Nguyễn Bỉnh Khiêm Chương 3: Sự khác biệt của thơ Nôm đạo Nguyễn Trãi Nguyễn Bỉnh Khiêm 5 NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI 1. Quan niệm của Nho giáo về chức năng giáo hóa của văn chương Nho giáo là một học thuyết có ảnh hưởng sâu rộng lâu dài ở Đông Nam Á kể từ khi ra đời ở Trung Quốc cho đến thế kỷ XIX. Ở Việt Nam đến thế kỷ XIX, Nho giáo vẫn được coi là học thuyết chính thống của nhà nước phong kiến. Nho giáo tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có văn học. Tác động của Nho giáo đến văn học lâu dài, sâu sắc nhiều mặt. Nho giáo hình thành một loại văn sĩ, một loại hình văn học nghệ thuật, hệ thống thể loại, quan niệm văn học theo những tiêu chuẩn về cái đẹp nghệ thuật. Nho giáo đã xác định cho văn học một vai trò xã hội nhất định, quy định những phát triển của vận mệnh của của văn học trong lịch sử. Nho giáo ảnh hưởng đến văn học trung đại Việt Nam với tư cách một quan niệm về xã hội, về con người, về tự nhiên về văn học. Về cơ bản, Nho giáo không phải là một tôn giáo, nhưng nhiều khi người ta hiểu nó như một tôn giáo vì những tư tưởng của ý thức hệ này chủ yếu thể hiện dưới hình thức đạo đức tính chất kinh viện của Nho giáo hết sức nổi bật. Khổng Tử - người sáng lập Nho giáo có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn học đời sau. Sự ảnh hưởng của Khổng Tử đến văn học không chỉ là do tấm gương sáng của cuộc đời, thái độ trân trọng văn hóa mà chủ yếu là do một quan niệm về văn học được Khổng Tử vạch ra các nhà Nho đời sau củng cố dần. Quan tâm hàng đầu trong mục tiêu đào tạo con người của Khổng Tử là có đạo đức, trước hết là trung, tín, hiếu, đễ cao hơn là yêu thương mọi người, hướng đến điều nhân. Nho giáo đề cao chức năng giáo hóa của văn chương, tập trung ở mệnh đề “văn dĩ tải đạo”. Đạo hay đạo là quan niệm làm người. Đạo là phép tắc đối xử trong xã hội, ai cũng biết tuân thủ, giữ gìn. Đạo là phép tắc, quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với số đông, với xã hội. Đạo đức phong kiến là đạo đức phù hợp với bản chất của chế độ phong kiến, dựa trên nguyên tắc phục tùng thứ bậc. Như vậy sáng tác thơ văn là phải chuyển tải những chuẩn mực này. 6 Xét qua tứ thư (Luận ngữ, Trung dung, Đại học, Mạnh Tử) ngũ kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu) ta thấy trung tâm sự chú ý của Nho giáo là Đạo Đức. Đạo của trời là Âm - Dương, đạo của đất là Cương - Nhu, đạo của người là Nhân- Nghĩa. Đức được biểu hiện qua các chuẩn mực tam cương (vua tôi, thầy trò, cha con) ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) trong đó trung với vua được xem là nội dung cơ bản nhất của học thuyết này. Nho giáo quan niệm nhà thơ sáng tác văn chương là để bộc lộ tâm chí của mình. Vì thế thơ trở thành bộ phận lớn nhất, trữ tình thành nét chủ đạo trong văn học. Nhưng trữ tình không phải là để bộc bạch cái tôi cảm xúc mà bộc bạch cái ta đạo lý. Vì nhằm mục đích giáo hóa nên văn học có chức năng truyền đạt chứ không có chức năng phát hiện, phản ánh. Văn học hướng về bắt chước thể hiện Đạo chứ không thiên về việc đi sâu tìm tòi, cố gắng sáng tạo để có được những hình thức mới phản ánh hiện thực hiệu quả. Nho giáo ảnh hưởng đến văn học trung đại Việt Nam với tư cách là một học thuyết tức là một hệ thống các quan điểm về thế giới, về xã hội, về con người, về tưởng cho nên cũng có một quan niệm về văn học riêng. Theo quan niệm của Nho giáo, văn học có một nguồn gốc linh thiêng, một chức năng xã hội cao cả. Nho giáo đã nhìn thấy ở văn chương khả năng to lớn làm xúc động, cải tạo con người. Nho giáo đã trao cho văn học chức năng vinh dự một vị trí cao quý, xác định văn học nghệ thuật là một công cụ giáo hóa chính tâm, chế dục, là công cụ để tổ chức xã hội. Nho giáo ảnh hưởng trực tiếp đến con người qua thế giới quan của người viết. Cách Nho giáo hiểu về thế giới, xã hội, con người đặc biệt là việc đề cao cương thường, đòi hỏi con người có trách nhiệm, có tình nghĩa… Nho giáo chi phối cảm xúc, cách suy nghĩ của người cầm bút làm cho họ quan tâm hàng đầu đến đạo đức, lo lắng cho thế đạo nhân tâm, băn khoăn nhiều về xuất xử. Đứng trước những sự vật bình thường, họ đều tìm kiếm những ý nghĩa đạo lý. Nói tâm tình cũng là nói đạo lý. Họ đánh giá tác phẩm cũng theo cách tác phẩm ấy có nói được nội dung đạo hay không, có tác dụng giáo huấn hay không. Bởi vậy đạo trở thành một nội dung nổi bật, thành tiêu chí để đánh giá văn học. 7 Quan niệm về cái hay cái đẹp cũng chi phối đến ngòi bút của các nhà thơ, nhà văn. Văn chương là phải để giáo hóa, có quan hệ đến thế đạo nhân tâm, có tác dụng di dưỡng tính tình nên phải có nội dung đạo lý. Không những về nội dung không được nói cái vô đạo thiếu trang nhã mà về hình thức biểu đạt cũng phải thấm nhuần tinh thần khoan thứ nhân nghĩa. Nho giáo hướng văn học vào truyền đạt đạo lý, “chở đạo” như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà chứ không phải phản ánh cái thực. Tóm lại, có thể thấy dưới sự ảnh hưởng của Nho giáo, xã hội phong kiến đề cao tuyệt đối đạo đức luân lý. Đạo đức là giá trị tối cao chi phối mọi giá trị thuộc các lĩnh vực chính trị, pháp luật, thẩm mỹ,…. Quan niệm “văn dĩ tải đạo” đề cao chức năng giáo huấn của văn chương là quan điểm chính thống, chi phối đến sự vận động phát triển của văn học. 2. Thơ đạo 2.1. Cơ sở hình thành Quan niệm của Nho giáo về chức năng giáo hóa của văn chương chính là cơ sở tư tưởng hình thành dòng thơ đạo lý. Mệnh đề “văn dĩ tải đạo” trở thành quan niệm chi phối sự phát triển của toàn bộ nền văn học trung đại. Nguyễn Trãi Nguyễn Bỉnh Khiêm đều sinh ra trong gia đình giàu truyền thống Nho học, lại được đào tạo trong nhà trường Nho giáo, vì vậy trong sáng tác văn chương hai tác giả chịu ảnh hưởng của quan niệm văn chương Nho giáo là đương nhiên. Bên cạnh đó, nội dung đạo trong thơ Nguyễn Trãi Nguyễn Bỉnh Khiêm còn bắt nguồn từ truyền thống đạo dân tộc. Dân tộc Việt Nam đã xây dựng được một nền đạo tốt đẹp rất đề cao, coi trọng, giữ gìn truyền thống ấy. Nguyễn Trãi Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là những người hết lòng lo lắng vì dân vì nước, suốt đời trăn trở day dứt với đạo dân tộc. Những lời khuyên răn của hai tác giả, dù cho mình hay cho mọi người đều là những sự trải nghiệm qua đời sống thực tế của chính bản thân. Bởi vậy nó không phải là những lời nói công thức, sách vở khô khan mà gần gũi, thiết thực với mọi người. Người đọc nhận thấy những lời khuyên ấy rất dễ tiếp thu chứ không gò bó, câu 8 nệ. Có được điều đó chính là ở tấm lòng luôn trăn trở day dứt suốt đời ôm mối tiên ưu lo cho dân cho nước đến già chưa nguôi của hai tác giả. 2.2. Một số đặc điểm của thơ đạo 2.2.1. Về nội dung Thơ đạo thường đề cập đến hai nội dung chính là tu thân giữ gìn đạo dân tộc. Nho giáo rất coi trọng việc tu thân. Quan tâm hàng đầu trong mục tiêu đào tạo con người là có đạo đức, trước hết là trung, tín, hiếu, đễ cao hơn là yêu thương mọi người. Khổng Tử cho rằng trong xã hội bấy giờ chia ra hai hạng người là quân tử tiểu nhân chỉ có đức nhân ở người quân tử chứ không có ở kẻ tiểu nhân. Tu thân được xem là là bước đầu của người quân tử. Người quân tử là người có học, mà sự học của mọi người cốt là ở sự sửa mình, cho nên học thuyết Nho giáo chủ trương con người “từ thiên tử cho đến thứ nhân ai ai cũng phải lấy tu thân làm gốc (“Tự thiên tử dĩ chi ư thứ nhân, nhất thị giao dĩ tu thân vi bản”– Đại học). Muốn sự sửa mình cho thành người có đức hạnh hoàn toàn thì trước hết phải lo giữ cái tâm của mình cho chính, cái ý của mình cho thành rồi mới cách vật trí tri được. Tâm đã chính, ý đã thành thì cái minh đức của mình thành ra mẫn tuệ, xem xét điều gì cũng hợp với đạo lý. Trong việc tu thân, Khổng giáo lấy sự thành ý làm trọng yếu. Giàu thì hiển hiện ra ở nhà, có đức tốt thì hiển hiện ra ở người, trong bụng quang đãng thì thân thể có vẻ ung dung, thư thái. Bởi thế cho nên người quân tử phải cần giữ ý của mình cho thành thực. Khổng giáo cũng hướng đến dạy cho con người trở thành người trung chính (người quân tử). Để trở thành người quân tử thì phải lấy sự học làm trọng yếu. Sách Lễ ký viết rằng “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo” (Ngọc không dũa không thành, người không học không thành đạo). Khổng giáo rất coi trọng việc học tập noi gương những tấm gương sáng. chính người cai trị cũng phải nêu gương tốt cho đời sau học tập. Do đó người quân tử cần phải biết coi trọng sự tu thân. Tiếp thu quan niệm của Nho giáo, người Việt Nam đề cao phương châm sống cần phải tu thân sau mới đến “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Tu thân đã trở thành phương thức ứng xử trong cuộc đời, trở thành nhân cách của nhà Nho. 9 Nhân cách ấy được biểu hiện ở chỗ sự ý thức về bổn phận: bổn phận làm bề tôi, làm con, làm vợ…. Cá nhân chỉ là cá nhân khi làm tròn bổn phận với người khác. Sự tu thân của kẻ sĩ không chỉ được biểu hiện ở việc hoàn thành nhiệm vụ với vua chúa, đất nước mà còn ở chỗ làm tròn bổn phận với làng xã. Bên cạnh nội dung tu thân thì nội dung giữ gìn đạo dân tộc cũng là một chủ đề lớn của thơ đạo lý. Học thuyết Nho giáo là học thuyết chú trọng đạo đức tình cảm, lấy đạo đức tình cảm làm đầu. Khổng Tử cho rằng xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa người với người trong đó quan hệ chính trị đạo đức là mối quan hệ cơ bản, ông đã thâu tóm thành ba mối quan hệ rường cột gọi là tam cương: quân - thần (vua tôi); phụ - tử (cha con), phu - phụ (chồng vợ). Nho giáo căn cứ vào năm mối quan hệ cơ bản đưa ra năm luân thường: quan hệ cha - con; vua - tôi; chồng - vợ; anh - em bạn- bè. Để giáo dục tất cả các quan hệ xã hội, đưa xã hội loạn trở nên trị, Khổng Tử nêu ra thuyết chính danh. Danh thực (còn gọi là phận) phải thống nhất với nhau. Danh là khái niệm dùng để chỉ vị trí, vai trò, chức vụ, địa vị trong nấc thang trật tự trên dưới trong quan hệ xã hội. Khái niệm “phận” chỉ phận sự của người đó bao gồm nghĩa vụ quyền lợi của mỗi người ứng với danh của họ. Chính danh là mỗi người làm đúng với danh của mình, không lấn sang việc của người khác. Thực hiện tốt được điều này là thực hiện tốt được mục đích chính trị. Thực hiện được mục đích chính trị thì thì thực hiện được chính danh: vua sáng, tôi hiền, xã hội có kỷ cương, dân được an cư lạc nghiệp. Thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, cả Nguyễn Trãi Nguyễn Bỉnh Khiêm đều rất đề cao việc tu thân coi trọng việc giữ gìn đạo dân tộc. Những điều hai ông tiếp thu đều dựa trên cơ sở truyền thống đạo dân tộc chứ không phải là sự tiếp thu máy móc, rập khuôn. Dân tộc ta tự hào có một truyền thống văn hóa lâu đời với bản sắc độc đáo. Truyền thống ấy được kết tinh trong biểu tượng làng xã, tính cộng đồng, tính tự trị là những đặc trưng cơ bản. Con người Việt Nam vừa trọng nghĩa vừa trọng tình đã tạo nên những nét độc đáo trong cách ứng xử, vừa có sự bắt buộc lại vừa phóng khoáng. Ý thức tu dưỡng bản thân ý thức dân tộc đã góp phần hình thành ở Nguyễn Trãi Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân cách cao đẹp, xứng đáng được người 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 22:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan