Hành động cầu khiến từ chối trong giao tiếp của người hà tĩnh

100 1.3K 3
Hành động cầu khiến   từ chối trong giao tiếp của người hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong xu thế ngôn ngữ học hiện nay lý thuyết về hành động ngôn ngữ là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của giới học giả. Từ khi lý thuyết ra đời, sự lý giải về lời nói của con người trong hoạt động giao tiếp đã đạt được những kết quả nhất định. Chú ý đến hành động ngôn ngữ mới có thể lí giải được nhiều vấn đề thuộc về chiến lược giao tiếp. Trong nghiên cứu hành động ngôn ngữ, nguồn ngữ liệu xác thực nhất là ngôn ngữ tự nhiên, tức là sản phẩm hoạt động giao tiếp của con người. Tuy nhiên, từ trước tới nay do những nguyên nhân khác nhau các nhà nghiên cứu chủ yếu đi vào tìm hiểu các hành động ngôn ngữ cụ thể của nhân vật trong tác phẩm văn học mà chưa chú ý đến ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống hằng ngày. 1.2. So với số lượng phong phú các hành động ngôn ngữ được con người sử dụng thì cặp cầu khiếntừ chối cũng là cặp hành động tương tác mang tính phổ biến, tuy vậy chưa có đề tài nào thực sự đi sâu tìm hiểu cặp hành động tương tác này. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Hành động cầu khiếntừ chối trong giao tiếp của người Tĩnh. 2. Lịch sử vấn đề Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, lịch sử nghiên cứu hành động cầu khiếntừ chối gắn liền với việc nghiên cứu về hội thoại, về lý thuyết hành động ngôn ngữ. Người đầu tiền đặt nền móng để xây dựng lý thuyết hành động ngôn ngữ là J.Austin trong công trình “How to do things with words”. Dựa trên ý nghĩa của động từ ngữ vi, ông chia thành năm phạm trù hành xử thuộc nhóm hành động ở lời. Nhóm này gồm có các hành vi cụ thể: hỏi, ra lệnh, đòi hỏi, yêu cầu, van xin, mời, cho phép, khuyên . Còn hành động từ chối, tác giả xếp vào nhóm trình bày. Nhóm này gồm các hành động khẳng định, phủ định, chối, trả lời, phản bác… [dẫn theo 31, tr.87]. 1 Sau đó J. Searle đã phát triển lý thuyết hành động ngôn ngữ, xếp hành động cầu khiến vào nhóm điều khiển. “Đây là nhóm hành độngngười nói sử dụng để khiến người nghe làm cái gì đó. Chúng bộc lộ điều mà người nói muốn”. Còn hành động từ chối, J. Searle xếp vào nhóm ước kết. Theo ông: “Ước kết là những thứ hành động nói mà người nói dùng để ràng buộc chính mình vào một hoạt động nào đó trong tương lai. Chúng bộc lộ cái mà người nói chủ định”. Mô hình điều khiển: S muốn X; mô hình ước kết S chủ định X (trong đó S là người nói, X là tình huống ) [42, tr.108 -109] . Công trình của J.Austin và J. Searle có tầm quan trọng ảnh hưởng tới lý thuyết ngôn ngữ trong và ngoài nước, nó mang tính vĩ mô. Vì thế, xem xét hành động cầu khiến - từ chối, các tác giả chỉ dừng lại ở việc phân loại, nhận diện một cách tổng quát chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể sự xuất hiện tương tác của cặp thoại này. Ở Việt Nam, một thời gian dài, các nhà ngôn ngữ học truyền thống đã đặt vấn đề nghiên cứu câu cầu khiến, nhưng chủ yếu xem xét kiểu câu này một cách biệt lập, mà chưa đặt nó trong mối quan hệ với câu từ chối của người nghe. Khi phân loại câu theo mục đích nói, các nhà Việt ngữ học chia ra 4 loại: Câu trần thuật (câu trình bày, câu tường thuật .), câu nghi vấn (câu hỏi), câu cầu khiến (câu mệnh lệnh), câu cảm thán. Hành động cầu khiến được xếp trong câu cầu khiến. Còn hành động từ chối thường được đặt trong nhóm nhỏ của câu trần thuật (câu trình bày) và giữa chúng không có mối liên hệ. Diệp Quang Ban trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, chia câu trình bày như sau: Câu trình bày gồm có câu trình bày khẳng định, câu trình bày phủ định; trong câu trình bày phủ định gồm có phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ. Theo ông, “… Khi ai đưa ra câu hỏi có/không (tức câu hỏi mà khi trả lời thì có thể chỉ trả lời bằng từ có hoặc từ không cũng đủ) 2 và ta trả lời phủ định thì câu trả lời đó là câu phủ định miêu tả”. Chúng tôi thấy hành động từ chối không được phân rõ trong các kiểu câu phân theo mục đích nói mà chỉ hiện ra một cách mờ nhạt trong kiểu câu trần thuật phủ định. Hướng quan điểm trên mặc dù có nhiều đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu các đơn vị ngôn ngữ, nhưng còn hạn chế là xem xét câu cầu khiếncâu từ chối tồn tại tách biệt nhau chứ chưa đặt trong sự tương tác. Trên thực tế, cặp hành động cầu khiếntừ chối không chỉ được biểu hiện bằng các dạng thức biểu đạt mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ) mà còn gặp ở những dạng thức khác nhau, cần đi sâu tìm hiểu để chỉ ra những dạng khác biệt đó. Tiếp cận ngôn ngữ theo hướng hoạt động lời nói – ngữ dụng học, thuật ngữ cầu khiến, từ chối được gọi là hành động cầu khiến, từ chối. Tìm hiểu hành động cầu khiến, từ chối, các nhà ngôn ngữ có những định hướng nghiên cứu khác nhau. Thứ nhất, một số các tác giả đã tiếp thu lý thuyết hành động ngôn ngữ của J. Austin và J. Searle để giới thiệu và xây dựng hệ thống lý thuyết theo quan niệm của riêng mình. Đây là những người có công lớn xây dựng, phát triển lý thuyết hành động ngôn ngữ ở Việt Nam. Tuy thế, khi xem xét hành động cầu khiến, từ chối, các tác giả cũng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu và đưa ra một số cách hiểu về chúng nhằm mục đích làm rõ hệ thống lý thuyết chứ không đi sâu phân tích, nghiên cứu một cách cụ thể các hành động đó. Tiêu biểu là các tác giả: Đỗ Hữu Châu [8], [9], Nguyễn Đức Dân [16], Nguyễn Thiện Giáp [18], [19], Cao Xuân Hạo [22]… Thứ hai, một số tác giả khác đã áp dụng lý thuyết hội thoại và lý thuyết hành động ngôn ngữ vào việc nghiên cứu các hành động cụ thể. Theo hướng này có các tác giả: Chu Thị Thủy An [1], Nguyễn Phương Chi 3 [13], Hoàng Thị Thúy [20], Lưu Quý Khương [27], Trần Chi Mai [34], Lê Đình Tường [41]… Nghiên cứu câu cầu khiến tiếng Việt, Chu Thị Thủy An tập trung chủ yếu vào các đặc điểm của câu cầu khiến có lực ngôn trung tương ứng với dấu hiệu hình thức. liệu khảo sát được lấy trong các tác phẩm văn học xuất bản từ năm 1954 trở về sau. Nguyễn Phương Chi trong bài viết của mình đã khảo sát một số cách từ chối không thành lời của người Việt như lắc đầu, xua tay, lừ mắt… đi kèm lời từ chối [13]. Còn trong luận án Tiến sĩ, tác giả đã tập trung nghiên cứu những chiến lược từ chối trong hành vi ngôn ngữ từ chối của người Việt có sự đối chiếu với người Anh [14] chứ không xem xét trong sự tương tác với lời cầu khiến. Tác giả Hoàng Thị Thúy trong luận án Tiến sĩ Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh chỉ đề cập đến hành động cầu khiến, hành động từ chối trong vai trò là đơn vị có tính chất đơn thoại chứa yếu tố tình thái cuối phát ngôn [20]. Như vậy, các tác giả trên chỉ nghiên cứu hành động cầu khiến, hành động từ chối trong thế riêng rẽ, độc lập với những hành động có sự tương tác trao lời – đáp lời, hoặc sử dụng các hành động đó như một đơn vị chứa đối tượng nghiên cứu. Một số tác giả khác hướng nghiên cứu vào hành động cầu khiến, từ chối cùng với các hành động ngôn ngữ khác trong lời thoại nhân vật được chủ thể nhà văn tái tạo qua các tác phẩm văn chương như Nguyễn Thị Én [17], Trần Thị Tuyết Nhung [35]… Tác giả Đỗ Thị Kim Liên là một trong những người khắc phục được tình trạng nghiên cứu hai hành động từ chối - cầu khiến trong thế riêng rẽ như đã tồn tại bấy lâu, tác giả đã đặt vấn đề nghiên cứu cặp hành động tương tác cầu khiếntừ chối [31, 32]. Tuy thế, trong công trình của mình, 4 tác giả chỉ sử dụng nguồn ngữ liệu lấy từ các tác phẩm văn học nên khi nghiên cứu hành động cầu khiến - từ chối, tác giả chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu hết những dạng thức của chúng trong giao tiếp. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu lí thuyết của các công trình trước đó, chúng tôi sẽ ứng dụng vào việc nghiên cứu hành động ngôn ngữ cụ thể trên cứ liệu thực tế của một phương ngữ với mong muốn đề tài có những đóng góp nhất định trong việc làm rõ bản chất của cặp hành động cầu khiếntừ chối. 3. Đối tượng nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là cặp hành động tương tác cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của những người Tĩnh. Giữa các vai giao tiếp có mối quan hệ quen biết nhau. 3.2. Nguồn ngữ liệu Chúng tôi sử dụng 1000 cặp thoại lời trao chứa hành động cầu khiến và lời đáp là hành động từ chối trong giao tiếp của người Tĩnh. Đó là những cặp thoại được ghi âm, ghi chép ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Tĩnh (thành phố Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, các huyện: Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà, Vũ Quang, Lộc Hà). Đối tượng chủ yếu là các vai giao tiếp thành cặp tương tác: Học sinh – thầy (cô giáo), bạn – bạn, đồng nghiệp – đồng nghiệp, vợ – chồng, hàng xóm – hàng xóm, cha (mẹ) – con cái, người mua hàng – người bán hàng. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Tìm hiểu đề tài Hành động cầu khiếntừ chối trong giao tiếp của người Tĩnh, chúng tôi hướng đến mục đích làm sáng rõ bản chất hành động cầu khiếntừ chối trên các phương diện cấu trúc, tương tác . góp 5 phần bổ sung lí thuyết hành động ngôn từ cũng như chỉ ra một số đặc thù trong văn hóa giao tiếp của người Tĩnh qua cách thức cầu khiến, từ chối. 4.2. Nhiệm vụ Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ sau: - Thống kê, phân loại các cặp thoại chứa hành động cầu khiếntừ chối lời cầu khiến. - Mô tả, phân tích cấu trúc hành động cầu khiếntừ chối và cách thức từ chối hành động cầu khiến và sự tương tác giữa hành động cầu khiếntừ chối trong giao tiếp của người Tĩnh. - Rút ra một số nhận xét về lịch sự – một trong những biểu hiện nét văn hóa ứng xử của người Tĩnh qua cách thức cầu khiến, từ chối . 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp điều tra điền dã, ghi âm, ghi chép Chúng tôi ghi âm trực tiếp các cuộc thoại trong sinh hoạt hàng ngày của các đối tượng có quan hệ thân thiết, quen biết nhau trên địa bàn Tĩnh. Từ ghi âm chúng tôi chuyển thành văn bản ghi lại các cuộc thoại có xuất hiện cặp hành động cầu khiến. Bên cạnh ghi âm bằng máy, chúng tôi còn dùng phương pháp ghi chép. 5.2. Phương pháp thống kê, phân loại Trước hết, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê các cặp thoại có chứa lời trao là hành động cầu khiến và lời đáp là hành động từ chối trong giao tiếp của người Tĩnh. Sau đó, chúng tôi phân loại các nhóm ngữ liệu phù hợp với từng nội dung nghiên cứu. Những đánh giá, kết luận đưa ra trong luận văn chủ yếu dựa vào ngữ liệu đã khảo sát. 5.3. Phương pháp miêu tả kết hợp phương pháp tổng – phân hợp 6 Chúng tôi sử dụng phương pháp này để miêu tả, phân tích cấu trúc nghĩa, cách thức, sự tương tác của hành động cầu khiếntừ chối trong giao tiếp của người Tĩnh đồng thời tổng hợp kết quả từng phần nội dung và quá trình nghiên cứu để đưa ra những kết luận có giá trị lý luận thực tiễn nhất định. 5.4. Phương pháp so sánh đối chiếu Chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh đối chiếu các cách thức cầu khiến, từ chối; so sánh một số yếu tố trong cấu trúc hành động cầu khiến của người Nghệ Tĩnh với các yếu tố từ trước tới nay các nhà nghiên cứu đưa ra để nhận diện hành động cầu khiến, từ chối. 6. Cái mới của đề tài Đây là đề tài đầu tiên đi sâu vào tìm hiểu hành động cầu khiếnhành động từ chối trong mối tương tác xét trên cứ liệu ngôn ngữ giao tiếp của người Tĩnh. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo phần Nội dung được triển khai thành ba chương: Chương 1: Những giới thuyết liên quan đến đề tài Chương 2: Cấu trúc và các thành tố cấu tạo hành động cầu khiến trong giao tiếp của người Tĩnh Chương 3: Cấu trúc hành động từ chối trực tiếp xét trong sự tương tác với hành động cầu khiến trong giao tiếp của người Tĩnh 7 Chương 1 NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Giao tiếp và hội thoại 1.1.1 Giao tiếp 1.1.1.1.Khái niệm giao tiếp Trong đời sống con người, giao tiếp là hoạt động không thể thiếu được. Con người giao tiếp với nhau thông qua nhiều phương tiện. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu khác nhau có những quan niệm về giao tiếp khác nhau. Đề tài của chúng tôi chủ yếu đề cập đến quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ xét trên phương diện ngôn ngữ học. - Giao tiếp là sự thông báo hay truyền thông báo nhờ một hệ thống mã nào đó [43, tr.101]. - Giao tiếp (Communication) là sự trao đổi tiếp xúc với nhau [37, tr. 510]. Tác giả Diệp Quang Ban cho rằng: “Giao tiếp là hiện tượng phổ biến trong các kiểu xã hội, đó là sự tiếp xúc giữa các cá thể trong một cộng đồng để truyền đạt một nội dung nào đó. Giao tiếp là một trong những đặc trưng của xã hội, giúp phân biệt xã hội với các quần thể không phải là xã hội” [2, tr.17]. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, “Với cách hiểu bao quát nhất thì giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động diễn ra khi ít nhất có hai người sử dụng một ngôn ngữ tự nhiên để tác động lẫn nhau” [9, tr.96]. Tóm lại, có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm giao tiếp. Tuy nhiên, về cơ bản có hai cách hiểu về giao tiếp: hiểu theo nghĩa rộng và hiểu theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, giao tiếp là sự tiếp xúc giữa các cá thể trong xã hội bằng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Theo nghĩa hẹp, giao tiếp là sự trao đổi thông tin bằng lời nói giữa ít nhất hai người 8 nhằm hướng tới mục đích nào đấy trong một hoàn cảnh nhất định và sử dụng phương tiện ngôn ngữ nhất định. Trong công trình này, chúng tôi sử dụng khái niệm giao tiếp theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa này, giao tiếp được thể hiện qua các đặc trưng sau: + Giao tiếp là quá trình con người ý thức được nội dung, hình thức và phương tiện ngôn ngữ khi tiếp xúc với người khác. + Giao tiếp diễn ra sự trao đổi thông tin, tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan và nhu cầu của những người tham gia vào quá trình giao tiếp. + Giao tiếp bao giờ cũng dẫn đến nhận thức hiểu biết lẫn nhau. + Giao tiếp là một quan hệ xã hội, mang tính chất xã hội. Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện trong giao tiếp giữa con người với con người. + Giao tiếp phải được thực hiện trong một hoàn cảnh xã hội nhất định, trong một thời gian không gian và các điều kiện cụ thể. + Giao tiếp được cá nhân thực hiện, cá nhân trong giao tiếp vừa là chủ thể vừa là khách thể của giao tiếp. Từ cách lí giải trên, chúng tôi thấy giao tiếp là một trong những dạng hành động của con người. Các nhân tố tham gia vào quá trình giao tiếp bao gồm: phương tiện giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp. Sau đây, chúng tôi trình bày một số nhân tố tham gia vào quá trình hoạt động giao tiếp. 1.1.1.2. Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ Con người có thể giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện nhưng phương tiện giao tiếp quan trọng nhất vẫn là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng để truyền đạt bảo quản thông tin; phần lớn thông tin được lưu giữ dưới hình thức ngôn ngữ. Suy cho cùng không có tưởng, tình cảm, ý chí nào của con người lại không thể hiện qua ngôn ngữ. 9 Như chúng ta đã biết, chức năng quan trọng của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp. Những năm gần đây các nhà phân tích diễn ngôn còn nhận ra trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ thực hiện 2 chức năng chính là chức năng giao dịch và chức năng liên nhân. - Chức năng giao dịch (chức năng biểu hiện, quy chiếu, quan niệm, miêu tả) là chức năng mà ngôn ngữ được dùng trong việc diễn đạt kinh nghiệm, tức diễn đạt các “nội dung sự việc”, các “mệnh đề”. - Chức năng liên nhân (hay còn gọi là chức năng tương tác, bộc lộ, biểu cảm, bộc lộ xã hội) là chức năng của ngôn ngữ dùng trong việc diễn đạt các quan hệ xã hội và các thái độ của cá nhân. Trong giao tiếp có thể diễn ra đồng thời cả hai chức năng. Nhưng tùy vào các nhân tố giao tiếp có thể trong hai chức năng đó có một chức năng mang tính nổi trội hơn. Chẳng hạn, chức năng giao dịch được thể hiện rõ trong ngôn ngữ viết, tục ngữ, ca dao dân ca, trong các diễn ngôn được thực hiện nhằm trao đổi thông tin, đòi hỏi chi tiết, chính xác. Còn chức năng liên nhân nổi trội trong các trường hợp cần sử dụng ngôn ngữ để thiết lập và duy trì các quan hệ xã hội. Trong đề tài này, chúng tôi quan tâm nhiều đến chức năng liên nhân. 1.1.1.3. Vai giao tiếp Vai giao tiếp là những người tham gia vào quá trình giao tiếp sử dụng ngôn ngữ để tạo ra lời nói. Đó là người nói - vai nói và người nghe - vai nghe. Lần lượt, vai nghe trở thành vai nói và vai nói đầu lại trở thành vai nghe, cứ như thế luân phiên đổi ngôi nhau. Không có vai nói, vai nghe thì không xảy ra quá trình giao tiếp. Giữa các vai giao tiếp có những quan hệ chi phối nội dung và hình thức giao tiếp. a. Quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các vai giao tiếp được xem xét ở quá trình truyền phát và quá trình tiếp nhận. 10 . lời là hành động xin, hành động đáp lời là hành động từ chối. Ở (13) có ba hành động ngôn ngữ: hành động trao lời là hành động cầu khiến còn hành động đáp. thành tố cấu tạo hành động cầu khiến trong giao tiếp của người Hà Tĩnh Chương 3: Cấu trúc hành động từ chối trực tiếp xét trong sự tương tác với hành động

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:21

Hình ảnh liên quan

Từ sự phân tích trên, chúng tôi cho rằng, yếu tố hình thành nên cặp thoại là phải có hai nhân vật (A, B),  nhân vật này đưa ra lời trao, nhân vật  kia đưa ra lời đáp - Hành động cầu khiến   từ chối trong giao tiếp của người hà tĩnh

s.

ự phân tích trên, chúng tôi cho rằng, yếu tố hình thành nên cặp thoại là phải có hai nhân vật (A, B), nhân vật này đưa ra lời trao, nhân vật kia đưa ra lời đáp Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 2.1: Thống kê số lượng và tỉ lệ các từ tình thái cuối phát ngôn - Hành động cầu khiến   từ chối trong giao tiếp của người hà tĩnh

Bảng 2.1.

Thống kê số lượng và tỉ lệ các từ tình thái cuối phát ngôn Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2.2: Khả năng kết hợp - Hành động cầu khiến   từ chối trong giao tiếp của người hà tĩnh

Bảng 2.2.

Khả năng kết hợp Xem tại trang 40 của tài liệu.
điệu là phương tiện quan trọng hình thành phát ngôn và làm sáng tỏ ý của phát ngôn... [43, tr - Hành động cầu khiến   từ chối trong giao tiếp của người hà tĩnh

i.

ệu là phương tiện quan trọng hình thành phát ngôn và làm sáng tỏ ý của phát ngôn... [43, tr Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.4: Thống kê số lượng và tỉ lệ phụ từ: hãy, đừng, chớ - Hành động cầu khiến   từ chối trong giao tiếp của người hà tĩnh

Bảng 2.4.

Thống kê số lượng và tỉ lệ phụ từ: hãy, đừng, chớ Xem tại trang 44 của tài liệu.
Trong thực tế các dạng mô hình cấu trúc có thể nhiều hơn. Nhưng trên đây là những dạng mô hình cấu trúc được chúng tôi rút ra từ số liệu khảo  sát trong 1000 hành động cầu khiến xét trong mối quan hệ với hành động  từ chối. - Hành động cầu khiến   từ chối trong giao tiếp của người hà tĩnh

rong.

thực tế các dạng mô hình cấu trúc có thể nhiều hơn. Nhưng trên đây là những dạng mô hình cấu trúc được chúng tôi rút ra từ số liệu khảo sát trong 1000 hành động cầu khiến xét trong mối quan hệ với hành động từ chối Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 3.1: Bảng khảo sát hành động từ chối trực tiếp, gián tiếp dựa vào mối quan hệ liên nhân - Hành động cầu khiến   từ chối trong giao tiếp của người hà tĩnh

Bảng 3.1.

Bảng khảo sát hành động từ chối trực tiếp, gián tiếp dựa vào mối quan hệ liên nhân Xem tại trang 73 của tài liệu.
Bảng 3.2: Bảng khảo sát sự xuất hiện cặp từ xưng hô - Hành động cầu khiến   từ chối trong giao tiếp của người hà tĩnh

Bảng 3.2.

Bảng khảo sát sự xuất hiện cặp từ xưng hô Xem tại trang 76 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan