Phong trào nông dân nghệ an thời kỳ 1929 1945

117 476 0
Phong trào nông dân nghệ an thời kỳ 1929   1945

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh ---------- Trần Thị Hồng Sâm Phong trào nông dân Nghệ An Thời kỳ 1929 - 1945 Chuyên ngành; Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử Vinh - 2007 1 Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS - TS Nguyễn Trọng Văn, ngời thầy đã gợi ý đề tài và tận tình hớng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn TS Trần Văn Thức, TS Trần Vũ Tài và các thầy giáo, cô giáo trong chuyên ngành LSVN khoa Lịch sử Trờng Đại học Vinh đã đóng góp những ý kiến xây dựng rất quý báu về nội dung và khoa học cho luận văn của mình. Tôi cũng đã nhận đợc sự giúp đỡ nhiệt tình về mặt t liệu của Tiểu ban nghiên cứu Lịch sử đảng TUNA, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hội nông dân Nghệ An để góp phần hoàn thành luận văn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy hớng dẫn, các thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Vinh, ngày tháng 12 năm 2007 Tác giả Trần Thị Hồng Sâm 2 Từ viết tắt trong luận văn Ban chấp hành: BCH Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng: BNCLSĐ Cách mạng Vô sản CMVS Cách mạng dân tộc dân chủ CMDTDC Chủ nghĩa xã hội CNXH Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ĐBĐCSVN Hội đồng nhân dân HĐND Luận án Tiến sĩ Lịch sử LATSLS Nhà xuất bản Nxb Tỉnh uỷ Nghệ An TUNA Uỷ ban nhân dân UBND Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh VMNT Xô Viết Nghệ Tĩnh XVNT 3 Mục lục Từ viết tắt trong luận văn 2 Mở đầu 5 Chơng 1: Khái quát phong trào nông dân Nghệ An trớc năm 1929 13 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân c và truyền thống yêu nớc của nông dân Nghệ An trong lịch sử . 13 1.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân c . 13 1.1.2. Truyền thống yêu nớc của nông dân Nghệ An trong lịch sử 16 1.2. Phong trào nông dân Nghệ An trớc năm 1929 và sự ra đời của Tổng nông hội Nghệ An tháng 11 năm 1929 . 19 1.2.1. Đời sống nhân dân Nghệ An dới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Nghệ An . 19 1.2.2. Phong trào nông dân Nghệ An trớc năm 1929 26 1.2.3. Sự ra đời của Tổng nông hội Nghệ An . 29 Chơng 2: Phong trào nông dân Nghệ An thời kỳ 1930 - 1939 . 35 2.1. Nông dân Nghệ An trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh . 35 2.1.1. Nông dân Nghệ An trong thời kỳ mở đầu cao trào Xô Viết 35 2.1.2. Nông dân Nghệ An trong những ngày chính quyền Xô Viết thành lập . 39 2.1.3. Phong trào đấu tranh bảo vệ thành quả chính quyền Xô Viết của nông dân Nghệ An từ cuối năm 1930 đến tháng 6 năm 1931 . 44 2.2. Nông dân Nghệ An với cuộc đấu tranh để khôi phục phong trào cách mạng thời kỳ 1932 - 1935 48 2.2.1. Chính sách của thực dân Pháp đối với Nghệ An thời kỳ 1932 - 1935 . 48 2.2.2. Nông dân Nghệ An với cuộc đấu tranh chống khủng bố trắng, bảo vệ thành quả cách mạng 50 2.3. Nông dân Nghệ An trong phong trào đấu để giành dân chủ 1936-1939 55 2.3.1 Nông dân Nghệ An hởng ứng phong trào đấu tranh mở Đông Dơng 4 đại hội giành quyền dân sinh, dân chủ của Đảng bộ Nghệ An 55 2.3.2. Một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của nông dân Nghệ An chống cờng hào tham nhũng và chống "Dự án thuế thân" . 60 Chơng 3: Phong trào nông dân Nghệ An trong giai đoạn tiền khởi nghĩa và cách mạng tháng Tám năm 1945 63 3.1. Nông dân Nghệ An trong giai đoạn tiền khởi nghĩa 63 3.1.1. Tình hình Nghệ An sau khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai bùng nổ 63 3.1.2. Đảng bộ Nghệ An vận dụng đờng lối của Trung ơng Đảng trong thời kỳ mới . 68 3.1.3. Cuộc biểu tình của nông dân Hng Nguyên ngày 21/1/1941 . 70 3.2. Nông dân Nghệ An trong cách mạng tháng Tám 77 3.2.1. Chính sách của phát xít Nhật đối với Nghệ An 77 3.2.2. Chủ trơng khởi nghĩa giành chính quyền của Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh . 84 3.2.3. Nông dân Nghệ An trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 89 Kết luận 99 Tài liệu tham khảo . 104 Phụ lục 111 5 Më ®Çu 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Việt Nam là một nước Nông nghiệp với 90% dân số là nông dân. Nông dân Việt Nam là một lực lượng to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trong lịch sử, nông dân từng đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc tự nguyện chiến đấu dưới ngọn cờ cứu nước của các anh hùng dân tộc (như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lý Công Uẩn…) chống ngoại xâm. Trong thời kỳ Thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta, nông dân là lực lượng đông đảo tham gia các cuộc khởi nghĩa của Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám để chống Pháp nhưng đều thất bại, chỉ sau khi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, giải phóng dân tộc bằng cuộc Cách mạng Vô sản do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo thì nông dân mới thực sự là gốc của cách mạng, góp phần to lớn vào mọi sự thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. 1.2. Trên cơ sở tiếp thu Chủ Nghĩa Mác - Lênin và tổng kết kinh nghiệm ở các nước thuộc địa nói chung, ở Việt Nam nói riêng, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: "Sự thật là Cách mạng ở các nước thuộc địa lúc đầu và trước hết là cuộc Cách mạng Nông dân”. Nông dân là "nền tảng của các cuộc Cách mạng Dân tộc Dân chủ” là "bạn đồng minh của giai cấp công nhân làm nên một liên minh Công -Nông-Trí thức -nhu cầu tất yếu khách quan của Cách mạng Việt Nam”. Thấm nhuần nguyên lý đó, ngay từ khi ra đời Đảng ta đã đề cao vai trò của nông dân, tổ chức và lãnh đạo hàng chục triệu nông dân cùng với công nhân và hết thảy những người Việt Nam yêu nước đánh vào thành luỹ của đế quốc phong kiến. 1.3. Cùng với dòng chảy lịch sử, các thế hệ nông dân Nghệ An đã không tiếc máu xương bền bỉ cống hiến hết sức mình vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Với đặc thù về mặt vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nông dân Nghệ An đã cùng nhân dân Nghệ An và nhân dân cả nước lập nên những 6 chiến công hiển hách, đặc biệt từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, nông dân Nghệ An đã xiết chặt hàng ngũ trong tổ chức Nông hội đỏ sát cách cùng với giai cấp công nhân và nhân dân tỉnh nhà làm nên một Xô Viết Nghệ Tĩnh - dấu son chói lọi trong cao trào Cách mạng 1930-1931 là cuộc diễn tập có ý nghĩa cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945. 1.4. Với vai trò to lớn của mình việc tìm hiểu về giai cấp nông dân về tổ chức Nông hội đã được đề cập ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên ở Nghệ An do tầm vóc vĩ đại của cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh cùng với sự đóng góp to lớn của nông dân Nghệ An trong cao trào đó, nên việc tìm hiểu về giai cấp nông dân ở chặng đường tiếp theo chưa được chú ý nghiên cứu thoả đáng. 1.5. Cùng với sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, và quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, Nghệ An đã và đang phấn đấu hết sức mình để vươn lên trở thành một tỉnh vững mạnh thực hiện lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Công cuộc đó có thành công hay không phụ thuộc một phần rất lớn vào giai cấp nông dân - lực lượng đông đảo của tỉnh nhà. 1.6. Là một người con xứ Nghệ sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, tôi thầm tự hào và biết ơn những người nông dân, họ là những con người bình thường mà vĩ đại, do đó việc tìm hiểu nghiên cứu góp phần sức nhỏ của mình tái hiện phần nào những chỗ còn trống để giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về nông dân Nghệ An trong những chặng đường lịch sử là việc làm có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do đó tôi chọn đề tài: Phong trào nông dân Nghệ An thời kỳ 1929 - 1945 làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐÒ 2.1. Nông dân là nền tảng của cuộc Cách mạng Dân tộc Dân chủ, bởi vậy việc tìm hiểu về vị trí, vai trò và những vấn đề liên quan đến giai cấp nông dân Việt Nam trong thời kỳ lịch sử là một đề tài rộng lớn với những nội dung hết sức phong phú nên từ trước đến nay đã có hàng loạt công trình nghiên cứu được công bố như: Lực lượng vĩ đại của nông dân của Minh Tranh; Giai cấp vô sản 7 với vấn đề nông dân trong cách mạng Việt Nam, nhµ xuất bản Sự Thật 1965; Giai cấp công nhân Việt Nam, sự hình thành và phát triển của nó từ giai cấp "tự mình” đến giai cấp "cho mình” của Trần Văn Giàu, nhà xuất bản Sự Thật 1958 cũng đã dành những trang viết nhất định để viết về phong trào đấu tranh của nông dân. Các công trình trên đều cố gắng làm sáng rõ đặc điểm vị trí, vai trò của nông dân Việt Nam trong cách mạng. Một số công trình cũng đã phần nào đề cập đến phong trào đấu tranh của nông dân trên phạm vi toàn quốc, thời kỳ 1930-1945 trong đó có Nghệ An. 2.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà lý luận cách mạng nổi tiếng của Việt Nam cũng đã dành sự quan tâm rất lớn đến giai cấp nông dân Việt Nam. Ta có thể tìm thấy trong các công trình nghiên cứu về Người như Hồ Chí Minh toàn tập, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia 2000; đặc biệt là tác phẩm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân, nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 2001 của tác giả Nguyễn Khánh Bật, tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề: * Cơ sở để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân, quá trình khảo sát của Người về vấn đề nông dân, khả năng nhìn nhận về vai trò vị trí của nông dân ở những nước thuộc địa từ đó tìm ra con đường giải phóng nông dân ở những nước này. * Từ việc khảo sát phong trào nông dân ở các nước thuộc địa dựa trên nền tảng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã rút ra những đặc điểm, tiềm năng, vị trí và vai trò của nông dân Việt Nam trong cuộc CMDTDC và trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Nắm vững những nội dung đó giúp chúng ta nhìn nhận lý giải và đánh giá khách quan về phong trào nông dân thời kỳ 1929-1945 ở một phạm vi địa phương như Nghệ An. 2.3. Tại Nghệ An, cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài mà chúng tôi đang tìm hiểu và đã được công bố: Sơ thảo lịch sử phong trào nông dân Nghệ An 1929-1997, do Hội nông dân tỉnh Nghệ An biên soạn và xuất bản 1997. Tác phẩm đã trình bày những nội dung cơ bản sau: 8 * Điểm lại quá trình phát triển lâu dài của phong trào nông dân Nghệ An đặc biệt là từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định đóng góp to lớn của nông dân tỉnh nhà vào sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất tổ quốc, vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn, xây dựng quê hương, từng bước đi lên CNXH. * Với hình thức trình bày theo giai đoạn, tương ứng với những chặng đường phát triển của Hội nông dân tỉnh, của cả nước, đã phần nào cung cấp cho chúng ta những hiểu biết cần thiết về Hội nông dân về phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ An. Tuy vậy riêng giai đoạn 1929-1945 thì sự ra đời và hoạt động của Hội cũng như phong trào nông dân Nghệ An trong thời kỳ này lại chưa được đề cập thấu đáo. 2.4. Những ấn phẩm viết về phong trào đấu tranh cách mạng ở Nghệ An thời kỳ 1929-1945: * Dưới góc độ lịch sử Đảng, trong các cuốn sách Lịch sử Đảng bộ ĐCSVN tỉnh Nghệ Tĩnh, sơ thảo tập 1 (1925-1945), nhà xuất bản Nghệ Tĩnh, 1987; Lịch sử Đảng bộ Nghệ An, tập 1 (1930-1945), nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1998…đã phản ánh sơ lược phong trào đấu tranh cách mạng của n«ng dân Nghệ An dưới sự lãnh đạo của Đảng. * Bên cạnh đó một số công trình chúng tôi có thể tìm thấy những tư liệu cần thiết như: Lịch sử Nghệ Tĩnh, tập 1 nhà xuất bản Nghệ Tĩnh -Vinh 1984, Tư liệu để tham khảo về phong trào đấu tranh cách mạng của Nghệ An sao từ báo Đông Pháp lưu tại Thư viện Nghệ An hiệu NA 373… * Đặc biệt hơn nữa là do xu thế tìm hiếu về lịch sử địa phương ngày càng lớn nên tính đến nay hầu hết các huyện thành của Nghệ An và kể cả một số phường xã đã biên soạn lịch sử địa phương. Qua đó phong trào đấu tranh cách mạng của nông dân Nghệ An đã phản ánh tương đối rõ nét như: Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Vinh (1930-2005), nhà xuất bản Nghệ An 2005, Lịch sử Đảng bộ ĐCSVN huyện Anh Sơn, tập 1 (1930-1963), nhà xuất bản 9 Nghệ Tĩnh 1992, Lịch sử Đảng bộ huyện Đô Lương (1930-1963), nhà xuất bản Nghệ An 2005… Hầu hết các cuốn sách đó mới chỉ dừng lại ở việc tái hiện các sự kiện lịch sử có liên quan đến vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cách mạng của nhân dân Nghệ An. * Một số ấn phẩm viết về Xô Viết Nghệ Tĩnh như: Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-2000, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam - Sở Văn hoá Thông tin Nghệ An, nhà xuất bản Nghệ An 2000; Xô Viết Nghệ Tĩnh do Tiểu ban NCLSĐ-TUNA biên soạn, nhà xuất bản Nghệ An, 2000; Vài mẫu chuyện về nông dân đấu tranh trong phong trào XVNT, hồi cách mạng của Hồng Lam, nhà xuất bản Văn học 1962…đã nghiên cứu về XVNT dưới nhiều góc độ, qua đó phong trào đấu tranh của nông dân nghệ An thời kỳ 1930-1931 được tái hiện tương đối rõ nét. * Bên cạnh đó một sè luận án và khoá luận tốt nghiệp đã phân tích, nhận định, đánh giá về những khía cạch khác nhau có liên quan đến đề tài mà chúng tôi lựa chọn như: Luận án Tiến sĩ LÞch sử của Trần Văn Thức với đề tài Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở Nghệ An thời kỳ 1930-1945, bảo vệ năm 2003 tại Hà Nội; Lê Thị Hạnh với Liên minh công nôngNghệ Tĩnh từ năm 1930-1945, khoá luận tốt nghiệp đại học lưu tại kho địa chí Thư viện Nghệ An, hiệu NA 4108… 2.5. Nhân kỷ niệm ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam (14/10), 110 năm sinh đồng chí Phan Thái Ất (1894-2004), ngày 14/10/2004 Hội nông dân tỉnh Nghệ An -Huyện uỷ UBND huyện Anh Sơn - Sở Văn hoá Thông tin kết hợp cùng Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã tiến hành to¹ đàm khoa học về thân thế và sự nghiệp của đồng chí Phan Thái Ất - vị Tổng Bí thư Nông hội Nghệ An đầu tiên. Các bài tham luận đã phân tích, đánh giá làm sáng rõ công lao to lớn và sự hy sinh quên mình của đồng chí Phan Thái Ất cho phong trào nông dân, sự lớn mạnh của Nông hội Nghệ An và cho sự nghiệp cách mạng. Đến nay những bài tham luận đã được in thành sách với tựa đề: Phan Thái Ất cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, nhà xuất bản Nghệ An 2005. 10 . là: Phong trào nông dân Nghệ An thời kỳ 1929- 1945. 3.2. Về mặt thời gian: Luận văn giới hạn từ tháng 11 /1929 (là thời điểm ra đời của Tổng nông hội Nghệ An) . qu¸t phong trào nông dân Nghệ An trước năm 1929. 12 Chương 2: Phong trào nông dân Nghệ An dưới sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1930-1939. Chương 3: Phong trào

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:45

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.2: Bảng thống kê những việc làm của Chính quyền Xô Viế tở Nghệ An - Phong trào nông dân nghệ an thời kỳ 1929   1945

Bảng 1.2.

Bảng thống kê những việc làm của Chính quyền Xô Viế tở Nghệ An Xem tại trang 43 của tài liệu.
Đõy là Bảng thống kờ những việc làm của Chớnh quyền Xụ Viết Nghệ An - Phong trào nông dân nghệ an thời kỳ 1929   1945

y.

là Bảng thống kờ những việc làm của Chớnh quyền Xụ Viết Nghệ An Xem tại trang 44 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan