Chuyển biến về kinh tế ở huyện tân kỳ (nghệ an) từ năm 1963 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch sử

93 736 2
Chuyển biến về kinh tế ở huyện tân kỳ (nghệ an) từ năm 1963 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch sử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH --------------------- NGUYỄN TUẤN HẠ ChuyÓn biÕn vÒ kinh tÕ ë huyÖn T©n Kú (NghÖ An) tõ n¨m 1963 ®Õn n¨m 2011 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60. 22. 54 LUẬN VĂN THẠC KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Quang Hồng NGHỆ AN, 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Quang Hồng. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy. Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Lịch sử, khoa đào tạo Sau đại học trường Đại học Vinh, Trung tâm Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Thư viện tỉnh Nghệ An, Cục Thống kê Nghệ An, UBND huyện Tân Kỳ, Trung tâm lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An…gia đình và bạn bè đã cung cấp liệu, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Quá trình thực hiện luận văn tuy đã cỗ gắng hết sức, song không thể tránh khỏi những thiếu sót do chưa có kinh nghiệm và kiến thức đầy đủ. Tôi mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô và bạn bè. Xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 10 năm 2012 Tác giả: Nguyễn Tuấn Hạ MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND: Uỷ ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân HS: Học sinh THPT: Trung học phổ thông THCS: Trung học cơ sở TW: Trung ương MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: 1.1. Về khoa học Ngày 19/04/1963, Hội đồng Chính phủ ra quyết định 52/CP phê chuẩn lại việc chia lại địa giới các huyện Qùy châu, Qùy hợp, Anh sơn, Nghĩa Đàn thành 7 huyện mới, trong đó có huyện Tân Kỳ. Tên gọi: huyện Tân Kỳ ra đời từ đó. Huyện Tân Kỳ có diện tích tự nhiên là: 72.820,75 ha và dân số trên 137.7 nghìn người. Là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các huyện miền Tây xứ Nghệ. Huyện Tân Kỳ có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, giáo dục….nghiên cứu những chuyển biến trong đời sống kinh tế, vật chất và tinh thần của cộng đồng cư dân huyện Tân Kỳ là góp phần thiết thực vào nghiên cứu quá trình chuyển đổi của đồng bào các huyện miền núi từ nữa sau thế kỷ XX đến nay. Đây là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Kể từ ngày được thành lập cho đến nay gần nửa thế kỷ, huyện Tân Kỳ không ngừng phát triển cả về phạm vi cư trú, thành phần dân cư, cấu trúc hạ tầng, trình độ dân trí…Đề tài là công trình nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống về đời sống kinh tế vật chất cũng như tinh thần của cộng đồng cư dân huyện Tân Kỳ từ ngày thành lập cho đến nay. Trong quá trình nghiên cứu và phân tích, chúng tôi chỉ ra những đặc điểm chung và riêng trong quá trình phát triển của huyện Tân Kỳ so với một số huyện khác miền núi Nghệ An. Đây là một trong những đóng góp quan trọng của đề tài, vì vậy đề tài còn mở ra một số hướng nghiên cứu mới về quá trình phát triển vùng miền núi Tây Nghệ An. 4 1.2. Về thực tiễn Đề tài sẽ là một nguồn liệu quan trọng góp phần vào việc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương vì đề tài đã đi sâu nghiên cứu những chuyển biến trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng cư dân huyện Tân Kỳ. Đề tài góp phần tập hợp tự liệu, cung cấp cho nhân dân trong huyện một nguồn liệu cần thiết, xác đáng về huyện Tân Kỳ để các nhà khoa học, các nhà chính trị, kinh tế, văn hóa….nghiên cứu, so sánh, đối chiếu và mở rộng phạm vi nghiên cứu. Đề tài tìm hiểu , phân tích, nghiên cứu và đưa một số đề xuất để các cấp chính quyền có thể tham khảo khi xây dựng, phát triển huyện Tân Kỳ trước mắt cũng như lâu dài. Là một người con của vùng xứ nghệ, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tân Kỳ, tôi chọn đề tài: “ Chuyển biến về kinh tế huyện Tân Kỳ (Nghệ An) từ năm 1963 đến năm 2011” làm luận văn Thạc Sỹ để thể hiện tấm lòng với quê hương. Sự tri ân với vùng đất chôn nhau cắt rốn của mình, hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phồn thịnh của Huyện trong tương lai. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Trong các tác phẩm sử học của Quốc sử quán triều nguyễn như: “ Khâm định việt sử thông giám cương mục”, “Đại Nam nhất thống chí”, “Đại Nam thực lục chính biên”, tên gọi Nghĩa Đàn ( sau này huyện Tân Kỳ được tách ra từ Nghĩa Đàn) được nhắc đến với cách là một đơn vị hành chính của chính quyền nhà Nguyễn. Sau năm 1954 khi miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, để khẳng định lại những đóng góp to lớn của các dân tộc cũng như các vùng, miền vào sự nghiệp cách mạng chung cả nước, nhiều tác phẩm sử học đã ra đời, trong đó có cuốn: “Đất nước Việt Nam qua các đời” của Đào Duy Anh và “Lịch sử Nghệ Tĩnh”, của nhiều tác giả…hay cuốn “Địa chí Nghệ An” do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An biên soạn trong các tác phẩm 5 này, đóng góp của cư dân Tân Kỳ được trình bày một cách khái lược, hòa lẫn vào dòng chảy chung của lịch sử toàn tỉnh và toàn dân tộc. Tác phẩm “ Việt Nam - những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính 1945-1997” của Nguyễn Quang Ân, huyện Tân Kỳ được nhắc đến nhưng cũng chỉ đề cập đến những nét khái quát nhất, sơ lược nhất. Năm 1992 cuốn “Tân Kỳ, truyền thống và làng xã” của PGS Ninh Viết Giao được xuất bản. Có thể nói đây là tài liệu thành văn đầu tiên nói đến một cách cụ thể về huyện Tân Kỳ. Gần đây, trên trang web của ủy ban nhân dân huyện Tân Kỳ cũng xuất hiện một số bài viết về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện. Tuy vậy, các bài viết này chỉ mang tính khái quát hóa hoặc chỉ dừng lại một số lĩnh vực nhất định, chưa tạo nên được một cái nhìn tổng thể về sự chuyển biến trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, của cộng đồng cư dân huyện Tân kỳ. Như vậy, có thể nói việc nghiên cứu, phân tích về kinh tế, đặc biệt là về kinh tế của một huyện miền núi như Tân Kỳ, một huyện được thành lập chưa lâu là một vấn đề cấp thiết và hầu như chưa có công trình khoa học nào đề cập đến. Một số sách báo có nhắc đến Tân Kỳ thì cũng chỉ biết đến như một địa chỉ, một đơn vị hành chính. Còn riêng về mảng kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng cư dân huyện Tân Kỳ vẫn là một mảnh đất trống, chưa được khai thác đến. Do đó việc nghiên cứu đề tài “Chuyển biến kinh tế huyện Tân Kỳ (Nghệ An) từ năm 1963 đến năm 2011” dù còn trong phạm vi hẹp và mang tính chất đia phương nhưng hoàn toàn mới. Đề tài hy vọng góp thêm ít nhiều về mặt khoa học và thực tiễn để tìm hiểu về sự chuyển biến về kinh tế của huyện Tân Kỳ nói riêng và các huyện miền núi phía tây Nghệ An nói chung trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3. Nguồn liệu và phương pháp nghiên cứu. 3.1. Nguồn liệu. 6 Đề tài “Chuyển biến về kinh tế Huyện Tân Kỳ ( Nghệ An) Từ năm 1963 đến năm 2011” được nghiên cứu dựa trên những tài liệu sau: 3.1.1. Sách tham khảo Những tác phẩm của Quốc sử quán triều Nguyễn như: “Đại nam nhất thống chí” tập II, “ Đại nam thực lục chí biên” tập 36 và tác phẩm “Nghệ An ký” của Bùi Dương Lịch .Giúp xác định địa giới hành chính cũng như các thành phần dân cư của huyện Nghĩa Đàn ( cũ) dưới triều Nguyễn. Cuốn: “Việt Nam - những thay đổi địa danh và đia giới hành chính 1945- 1997” của Nguyễn Quang Ân, tác phẩm: “ Lịch sử Nghệ Tĩnh”. xác định rõ địa giới hành chính của huyện Tân Kỳ thời hiện đại cũng như đóng góp của nhân dân huyện Tân Kỳ vào lịch sử chung của tỉnh Nghệ An. Cuốn “Các dân tộc ít người Việt Nam” của viện dân tộc học, “các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An” của Nguyễn Đình Lộc… góp thêm những liệu để tìm hiểu đời sống của các dân tộc cư trú trên địa bàn huyện. 3.1.2. Nguồn liệu từ các bản báo cáo, thống kê Đảng bộ huyện qua các nhiệm kỳ tại văn phòng Đảng bộ huyện. Báo cáo, tổng kết tình hình kinh tế, chính trị, xã hội qua các năm của UBND huyện, lưu tại văn phòng UBND huyện. Báo cáo tổng kết của HĐND, UBND huyện Tân Kỳ qua các năm do HĐND, UBND huyện cung cấp. Các số liệu thống kê của phòng thống kê huyện Tân Kỳ. Các số liệu do phòng giáo dục huyện cung cấp. Số liệu cơ bản kinh tế - xã hội một số năm do UBND huyện Tân Kỳ cung cấp. 3.1.3. liệu điền dã Nguồn liệu thông qua việc khảo sát thực tế một số xã của huyện. Nguồn liệu do các cụ cao niên cung cấp. 7 3.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp phục vụ cho nghiên cứu chuyên nghành như: Đối chứng, so sánh, thống kê, xử lý liệu. Từ đó có cơ sở để nhìn nhận, phân tích, đánh giá vấn đề. Đồng thời sử dụng hai phương pháp truyền thống quan trọng là phương pháp lôgic, phương pháp lịch sử để mở rộng nhiều nguồn liệu, sự kiện lịch sử với mục đích khôi phục lại bức tranh quá khứ đúng như nó đã tồn tại. Sau cùng là tổng hợp, khái quát để đưa ra những đánh giá chung nhất, khách quan và chính xác nhất. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài. 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những những chuyển biến trong đời sống kinh tế của cộng đồng cư dân huyện Tân Kỳ (Nghệ An) từ 1963 đến năm 2011 cũng như ảnh hưởng tác động của vấn đề đó với đời sống của kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của dân cư huyện Tân Kỳ. (Nghệ An) từ 1963-2011. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. Về không gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những chuyển biển về kinh tế của cộng đồng cư dân huyện Tân Kỳ từ năm 1963 đến năm 2011 Về thời gian: chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những chuyển biến về đời sống kinh tế của cộng đồng cư dân huyện Tân Kỳ từ năm 1963 đến năm 2011, ngoài ra còn có những nội dung khác nhưng nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 5. Đóng góp của đề tài. Với việc đi sâu nghiên cứu về những chuyển biến trong đời sống kinh tế của cộng đồng cư dân Tân Kỳ, đề tài sẽ là nguồn liệu quan trọng cho việc biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương các cấp học nhằm giáo dục 8 cho học sinh tình yêu thương và niềm tự hào đối với quê hương, ý thức bảo vệ quê hương ngày càng giàu đẹp. Đề tài là công trình nghiên cứu đầu tiên, khá toàn diện về những chuyển biến trong đời sống kinh tế, vật chất và tinh thần của cộng đồng cư dân huyện Tân Kỳ - một huyện miền núi. Vì vậy kết quả của đề tài này không những là tài liệu quan trọng giúp các cấp chính quyền tham khảo khi xây dựng và phát triển huyện Tân Kỳ về trước mắt cũng như lâu dài mà còn góp phần thiết thực vào việc nghiên cứu quá trình chuyển đổi của các huyện miền núi trong công cuộc đổi mới của đất nước. Với việc chỉ ra những đặc điểm chung và riêng trong quá trình phát triển của huyện Tân Kỳ so với một số huyện miền núi khác của tỉnh Nghệ An, đề tài góp phần mở ra một hướng nghiên cứu mới về quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa miền núi Nghệ An. Đề tài còn là một công trình tập hợp liệu để tiện cho công tác nghiên cứu, so sánh của những công trình nghiên cứu sau. Ngoài ra, đề tài còn chỉ rõ những mặt tích cực trong phát triển kinh tế của huyện Tân Kỳ đồng thời chỉ ra những tồn tại, khiếm khuyết khi xây dựng phát triển kinh tế. Vì vậy đề tài sẽ là một kênh thông tin quan trọng giúp các nhà lãnh đạo huyện trọng việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài, ổn định và bền vững cho huyện Tân Kỳ. 6. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Khái quát về vùng đất Tân Kỳ trước khi thành lập huyện. Chương 2: Chuyển biến về kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp Chương 3: Chuyển biến về công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT TÂN KỲ NGHỆ AN TRƯỚC NĂM 1963 1.1Vài nét về điều kiện tự nhiên. 1.1.1 Địa hình. Tân Kỳhuyện miền núi thấp vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An, nằm trong tọa độ 18 độ 58’ đến 19 độ 32’ vĩ độ Bắc, và từ 105 độ 02’đến 105độ 14’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp các huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp; phía Đông, phía Nam giáp các huyện Yên Thành và Đô Lương; phía Tây, Tây Nam giáp huyện Anh Sơn. Từ thị trấn Tân Kỳ có thể đi tới quốc lộ 7, quốc lộ 1 và tuyến đường Hồ Chí Minh để ra Hà Nội với quãng đường khoảng 300km hoặc đi vào thành phố Vinh với quãng đường khoảng 100km. Theo thống kê đất đai năm 2008, tổng diện tích tự nhiên của huyện có 72.820,75 ha chiếm 4,42% diện tích tự nhiên của tỉnh (huyện Tân Kỳ có diện tích tự nhiên thứ 9 trong tổng số 19 huyện của tỉnh Nghệ An). Huyện Tân Kỳ hiện nay có 1 thị trấn và 21 xã là: thị trấn Tân Kỳ(Lạt); xã Tiên Kỳ, Đồng Văn, Tân Hợp, Giai Xuân, Phú Sơn, Nghĩa Hành, Hương Sơn, Tân Hương, Tân An, Nghĩa Phúc, Tân Xuân, Tân Phú, Nghĩa Đồng, Nghĩa Bình, Nghĩa Thái, Nghĩa Hoàn, Nghĩa Hợp, Tân Long, Nghĩa Dũng, Kỳ sơn và Kỳ Tân. Địa hình của Tân Kỳ giống như một lòng chảo từ vùng cao Tân Hợp, Tân Xuân, Giai Xuân, thấp dần về phía sông Con. Núi cao nhất là đỉnh Pù Loi(1.100m), rồi đến đỉnh Pù À(490m), Bồ Bồ(472m). Ngoài ra là núi đồi phân bổ khắp địa bàn huyện. đầu dòng sông Con, phía hữu ngạn gồm các xã Nghĩa Đồng, Nghĩa Thái, Nghĩa Hoàn là vùng đất bằng phẳng rất thuận lợi 10 . Tân Kỳ, tôi chọn đề tài: “ Chuyển biến về kinh tế ở huyện Tân Kỳ (Nghệ An) từ năm 1963 đến năm 2011 làm luận văn Thạc Sỹ để thể hiện tấm lòng với quê hương dân huyện Tân Kỳ vẫn là một mảnh đất trống, chưa được khai thác đến. Do đó việc nghiên cứu đề tài Chuyển biến kinh tế ở huyện Tân Kỳ (Nghệ An) từ năm 1963

Ngày đăng: 18/12/2013, 19:49

Hình ảnh liên quan

Bảng thống kờ diện tớch và sản lượng một số cõy trồng chủ lực ở Tõn Kỳ giai đoạn 1963 – 1975. - Chuyển biến về kinh tế ở huyện tân kỳ (nghệ an) từ năm 1963 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch sử

Bảng th.

ống kờ diện tớch và sản lượng một số cõy trồng chủ lực ở Tõn Kỳ giai đoạn 1963 – 1975 Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng kết quả tổng hợp sản xuất cụng nghiệp Tõn Kỳ từ năm 2006-2010. - Chuyển biến về kinh tế ở huyện tân kỳ (nghệ an) từ năm 1963 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch sử

Bảng k.

ết quả tổng hợp sản xuất cụng nghiệp Tõn Kỳ từ năm 2006-2010 Xem tại trang 66 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan