Hình tượng tác giả trong truyện ngắn thạch lam

79 944 2
Hình tượng tác giả trong truyện ngắn thạch lam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

trờng đại học vinh khoa ngữ văn ===== ===== Trần thị vân anh Hình tợng tác giả trong truyện ngắn Thạch Lam khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành: văn học Việt Nam Vinh - 2007 1 trờng đại học vinh khoa ngữ văn ===== ===== Trần thị vân anh Hình tợng tác giả trong truyện ngắn Thạch Lam khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành: văn học Việt Nam Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Biện Minh Điền Vinh - 2007 2 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thạch Lam là một gơng mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, từng tham gia với nhóm Tự lực văn đoàn nhng với một phong cách rất riêng. ở tác phẩm của Thạch Lam, luôn có một tinh thần dân tộc đậm đà và một sự cảm thông chân thành đối với những ngời dân quê nghèo khổ. Thạch Lam viết về những ngời dân nghèo xóm chợ đó với một niềm cảm thơng chân thành, sâu sắc và niềm cảm thơng chân thành đó đã tạo nên nét đặc sắc độc đáo của Thạch Lam không lẫn vào đâu đợc so với những cây bút khác. Trên những trang viết của ông luôn hiện lên những thân phận, những bà mẹ, những ngời vợ Việt Nam đảm đang, tần tảo, chịu đựng hy sinh thầm lặng trong cuộc đời cũ hay những anh tri thức tiểu t sản nghèo với sự bế tắc trớc thực tại. Thế giới nhân vật trong tác phẩm Thạch Lam không đông, chủ yếu là ngời phụ nữ, ngời trí thức. Nói chung là những kiếp ngời lao động nghèo khổ, sống quẩn quanh, bế tắc, không ánh sáng, không tơng lai Sự đồng cảm, sẻ chia với những kiếp ngời này đã tạo ra cái nhìn của Thạch lam. Cái nhìn của Thạch Lam cũng là cái nhìn của hình tợng tác giả trong tác phẩm của ông, thể hiện một tinh thần nhân đạosâu sác hiếm coa. Hình tợng tác giả trong sáng tác của Thạch Lam (đặc biệt là truyện ngắn) nhìn chung vẫn còn là vấn đề mới mẻ, cha đợc tim hiểu, nghiên cứu thỏa đáng. 1.2. Thạch Lam sáng tác trên nhiều thể loại nh: Truyện ngắn, tiểu thuyết, ký, bình luận văn học, dịch thuật Thạch Lam không thành công trong thể loại tiểu thuyết nh Nhất Linh và Hoàng Đạo trong Tự lực văn đoàn nhng Thạch Lam là cây bút truyện ngắn tài hoa xuất sắc. Có những truyện ngắn nghiêng về cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của ngời nông dân, ngời tri thức tiểu t sản, thị dân nghèo Có những truyện ngắn chỉ tập trung khai thác những khía cạnh bình thờng thôi 3 nhng rất đỗi nên thơ. Truyện ngắn Thạch Lam thờng không có cốt truyện đặc biệt, mỗi truyện nh một bài thơ trữ tình đợm buồn. Nhà văn đi sâu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế. Hai yếu tố hiện thực và thi vị trữ tình luôn đan cài, xen kẽ vào nhau tạo nên nét đặc thù đặc sắc khó lẫn trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Khó có thể lý giải điều này nếu nh không tìm hiểu nghiên cứu hình tợng tác giả trong truyện ngắn của ông. 1.3. Thạch Lam có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc và trong chơng trình văn học ở học đờng . Nghiên cứu hình tợng tác giả trong truyện ngắn Thạch Lam còn góp phần hữu ích cho việc dạy- học tác phẩm của ông trong nhà trờng đợc tôt hơn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Lịch trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Thạch Lam đã đạt đợc khá nhiều thành tựu quan trọng. Trớc cách mạng tháng Tám năm 1945, sáng tác của Thạch Lam đã từng đợc d luận đánh giá cao. Trong lời đề tựa cho tập truyện ngắn đầu tay của Thạch Lam: Gió đầu mùa ( xuất bản năm 1937), Khái Hng nhận xét: Nếu ta có thể chia ra hai hạng nhà văn: Nhà văn thiên về t tởng và nhà văn thiên về cảm giác, thì tôi quả quyết đặt Thạch Lam vào hạng thứ hai. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định nét độc đáo và tài hoa trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Bởi vì Thạch Lam đã sống hết cả từng ý văn, từng câu văn anh đã viết trên giấy và văn chơng Thạch Lam đẹp đẽ một cách đáng trân trọng, đáng yêu khác thờng Sự thực của tâm hồn mà Thạch Lam diễn trong lời của văn chơng phức tạp nhiều hình nhiều vẻ nhng bao giờ cũng đằm thắm cũng nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình th- ơng[20]. Sau cách mạng tháng Tám, nhiều công trình nghiên cứu về Thạch Lam xuất hiện. Trong công trình Nhà văn hiện đại , quyển t tập hạ, Nxb Vĩnh Thịnh tái bản, Hà Nội, 1954, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đánh giá Thạch Lam Có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tỉnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ 4 những cái rất nhỏ và rất đẹp, những cảm tình, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng ngời mà ông tả một cách thật tinh vi. Nguyễn Tuân trong lời Lời mở đầu-Tuyển tập Thạch lam (Nxb Hội nhà văn Việt Nam, 1957 ) đã viết: Đọc truyện ngắn Thạch Lam tôi cứ nghĩ nh đó là một tính tình nhẹ nhàng, tinh tế, từng trải sự sống, vừa sống vừa lắng nghe mình phản ứng trớc mọi diễn biến của bên ngoài và bên trong mình. Cho đến thời kỳ đổi mới thì cũng đồng nghĩa số lợng công trình, bài viết về Thạch Lam tăng theo cấp số nhân, các tác giả Phan Cự Đệ, Phong Lê, Nguyễn Hoành Khung, Hà Văn Đức, Vơng Trí Nhàn, Bích Thu, Vũ Tuấn Anh, Hồ Thế Hà, Trần Ngọc Dung, Phạm Thị Thu Hơng Những bài viết này đều khẳng định nét độc đáo, tài hoa nghệ thuật của Thạch Lam 2.2. Riêng về nghiên cứu thể loại truyện ngắn của Thạch Lam đáng chú ý có các công trình nghiên cứu của Bùi Việt Thắng : Ngời chắt chiu cái đẹp (Thạch Lam văn chơng và cái đẹp, (Nxb hội nhà văn, HN, 1994) của tác giả Phạm Thị Thu Hơng : Sự tìm kiếm cái đẹp bị đánh mất, của giả Lê Thị Đức Hạnh: Màu sắc dân tộc trong sáng tác của Thạch lam(Thạch lam,văn chơng và cái đẹp, Nxb, Hội nhà văn, HN, 1994), của Nguyễn Hoành Khung Thạch lam,một khuynh hớng truyện ngắn (lời giới thiệu văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930-1945, tập 1, Nxb KHXH, Hà nội 1989, của Đào Trờng Phúc Thạch Lam- những lời thủ thỉ của truyện ngắn 12/1971, tạp chí Giao Điểm, số 1, Sài Gòn; Của Phạm Phú phong Thi pháp truyện ngắn Thạch lam, của Trần Ngọc Dung: Phong cách truyện ngắn Thạch lam Tuy có nhiều công trình nghiên cứu về Thạch lam nhng riêng vấn đề hình tợng tác giả trong truyện ngắn của ông lại cha đợc nghiên cứu. 2.3. Vấn đề hình tợng tác giả trong truyện ngắn Thạch Lam có thể nói là lần đầu tiên đợc chúng tôi tập trung tìm hiểu với t cách nh một vấn đè chuyên biệt. 3. Đối tợng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 3.1. Đối tợng nghiên cứu 5 Hình tợng tác giả trong truyện ngắn Thạch Lam. 3.2. Giới hạn của đề tài Khoá luận chỉ tập trung tìm hiểu hình tợng tác giả với t cách là một phạm trù văn học( tức là phạm trù thi pháp) đợc thể hiện trong truyện ngắn Thạch lam. Các thể loại khác của nhà văn, khoá luận vẫn quan tâm nhng chỉ để dùng tham khảo, đối sánh Tài liệu văn bản mà khóa luận dựa vào khảo sát là truyện ngắn Thạch Lam đợc tập hợp trong ,Thạch Lam và văn chơng, (do Xuân Tùng biên soạn và su tầm), Nxb Hải Phòng, 2000. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong khoá luận này, chúng tôi thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản: 4.1. Đa ra một cái nhìn tổng quan về thể loại truyện ngắnhình tợng tác giả trong sáng tác của Thạch lam. 4.2. Tìm hiểu, phân tích xác định t tởng nghệ thuật và cái nhìn của chủ thể sáng tạo trong truyện ngắn Thạch Lam. Cuối cùng rút ra một số kết luận về hình tợng tác giả trong truyện ngắn Thạch Lam . 5. Phơng pháp nghiên cứu Khóa luận vận dụng nhiều phơng pháp khác nhau, trong đó có các ph- ơng pháp chính: phơng pháp thống kê, phơng pháp phân tích- tổng hợp, ph- ơng pháp so sánh- đối chiếu, phơng pháp cấu trúc- hệ thống, 6. Đóng góp và cấu trúc của khóa luận 6.1. Đóng góp - Khóa luận tập trung khảo sát, xác định về hình tợng tác giả trong truyện ngắn Thạch lam. - Kết quả khóa luận có thể vận dụng, tham khảo phục vụ cho hoạt động dạy học tác phẩm Thạch Lam trong nhà trờng phổ thông. 6.2. Cấu trúc 6 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận đợc triển khai theo ba chơng: - Chơng 1: Thể loại truyện ngắn và vấn đề hình tợng tác giả trong sáng tác của Thạch Lam . - Chơng 2: T tởng nghệ thuật và cái nhìn của chủ thể sáng tạo trong truyện ngắn Thạch Lam - Chơng 3: Giọng điệu và ngôn ngữ của tác giả trong truyện ngắn Thạch Lam . 7 Chơng 1 Thể loại truyện ngắn và vấn đề hình tợng tác giả trong sáng tác của Thạch lam 1.1. Thạch Lam- một gơng mặt tiêu biểu trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Thạch Lam (1910-1942) tên là Nguyễn Tờng Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tờng Lân, với các bút danh là Việt Sinh, Thiện Sỹ, Thạch Lam sáng tác bằng nhiều thể loại nh: tiểu thuyết, tuỳ bút, phóng sự, dịch thuật. Ngoài ra, Thạch Lam còn rất yêu thơ và vẽ tranh nữa. Có thể nói rằng: Thạch Lam là một nhà nghệ sỹ rất đa tài. Tuy nhiên ông thành công nhất vẫn là ở thể loại truyện ngắn. Các thể loại văn học thịnh hành nh ngày nay ( truyện ngắn, tiểu thuyết, ký, kịch ) đều xuất hiện sớm ở ph ơng Tây, đặc biệt đến thế kỷ XIX mới hoàn thiện về mặt hình thức với những tên tuổi bậc thầy nh: L.Tônxtôi, Đôtxtôiepxki, BanZắc, Gôgôn, Puskin, Stăngdan, Shêkhốp, ở Việt Nam, những thể loại văn học mới này xuất hiện muộn, phải bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ XX, với sự xuất hiện cuốn tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Đặng Trần Phất, Nguyễn Trọng Thuật, v.v khoảng cuối 1932, đầu 1933 xuất hiện một khuynh hớng tiểu thuyết hiện đại (Tự lực văn đoàn) sáng tác theo trào lu lãng mạn với những cây bút chủ chốt nh: Nhất linh, Hoàng Đạo, Khái Hng, Thạch Lam cũng là một thành viên trong nhóm Tự lực cũng sáng tác tiểu thuyết (cuốn Ngày mới, Nxb Đời nay, Hà Nội, 1939). Song cuốn tiểu thuyết duy nhất này không đem lại thành công nh mong đợi. Thực ra Nói đến Thạch Lam , ngời ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài và Một số truyện ngắn của Thạch Lam có thể coi nh mẫu mực [30,436]. Với thể loại truyện ngắn, Thạch Lam mới bộc lộ hết tài năng nghệ thuật của mình. 8 Những năm 30 của thế kỷ XX, nhóm Tự lực văn đoàn ra đời với cơ quan ngôn luận của nhóm là tờ báo Phong hóa, Ngày nay, Đây là cơ quan ngôn luận cổ vũ cho cuộc cách tân văn học, cho phong trào Âu hoá chống lại lễ giáo phong kiến, và đây cũng là nơi đề xớng những hoạt động cải lơng t sản. Nhóm đã đề ra những tôn chỉ và mục đích hoạt động của nhóm, đấu tranh nhằm giải phóng cá nhân, chống lại chế độ hà khắc phong kiến. Không thể không ghi nhận những đóng góp quan trọng của nhóm Tự lực văn đoàn với những tác phẩm tác lãng mạn tiến bộ nh: Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Đôi bạn, Tự lực văn đoàn có hoài bão về một nền văn hóa dân tộc và thực sự đã có đóng góp lớn cho nền văn học dân tộc. Các sáng tác của họ thể hiện lí t- ởng sống của lớp ngời, gửi gắm tâm sự yêu nớc yêu quê hơng, yêu tiếng Việt, các nhà văn đã đi vào văn chơng với tất cả niềm say mê và tâm huyết của mình. Tự lực văn đoàn đã góp phần quan trọng vào việc cách tân văn học, xây dựng một nền nền văn học Việt Nam hiện đại (Phan Cự Đệ) [7,299]. Và nh giáo s Hoàng Xuân Hãn đã khẳng định: Nhóm Tự lực không phải là nhóm duy nhất nhng là nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền Văn học hiện đại [13,74]. Thạch Lam là một thành viên của Tự lực văn đoàn. ông cũng viết tiểu thuyết, ông để lại cho đời cuốn tiểu thuyết duy nhất Ngày mới (1939) Thạch Lam đã dành một chuyên mục Theo dòng in thờng xuyên trên tờ báo Ngày nay. Ông từng có nhiều nhận định, bình luận về thể loại tiểu thuyết và nhiệm vụ của nhà phê bình là Phải biết cúi mình xuống những tác phẩm có biểu lộ một tâm hồn rung động, một ý chí sốt (Theo dòng). Bởi vì tiểu thuyết giúp cho đời sống bên trong đợc dồi dào, sâu sắc thêm. Ông xót xa, tiếc nuối cho những ngời sống nh mặt nớc ao tù Thạch Lam khẳng định vai trò to lớn của tiểu thuyết Làm cho ta yêu, ham muốn yêu, không phải là yêu một ngời mà yêu mọi ngời, không phải là yêu một vật mà yêu mọi vật (Theo dòng). Đây là những quan niệm mới mẻ về tiểu thuyết hy vọng nền văn xuôi quốc 9 ngữ thoát ra sự khô cứng của đạo lý, của văn chơng giáo huấn mà hoà nhập vào nền văn xuôi thế giới hiện đại. Đặc biệt hơn, Thạch Lam luôn tôn sùng các tiểu thuyết gia tên tuổi của Anh, Nga nh: L.Tônxtôi, Đotxtôiepxki, và Thạch Lam đã nhận định đây Có lẽ là những nhà văn viết tiểu thuyết có giá trị nhất của thế kỉ và trên toàn cầu (Theo dòng) Tuy vậy, sở trờng và đóng góp của Thạch Lam trong Tự lực văn đoàn nói riêng và đối với nền văn xuôi dân tộc nói chung vẫn là truyện ngắn. Ta có thể thấy các nhà văn trong Tự lực văn đoàn không chỉ viết tiểu thuyết mà họ còn sáng tác cả truyện ngắn (với các tập tiêu biểu của Nhất Linh và Khái Hng nh Anh phải sống, Gió bụi, Đợi chờ, Đào mở, Điếu thuốc già, Hạnh ) hay những tác phẩm truyện ngắn có tiếng vang lúc bấy giờ: Hoa vông vang của Đỗ Tốn, Quê mẹ của Thanh Tịnh, Chân trời cũ của Hồ DZếnh, Song hầu hết những truyện ngắn đó không đủ sức sống để đối chọi lại với thời gian. Thời gian đã chứng minh sức sống mãnh liệt với những tập truyện xuất sắc: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vờn (1939), Sợi tóc(1942). Truyện ngắn của Thạch Lam đậm đà màu sắc, hơng vị dân tộc và những vẻ đẹp khác nhau của quê hơng. Ông miêu tả quê hơng bằng màu sắc, bằng nét và bằng mùi vị : Từ mùi quen thuộc của đất màu, mùi bùn non ở bờ ao, ở đồng ruộng hay mùi rạ, mùi rơm ẩm ớt thậm chí cả mùi phân trâu nồng ấm đến tiếng lá khô xao xác, tiếng gió thổi gợi những buổi chiều mùa đông rét mớt, hay là tiếng trống thu không nơi phố huyện nghèo vắng vẻ, hoang vu của một vùng quê mênh mông. Có thể nói rằng trên những trang văn của Thạch Lam quê hơng yêu dấu nh hiện lên thành hình thành nét, thành dấu ấn không thể phai mờ. Những trang viết về quê hơng, về thời thơ ấu của Thạch Lam đã làm bạn đọc rất xúc động với những kỷ niệm của phố huyện Cẩm Giàng, bên cạnh đờng xe lửa chạy qua với cái xóm của những ngời dân nghèo tất cả điều đó đã tạo nên những truyện ngắn Nhà mẹ Lê,Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ, Bên cạnh những trang văn đậm đà bản sắc dân tộc, quê hơng thì mỗi tác phẩm của ông còn thể hiện đợc ngòi bút tinh tế, nắm bắt đợc những biến thái 10 . ngắn Thạch Lam - Chơng 3: Giọng điệu và ngôn ngữ của tác giả trong truyện ngắn Thạch Lam . 7 Chơng 1 Thể loại truyện ngắn và vấn đề hình tợng tác giả trong. của chủ thể sáng tạo trong truyện ngắn Thạch Lam. Cuối cùng rút ra một số kết luận về hình tợng tác giả trong truyện ngắn Thạch Lam . 5. Phơng pháp nghiên

Ngày đăng: 18/12/2013, 21:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan