Cái tôi trữ tình trong thơ đoàn thị lam luyến luận văn thạc sỹ ngữ văn

106 1.2K 9
Cái tôi trữ tình trong thơ đoàn thị lam luyến luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh ---------------------- LÊ PHƯƠNG ThùY CáI TôI TRữ TìNH TRONG THƠ ĐOàN THị LAM LUYếN Luận văn thạcngữ văn Vinh - 2011 2 Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh ---------------------- LÊ PHƯƠNG ThùY CáI TôI TRữ TìNH TRONG THƠ ĐOàN THị LAM LUYếN Chuyên ngành: văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Luận văn thạcngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: ts. HOàNG MạNH HùNG Vinh - 2011 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, cá nhân. Đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, cán bộ trường Đại học Vinh, Khoa Ngữ Văn, Khoa sau Đại học đã giảng dạy giúp tôi hoàn thành tốt khóa học và cho tôi những lời khuyên bổ ích. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Hoàng Mạnh Hùng, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến đã tận tình hướng dẫn và cung cấp tài liệu cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã động viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Vinh, tháng 12 năm 2011 Học viên Lê Phương Thùy 4 MỤC LỤC Trang Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o 1 Trêng ®¹i häc vinh .1 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o 3 Trêng ®¹i häc vinh .3 BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT Nxb: Nhà xuất bản Cách chú thích tài liệu trích dẫn: Gồm thứ tự tài liệu trong thư mục Tài liệu tham khảo và số thứ tự trang chứa trích dẫn. Ví dụ: kí hiệu [10,45] tức là số thứ tự của tài liệu trong thư mục Tài liệu tham khảo là 10, nhận định được trích dẫn nằm ở trang 45 của tài liệu này. Còn kí hiệu [20] nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong thư mục Tài liệu tham khảo. 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Sáng tác thơ ca là nhu cầu tự biểu hiện của tác giả khi nguồn cảm xúc dâng trào. Vì thế, cái tôi trữ tình là sự biểu hiện của cái tôi tác giả trước cuộc đời. Nhà nghiên cứu văn học Lê Lưu Oanh, trong công trình nghiên cứu Thơ trữ tình Việt Nam 1975- 1990 đã quan niệm: "Chủ quan là đặc trưng nội dung của thơ trữ tình, và cái tôi trữ tìnhcái biểu hiện tập trung nhất của bản chất chủ quan đó" [47, 50]. Có thể nói, cái tôi trữ tình là sợi chỉ đỏ xuyên suốt liên kết và thống nhất mọi yếu tố trữ tình bao gồm cả đề tài, cảm hứng, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu, cấu tứ, lời thơ .Chính vì thế, tìm hiểu cái tôi trữ tình là tìm hiểu thơ trữ tình nói chung và tìm ra cái tôi trữ tình tạo nên phong cách cho mỗi tác giả nói riêng. 1.2. Sau 1975, Đoàn Thị Lam Luyến cùng các nhà thơ nữ như Xuân Quỳnh, Lê Thị Mây, Dư Thị Hoàn, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phạm Thị Ngọc Liên, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Giáng Vân . đã có đóng góp lớn cho nền thơ Việt Nam hiện đại. Họ đã đem vào thơ, những nỗi niềm tâm sự của người phụ nữ trước vòng quay của cuộc đời. Đoàn Thị Lam Luyến là một trong những cây bút đã tạo được dấu ấn cái tôi trong lòng độc giả. Mỗi bài thơ, mỗi vần thơ của chị là kết quả của sự trải nghiệm suy tư trước cuộc đời. Chị dám đánh đổi, hy sinh nhan sắc của mình để tô hồng nhan sắc cho thơ. Chị lao động nghệ thuật miệt mài và đã gặt hái được mùa vàng bội thu trên cánh đồng chữ. Cho đến hôm nay, gia tài thơ của chị đã có khoảng 500 bài, với mười tập thơ đã được xuất bản. Đền đáp cho nỗ lực cháy hết mình trong thơ chị, là sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả và các giải thưởng cho công lao sáng tạo nghệ thuật. Chị đã nhận được giải thưởng thơ các em viết do báo Thiếu niên (1966 -1967), Giải thưởng cuộc thi thơ do báo văn nghệ 7 tổ chức (1989 - 1990), Giải thưởng thơ viết cho thiếu nhi do nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức( 1993) cho tập thơ Cánh cửa nhớ bà,Tặng thưởng thơ của hội nhà văn Việt Nam cho tập thơ Châm khói năm 1995, Giải thưởng thơ của Uỷ ban toàn quốc các hội Văn học Nghệ thuật năm 2000 cho tập thơ Dại yêu; Giải thưởng thơ Hội nhà văn Hà Nội cho tập Sao dẫn lối năm 2003. Với những thành tựu đã đạt được, thơ Đoàn Thị Lam Luyến xứng đáng trở thành đối tượng nghiên cứu của một đề tài khoa học. 1.3. Đoàn Thị Lam Luyến đã đem đến vườn thơ một cái tôi trữ tình rất riêng. Thế nhưng, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung đi sâu vào nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ chị. Vì thế, chúng tôi chọn Cái tôi trữ tình trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến làm đối tượng nghiên cứu của mình. Nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến, chúng tôi muốn khai thác các sắc thái thẩm mĩ của cái tôi trữ tình trong thơ chị cùng với các phương thức biểu hiện của nó. Với hy vọng đề tài này sẽ góp phần nhận diện rõ thơ và phong cách thơ của Đoàn Thị Lam Luyến, và mong rằng nó sẽ giúp ích cho việc học tập và giảng dạy thơ Việt Nam hiện đại ở nhà trường phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề Theo thống kê của chúng tôi, cho đến nay (2011) có khoảng hơn 30 bài nghiên cứu về thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Qua các công trình nghiên cứu và các bài viết của các tác giả cho thấy Đoàn Thị Lam Luyến đã khẳng định được vị thế của mình trên thi đàn. Thơ chị đã được độc giả đón nhận khá nồng nhiệt, nhưng nhìn chung, các bài viết về thơ chị mới dừng lại ở việc đánh giá nhận xét về một bài thơ, một tập thơ chứ chưa thực sự đi sâu khai thác cái tôi trữ tình trong thơ chị. 8 Xét về một số phương diện nội dung và nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến khá đặc sắc. Số phận đắng cay đã in dấu trên từng trang thơ của chị. Chị là người dám sống thật với chính lòng mình, dám hy sinh nhan sắc của mình cho thơ, tạo cho thơ gương mặt không lẫn vào đâu được. Vũ Ngọc Tiến nhận xét về thơ chị: "Thơ hay như người đàn bà có duyên lạ, kín đáo ẩn mình giữa đám đông mà vẫn làm nên cú sét ái tình cho kẻ si mê. Trong những nhà thơ nữ ở Việt Nam xuất hiện vào nửa cuối thế kỉ XX chị đứng riêng ra tạo lập một phong cách không lẫn với ai" và "Chị là người đàn bà yêu thơ không chịu bỏ cuộc" [49], dù cuộc đời chị trải qua những thăng trầm nghiệt ngã, "kết tình trên lưng cá voi" [48], không còn mảnh ván thuyền trong tay nhưng chị vẫn "nhen lại lửa lòng" [40] để thắp sáng cho thơ. Chị là "Người đàn bà dại yêu" [48], luôn "Đặt tình yêu trong tương quan đắt" [23], và chị trở thành "Người hiến tế và tạo mẫu" [60] cho thơ. "Thơ chị trăn trở sới lật câu chuyện muôn thuở của thân phận đàn bà" [3], "Ít có nhà thơ nữ nào viết về thân phận đàn bà trên tình trường như Đoàn Thị Lam Luyến" [22]. Chị kiêu hãnh châm khói vào tình yêu, châm khói vào cuộc đời. Phan Thị Thanh Nhàn trong bài viết Nhà thơ Lam Luyến: Tài sắc đa đoan [44] viết: "Ngoài đời, Lam Luyến nghịch ngầm và tươi tắn, song trong thơ, chị lại bộc lộ rất chân thật sự xót xa đau đớn của tâm trạng và thân phận người đàn bà nhỏ bé, yếu đuối, dễ bị lừa gạt". Là người bạn thân của tác giả, Phan Thị Thanh Nhàn cho biết: ''Lam Luyến càng yêu càng gặp tình hờ"[43] Tác giả Vũ Nho trong bài viết Người yêu đến nát cuộc đời cho thơ đã viết: Hơn một trăm bài thơ tình rút từ bốn tập thơ đã in cũng phần nào nói lên sức yêu và sức viết của cây bút nữ Đoàn Thị Lam Luyến “Tình yêu của chị trào dâng từ trái tim khát yêu và được yêu đến cuồng nhiệt” và “Thơ tình yêu của Đoàn Thị Lam Luyến trào dâng từ một tình yêu mãnh liệt của một trái tim cuồng nhiệt hiếm thấy ở những cây bút nữ vốn thiên về ngọt ngào, 9 duyên dáng và dịu dàng, e ấp” [45]. Với Lam Luyến, tình yêu vừa là cội nguồn, vừa là động lực sống và sáng tạo, vừa là miền đất hứa để trái tim yêu của Lam Luyến hướng về. Lam Luyến đã yêu là phải yêu hết mình, là phải cuồng nhiệt say mê như chưa từng được yêu. Chị đã góp tiếng thơ vào khát vọng yêu và được yêu, khát vọng hạnh phúc muôn đời của người phụ nữ. Trong bài viết Đoàn Thị Lam Luyến – Người đơn phương phát động cuộc chiến tranh tình ái, tác giả Thái Doãn Hiếu viết: "Đoàn Thị Lam luyến là nhân vật độc đáo nổi loạn tình yêu trong thơ . là người đa tình nên nặng nợ đa đoan. Lam Luyến có một cuộc đời lận đận, khát yêu, vồ vập yêu, dại yêu, xây hạnh phúc như làm nhà trên lưng cá voi. Nàng quyết liệt dữ dằn châm khói tuyên chiến với tình yêu". Đồng thời, ông còn viết: “Một mình Lam Luyến táo gan phát động một cuộc “chiến tranh tình ái” Chiến tranh kết thúc, chiến bại thường thuộc về nàng. Thương tích đầy mình nhưng nàng vẫn lao lên quyết sống mái với tình yêu lần nữa, thêm một lần nữa.” [19]. Ở bài viết: Một cảnh ngộ, một tấm lòng qua tập thơ của Đoàn Thị Lam Luyến, Nguyễn Thị Hồng Ngát đã cho thấy sự thể hiện tình yêu, con người của nhà thơ trong tập Châm khói. Tác giả viết: “Bên cạnh sự tha thiết, mê đắm và khao khát về tình yêu, về hạnh phúc của chị được thể hiện qua những bài thơ nói trên, chị cũng không dấu diếm cả sự ân hận đã trót một lần đùa giỡn với số phận của mình” [42]. Với bài viết: Đoàn Thị Lam Luyến – kết tình trên lưng cá voi, Duy Phi đã viết: “Đoàn Thị Lam Luyến có một tình yêu kỳ lạ, luôn “cuồn cuộn như làn sóng lũ”, “rừng rực như đám cháy lớn”. Và ông còn nhận định: “Đoàn Thị Lam Luyến rất tài hoa, nhưng cũng nhiều phen gian nan, lỡ dở. Nàng tự cho số phận nó vậy. Tình yêu của nàng là một chuỗi ngày tháng làm nhà – trên – lưng – cá voi” [48]. 10 . trữ tình trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến. 13 CHƯƠNG 1 THƠ ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN TRONG. cứu cái tôi trữ tình trong thơ chị. Vì thế, chúng tôi chọn Cái tôi trữ tình trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến làm đối tượng nghiên cứu của mình. Nghiên cứu cái

Ngày đăng: 18/12/2013, 15:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan