Chức năng của một số thể loại chính văn học trung đại việt nam

110 6.8K 21
Chức năng của một số thể loại chính văn học trung đại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, khóa luận, thạc sĩ, đề tài, báo cáo, chuyên đề

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN QUẾ KỲ CHỨC NĂNG CỦA MỘT SỐ THỂ LOẠI CHÍNH VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN VINH-2009 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1.Văn học trung đại Việt Nammột loại hình văn học tồn tại và phát triển trong thời trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Thời kì này chịu sự chi phối sâu sắc của ý thức hệ tư tưởng, của văn học, mĩ học phong kiến và truyền thống văn hoá các dân tộc Việt Nam. Văn học trung đại Việt Nammột hệ thống thi pháp riêng với nhiều thể loại kể cả thể loại nội sinh và ngoại nhập. Mỗi một thể loại lại có chức năng riêng trong việc chuyển tải nội dung, tư tưởng, những vấn đề nhân sinh thiết thực mà cuộc sống yêu cầu qua những hình thức nghệ thuật khác nhau mang tính quan niệm. Vì vậy, luận văn này làm sáng rõ chức năng của một số thể loại chính của văn học trung đại Việt Nam trong việc thể hiện “thiên chức” của mình như: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ…, theo tiên chỉ “văn dĩ tải đạo, thi ngôn chí” mà các nhà văn trung đại thường lấy làm chuẩn mực. 1.2.Để thực hiện các chức năng rất đỗi thiêng liêng cao quý đó: tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm, góp phần thanh lọc tâm hồn, di dưỡng tính tình, hoàn thiện nhân cách, giúp con người “tự nhận thức” mà sống tốt hơn, đẹp hơn…thì mỗi một thể loại lại có một số hình thức nhất định cho phù hợp với phẩm chất nghệ thuật, tính chất giáo huấn tuyên truyền, có tính quan phương như: thể thơ, các biện pháp tu từ, kết cấu, các hình thức mang tính quan niệm… Luận văn này làm sáng rõ các hình thức mà các nhà văn, nhà thơ sử dụng để thực hiện các chức năng của mình ở các phương diện: cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu, sự tự biểu hiện 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là chức năng của một số thể loại chính vận văn, tản văn trong văn học trung đại Việt Nam. 2 2.2. Phạm vi nghiên cứu Do văn học trung đại Việt Nam có rất nhiều thể loại kể cả nội sinh và ngoại nhập nên để cho tập trung, cho có chiều sâu nên ở luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu chức năng của một số thể loại quan trọng như về thơ có: Thơ Đường luật, truyện thơ; về tản văn có: truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, kí. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài, chúng tôi nhằm thực hiện các mục đích sau: - Tìm hiểu chức năng của một số thể loại văn học trung đại và các hình thức thực hiện các chức năng đó. - Từ chức năng thể loại đi vào thực hiện phân tích một số tác phẩm theo đặc trưng thể loại để có cái nhìn toàn vẹn, thấu đáo bản chất của vấn đề, hiện thực đời sống, thế giới tinh thần của nhà văn. Và qua đó, thấy đước cá tính sáng tạo, hình thức nghệ thuật mà nhà văn thể hiện qua tác phẩm. 4. Lịch sử vấn đề Việc phân chia các thể loại văn học trung đại Việt Nam, trong đó có chức năng của từng thể loại đã được nhiều tác giả nói đến trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Công trình đầu tiên là Việt âm thi tập do Phan Phu Tiên thực hiện gồm 624 tác phẩm. Đây là công trình sử biên, trong đó có các bài tựa có tính chất là phê bình, nghiên cứu. Tiếp theo là công trình Tinh tuyển chi gia luật thi do Dương Đức Nhan thực hiện, tập hợp 427 bài thơ của 13 tác giả đời Trần, Hồ và Lê sơ. Công trình thứ ba là Trích diễm thi tập do Hoàng Đức Lương thực hiện, tập hợp 427 bài thơ. Ý thức phân loại thơ đã thể hiện rõ. Bùi Huy Bích có công trình Hoàng Việt văn tuyển gồm 8 quyển, tổng cộng 112 tác phẩm, chia theo các thể loại kí,chế sách, tản văn, công văn phú, văn tế, minh, chiếu, biểu… 3 Lê Quý Đôn ở thiên văn nghệ chí trong Lê triều thông sử chia tác phẩm ra thành 4 loại: hiến chương (16 loại ), Thi văn (66 tác phẩm ), Truyện kí (19 tác phẩm), Phương kĩ (14 tác phẩm ). Phan Kế Bính trong Việt Hán văn khảo viết: “Văn chương có nhiều thể cách, mỗi thể cách có lối đặt câu riêng, nhưng đại khái thì nên chia hai lối là lối có vần và lối không có vần. Lối có vần như là thơ, phú, minh, tán, ca, ngâm khúc điệu…Lối không có vần như là kinh nghĩa, văn sách, luận, kí, tứ lục tiểu đối…” [9, tr. 6]. Quan niệm này mang tính khoa học và hệ thống. Năm 1932, Bùi Kỉ trong Quốc văn cụ thể có giới thiệu các thể loại theo tên gọi của người xưa: Lục bát, song thất lục bát, hát xẩm, hát nói, mưỡu, thơ cổ phong, Đường luật, minh, trâm, tán, từ khúc, phú, văn tế, chiếu, biểu, cáo, hịch, trướng, kinh nghĩa,văn sách, tựa, truyện, kí, bia, luận, chèo, tuồng. Năm 1943, trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm đề cập đến việc phân loại thể loại.Tác giả đã phân biệt “các thể văn mượn của tàu và các thể văn mượn của ta”. Những thể mượn của tàu được chia làm hai loại : Vận văn (Văn có vần: Thơ, phú, văn tế ); biền văn (Văn không có vần mà có đối : câu đối tứ lục, kinh nghĩa). Các lối văn xuôi của Tàu: tự, bạt, truyện, kí, bi, luận. Những thể riêng của ta: lục bát, song thất và các biến thể của hai lối ấy. Nguyễn Huệ Chi trong Khảo luận văn bản thơ văn Lí-Trần, căn cứ vào những đặc điểm và phương thức biểu hiện của tác phẩm, chia thành 5 loại với 15 thể: Thơ ca gồm: thơ sấm vĩ, thơ suy lí, thơ trữ tình, thơ tự sự; Biền văn gồm: phú, hịch, cáo, chiếu, chế, biểu, tấu; Tản văn gồm: văn bình luận, văn thư tín, văn ngữ lục; Tạp văn: luận thuyết tôn giáo; Truyện kể: truyện, sử, bi, kí. Công trình Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Trần Đình Sử đi theo hướng thể loại với các nhóm: Nhóm 1: Các thể thơ trữ tình, Nhóm 2: Phú và các thể văn; Nhóm 3: Thể loại truyện chữ Hán. Ở phần thơ trữ tình, tác giả viết : 4 “Phần lớn thơ làm trong các dịp tiễn tặng, hoạ thơ người khác, đề thơ kỉ niệm, tức cảnh, tức sự, thư sự…Khi muốn bộ lộ nỗi lòng thì họ gọi là Ngôn hoài, Thuật hoài…” [tr 170 ] . Hay trong thể phú, tác giả cũng đề cập đến chức năng của thể này: Tính nội dung của thể phú thể hiện ở cách sử dụng. Tính chất chung của phú là ca ngợi. Có hai loại phú – phúng gián và tỏ chí. [tr. 267]. Cuốn: Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên đề cập đến các thể loại cả văn học trung đạivăn học hiện đại (riêng một số thể loại không có như: truyện truyền kì). Chẳng hạn, khi đề cập đến thơ trữ tình, tác giả viết: “Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm, từ những cung bậc tình cảm cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết học” [tr 269]. Công trình: Vấn đề phân loại thể loại văn học Việt Nam trung đại, tác giả Biện Minh Điền khẳng định: “Vậy là, nhìn vào hệ thống thể loại, có thể khu biệt từng giai đoạn, từng thời kì văn học và có thể nhận diện từng loại hình văn học. Chính vì thế, hướng theo thể loại là xu thế chủ đạo trong sáng tác, nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới” [6]. Cũng theo tác giả: phương án phân loại là cơ sở để đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu các thể loại trong văn học Việt Nam trung đại. Có ba phương diện cần khảo sát: nội dung, chức năng và thi pháp của thể loại. Cuốn: Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại những vấn đề văn xuôi tự sự, Nguyễn Đăng Na khẳng định: “Văn xuôi tự sự là một bộ phận hữu cơ không tách rời quá trình phát triển của văn học Việt Nam. Song, với tư cách là một loại hình nghệ thuật, văn xuôi tự sự có những đặc trưng và quy luật diễn tiến riêng. Qua ba chặng đường lịch sử với chiều dài mười thế kỉ (X – XIX) và ba xu hướng phát triển, cùng với các loại hình thể loại văn học khác, văn xuôi tự sự đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà thời đại giao phó: phản ánh đời sống tâm linh của người Việt Nam thời 5 trung đại. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, các tác gia văn xuôi tự sự không ngừng tìm tòi, kế thừa và đổi mới cả nội dung lẫn hình thức tác phẩm đặng từ đó dần dần tự hoàn chỉnh cả ba hình thức tự sự: truyện ngắn, kí và tiểu thuyết chương hồi” [39]. Chuyên đề: Văn chính luận Việt Nam thời trung đại, tác giả Phạm Tuấn Vũ nói khá rõ các chức năng của các thể: cáo, chiếu, hịch…Công trình này đã gợi ý cho chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các chức năng của một số thể loại quan trọng của văn học trung đại Việt Nam. 5. Đóng góp của luận văn Qua luận văn, chúng tôi hi vọng sẽ tìm hiểu sâu hơn chức năng của một số thể loại quan trọng được học trong chương trình phổ thông và phương thức thể hiện chúng, cá tính sáng tạo của tác giả. Từ đó hình thành cho độc giả kĩ năng, cách đọc tác phẩm theo đặc trưng thể loại, cụ thể cách đọc thơ Đường luật, truyện thơ, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, kí. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích, so sánh - Phương pháp tổng hợp khái quát 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần “Mở đầu”, phần “Kết luận” và mục “Tài liệu tham khảo”, nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1. Một số vấn đề thể loại văn học của văn học trung đại Việt Nam và các chức năng của nó Chương 2. Chức năng của một số thể loại vận văn Chương 3. Chức năng của một số thể loại tản văn 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA NÓ 1.1. Một số đặc điểm về chức năng của văn học trung đại Việt Nam 1.1.1. Văn học trung đại Việt Nam Văn học trung đại Việt Nam chỉ một loại hình văn học tồn tại và phát triển trong thời trung đạiViệt Nam (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX). Đây là văn học của thời kì gắn với chế độ phong kiến. Tuy nhiên chú ý thời trung đại của từng thời kì, từng khu vực, từng quốc gia có sự khác nhau. Theo B.L. Rip tin: văn học trung đại nhiều điều chưa xác định. Tuy nhiên những cơ sở vững chắc của khái niệm này không thể phủ nhận vì tính chất loại hình. Văn học trung đại Việt Nam chịu sự chi phối sâu sắc của ý thức hệ tư tưởng, củahọc phong kiến, tiếp thu tinh hoa của văn học dân gian. Điều này là tất yếu bởi vì văn học luôn vận động, theo sát, phục vụ cuộc sống. Các nhà văn trung đại trong quá trình sáng tác thường chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng “trung quân ái quốc”. Quan niệm phong kiến chính thống cho rằng: nước với vua là một. Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu…đã trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ quan niệm này. Là một người có tri thức uyên thâm, từng đỗ đầu ba kì thi, luôn cháy bỏng một khát vọng “trí quân trạch dân”, từng làm quan nhưng do hoàn cảnh đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược nên Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn. Ông từng dặn con cháu: “Trầm tư ty lạp quân ân trọng” (Suy nghĩ cho kĩ thì ơn của vua dù bé nhỏ như sợi tơ hạt tóc vẫn là nặng; ông tự nói về mình: “Quân ân vị báo đầu tiên bạch” (ơn vua chưa trả được mà đầu đã bạc). Đến cuối đời, nhà nho Yên Đổ vẫn canh cánh trong lòng tâm sự u uất, day dứt, thẹn thùng, ân hận : Ơn vua chưa chút báo đền Cúi trông thẹn đất, ngửa lên thẹn trời. 7 Nguyễn Đình Chiểu thì từng ước có một vị vua anh minh, tập hợp sức mạnh nhân dân đánh tan, quét sạch quân xâm lược: Chừng nào thánh đế ân soi thấu Một trận mưa nhuần rửa núi sông (Xúc cảnh) Khi đất nước có ngoại xâm thì văn họcmột vũ khí sắc bén, vô cùng lợi hại, cổ vũ động viên tinh thần quân dân vùng lên giết giặc lập công. Trong thi phẩm Bảo kính cảnh giới (số 5), Nguyễn Trãi viết: Văn chương chép lấy đôi câu thánh Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung. Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược, Có nhân, có trí, có anh hùng. Văn chương phải gắn với sự nghiệp, gắn nhiệm vụ làm văn với bổn phận làm người. Văn chương phải gắn với hành động “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược”, phải gắn với phẩm chất “Có nhân, có trí, có anh hùng”. Muốn bảo vệ cuộc sống và khẳng định giá trị con người thì trước hết phải bảo vệ Tổ quốc, khẳng định dân tộc, bởi “nước mất thì nhà tan”. Văn chương phải chuyển tải được thông điệp thiêng liêng, cao quý đó. Lí Thường Kiệt từng dõng dạc khẳng định chủ quyền: Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời Nghe thật hào sảng nhưng không kém phần xúc động, tự hào! Và tác giả đã nêu cao quyết tâm, ý chí của cả toàn thể dân tộc, của con cháu Lạc Hồng: Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. (Bài thơ thần- Lí Thường Kiệt) 8 Quân địch khi nghe xong phải run sợ, mất tinh thần chiến đấu. Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi, Hịch tướng sĩ văn của Trần Quốc Tuấn…là một trong những áng văn có tính luận chiến rất rõ, có giá trị muôn đời bởi tư tưởng nhân văn sâu sắc. Khi đất nước sạch bóng quân thù thì yêu nước là dốc toàn trí, toàn lực để xây dựng đất nước hùng cường, no ấm, mấu mực theo xã hội Nghiêu, Thuấn ở Trung Quốc. Yêu nước còn là phê phán những hủ lậu, những điều trái tai gai mắt, đi ngược lại với đạo đức, lợi ích, truyền thống dân tộc. Đó là phê phán cảnh ăn chơi sa đoạ trong phủ chúa Trịnh (trong tác phẩm Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác và nhiều tác phẩm khác), là bọn quan lại “rỗng tuếch về trí tuệ”, “hữu danh vô thực”, trong thời buổi hỗn loạn không làm được việc gì cho dân cho nước. Nguyễn Khuyến gọi chúng là những ông “Phỗng đá”: Đêm ngày gìn giữ cho ai đó, Non nước đầy vơi có biết không? (Ông Phỗng đá- Nguyễn Khuyến) Văn học trung đại Việt Nam còn kế thừa truyền thống nhân đạo. Đó sự đồng cảm, sẻ chia trong hoạn nạn cuộc đời, thông cảm cho những số phận bất hạnh, đặc biệt là nhũng người phụ nữ phải sống trong xã hội nam quyền độc đoán, đầy rẫy những hủ tục, bất công, những định kiến hẹp hòi, phi lí. Vũ Nương trong Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Thuý Kiều, Đạm Tiên trong Truyện Kiều, những người vợ có chồng đi chinh chiến biền biệt trong “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn, những người phụ nữ sống trong u sầu, tủi nhục trong cung Tần, phủ Chúa “giết nhau bằng cái u sầu độc chưa?”, là số phận của những người vợ lẽ, những người phụ nữ không chồng mà chửa trong thơ Hồ Xuân Hương…Mỗi người có nỗi niềm tâm sự riêng, nỗi khổ riêng nhưng trong tận cùng oan trái, khổ đau, họ vẫn ngời lên vẻ đẹp nhân cách của lòng vị tha, hiếu thảo, đức hi sinh…Và qua đó, 9 các tác giả trung đại bày tỏ những khát vọng giải phóng con người khỏi áp bức đau khổ. Đó là khát vọng về tình yêu tự do như qua câu chuyện tình yêu giữa Thuý Kiều và Kim Trọng trong truyện Kiều; Phạm Kim và Quỳnh Thư trong kính tân trang của Phạm Thái . Như chúng ta biết, sống trong xã hội phong kiến, hôn nhân xuất phát từ tình yêu tự do là điều không tưởng. Hôn nhân phải môn đăng hộ đối, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ luôn bị động, phải lệ thuộc, không có quyền quyết định hạnh phúc đời người. Nguyễn Du đã gióng lên tiếng nói nhân bản, đầy ý nghĩa, phải trả lại đúng nghĩa, đích thực của những cuộc hôn nhân: sự đam mê mãnh liệt, có sự bí ẩn, đầy sáng tạo, hôn nhân phải xuất phát từ tình yêu tự do…Bên cạnh đó, Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải còn bày tỏ về khát vọng công lí. Đây là vấn đề muôn thuở mà xã hội nào cũng hướng tới. Văn học trung đại Việt Nam cũng dành một phần lớn để tố cáo những thế lực hắc ám đã chà đạp con người, gieo rắc nhiều đau khổ, đẩy họ vào bước đường cùng. Thế lực này khá đông đảo từ tầng lớp vua quan như Hồ Tôn Hiến đến bọn lưu manh như tên sở Khanh, bọn đầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi, những tên buôn thịt bán người sống bằng nghề nhơ nhớp như Bạc Bà, Bạc Hạnh trong truyện Kiều. Chà đạp Thuý Kiều là cả một xã hội. Cũng chính chế độ nam quyền độc đoán đã giết chết người vợ hiện thục, nết na có “tư dung tốt đẹp” Vũ Thị Nương trong Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Bất nhân, vô liêm sỉ như Trọng Quỳ thua bạc, gán vợ, khiến vợ tự tử gây ra bao xót xa, bức xúc cho người đọc mọi thế hệ …Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng từ bi bác ái của đạo Phật, tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo. Văn học trung đại Việt Nam đã kế thừa sự thông minh dí dỏm, sự lạc quan, luôn tin tưởng vào tương lai dù trong sự khốn khó nhất, bi đát nhất của văn học dân gian. Xã hội còn nhiều điều bất cập, chà đạp nhân phẩm con người, gây cho họ bao đau khổ. Trong thơ văn của các tác giả trung đại, đặc biệt là trong thơ Hồ Xuân 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 16:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan