Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã nghĩa thái huyện tân kỳ tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

84 29.7K 480
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã nghĩa thái   huyện tân kỳ   tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Công tác hội với đề tài: “Công tác hội nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An” ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, sinh viên đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, những lời động viên sâu sắc từ phía thầy cô, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths.Võ Thị Cẩm Ly, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Sinh viên xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới trường Đại học Vinh, khoa Lịch Sử đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trong tổ Công tác hội đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cũng như những kỹ năng sống trong suốt những năm học vừa qua, cung cấp cho em những kiến thức bổ ích để hoàn thành bài luận văn này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến UBND Nghĩa Thái, Ban XĐGN Nghĩa Thái, Hội LHPN Nghĩa Thái, các cán bộ hội phụ nữ xóm Viên Thái, CLB phụ nữ xóm Viên Thái đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Khóa luận này cũng là món quà tinh thần em muốn gửi đến gia đình và bạn bè thân yêu của mình để tỏ lòng biết ơn sâu sắc những người đã luôn ở bên động viên, khuyến khích em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Vinh, ngày 4 tháng 5 năm 2011 Sinh viên Vũ Thị Phương Hảo DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCH BAN CHỈ HUY CLB CÂU LẠC BỘ CTXH CÔNG TÁC HỘI CTXHCN CÔNG TÁC HỘI NHÂN KHKT KHOA HỌC KỸ THUẬT LHPN LIÊN HIỆP PHỤ NỮ NĐPV NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN NHCS NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH NPV NGƯỜI PHỎNG VẤN NVCTXH NHÂN VIÊN CÔNG TÁC HỘI NVXH NHÂN VIÊN HỘI SV SINH VIÊN TC THÂN CHỦ UBND ỦY BAN NHÂN DÂN XĐGN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN………………………………………………… ……………0 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………… .………………0 PHẦN MỞ ĐẦU .1 1. Lý do chọn đề tài .1 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn . .2 3. Mục đích nghiên cứu .3 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .3 5. Phương pháp nghiên cứu . .4 PHẦN NỘI DUNG .8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .8 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài .8 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về XĐGN .8 1.1.2. Các lý thuyết vận dụng trong đề tài .10 1.1.2.1. Lý thuyết phân tầng của Karl Marx và Max Weber . .10 1.1.2.2 Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow .15 1.1.3. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu .17 1.1.3.1. Nghèo đói và một số khái niệm liên quan .17 1.1.3.2. Phụ nữ nghèo đơn thân . .17 1.1.3.3. Công tác hội nhân . .18 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu .19 1.2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .19 1.2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .22 1.2.2.1. Vài nét về huyện Tân Kỳ . .22 1.2.2.2. Vài nét về Nghĩa Thái .23 4 CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH CTXHCN VỚI PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN TẠI NGHĨA THÁIHUYỆN TÂN KỲ - TỈNH NGHỆ AN VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH CAN THIỆP .25 2.1. Tiến trình CTXHCN với phụ nữ nghèo tại Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An . 25 2.1.1. Tiếp cận đối tượng và xác định vấn đề ban đầu . .25 2.1.2. Thu thập thông tin .27 2.1.3. Chẩn đoán .32 2.1.4. Lập kế hoạch trị liệu . .39 2.1.5. Triển khai kế hoạch .42 2.1.6. Lượng giá . .52 2.1.7. Kết thúc vấn đề . .52 2.2. Những bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện tiến trình CTXHCN với phụ nữ nghèo tại Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - Nghệ An .53 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .56 1. Kết luận .56 2. Khuyến nghị . .57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .60 PHỤ LỤC .62 A. QUAN SÁT . .62 B. MỘT SỐ BẢN PHỎNG VẤN SÂU .64 C. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP VỚI THÂN CHỦ . .74 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đói nghèo là một trong những vấn đề hội bức xúc mang tính toàn cầu, nó tồn tại ở mọi quốc gia, mọi châu lục và không trừ một ngoại lệ nào. Bước sang thế kỷ XXI nhưng một phần tư thế giới vẫn đang sống trong sự cùng cực của nghèo khổ không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người. Hàng triệu người khác có nguy cơ tái nghèo cao. Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới được khởi xướng vào năm 1986 đã mang lại những thay đổi sâu sắc về nhiều mặt trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, hội của đất nước. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu thiếu lương thực thường xuyên Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Chính sách mở cửa hội nhập đã tạo ra cơ hội chưa từng có cho người dân trong sản xuất, kinh doanh. Trong nhiều năm (1991 – 2000) với mức tăng trưởng khá cao khoảng 7,5- 8,4% (Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN) cùng với một loạt các chính sách cởi mở của Đảng và nhà nước đã tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm tới. Việt Nam đang được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những nước đạt thành quả cao trong chương trình xóa đói giảm nghèo, một nhiệm vụ cơ bản của mục tiêu thiên niên kỷ. Trong Báo cáo "Việt Nam thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ" tỷ lệ nghèo của cả nước từ 30% năm 1992 xuống còn 8,3% năm 2004, dưới 7% năm 2005. Bộ mặt các nghèo, đặc biệt khó khăn có sự thay đổi to lớn, đáng kể nhất là về kết cấu hạ tầng. Chất lượng cuộc sống của người dân ở các nghèo được cải thiện, nhất là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu, vùng xaphụ nữ. Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ như trên, cho đến nay Việt Nam vẫn là một nước nghèo, đã có nhiều chỉ báo cho rằng tốc độ giảm nghèo 7 ở Việt Nam hiện nay đang bị chững lại. Chất lượng giảm nghèo, tính chất bền vững và tỷ lệ tái nghèo hiện nay cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Điều này gây ra những hậu quả hội tiêu cực khiến cho cuộc chiến chống đói nghèo ở nước ta vẫn còn đầy cam go và thách thức. Đặc biệt, càng khó khăn hơn khi họ là những người phụ nữ nghèo đơn thân làm chủ gia đình họ không chỉ là nạn nhân của đói nghèo mà họ còn gánh vác trọng trách nuôi sống cả gia đình, thiếu thốn tình cảm, mặc cảm, tự ti, ít giao tiếp hội và chịu sự kỳ thị của cộng đồng… Bởi vậy, hạn chế tình trạng nghèo đói là nhiệm vụ của các cấp các ngành nói riêng và toàn thể cộng đồng nói chung. Trong đó, NVCTXH được coi là những người có trọng trách nặng trong giúp đỡ họ tự vượt qua những khó khăn trong cuộc sống bằng những kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù. Vì những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Công tác hội nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An”. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Dưới góc độ tiếp cận của lý thuyết hội học, lý thuyết công tác hội đặc biệt là CTXHCN cùng với việc sử dụng các kỹ năng và các phương pháp thu thập và phân tích thông tin, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm nguồn lý luận phong phú cho việc ứng dụng các lý thuyết và các phương pháp này trong thực tiễn. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích ứng dụng tiến trình CTXHCN với phụ nữ nghèo dựa trên khảo sát chính nhu cầu của họ. Việc ứng dụng tốt tiến trình này sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho thân chủ bởi thông qua đó họ có cơ hội bày tỏ, chia sẻ những khó khăn trong cuộc 8 sống, những tâm tư nguyện vọng cũng như những đường hướng để vươn lên XĐGN, ổn định cuộc sống. Nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho địa phương vận dụng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo cho phụ nữ. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng giúp ích cho các tổ chức hoạt động vì cộng đồng trong việc định hướng can thiệp giảm nghèo cho các nhóm yếu thế trong hội đặc biệt là nhóm phụ nữ. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm vận dụng những kiến thức đã học đặc biệt là những kỹ năng và phương pháp CTXHCN vào đối tượng phụ nữ nghèo nhằm tìm hiểu những vấn đề cũng như nhu cầu của họ để từ đó cùng thân chủ xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm giải quyết vấn đề, hỗ trợ, định hướng và kết nối họ với các nguồn lực để giúp thân chủ vươn lên trong cuộc sống. Nghiên cứu hướng tới 3 mục đích cơ bản sau đây: - Phân tích nhu cầu nguyện vọng của thân chủ trên cơ sở đó vận dụng tiến trình CTXHCN để hỗ trợ thân chủ vượt qua khó khăn và vươn lên thoát nghèo. - Hỗ trợ, tham vấn tâm lý và kết nối với nguồn lực cộng đồng để thân chủ lấy lại sự tự tin, có nghị lực sống và hòa nhập cộng đồng. - Rút ra những bài học kinh nghiệm từ tiến trình can thiệp. 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Tiến trình CTXHCN hỗ trợ một phụ nữ nghèo đơn thân Nghĩa Tháihuyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Chị: Đặng Thị L – một phụ nữ nghèo đơn thân ở xóm Viên Thái - Nghĩa Tháihuyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An. - Cán bộ chính sách, Hội phụ nữ Nghĩa Thái. 9 4.3. Phạm vi nghiên cứu Không gian: nghiên cứu được tiến hành tại địa bàn xóm Viên Thái - Nghĩa Thái- huyện Tân Kỳ- tỉnh Nghệ An. Thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2011 - tháng 5/2011. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu đã vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu đặc biệt nhìn nhận sự nghèo khổ của thân chủ như một sự tác động nhiều chiều mang tính chủ quan và khách quan. Từ đó, giúp thân chủ nhận thức được vấn đề của mình gắn với hoàn cảnh cụ thể và cách thức để giải quyết vấn đề trên cơ sở huy động một cách có kế hoạch và các nguồn lực của nhâncộng đồng. Đặc biệt, trong bối cảnh thực tế hoạt động giảm nghèo cho phụ nữ tại Nghĩa Thái cần phải được xem xét nghiên cứu và thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay đang có nhiều biến chuyển hết sức phức tạp và những sự biến động đó đã tác động ở những mức độ khác nhau đến hoạt động này. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu và phương pháp thực hành 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn Nghiên cứu có sử dụng những thông tin từ những nguồn tài liệu có sẵn dựa trên nguồn số liệu của cuộc khảo sát xác định hộ nghèo theo chuẩn mới (Danh sách hộ nghèo năm 2011, danh sách các khẩu được hưởng chính sách hỗ trợ trực tiếp… lập ngày 3/12/2010 của UBND Nghĩa Thái), các báo cáo kinh tế chính trị của năm 2010 (Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - hội năm 2010 và mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - hội năm 2011), báo cáo của LHPN Nghĩa Thái, huyện Tân Kỳ…để làm tư liệu trong quá trình hoàn thành đề tài. 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 21:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan