Thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyễn quang sáng

81 2.1K 15
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyễn quang sáng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng đại học Vinh Khoa Ngữ văn ------------------------- Lê Thị Hiền Thế giới nhân vật Trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng Tóm tắt khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại Ngời hớng dẫn khoa học : TS. Biện Minh Điền Vinh, 5 - 2007 Lời cảm ơn Để hoàn thành khoá luận này, chúng tôi đã nhận đợc sự giúp đỡ rất nhiệt tình của gia đình, bạn bè, ngời thân và các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là Ts. Biện Minh Điền. Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đã tạo điều kiện giúp đỡ, xin cảm ơn gia đình, bạn bè và ngời thân đã động viên, khích lệ để chúng tôi hoàn thành khoá luận này. Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới thầy giáo, Ts. Biện Minh Điền đã hớng dẫn tận tình để chúng tôi hoàn thành khoá luận của mình một cách tốt nhất. Tác giả Lê Thị Hiền 2 mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Nguyễn Quang Sáng là cây bút văn xuôi xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông với t cách là nhà văn, xuất hiện thời kỳ đầu những năm 50 của thế kỷ XX ( thời kỳ kháng chiến chống Pháp). Từ đó đến nay, trải qua trên 50 năm, Nguyễn Quang Sáng vẫn bền bỉ đi cùng đất nớc qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc với cây súng, cây bút và những tác phẩm của mình. Số lợng tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng không phải là nhiều lắm, nh- ng bù lại là cái chất văn nổi bật, tiêu biểu của một phong cách - phong cách Nguyễn Quang Sáng. 1.2. Truyện ngắnthể loại xuất sắc của Nguyễn Quang Sáng. Ông sáng tác ở nhiều thể loại và ở thể loại nào, ông cũng có những thành công riêng, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Nguyễn Quang Sáng đã từng có tới bốn tiểu thuyết, hai truyện vừa, hơn mời tập truyện ngắn và hàng chục kịch bản phim. Tuy nhiên, truyện ngắn vẫn là phần đặc sắc nhất trong sáng tác của ông. Cùng với một số tác giả miền Nam khác, truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng đã góp cái duyên riêng trong việc làm phong phú thêm diện mạo văn học miền Nam viết về đề tài kháng chiến nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng giúp hiểu thêm về cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Đồng thời, tìm hiểu truyện ngắn của ông là điểm tựa để tiếp cận với văn học kháng chiến và văn học từ sau đổi mới đến nay. 1.3. Tìm hiểu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng cho ta hiểu thêm bản sắc của con ngời Việt Nam, nhất là con ngời Nam Bộ. 1.4. Nguyễn Quang Sáng là tác giả đợc đa vào chơng trình phổ thông (phổ thông cơ sở và phổ thông trung học). Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu 3 truyện ngắn của ông nói chung và thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn nói riêng sẽ giúp cho việc dạy-học tác phẩm Nguyễn Quang Sáng trong nhà trờngđợc tốt hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Nguyễn Quang Sáng là tác giả của khá nhiều tác phẩm đợc bạn đọc yêu thích. Vì thế, văn nghiệp của ông cũng thu hút sự quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu của đông đảo bạn đọc. Đã có nhiều nhà văn, nhà phê bình quan tâm đến tác phẩm của ông nh: Nguyễn Lộc, Hoàng Trung Thông, Tô Hoài, Nguyễn Nghiệp, Vân Thanh, Bùi Việt Thắng, Trần Đăng Khoa, Ngô Quốc Trung, Vũ Tú Nam, Phan Hoàng thể hiện qua các bài phê bình, lời giới thiệu trong một số cuộc phỏng vấn đ ợc đăng trên các tạp chí, tập san, các tuyển tập. 2.2. Nh trên đã nói, truyện ngắnthể loại xuất sắc hơn cả trong văn nghiệp Nguyễn Quang Sáng. Vì thế, thể loại này thu hút sự quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu nhiều nhất so với các thể loại khác trong sáng tác của nhà văn. Vân Thanh trong bài Truyện ngắn Nguyễn Sáng cho rằng: Nguyễn Sáng vốn là cây bút khéo sử dụng các yếu tố ngẫu nhiên, nhng đó là cái ngẫu nhiên tự nhiên, có thể xảy ra, đóng vai trò là chất xúc tác thật sự đẩy các tình huống phát triển( ). Truyện ngắn Nguyễn Sáng tuy đậm tính kịch nh ng vẫn mang đậm chất trữ tình. Truyện ngắn của anh đi vào từng mảng nhỏ của đời sống, làm cho ta thấy sự kết hợp giữa chất anh hùng cao cả và chất thơ trong trẻo, đơn giản( ). Nguyễn Sáng không có tham gia bình phẩm nh ng xúc động của ngời viết thờng vẫn không giấu đợc . Trong Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa đã phác hoạ Chân dung Nguyễn Quang Sáng: Đọc Nguyễn Quang Sáng, không hiểu sao tôi cứ hình dung nhà văn có nét gì đó na ná giống nh anh Bảy Ngàn ( ). Con ng ời ấy hình nh vừa đơn giản, sơ lợc, lại vừa phức tạp đến bí hiểm. Hình nh đó là một phần của quê hơng Nam Bộ, do thiên nhiên chắt ra, bởi thế có lúc hồn nhiên nh cỏ dại, có lúc a ngạnh nh vách đá( ). Văn Nguyễn Quang Sáng nó tự nhiên, phóng túng, ngang tàng, pha một chút vui vui, tếu tếu, là cái hóm, cái duyên 4 riêng của ngời Nam Bộ, cũng là nét đặc sắc Nguyễn Quang Sáng, là đóng góp riêng của ông vào nền văn học. Nếu nói mỗi nhà văn phải trả cho đợc món nợ đời thì Nguyễn Quang Sáng xem nh không còn mắc nợ nữa . Nguyễn Quang Sáng ( ) là một cây bút truyện ngắn lão luyện. Cái tài của Nguyễn Quang Sáng là ở khả năng dựng truyện, ở kết cấu độc đáo, ở lối kể hấp dẫn. Nguyễn Quang Sáng là cây bút truyện ngắn có ma lực, gây đợc ấn tợng . Cũng trong Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa giới thiệu lời nhận xét của nhà văn Vũ Tú Nam sau khi trao giải thởng văn học năm 1993 cho nhà văn Nguyễn Quang Sáng nh sau: Anh ấy (Nguyễn Quang Sáng) có lối viết tự nhiên, viết nh nói. Không phải dễ viết đợc nh thế. Hơn nữa, Nguyễn Quang Sáng có giọng Nam Bộ khá nhuần nhụy. Anh rất am hiểu đời sống, viết lại điềm tĩnh, không nóng đầu. Trong thời điểm hiện nay việc trao giải thởng cho anh Sáng cũng là khuyến khích cách viết điềm tĩnh, không quá khích, không đẩy tới, cờng điệu thành nặng nề, u tối. Tô Hoài sau khi đọc truyện ngắn Vểnh râu của Nguyễn Quang Sáng đã nhận xét: lần này đọc của Sáng tôi thấy đã nhuần lắm cái cốt cách văn phong một trung tâm miền Nam là trung tâm, mà trong văn không có cái nhàn nhạt chữ nghĩa dùng cho miền nào cũng đợc. Phan Hoàng trong bài Những dấu ấn trên bớc đờng văn học đã viết: Nguyễn Quang Sáng là ngời kể chuyện bẩm sinh. Giọng kể hồn hậu, mộc mạc, tự nhiên, lôi cuốn nh mảnh đất Nam Bộ quê hơng ròng ròng sự kiện, chất chứa nhiều bí ẩn. Phan Đắc Lập trong Lời ngỏ giới thiệu Nguyễn Quang Sáng tuyển tập đã đa nhận xét của Tô Hoài đối với truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng vào. Tô Hoài nhận xét: các tác phẩm của anh rất Nam Bộ. Đúng, dù ở xa hay ở gần, cái hồn Nam Bộ cứ ẩn tàng trong tâm thức của anh ( ) bao nhiêu khuôn mặt ng ời quê hơng phảng phất trong anh( ). Làng Mỹ Luông của anh tuy không sầm uất về kinh tế nhng lại trù phú về những tính cách và những tấm lòng . 5 Cũng trong Lời ngỏ giới thiệu Nguyễn Quang Sáng tuyển tập, Phan Đắc Lập viết: Nguyễn Quang Sáng là cây bút độc đáo với giọng văn dí dỏm, châm biếm nhẹ nhàng giọng văn uy mua. Giọng văn đó đã có trong các tác phẩm viết về chiến tranh, và càng đậm nét hơn ở những trang viết sau 1975. Y hệt nh ngời nông dân Nam Bộ, rất nhạy cảm với cái hài tiềm ẩn trong cuộc đời. Bên trong cái dí dỏm, ẩn tàng một ý tởng, tuy không phải tân kỳ nhng là ý tởng đang và còn chi phối cuộc sống của các thế hệ hôm nay và mai sau. Bùi Việt Thắng trong bài Nguyễn Quang Sáng - Đờng đời, Đờng văn đã nhận xét: Có thể nói, cái anh hùng, cái cao cả và cái đẹp đợc Nguyễn Quang Sáng trữ tình hoá. Đó không hề là sự đánh bóng chiến tranh theo lối thi vị hoá, tô vẽ loè loẹt mà là một lối cảm quan đời sống vốn có của ngời nghệ sĩ cảm hứng lãng mạn anh hùng. 2.3. Ngoài ra còn có một số khoá luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ cũng đi sâu nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng ở những khía cạnh và góc độ khác nhau. Nh vậy, nhìn chung các tác giả của các bài viết, các công trình nghiên cứu, các cuộc phỏng vấn chỉ mới tập trung đi sâu vào các khía cạnh nh : Lối kể chuyện độc đáo, dí dỏm hay tính kịch trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng mà cha quan tâm nhiều đến thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông. Vì vậy, khoá luận này, chúng tôi mong muốn đợc nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn này. 3. Đối tợng nghiên cứu và phạm vi, giới hạn của đề tài 3.1. Đối tợng nghiên cứu: Nh trên đã nói, truyện ngắnthể loại xuất sắc nhất của Nguyễn Quang Sáng. Các công trình nghiên cứu tập trung khá nhiều vào thể loại này khi nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu, các tác giả cha đi sâu tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông. Có thể nói, cho đến nay, cha một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học về thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Vì thế, trong khoá 6 luận này, chúng tôi xin đợc chọn thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng làm đối tợng nghiên cứu. 3.2. Phạm vi, giới hạn của đề tài. Nguyễn Quang Sáng là tác giả viết khá nhiều thể loại: Truyện ngắn, truyện vừa, ký, kịch bản phim . Và ở thể loại nào, nhà văn cũng đạt đ ợc những thành công nhất định. Tuy nhiên, truyện ngắn vẫn là thể loại mà Nguyễn Quang Sáng gặt gái đợc nhiều thành công hơn cả. Vì thế, khoá luận chúng tôi chỉ khảo sát thể loại truyện ngắn của nhà văn, mà tài liệu khoá luận dựa vào để khảo sát là: Nguyễn Quang Sáng tuyển tập, 2002, Nhà xuất bản Văn nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh. Những tác phẩm khác của Nguyễn Quang Sáng, khoá luận chỉ dùng để tham khảo nhằm nhìn nhận vấn đề đợc thỏa đáng hơn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khoá luận của chúng tôi hớng về các nhiệm vụ chủ yếu sau: 4.1. Khái quát chung về truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng 4.2. Khảo sát, phân tích, xác định đặc điểm của thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng 4.3. Xác định, phân tích và luận giải những đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng 4.4. Rút ra một số kết luận về thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng 5. Phơng pháp nghiên cứu Khoá luận này, chúng tôi sử dụng nhiều phơng pháp nghiên cứu, trong đó có các phơng pháp chính: 5.1. Phơng pháp thống kê phân loại 5.2. Phơng pháp phân tích tổng 5.3. Phơng pháp cấu trúc hệ thống 5.4. Phơng pháp lịch sử - cụ thể 5.5. Phơng pháp cứu so sánh - đối chiếu 6. Đóng góp và cấu trúc của khoá luận 7 6.1. Đóng góp của khoá luận Đây là lần đầu tiên thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng đợc khảo sát một cách đầy đủ và tập trung nhất. Qua đó chúng tôi rút ra một số đặc điểm của thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn. Khoá luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo và dạy học truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. 6.2. Cấu trúc của khoá luận Khoá luận này của chúng tôi có cấu trúc nh sau: Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của khoá luận đợc triển khai trong 3 chơng: Chơng 1. Tổng quan về truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng 1.1. Nguyễn Quang Sáng và sự nghiệp sáng tác của nhà văn 1.2. Truyện ngắn - thể loại xuất sắc nhất trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng Chơng 2. Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. 2.1. Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng một cái nhìn chung 2.2. Các kiểu loại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Chơng 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng 3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 3.2. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật 3.3. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật 3.4. Nghệ thuật xây dung ngôn ngữ nhân vật 3.5. Nghệ thuật tạo dựng tình huống làm nổi bật tính cách nhân vật 8 9 nội dung Chơng 1 Tổng quan về truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng 1.1. Nguyễn Quang Sáng và sự nghiệp sáng tác của nhà văn 1.1.1. Giới thiệu khái quát về Nguyễn Quang Sáng Nguyễn Quang Sáng (còn có bút danh là Nguyễn Sáng) sinh ngày 12/01/1932 tại làng Mĩ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông sớm mồ côi mẹ, bố làm nghề thợ bạc và là bạn với nhà Cách mạng Châu Văn Liêm, chú ruột là Đảng viên Đảng cộng sản từ những năm 1930. Nguyễn Quang Sáng sinh ra và lớn lên ở miền đất dữ, lại vào thời điểm có nhiều tranh chấp, phân hoá dữ dội, khốc liệt và vô cùng phức tạp giữa các tổ chức chính trị, các giáo phái, nên ông đã phải lựa chọn đờng đi của mình. Từ tháng 04 năm 1946, vùng đất Nam Bộ đang trong cuộc chiến ác liệt chống thực dân Pháp, Nguyễn Quang Sáng xung phong vào bộ đội, làm liên lạc viên cho đơn vị liên chi 2. Đến năm 1948, ông đợc bộ đội cho đi học thêm văn hoá ở tr- ờng học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. Năm 1950, ông về công tác tại phòng chính trị Bộ t lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo (chủ yếu là Phật giáo và Hoà Hảo). Năm 1955, Nguyễn Quang Sáng theo đơn vị tập kết ra Bắc, chuyển ngành với cấp bậc Chuẩn uý, về làm cán bộ phòng Văn nghệ Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam. Từ năm 1958, Nguyễn Sáng công tác tại Hội nhà văn Việt Nam, làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ, biên tập Nhà xuất bản, cán bộ sáng tác. Năm 1966, nhà văn vào chiến trờng miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội văn nghệ Giải phóng. Năm 1972, ông trở ra Hà Nội tiếp tục làm việc ở Hội nhà văn. Sau ngày giải phóng (tháng 04/1975), Nguyễn Quang Sáng trở lại Thành Phố Hồ Chí Minh, giữ chức Tổng th ký Hội nhà văn Thành phố khoá 1, khoá 2 và khoá 3. Ông đồng thời là Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khoá 2, khoá 3 và là Phó tổng th ký Hội nhà văn khoá 4. 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 21:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan