Chủ đề tình ái trong liêu trai chí trị luận văn thạc sỹ ngữ văn

112 594 2
Chủ đề tình ái trong liêu trai chí trị luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học vinh **************** nguyễn thị mai CHủ đề tình ái trong liêu trai chí dị chuyên ngành: lí luận văn học m số: 60.22.32ã Luận văn thạcngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: TS. PHạM TUấN Vũ Vinh - 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh (1640 - 1715) là tập truyện đặc sắc bậc nhất của thể loại truyền kì ở Trung Quốc. Phùng Trấn Loan đời Thanh gọi đây là “thiên cổ kì thư”. Tác phẩm này có ảnh hưởng lớn đến nhiều nhà văn Trung Quốc và Việt Nam đời sau. Bởi vậy, các phương diện của tư tưởng và nghệ thuật tác phẩm rất cần được nghiên cứu, trong đó có chủ đề tình ái. 1.2. Xuất hiện thế kỉ XVII (đời Thanh) trong một giai đoạn lịch sử nhiều biến động, Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh chịu tác động mạnh mẽ từ những quan niệm, tư tưởng mới mẻ, tạo nên những thay đổi sâu sắc trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật thể hiện. Có thể nhận thấy tác phẩm có những cách tân thể hiện ở chủ đề tình ái, tiếp cận chủ đề này sẽ góp phần lí giải giá trị của tác phẩm đồng thời gợi mở soi sáng thêm các vấn đề về cách tân trong nhận thức, tư duy sáng tạo của nghệ sỹ và trạng thái văn hoá tinh thần của thời đại lúc bấy giờ. Chủ đề tình ái trong Liêu Trai chí dị là một bước đột phá đầy táo bạo so với văn chương truyền kì trước đó nên rất đáng được nghiên cứu. 1.3. Liêu Trai chí dị có gần 500 truyện, bao gồm truyện truyền kì và chí quái. Khi được dịch ở Việt Nam, các dịch giả thường chọn truyện truyền kì vì ở loại truyện này, nhân vật chính là con người. Nghiên cứu chủ đề tình ái trong những truyện truyền kì để góp phần minh định thuộc tính thể loại này và có thêm cơ sở để khẳng định những đóng góp của thể loại. 1.4. Trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở và trung học phổ thông hiện nay có một số tác phẩm truyền kì như: Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ), Con hổ có nghĩa (Vũ Trinh), Dế chọi (Bồ Tùng Linh),… Nghiên cứu chủ đề tình ái trong Liêu Trai chí dị góp phần vào việc dạy và học các tác phẩm đó được tốt hơn. 2 2. Lịch sử vấn đề Với vị trí là “đoản thiên tiểu thuyết chi vương” (vua của truyện ngắn), Liêu Trai chí dị từ lâu đã được các học giả quan tâm nghiên cứu, đánh giá cao trên nhiều phương diện, nhất là từ sau 1950, khi Bồ Tùng Linh được UNESCO kỉ niệm như một danh nhân văn hoá thế giới. Một vấn đề thu hút được nhiều sự chú ý của giới nghiên cứu là chủ đề tình ái, một trong những chủ đề lớn của tác phẩm Liêu Trai chí dị. Trong Trung Quốc nhất tuyệt, khi nói tới Liêu Trai chí dị, Lý Duy Côn nhận định: “Hơn bốn trăm thiên sách ấy trong khi miêu thuật các câu chuyện tình ái ân oán, biến hình mê ảo của rất nhiều quỷ hồ tiên quái với con người đã phản ánh sâu sắc đặc trưng thời đại của xã hội hiện thực (…) Nhiều thiên kể những câu chuyện tình ái yêu đương quấn quýt” [5, 227]. Nhà nghiên cứu Trung Hoa này nhắc đến các câu chuyện tình ái như một thành tựu của Liêu Trai chí dị so với chí quái Lục triều: “Tác giả dụng ý khắc hoạ hình tượng và tính cách nhân vật, khéo léo đan cài các tình tiết câu chuyện kể lại một cách khéo léo hấp dẫn, đẹp đẽ xúc động” [5, 228] Lỗ Tấn khi nghiên cứu Tiểu thuyết mô phỏng đời Tấn Đường của đời Thanh trong Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc có nhận xét về Liêu Trai chí dị: “Những lời thân mật âu yếm, những cử chỉ quen nhìn xuống sẵn ở trong buồng thế nào mà đem ra kể cặn kẽ, mô tả rất sâu” [36, 226]. Tác giả nhận ra trong các tác phẩm viết về tình ái, Bồ Tùng Linh thể hiện khá cụ thể và chi tiết những cung bậc xúc cảm vốn bị che giấu, nhất là những “câu chuyện buồng the”. Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh trong công trình Văn học sử Trung Quốc (tập 3) cho rằng: bên cạnh những đóng góp nghệ thuật cho tiểu thuyết văn ngôn và nội dung tư tưởng thì “nguyên nhân chủ yếu nhất khiến mọi người ưa thích bộ Liêu Trai chí dị trong một thời gian lâu dài là do trong đó có nhiều chuyện kể về tình yêu giữa hồ tinh với con người mà nội dung rất tốt đẹp (…) Trong đời sống tình yêu, hầu hết họ đều có thái độ chủ động, hoặc 3 ngây thơ chất phác, hoặc giả dối nhiều mưu trí, hoặc yếu đuối dịu dàng nhưng đại để đều rất giàu sinh khí, dám theo đuổi sự thoả mãn về tình cảm hoặc hạnh phúc trong đời sống, ít bị lễ giáo trong nhân gian trói buộc” [16, 607]. Các tác giả lý giải: “Từ cuối đời Minh đến đầu đời Thanh, lễ giáo phong kiến cũng như Lý học của Trình chu lại ngóc đầu dậy, khiến trào lưu tư tưởng trong xã hội đang vươn tới giải phóng cá tính lại rơi vào trạng thái bị đè nén. Riêng Bồ Tùng Linh cũng chịu ảnh hưởng đó rất nặng nề. Nhưng mặt khác, khi một trào lưu tư tưởng như thế đã xảy ra thì việc đòi hỏi được thoả mãn cảm xúc tự nhiên là không thể bị ngăn chặn một cách triệt để được (…) Những dục vọng trong nội tâm tác giả sẽ tự nhiên sôi nổi lên và tình cảm tự nhiên của con người sẽ được tự do bày tỏ trong một hoàn cảnh hư ảo “tách rời luân lý” [16, 608-609]. Vươn mình khỏi những chế định cương thường, Bồ Tùng Linh đã thu hút sự quan tâm của mọi người với những câu chuyện tình tự do, chủ động, ngoài khuôn khổ. Đó là đóng góp quan trọng đưa Liêu Trai chí dị lên đỉnh cao của tiểu thuyết truyền kì Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng có một số công trình bàn về Liêu Trai chí dị, trong đó có đề cập đến chủ đề tình ái với nhiều góc nhìn và khía cạnh khác nhau. Trước hết, họ đề cao tinh thần yêu đương tự do của Liêu Trai chí dị. Trần Xuân Đề trong Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc viết: “Người phụ nữ mà Bồ Tùng Linh đề cập trong Liêu Trai chí dị là vấn đề yêu đương riêng biệt. Những người phụ nữ ấy dù sống nơi trần thế hay chốn diêm gian đều một lòng một dạ chống áp bức, bảo vệ quyền lợi chân chính, hướng vọng cuộc sống tự do tự tại (…) Họ coi khinh trật tự xã hội phong kiến, giữ trọn mối tình trong trắng, chung thuỷ. Họ không hề tính toán so đo, bất chấp quan niệm môn đăng hộ đối, tự phó cho mình sứ mệnh lựa chọn người yêu” [7, 126]. Các tác giả Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ, Lê Huy Tiêu trong Lịch sử văn học Trung Quốc (tập 2) cho rằng Liêu Trai chí dị “phản ánh sự bất hợp lý của chế độ hôn nhân phong kiến, nói lên nguyện vọng và hành động của đông đảo nam nữ thanh niên trong xã hội đương thời do phải chịu nhiều tầng đè nén, huỷ hoại 4 chất chồng mà muốn được “tháo cũi xổ lồng”, đập tan mọi xiềng xích trói buộc. Tác giả tả rất xúc động chuyện yêu đương say đắm, xây dựng được những tính cách đáng mến”. “Cống hiến lớn lao nhất của Liêu Trai chí dị là ở chỗ xây dựng được hàng loạt nhân vật nữ đáng yêu (…) Hầu hết họ đều là những cô gái thông minh xinh đẹp, giàu tình cảm, hầu hết đều có thái độ xem thường lễ giáo phong kiến, tích cực chủ động giành lấy cuộc sống yêu đương tốt đẹp của mình”. Các nhân vật nữ “bất chấp cả mọi áp lực của xã hội phong kiến mà hành động một cách kiên cường dũng cảm. Họ lấy lý tưởng riêng làm mục tiêu theo đuổi” [31, 606-607]. Những nhân vật phụ nữ là người trong Liêu Trai chí dị đều sẵn có trong mình lý tưởng sống và yêu cháy bỏng, sắt son. Các cuộc tình trong Liêu Trai chí dị còn diễn ra giữa người với hồ ly, ma quỷ. Chính đối tượng nữ nhân là hồ ly ma quỷ này đã thể hiện rõ nhất khao khát tình ái mà Bồ Tùng Linh gửi gắm. Chu Văn trong lời bạt Chút duyên với Liêu Trai có viết: “Ở đây, chuyện tình yêu chiếm số lớn. Trai là người, gái là hồ ly, là bộ xương khô đã nát tự kiếp nào mà còn thiết tha rạo rực trước cuộc sống trần gian đầy tục luỵ nhưng xiết bao lạc thú. Chỉ cuộc sống mới có tình yêu. Cho nên hồ quỷ tìm đến người chỉ vì quá mê người (…) Và chính con người và tình yêu đã khiến ma quỷ hồ ly hi sinh cả kiếp tiên tu luyện từ bao thuở để được hưởng kiếp sống ngắn ngủi của loài người” [24, 9]. Đồng tình với quan điểm này, Phạm Văn Hưng trong bài Đi tìm cơ sở hiện thực của những tưởng tượng về nhân vật hồ ly tinh và hoá thân của nó trong Liêu Trai chí dị cho rằng: “Hồ ly tinh là một nhân vật hư cấu nhờ con đường tưởng tượng và cũng như hầu hết các nhân vật khác, nó “vẫn lao vào cuộc kiếm tìm hạnh phúc trên trần gian” [19]. Theo các nhà nghiên cứu, tình ái của nhân vật yêu ma trong Liêu Trai chí dị rất trần thế, rất tự do, vượt ra khỏi cương thường, “tách rời luân lý”. Giới phê bình nghiên cứu lại tỏ sự đồng tình với Bồ Tùng Linh khi thể hiện những tình cảm luyến ái mang màu sắc nhục cảm trong Liêu Trai chí dị 5 và khẳng định đó là một quan điểm tiến bộ về tình ái. Lương Duy Thứ nhận định Liêu Trai chí dị là một tác phẩm “thể hiện những tư tưởng dân chủ trong vấn đề hôn nhân và tình yêu (…) nói đến nguyện vọng đập tan những trói buộc của chế độ hôn nhân phong kiến giành lấy quyền tự do yêu đương của nam nữ thanh niên (…) Khắc hoạ những hình tượng phụ nữ thông minh, đẹp nhưng đa tình, xem thường lễ giáo, chủ động giành lấy quyền hưởng thụ hạnh phúc trong tình yêu hôn nhân (…) Có chỗ, tác giả giành cho nhân vật của mình biểu hiện những rạo rực thể xác, do đó một số người cho Liêu Trai chí dị là dâm. Thực ra, ngòi bút Bồ Tùng Linh không hề phóng đãng, chẳng qua do cách nhìn vấn đề sinh lý của ông khác cách nhìn khắc kỉ giả tạo của các cụ đồ cổ hủ mà thôi” [45]. Tác giả gay gắt chỉ trích những đánh giá khắt khe và lên tiếng bảo vệ, bênh vực, đồng thuận với những ái tình “rạo rực thể xác” trong Liêu Trai chí dị. Tuy nhiên sự phân tích kiến giải về điều này chưa rõ. Trong bài Đọc lại Liêu Trai chí dị, tác giả Nguyễn Huy cho rằng: “Bộ sách có thể cho người đọc thấy mọi cảnh ngộ của anh học trò đi thi, mối quan hệ giai nhân tài tử dưới màu sắc tình yêu nhục cảm nồng cháy, tự do, phóng túng” [17]. Nhận định này là cách khẳng định giá trị mới mẻ của Liêu Trai chí dị khi mạnh dạn thể hiện ái tình nhục cảm. Một mặt, tính chất này chịu ảnh hưởng của yếu tố nội tại trong tư tưởng, mặt khác, hoàn cảnh xã hội đem lại những tác động không nhỏ. Cao Cự Thanh trong bài Đọc và dịch Liêu Trai chí dị nhận xét: “Cũng dễ nhận thấy các nhân vật thần tiên hồ quỷ trong Liêu Trai chí dị đều ít nhiều mang dáng vẻ thị dân, cũng không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhân vật hồ nữ trong Liêu Trai chí dị đều khá phóng túng trong tình dục và hôn nhân, điều này có liên quan tới bối cảnh văn hoá Trung Quốc thời Minh Thanh” [38]. Thời đại đã thổi cơn gió lạ vào tình ái của Liêu Trai chí dị. Một số nhà nghiên cứu nhận định về những hạn chế của Liêu Trai chí dị. Trần Thế Hương trong bài Liêu Trai chí dị từ góc nhìn tính dục học cho rằng: “Với bộ Liêu Trai chí dị, các cuộc mây mưa cùng thú vật, côn trùng đều diễn ra khi mấy gã thư sinh đang học thi ở một nơi thanh vắng hoang vu. Họ 6 vốn là những con mọt sách, thân thể ẻo lả, độc thân, ý chí (hay nghị lực) yếu đuối. Chính vì thế, khi bị hối thúc tình dục, họ tìm cách “tự xử” một cách bệnh hoạn” [20]. Đánh giá này đi vào những biểu hiện lệch lạc của tình dục trong các câu chuyện tình Liêu Trai chí dị, nhất là ở các nhân vật chàng trai (con người). Tuy nhiên, đó không phải là tất cả. Tình dục “bệnh hoạn” trong tác phẩm của Bồ Tùng Linh chỉ là những “hạt sạn” nhỏ, những tì vết nhỏ trong rất nhiều những mối tình đầy nhân tính của tác phẩm. Hồ Đắc Duy coi hồ ly là những hình tượng “lẳng lơ”, chứa đầy ham muốn. ‘‘Hồ ly là một huyền thoại, một nhân vật mang nhiều màu sắc lẳng lơ, một khuôn mặt tình dục ẩn chứa cái ham muốn sâu thẳm nhất của con người” [6]. Thực chất đây không phải là biểu hiện lệch lạc, nó thể hiện “tính Đông Gioăng” [Dẫn theo 37, 73] của hồ nữ, một biểu hiện của sự mạnh dạn, chủ động trong tình ái. Các nhà nghiên cứu còn khám phá cách thể hiện tình ái đầy sáng tạo của Bồ Tùng Linh. Trần Văn Trọng trong bài Phong cách nghệ thuật Liêu Trai đánh giá: “Đề tài tình yêu giữa ma hồ và người trong Liêu Trai rất nhiều song cũng không miêu tả theo một công thức sáo mòn. Ở mỗi truyện đều có cái tinh tế xảo diệu của ngòi bút “vô diệu bất trăn” (không gì tuyệt diệu mà không đạt đến)” [48]. Cao Cự Thanh cũng ca ngợi “kết cấu hay lạ, lời lẽ sinh động (…) có nhiều màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn lại mang nội dung phong phú của chủ nghĩa hiện thực sâu sắc” [38]. Cùng quan điểm đề cao sức sáng tạo của Bồ Tùng Linh, Lỗ Tấn viết: “Nói về thần tiên ma cáo yêu tinh song mô tả cũng khác, thứ lớp rõ ràng, dùng phương pháp truyền kì mà viết theo lối chí quái, tình tiết biến ảo như bày ra trước mắt thật” [36, 218]. Chính nghệ thuật truyền kì đỉnh cao của ngòi bút Bồ Tùng Linh đã đưa đến những câu chuyện tình mới lạ, hấp dẫn cho người đọc. Cũng có ý kiến chỉ ra những xung đột, mâu thuẫn trong nhà Nho Bồ Tùng Linh khi thể hiện ái tình: “Nơi này, Bồ Tùng Linh vừa mới ca ngợi những chàng trai cô gái si tình vụng trộm yêu đương, bất chấp gia pháp thì chỗ khác ông lại tỏ ý tán thành kiểu gia đình một chồng một vợ” [4, 31]. 7 Nghịch lý ấy chứng tỏ ngòi bút họ Bồ không phóng túng quá đà khi thể hiện ái tình. Dù phóng khoáng đến đâu ông cũng kịp dừng lại để nhân vật khép mình trong những luân lý cương thường. Sự khắc nghiệt của xã hội đương thời vẫn có sức mạnh ghê gớm để chế định ngòi bút, tư tưởng của nhà văn. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề tình ái trong Liêu Trai chí dị ở nhiều góc độ. Tuy nhiên, các nhận định về vấn đề này là những gợi dẫn thiết thực phục vụ công việc nghiên cứu của mình. Nhìn nhận một cách tổng quát, có thể thấy chủ đề tình ái thường được kết hợp bàn đến (như một trong hệ chủ đề tác phẩm) trong các công trình nghiên cứu về Liêu Trai chí dị. Từ phạm vi và góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đi trước đã có những phát hiện xác đáng, tinh tế có ý nghĩa gợi mở quan trọng đối với chúng tôi. Tuy nhiên, nhìn nhận chủ đề tình ái một cách có hệ thống với đầy đủ các biểu hiện trong mối quan hệ tình ái- tình dục và nghệ thuật thể hiện của tác giả vẫn đang là một vấn đề đòi hỏi phải được nghiên cứu, tìm hiểu sâu thêm nhằm khẳng định tài năng và những tư tưởng nhân văn vượt thời đại của Bồ Tùng Linh. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Khái quát được các biểu hiện chính của chủ đề tình ái trong Liêu Trai chí dị. 3.2. Nhận thức được vị trí vai trò của chủ đề tình ái trong hệ chủ đề tác phẩm. 3.3. Bước đầu làm rõ được các giá trị thẩm mĩ xã hội của chủ đềLiêu Trai chí dị và vai trò của nó trong việc góp phần tạo nên giá trị tác phẩm của Bồ Tùng Linh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Trình bày các giới thuyết cần thiết có liên quan đến chủ đề tình ái trong Liêu Trai chí dị. 4.2. Khảo sát, thống kê, phân loại để khái quát được các bình diện chủ yếu của tình ái trong Liêu Trai chí dị. 8 4.3. Nghiên cứu nghệ thuật đặc sắc của Bồ Tùng Linh khi thể hiện chủ đề tình ái trong tác phẩm của mình. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về chủ đề tình ái, một trong các chủ đề chính của Liêu Trai chí dị. Dĩ nhiên các phương diện khác làm nên chỉnh thể tác phẩm vẫn được quan tâm ở mức độ là cơ sở để làm nổi rõ biểu hiện của chủ đề tình ái trong Liêu Trai chí dị. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng khảo sát chính của chúng tôi là bộ Liêu Trai chí dị (Lời bình: Tản Đà, lời bạt: Chu Văn) gồm 78 truyện do Nxb Văn học ấn hành, Hà Nội, 2002. Đây là một trong những văn bản dịch có số lượng truyện vừa phải và đáng tin cậy để nghiên cứu. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn học phổ biến như: thống kê, phân loại, đối sánh, phân tích, tổng hợp,… Chú trọng đặc trưng của truyện truyền kì và luôn lưu ý ở đây nghiên cứu tác phẩm văn chương qua bản dịch. 7. Đóng góp và cấu trúc của luận văn 7.1. Đóng góp của luận văn Đề tài nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ về chủ đề tình ái trong Liêu Trai chí dị. Từ việc khảo sát, thống kê chi tiết đã khái quát được các phương diện chủ yếu của chủ đề tình ái trong tác phẩm, đồng thời chỉ ra được nghệ thuật thể hiện đặc sắc của Bồ Tùng Linh khi viết về chủ đề này. 7.2. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Các giới thuyết liên quan đến đề tài Chương 2: Tình ái của con người với con người trong Liêu Trai chí dị Chương 3: Tình ái giữa con người với yêu ma Cuối cùng là Tài liệu tham khảo 9 Chương 1 CÁC GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Truyện truyền kì Truyện truyền kì là thể loại có nhiều tên gọi khác nhau như tiểu thuyết truyền kì, đoản thiên tiểu thuyết truyền kì. Theo các tác giả Từ điển Văn học (bộ mới) - Nxb Thế giới, 2004, tiểu thuyết truyền kì "là một hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắt nguồn từ truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng những mô típ kì quái, hoang đường lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế, nhằm gợi hứng thú cho người đọc" [15, 1730]. Có thể xem đây là một định nghĩa hoàn thiện hơn cả. Tiểu thuyết truyền kì có một số đặc điểm. Thứ nhất: có dung lượng ngắn, kết cấu theo kiểu truyện dài thu ngắn, phần nào đã có dáng dấp thể loại truyện ngắn cận hiện đại. Thứ hai: có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào câu chuyện, không phải là do những lực lượng tự nhiên được nhân hoá như kiểu thần thoại, hoặc những nhân vật có phép lạ như kiểu trời, bụt, thần tiên trong truyện cổ tích thần kì mà phần lớn ở ngay hình thức "phi nhân tính" của nhân vật (ma quỷ, hồ ly, vật hoá người). Tuy nhiên, trong truyện bao giờ cũng có nhân vật là người thật, và chính những nhân vật mang hình thức "phi nhân" cũng chỉ là sự cách điệu, phóng đại của tâm lý, tính cách một loại người nào đấy, vì thế truyện truyền kì mang rất đậm yếu tố nhân bản, có giá trị nhân bản sâu sắc. Đặt trong lịch sử phát triển của thể truyền kì, có thể thấy thể loại này chịu ảnh hưởng nguồn mạch văn học dân gian, ít nhiều từ tiểu thuyết chí quái Lục triều nhưng tự bản thân nó đã có sự nâng cấp vượt bậc nhiều mặt. Có thể coi đây là sản phẩm của thời đại mới: triều đại nhà Đường (618 - 907). 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan