Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của hồ anh thái và dương thụy luận văn thạc sĩ ngữ văn

93 1.4K 13
Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của hồ anh thái và dương thụy luận văn thạc sĩ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục đào tạo Trờng đại học vinh Lấ TH BCH DIP CáCH Sử DụNG THàNH NGữ TRONG TáC PHẩM CủA Hồ ANH THáI DƯƠNG THụY CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC M Số: 60.22.01ã LUậN VĂN THạC NGữ VĂN Ngi hng dn khoa hc: GS. TS. TH KIM LIấN NGhÖ an - 2012 2 LỜI CẢM ƠN Thực hiện luận văn này, chúng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Đỗ Thị Kim Liên - người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn chúng tôi. Xin được cảm ơn các thầy cô giáo thuộc bộ môn Ngôn ngữ học trường Đại học Vinh; những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ đóng góp nhiều ý kiến quí báu cho chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Vinh, tháng 10 năm 2012 Tác giả MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 7 1. Lí do chọn đề tài .7 2. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tác phẩm Hồ Anh Thái Dương Thụy .8 3. Mục đích nghiên cứu .9 4. Đối tượng nhiệm vụ nghiên cứu 9 5. Phương pháp nghiên cứu 10 6. Đóng góp của đề tài .11 7. Cấu trúc của luận văn .11 Chương 1 MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .12 1.1. Xung quanh vấn đề thành ngữ 12 1.1.1. Vấn đề nghiên cứu thành ngữ 12 1.1.2. Khái niệm thành ngữ .14 1.1.3. Phân biệt thành ngữ tục ngữ .16 1.1.4. Về việc sử dụng thành ngữ trong tác phẩm văn chương .19 1.2. Vài nét về cuộc đời sự nghiệp văn chương của Hồ Anh Thái Dương Thụy 22 1.2.1. Về cuộc đời sự nghiệp văn chương của Hồ Anh Thái .22 1.2.2. Về cuộc đời sự nghiệp văn chương của Dương Thụy 25 1.3. Tiểu kết chương 1 .28 Chương 2 CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM CỦA HỒ ANH THÁI DƯƠNG THỤY XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP 30 2.1. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái Dương Thụy xét trên bình diện cấu tạo 30 2.1.1. Thống kê định lượng tần số xuất hiện thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái Dương Thụy .30 2.1.2. Cấu tạo của thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái Dương Thụy .33 2.2. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái Dương Thụy xét trên bình diện làm thành phần cấu tạo câu .51 2.2.1. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm Hồ Anh Thái 51 2.2.1.2. Thành ngữ làm thành phần phụ trong cụm từ 53 2.2.2. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm Dương Thụy .55 2.2.2.1. Thành ngữ đảm nhận chức năng cú pháp trong câu 55 2 2.2.2. Thành ngữ làm thành phần phụ trong cụm từ .57 2.3. So sánh cách sử dụng thành ngữ của Hồ Anh Thái Dương Thụy xét về mặt cấu tạo tham gia làm thành phần câu .58 2.3.1. Sự tương đồng 58 2.3.2. Sự khác biệt 60 2.4. Tiểu kết chương 2 60 Chương 3 CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM HỒ ANH THÁI DƯƠNG THỤY XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA .62 5 3.1. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái Dương Thụy xét trên trên bình diện ngữ nghĩa 62 Khái niệm ngữ nghĩa được chúng tôi sử dụng trong đề tài này là ngữ nghĩa của thành ngữ, một số nhóm thành ngữ đặt trong câu văn, gắn liền với văn cảnh được sử dụng. .62 3.1.1. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái xét trên trên bình diện ngữ nghĩa 63 3.1.2. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Dương Thụy xét trên trên bình diện ngữ nghĩa 70 3.2. So sánh cách sử dụng thành ngữ của Hồ Anh Thái Dương Thụy xét trên bình diện ngữ nghĩa 75 3.2.1. Sự tương đồng 75 3.2.2. Sự khác biệt 77 3.3. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Dương Thụy Hồ Anh Thái .79 3.3.1. Tạo cho câu văn giàu hình ảnh .79 3.3.2. Tạo tính hàm súc, ngắn gọn cho câu văn .84 3.3.3. Tạo sự hoàn chỉnh, bóng bẩy về nghĩa .85 3.4. Tiểu kết chương 3 .86 KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ có giá trị hết sức đặc biệt trong hoạt động giao tiếp. Thành ngữ được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày lẫn trong văn bản chính luận, báo chí, đặc biệt là trong các tác phẩm văn chương… Do cấu tạo của thành ngữ sử dụng ít từ, kiệm lời nhưng lại có một giá trị biểu trưng hết sức sâu sắc, gợi hình ảnh bóng bảy nên người nói - người viết ưa dùng thành ngữ. Thông qua thành ngữ, cách sử dụng chúng, chúng ta nhận ra nét đặc trưng văn hóa vùng miền cũng như phản ánh lối nói, nếp cảm, cách tư duy của từng dân tộc. Chính vì vậy, thành ngữ ngày càng thu hút đông đảo lực lượng nghiên cứu trên nhiều bình diện: cấu trúc, ngữ nghĩa, thi pháp, triết học, giáo dục. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu mới dừng lại tìm hiểu thành ngữ như những đơn vị cố định, có sẵn mà chưa có xem xét thành ngữ trong hoạt động lời nói, cụ thể biểu hiện trong tác phẩm văn chương, chính vì lí do đó, việc đi sâu nghiên cứu thành ngữ trong tác phẩm của từng tác giả là hết sức cần thiết. 1.2. Hồ Anh Thái Dương Thụy thuộc thế hệ nhà văn sau thời kì đổi mới (sau 1986). Hai tác giả này sáng tác nhiều thể loại như: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, tạp văn…Điều đặc biệt là họ đã gặp gỡ nhau trong việc lựa chọn sử dụng một số lượng thành ngữ rất lớn trong tác phẩm của mình, tạo được hiệu quả biểu đạt cao, gây được cảm xúc thẩm mĩ cho người đọc. Song, trên thực tế vấn đề này lại chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống. Chọn nghiên cứu đề tài về thành ngữ của Hồ Anh Thái Dương Thụy là một hướng tiếp cận mới mẻ, chứng minh rõ ràng hơn cho việc sử dụng chất liệu văn học dân gian đạt hiệu quả nghệ thuật cao trong thể loại văn học hiện đại. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài luận văn là: “Đặc điểm sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái Dương Thụy”. 7 2. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tác phẩm Hồ Anh Thái Dương Thụy Hồ Anh Thái Dương Thụy là hai tác giả của nền văn học đương đại. Nếu như Hồ Anh Thái được xem như một hiện tượng văn chương của thế hệ nhà văn thời hậu chiến thì Dương Thụy là nhà văn trẻ đại diện cho thế hệ nhà văn đương đại. a. Hồ Anh Thái là một tác giả mới của văn xuôi đương đại. Ông đã nhanh chóng khẳng định được tài năng văn chương của mình. Tìm hiểu về Hồ Anh Thái có thể kể đến một số bài viết công trình nghiên cứu sau đây: Bài viết của Anh Chi: “Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái”; Báo Thể thao Văn hóa: “Bên này bên ấy”; Báo Đất Việt ra ngày 19/10/2011: “Hồ Anh Thái kể chuyện bắt chuột”; Báo Thể thao Văn hóa ra ngày 12/9/2011: “Hồ Anh Thái lấy chữ mà chơi”; Võ Anh Minh (2005), Văn xuôi Hồ Anh Thái nhìn từ quan niệm nghệ thuật về con người (Luận văn thạc Ngữ văn), Đại học Vinh; Nguyễn Đình Thiện (2007), Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, (Luận văn thạc Ngữ văn), Đại học Vinh; Trần Quỳnh Trang (2007), Những cách tân trong nghệ thuật tự sự Hồ Anh Thái (Luận văn thạc Ngữ văn), Đại học Vinh; Nguyễn Thị Huệ (2008), Những đặc sắc của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Đức Phật nàng Savitri tôi của Hồ Anh Thái, (Luận văn thạc Ngữ văn), Đại học Vinh. b. Dương Thụy là nhà văn trẻ đương đại khá mới mẻ với bạn đọc. Thực tế, chưa có công trình nghiên cứu về nhà văn này. Chỉ có thể kể đến một số bài báo phỏng vấn như: phỏng vấn của báo An ninh thủ đô với Dương Thụy trong www.duongthuy.net, Hoàng Hồng thực hiện, có nhận xét “Một tình yêu đẹp như mơ một kết thúc có hậu ngọt ngào là điển hình bút pháp Dương Thụy - một bút nữ nổi tiếng trong giới học sinh, sinh viên qua những tác phẩm đậm chất học trò.”; Nhà văn Phan Hồn Nhiên với bài viết “Một thế giới dưới nắng mặt trời” đã có nhận xét: “Cô có sự tự nhiên của người sở hữu các câu chuyện hay cùng sự tự 8 tin của một người biết rộng lịch lãm. Chính vì không cố ý nên Dương Thụy có một giọng văn hồn hậu riêng biệt, một văn phong không thể trộn lẫn. cô dẫn dắt người đọc theo mình đến cùng. Càng đọc Dương Thụy, tôi càng tin rằng cô là người kể chuyện giỏi: hài hước, tinh quái, giọng điệu có lúc thản nhiên tưng tửng rặt chất Sài Gòn, nhưng ngẫm kỹ, lại thấy buồn buồn, có khi đượm chua xót. Quyến rũ độc giả bởi trang văn chân thành, giản dị, những người như Dương Thụy đang ngày một hiếm hoi trên văn đàn trẻ”. Tóm lại, các bài viết các công trình nghiên cứu ở trên đều chưa có sự đề cập đến việc sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái Dương Thụy. Đó chính là lí do để chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái Dương Thụy”. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn hướng đến nghiên cứu thành ngữ về mặt ngữ pháp ngữ nghĩa trong một số tác phẩm tiêu biểu của Hồ Anh Thái Dương Thụy. Từ đó đi sâu vào tìm hiểu những giá trị của thành ngữ trong việc thể hiện những nội dung trong cuộc sống của xã hội hiện đại. Chúng tôi mong muốn với đề tài này sẽ góp thêm một cách nhìn, một cách tìm hiểu về những giá trị của văn học dân gian khi đưa vào sử dụng trong văn học hiện đại. 4. Đối tượng nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi chọn các thành ngữ được sử dụng trong các tác phẩm của hai nhà văn Hồ Anh Thái Dương Thụy làm đối tượng nghiên cứu, gồm các truyện: a. Hồ Anh Thái - SBC là săn bắt chuột, Nxb Trẻ, 2011. - Đức Phật nàng Savitri tôi, Nxb Thanh Niên, 2011. - Mười lẻ một đêm, Nxb Đà Nẵng, 2008. 9 b. Dương Thụy - Bồ câu chung Mái Vòm, Nxb Trẻ, tp. Hồ Chí Minh, 2011. - Hè của cô bé mất gốc, Nxb Trẻ, tp. Hồ Chí Minh, 2011. - Cáo già, gái già tiểu thuyết diễm tình, Nxb Trẻ, tp. Hồ Chí Minh, 2008. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của đề tài này là: - Đi vào khảo sát, thống kê, phân loại số lượng thành ngữ xuất hiện trong các tác phẩm (xem 3.1) của hai nhà văn Hồ Anh Thái Dương Đi vào khảo sát, thống kê, phân loại để chỉ ra những điểm tương đồng khác biệt trong cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái Dương Thụy. Từ đó lí giải nguyên nhân của sự tương đồng khác biệt. - Đi sâu vào việc sử dụng thành ngữ trong sáng tác của Hồ Anh Thái Dương Thụy chúng tôi cũng nhằm mục đích tìm hiểu giá trị của các thành ngữ ấy trong việc biểu đạt tâm lí nhân vật, biểu hiện những nội dung về cuộc sống như thế nào. Qua đó khẳng định giá trị của nguồn chất liệu văn học dân gian khi được đưa vào sử dụng trong thể loại mới của văn học hiện đại. - Phân tích miêu tả đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của thành ngữ trong sự hành chức thể hiện qua lời nhân vật từ ngữ liệu thu thập được. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi chọn sử dụng những phương pháp: 5.1. Phương pháp thống kê phân loại Chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại các thành ngữ được sử dụng với ngữ cảnh cụ thể trong tác phẩm của Hồ Anh Thái Dương Thụy. Theo kết quả chúng tôi thu được thì có 388 thành ngữ được sử dụng trong tác phẩm Hồ Anh Thái, có 201 thành ngữ được sử dụng trong tác phẩm Dương Thụy. Từ đó chúng tôi phân ra thành các tiểu loại khác nhau để có nhận xét phù hợp. 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 15:26

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1. Bảng thống kờ thành ngữ xuất hiện trong tỏc phẩm của Hồ Anh Thỏi và Dương Thụy - Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của hồ anh thái và dương thụy luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bảng 2.1..

Bảng thống kờ thành ngữ xuất hiện trong tỏc phẩm của Hồ Anh Thỏi và Dương Thụy Xem tại trang 30 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan