Chuyển biến về kinh tế và dân cư ở thành phố thanh hoá từ năm 1899 đến năm 1945

111 427 1
Chuyển biến về kinh tế và dân cư ở thành phố thanh hoá từ năm 1899 đến năm 1945

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - Bộ Giáo Dục Đào tạo Trờng đại học vinh ----------------------- Nghiêm Thị Huyền chuyển biến về kinh tế dân c thành phố thanh hoá từ năm 1899 đến năm 1945 chuyên ngành: lịch sử việt nam mã số: 60.22.54 Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử Ngời hớng dẫn khoa học Pgs.TS. Nguyễn quang Hồng Vinh - 2010 - 2 - A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Trong lịch sử dựng nước giữ nước, cho đến nay vẫn chưa có nguồn tài liệu để phục dựng lại một cách có hệ thống về đô thị trên đất nước Việt Nam. Việc nghiên cứu về đô thị dường như mới chỉ bắt đầu từ những nhà sử học nổi tiếng là: Hà Văn Tấn; Trần Quốc Vượng; Đinh Xuân Lâm, . Các nhà sử học đã từng bước vén bức màn bí mật về đô thị nước ta, song công việc nghiên cứu đô thị vẫn đang còn nhiều khoảng trống. Hiện nay toàn Đảng, toàn dân đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm xây dựng Việt Nam trở thành một đất nước có nền kinh tế công nghiệp phát triển. Vấn đề xây dựng đô thị cũng đang là vấn đề nóng bỏng đối với các tỉnh thành trong cả nước. 1.2 Đô thị - tỉnh lỵ Thanh Hoá là một phần không thể tách rời của lịch sử đô thị Việt Nam, từ khi thành lập được gọi là trấn thành Thanh Hoa xây dựng năm 1804 đến thành phố Thanh Hoá ngày nay đã hơn hai thế kỉ. Trong suốt quãng thời gian lịch sử đó, trải qua quá trình xây dựng từ trấn - thị xã - thành phố, đô thị Thanh Hoá đã phải chịu khoảng 60 năm đô hộ của thực dân Pháp 8 năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đến tháng 12/1972 hầu như bị phá huỷ hoàn toàn. Mặc dù vậy đô thị Thanh Hoá vẫn chiến đấu, chiến thắng hồi sinh. Tìm hiểu về quá trình hình thành phát triển của đô thị Thanh Hoá không còn là vấn đề mới, nhưng trong cả quá trình phát triển của đô thị Thanh Hoá thì giai đoạn 1899 - 1945 vẫn còn nghèo nàn về liệu hoặc chỉ điểm qua những mốc chính, với đề tài “Chuyển biến về kinh tế dân của thành phố Thanh Hoá từ năm 1899 đến năm 1945”chúng tôi hi vọng sẽ góp phần hữu ích đối với sự phát triển của lịch sử đô thị Thanh Hoá nói riêng lịch sử đô thị Việt Nam nói chung. - 3 - 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nhìn chung các tài liệu cũng như các tác phẩm thành văn viết về đề tài đô thị Thanh Hoá chưa thật phong phú. Trong quá trình sưu tầm xử lý các nguồn tài liệu chúng tôi thấy có một số tác phẩm có liên quan để thực hiện đề tài là: các bộ sách được biên soạn dưới thời nhà Nguyễn như “Đại Nam thực lục chính biên”, “Đại Nam nhất thống chí”, . có một số ghi chép về quá trình xây dựng, tu sửa Hạc Thành, những chuyến bắc tuần của các hoàng đế thời Nguyễn, các vị tổng đốc, tổng trấn Thanh Hoá . mà không cho biết hoạt động kinh tế cũng như tình hình dân cư, những sinh hoạt văn hoá trên địa bàn thành phố Thanh Hoá. Đây là những tài liệu đáng tin cậy song việc ghi chép chưa đầy đủ về tình hình phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, dân trên địa bàn thành phố Thanh Hoá suốt thế kỷ XIX là một trở ngại lớn trong quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài. Vào đầu thế kỷ XX, có công trình nghiên cứu của các tác giả người Pháp là: La province de Thanh Hoa (H. LeBreton, Hà Nội, LaRevue Indochinose 1918)[68]; Le Thanh Hoa (Charles Robequain 1918)[66]. Trong các tác phẩm này có đề cập ít nhiều đến tình hình phát triển của thành phố Thanh Hoá. Ngoài ra một số tác giả người Pháp người Việt cũng có một số bài viết ngắn đăng trên các tờ báo như “Thanh Nghệ Tĩnh Tân Văn”[62], . có ít nhiều liệu liên quan đến tình hình kinh tế, đời sống xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hoá. Song nguồn liệu ít ỏi đó đến nay đã thất thoát nhiều, gây không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu về Thành phố Thanh Hoá. Năm 1990, nhà xuất bản Thanh Hoá cho ra đời cuốn: Thành phố Thanh Hoá - tập I của các tác giả Đinh Xuân Lâm, Lê Đức Nghi [43] nhưng nói rất ít về tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội diễn ra trên địa bàn thành phố, mà chủ yếu nói về phong trào cách mạng của nhân dân Thanh Hoá trong lịch sử. Năm 1994, nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội đã xuất bản cuốn: Lịch sử Thanh Hoá - tập I, có đề cập đến thành phố Thanh Hoá nhưng chỉ nói về - 4 - phong trào đấu tranh của nhân dân thành phố cũng như nhân dân cả tỉnh từ đầu công nguyên đến thế kỷ XV. Năm 1999 UBND thành phố Thanh Hoá, NXB Văn hoá - Thông tin cho ra mắt bạn đọc cuốn “Địa chí thành phố Thanh Hoá”[28] phần thứ nhất có nói đến sự hình thành phát triển của đô thị - tỉnh lỵ Thanh Hoá nhưng chỉ dừng lại những nét tổng quan. Năm 2000 Tỉnh uỷ, HĐND,UBND tỉnh Thanh Hoá cho ra mắt cuốn Địa chí Thanh Hoá tập I (phần địa lý, lịch sử) NXB Văn hoá thông tin ấn hành có nói đến tình hình phát triển của thành phố Thanh Hoá từ khi ra đời đến nay, song mới chỉ dừng lại mức độ khái quát. Năm 2010, để kỷ niệm 45 năm chiến thắng Hàm Rồng 3 - 4/4/1965 -> 3 - 4/4/2010, Chi hội Khoa học lịch sử thành phố Thanh Hoá, NXB Thanh Hoá đã xuất bản cuốn “Thành phố Thanh Hoá xưa nay”[17] cũng có một số bài viết đề cập đến sự hình thành phát triển của thành phố Thanh Hoá. Trên cơ sở kế thừa thành quả của những tác giả các nhóm biên soạn đi trước cả về nội dung phương pháp, chúng tôi cố gắng tìm hiểu chi tiết về sự chuyển biến của thành phố Thanh Hoá trong hai lĩnh vực kinh tế dân giai đoạn 1899 - 1945 với sự cố gắng lớn nhất. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Luận văn xác định đối tượng cần tập trung nghiên cứu là sự chuyển biến của thành phố Thanh Hoá giai đoạn 1899 - 1945 với tiến trình phát triển trong các lĩnh vực kinh tế dân cư. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Ngày 12/7/1899 vua Thành Thái kí đạo dụ thành lập 6 trung tâm đô thị Trung Kì là: Thanh Hoá, Vinh, Huế, Hội An, Quy Nhơn, Phan Thiết. Ngày 30-8-1899, toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ký Nghị định chuẩn y Đạo Dụ của vua Thành Thái. Trung tâm đô thị Thanh Hoá được thành lập trong bối cảnh đó. - 5 - Đề tài tập trung nghiên cứu chuyển biến về kinh tế dân thành phố Thanh Hoá từ khi thành lập (1899) đến cách mạng tháng Tám năm 1945. Những nội dung khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4. Phương pháp nghiên cứu Đối với đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp luận nghiên cứu là sử học Mác xit. - Phương pháp nghiên cứu: sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử phương pháp logic. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp phỏng vấn, điều tra điền dã, thống kê, phân tích, tổng hợp, . 5. Đóng góp của luận văn - Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình chuyển biến về kinh tế dân đô thị Thanh Hoá từ năm 1899 đến cách mạng Tháng Tám năm 1945. - Thông qua việc nghiên cứu giải quyết các nội dung mà đề tài đặt ra, chúng tôi chỉ rõ những đặc điểm chung riêng về kinh tế dân đô thị Thanh Hoá so với một số đô thị khác Trung Kì trong khoảng thời gian đề tài xác định. - Đề tài chỉ rõ những hạn chế của quá trình đầu phát triển kinh tế đô thị Thanh Hoá từ 1899 đến năm 1945 của bản Pháp. - Luận văn cũng chỉ rõ những tác động của kinh tế đối với các tầng lớp, giai cấp đô thị Thanh Hoá có đề cập ít nhiều đến các phong trào yêu nước diễn ra trên địa bàn thành phố từ cuối thế kỷ XIX đến cách mạng Tháng Tám năm 1945. - Luận văn còn là một tập hợp các liệu giúp cho các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu thành phố Thanh Hoá về sự chuyển biến trong lĩnh vực kinh tế dân trước ảnh hưởng của bản Pháp. - Là tài liệu biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương cho các trường THCS, THPT, Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Thanh Hoá tỉnh Thanh Hoá. - 6 - 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo phụ lục, nội dung của luận văn được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Khái quát về tình hình kinh tế, dân đô thị Thanh Hoá trước năm 1899. Chương 2: Chuyển biến về kinh tế đô thị Thanh Hoá từ năm 1899 đến năm 1945. Chương 3: Chuyển biến về dân đô thị Thanh Hoá từ năm 1899 đến năm 1945. - 7 - B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, DÂN ĐÔ THỊ THANH HOÁ TRƯỚC NĂM 1899 1.1. VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔ THỊ THANH HOÁ TỪ NĂM 1804 ĐẾN NĂM 1899 Thành phố Thanh Hoá được thành lập theo nghị định của toàn quyền Đông Dương ngày 31 / 05 / 1929 dựa trên nên tảng của trấn lỵ Thanh Hoá thời Nguyễn (1804 - 1884), đô thị Thanh Hoá (1899) bởi Nghị định của toàn quyền Đông Dương Paul Dome. Phạm vi của thành phố Thanh Hoá ngày nay vốn là một trung tâm phát triển của vùng đất Cửu Chân thuộc non nước Việt Nam thời các vua Hùng, có toạ độ địa lý là 19°47´ vĩ độ Bắc 108°45 độ kinh Đông. Phía Tây Tây Bắc giáp huyện Đông Sơn, phía Bắc giáp huyện Thiệu Hoá, phía Đông Bắc giáp huyện Hoằng Hoá ngăn cách bởi con sông Mã, phía Đông Nam giáp huyện Quảng Xương. Thành phố Thanh Hoá cách Hà Nội 160 km về phía Bắc, cách bờ biển Sầm Sơn 16 km về phía Đông cách biên giới Việt - Lào qua cửa khẩu Na Mèo (thuộc địa phận huyện Quan Sơn) 217 km về phía Tây. Thành phố Thanh Hoá có diện tích tự nhiên là 5.858,64 ha trong đó đất nội thành là 2.282,00 ha, đất ngoại thành là 3.576,64 ha. Về đất đai có cả gốc đất cổ như vùng Đại Khối (xã Đông Cương); làng Đông Sơn (phường Hàm Rồng). Còn lại phần lớn là vùng đất mới do phù sa của dòng sông Lễ (sông Hải Hán), sông Mã, sông Bồn Giang (một nhánh của sông Chu) tạo thành. Làng Đông Sơn trong thành phố là nơi phát lộ một di chỉ văn minh đồ đồng rực rỡ thời ấy, vì thế tên Đông Sơn đã được chọn đặt cho một bộ phận của nền văn minh góp phần đánh dấu một bước phát triển của nhân loại Viễn Đông khu vực Đông Nam Á, từ đó thế giới biết đến thành phố - tỉnh lỵ Thanh Hoá chính là nhờ danh dự Văn hoá Đông Sơn vậy. - 8 - Địa thế thành phố Thanh Hoá cũng như địa thế tỉnh Thanh Hoá có những nét đặc trưng về phương diện sơn thuỷ: một là các núi cao, sông sâu xen lẫn với đồng bằng thẳng ra biển, hai là các ngả giao thông lớn cơ bản xuyên qua, ba là có hình dáng kỳ thú - gần giống như một thung lũng nhỏ, ba phía Bắc - Tây - Nam đều có núi: Phía Nam có núi Hổ núi Rồng, phía Tây có núi Phượng, phía Tây Bắc có núi Voi, đặc sắc nhất là phía Bắc lại có núi Rồng nữa nhấp nhô uốn khúc há miệng phun hòn ngọc lửa bên bờ sông Mã trong xanh. Thành phố Thanh Hoá thực sự là đầu mối giao thông thuận tiện cả đường thuỷ đường bộ. Từ thành phố Thanh Hoá đi đến các tỉnh trong nước, các huyện trong tỉnh, hay đi nước ngoài đều rất dễ dàng. Về đường bộ: từ thành phố dọc theo quốc lộ 1A sẽ đến được các trung tâm lớn của cả nước như Lạng Sơn, Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh. Đi các tỉnh Sơn La - Hoà Bình, đi các huyện miền núi của Nghệ An . cũng từ thành phố có đường ôtô đi sang Sầm Nưa - Thủ phủ của tỉnh Hủa Phăn (Lào). - Đối với đường thuỷ: Do có nhiều sông lớn nên giao thông đường sông từ thành phố đi các tỉnh khác cũng rất thuận tiện.Theo dòng sông Mã có thể ngược lên các vùng núi phía Bắc.Từ cảng Lễ Môn có thể đi bằng đường biển tới các cảng khác trong tỉnh, trong nước trên thế giới. - Về khí hậu: thành phố Thanh Hoá mang cả những đặc điểm khí hậu Bắc Bộ là có mùa đông ngắn, lạnh khô. Các ngày đầu Xuân ẩm ướt, thiếu nắng do mưa phùn sương mù kéo dài, thành phố Thanh Hoá mang cả những nét khí hậu riêng biệt của Trung bộ, mùa mưa muộn hơn các nơi khác bão muộn hơn cả Bắc Bộ, có những ngày nắng nóng do gió Phơn Tây Nam thổi. - Xét về mặt lịch sử: vào khoảng thế kỷ XVIII khi chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng sâu sắc toàn diện, tất cả những mâu thuẫn bộc lộ gay gắt bùng nổ quyết liệt. Bão táp chiến tranh nông dân lan tràn vươn tới đỉnh cao nhất với phong trào Tây Sơn rợp bóng cờ đào - 9 - dưới sự lãnh đạo của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Các chính quyền thống trị cả Lê, Trịnh, Nguyễn nối tiếp nhau bị lật đổ. Các kẻ thù từ ngoài tới, quân Xiêm bị tiêu diệt; năm 1788 Quang Trung kéo đại quân ra Bắc thực hiện trận quyết chiến chiến lược tiêu diệt quân Thanh đều có ghé lại Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển mộ thêm quân lính thu nhập quân lương. Tại Thanh Hoá, Quang Trung dừng chân làng Hạc làm lễ thệ sư, hạ quyết tâm tiêu diệt quân Thanh xâm lược. Cảm kích trước ý chí quyết thắng của nhân dân Thanh Hoá, vua Quang Trung đã tặng chữ Thọ để ghép với chữ Hạc thành tên làng Thọ Hạc. Qua khảo sát chúng tôi thấy hiện còn lại hai địa danh là Bãi Dinh - nơi dựng trướng soái trên đường hành quân bãi Tàu Voi - nơi tập kết voi chiến ngày nay là khu vực dân phố Lợi I Lợi II thôn Thọ Hạc phường Đông Thọ. Cuộc kháng chiến kết thúc năm 1789, Quang Trung quan tâm hàng đầu tới công cuộc xây dựng đất nước, đưa xã hội tiến lên. Về tổ chức hành chính, đời Tây Sơn lấy ngoại trấn Thanh Hoa lệ thuộc Bắc thành. Trên thực tế vua Quang Trung không có ý chuyển trấn lỵ từ Dương Xá về Thọ Hạc, trấn thành bãi sông xã Dương Xá huyện Đông Sơn, từ thời nhà Lê tới Tây Sơn trấn thành đây. Như vậy theo những cứ liệu trên chúng ta có thể khẳng định đến cuối thế kỷ XVIII, lỵ sở Thanh Hoá vẫn đóng xã Dương Xá còn Thọ Hạc mới chỉ là một tổng với chức năng là đồn binh trấn thủ nhằm bảo vệ cho lỵ sở Thanh Hoá mà thôi. Ngày 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802) Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, chính thức xác lập quyền thống trị của dòng họ Nguyễn trên phạm vi toàn lãnh thổ nước ta: Bao gồm cả phần đất “Đàng ngoài” “Đàng Trong”, đó là chưa kể gần một triệu km² hải phận kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên. Kế thừa kinh nghiệm giao bang của các vương triều quân chủ trước đó, năm 1803 vua Gia Long cử phái đoàn bộ do Lê Quang Định dẫn đầu sang Trung Quốc xin cầu phong chấp nhận sự thần phục đối với nhà - 10 - Thanh. Năm 1804, vua Gia Long đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam. Nhưng đến năm 1811, trước sự phản ứng của nhân dân, Gia Long lại đặt quốc hiệu nước ta là Đại Việt. Đến năm 1833, vua Minh Mạng lại đổi quốc hiệu nước ta là Đại Nam. Khác với các vương triều quân chủ nước ta như Lý - Trần - Lê, Gia Long quyết định chọn Phú Xuân (Huế) làm Kinh đô của cả nước. Thời Gia Long thì cả nước ta có 29 Doanh trấn, Kinh đô Phú Xuân còn có tên gọi là “Kinh sư”. Khi mới lên ngôi, vua Gia Long giao cho Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc Thành, trông coi 11 trấn thành mặt Bắc. Nguyễn Văn Nhân (sau là Lê Văn Duyệt) làm tổng trấn thành Gia Định, cai quản 5 trấn mặt Nam. Nhằm thâu tóm mọi quyền lực vào tay vua, Gia Long đặt ra lệ “Tứ Bất”: không đặt chức Tể Tướng, không phong Hoàng Hậu, không lấy Trạng nguyên, không phong tước Vương cho người ngoài Hoàng tộc. Các công thần có công giúp Nguyễn Ánh đánh dẹp Tây Sơn lên ngôi vua chỉ được phong chức Tam Thái,Tam Thiếu. Với cách là vua của trăm họ, năm 1803 Gia Long thực hiện chuyến Bắc tuần lần thứ nhất với hai mục đích là nhận sắc phong của nhà Thanh tại Kinh thành Thăng Long ổn định tình hình Bắc Hà vốn là đất của nhà Lê. Trong chuyến Bắc tuần ấy,vua Gia Long đã tiến hành nhiều việc trong đó có việc dời trấn thành Thanh Hoá trấn thành Nghệ An đến vùng đất mới. Tháng 5 năm Giáp Tý, triều Gia Long năm thứ 3 (1804) đã quyết định dời trấn thành Thanh Hoa Nghệ An đi nơi khác. Trước khi vua Bắc tuần, xa giá qua lỵ sở hai trấn lỵ ấy (lỵ sở Thanh Hoa xã Dương Xá huyện Đông Sơn, lỵ sở Nghệ An xã Dũng Quyết huyện Châu Lộc) bàn muốn dời đi nơi khác, bèn trải xem địa thế định lấy Thọ Hạc (tên xã thuộc huyện Đông Sơn) làm trấn lỵ Thanh Hoa; An Trường (tên xã thuộc huyện Chân Lộc) làm trấn lỵ Nghệ An, đến nay bắt dân xây đắp. Tháng 05 năm Giáp Tý (1804), vua Gia Long xuống chiếu cho tả quân Lê Văn Duyệt đốc suất việc xây thành đắp luỹ để chuyển dời lỵ sở Thanh Hoa từ Dương Xá về Thọ Hạc [16, số1 tr.3]. . Thanh Hoá từ năm 1899 đến năm 1945. Chương 3: Chuyển biến về dân cư ở đô thị Thanh Hoá từ năm 1899 đến năm 1945. - 7 - B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH. HÌNH KINH TẾ, DÂN CƯ Ở ĐÔ THỊ THANH HOÁ TRƯỚC NĂM 1899 1.1. VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔ THỊ THANH HOÁ TỪ NĂM 1804 ĐẾN NĂM 1899 Thành

Ngày đăng: 18/12/2013, 19:49

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Bảng thống kờ tỡnh hỡnh sản xuất và tiờu thụ điệ nở Trung Kỡ năm 1936 (đơn vị 1000 kw/h) [60] - Chuyển biến về kinh tế và dân cư ở thành phố thanh hoá từ năm 1899 đến năm 1945

Bảng 2.

Bảng thống kờ tỡnh hỡnh sản xuất và tiờu thụ điệ nở Trung Kỡ năm 1936 (đơn vị 1000 kw/h) [60] Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 1: Bảng thống kờ cụng suất ổn định cỏc nhà mỏy điện và cơ sở phỏt điện ở Trung Kỡ năm 1936 (đơn vị tớnh kw/h) [60] - Chuyển biến về kinh tế và dân cư ở thành phố thanh hoá từ năm 1899 đến năm 1945

Bảng 1.

Bảng thống kờ cụng suất ổn định cỏc nhà mỏy điện và cơ sở phỏt điện ở Trung Kỡ năm 1936 (đơn vị tớnh kw/h) [60] Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng thống kờ cho thấy, cụng suất ổn định của nhà mỏy điện Thanh Hoỏ chỉ kộm nhà mỏy điện Bến Thuỷ, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt - Chuyển biến về kinh tế và dân cư ở thành phố thanh hoá từ năm 1899 đến năm 1945

Bảng th.

ống kờ cho thấy, cụng suất ổn định của nhà mỏy điện Thanh Hoỏ chỉ kộm nhà mỏy điện Bến Thuỷ, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt Xem tại trang 61 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan