Lễ hội obon nhật bản báo cáo nghiên cứu khoa học

64 2.8K 3
Lễ hội obon nhật bản báo cáo nghiên cứu khoa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN DẪN LUẬN 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: “Công dưỡng dục thâm ân dốc trả nghĩa sanh thành đạo cả mong đền, làm con hiếu hạnh vi tiên” 1 Trong tâm thế người Việt, dù theo bất cứ tôn giáo hay tín ngưỡng nào, ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ luôn hội tụ ở những niềm xúc động sâu lắng nhất của con người. Người ta hiểu ra rằng, có một giá trị xuyên thời gian và không gian, từ khi con người xuất hiện trên trái đất cho đến khi trái đất còn con người, đó là tình mẫu tử, là ơn sinh thành, đức dưỡng dục mà mỗi một con người trân trọng, đúc kết và nâng niu thành chữ “Hiếu”. Chữ hiếu ấy, triết lý phương Đông đã nâng lên thành đạo, chính là nhắc nhở cái đạo làm con. “Đạo hiếu” chi phối ứng xử của con người trong gia đình và trong xã hội. Đó là một biểu hiện thật sâu đậm của đạo lý xã hội Việt Nam ta. Ðạo hiếu đã thấm sâu vào lòng người Việt Nam, sâu đến nỗi, việc hệ trọng nào trong gia đình cũng cần có cha có mẹ tham dự quy ết định. Còn sống cũng như đã khuất, cha mẹ vẫn là người tham dự vào đời con một cách sâu xa nhất. Những khi buồn rầu hay cả những khi mừng vui, hạnh phúc, cha mẹ vẫn là những người luôn ở bên chia sẻ với con. Để thực hành đạo hiếu, các nước phương Đông thể hiện bằng những nghi thức thờ phụng tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đặc biệt hơn, ở phươ ng Đông chúng ta còn có một ngày lễ đặc biệt để những người con thể hiện lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, báo hiếu cho cha mẹ, đó chính là ngày Lễ Vu Lan. Ở phương Tây, tuy không có tục thờ tổ tiên, tuy chữ hiếu không nâng lên thành "đạo", nhưng không vì thế mà không có ngày dành riêng để nhớ đến công ơn sinh thành của cha mẹ. Bằng chứng là họ có “Ngày của Mẹ” (Mother's day) là ngày chủ nhật tuần thứ hai trong tháng 5, và “Ngày của Cha” (Father's day) là ngày chủ nhật tuần thứ ba trong tháng 6. Ngoài ra, tháng mười một là tháng dành riêng để cầu 1 Hòa thượng Thích Huệ Đăng, Kinh Vu Lan Bồn [1;2008] 2 nguyện cho những người đã qua đời. Như vậy, có thể nói thời gian tháng mười một, là mùa Vu Lan báo hiếu đến muộn của người phương Tây. Nhật Bản, một nước với đa màu sắc tôn giáo, lĩnh hội cả văn hóa phương Đông và phương Tây thì cách thể hiện đạo hiếu của họ thế nào? Liệu họ có theo nghi thức cúng ông bà, tổ tiên hay không? Và liệu người dân Nhật Bản có tổ chức ngày l ễ để báo hiếu cho cha mẹ giống như lễ Vu Lan mà một số nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, . vẫn tổ chức hàng năm hay không? Như chúng ta đã biết, Nhật Bản là một nước có nền văn hóa được tiếp thu và chọn lọc một cách kỹ lưỡng văn hóa từ các nước khác để biến nó thành văn hóa riêng biệt của chính quốc gia mình. Nhật Bản cũ ng là một nước có quan niệm về tôn giáo khá khác biệt. Tại Nhật có rất nhiều tôn giáo như: Thần Đạo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo .; nhưng hầu hết người Nhật lại không khẳng định mình theo một tôn giáo nào. Trong tâm thức của người Nhật, dù đi theo hướng phát triển hiện đại của Tây phương, song những nét đặc thù tận sâu trong tâm tưởng vẫn mang đậm nét phương Đông. Và vì thế, Nhật Bản cũng như Việt Nam, rấ t xem trọng lễ nghĩa trong gia đình, trọng chữ hiếu. Ở Nhật cũng có một ngày lễ tương tự như lễ Vu Lan ở Việt Nam, được gọi là Lễ hội Obon. Lễ hội Obon về cơ bản là một lễ hội Phật giáo nhưng người Nhật đã biến nó trở thành một hoạt động chung cho toàn xã hội. Là một sinh viên học chuyên ngành tiếng Nhật, tác giả nghiên cứu về l ễ hội này, một mặt muốn hiểu rõ hơn đời sống tinh thần của người Nhật Bản, sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với một đất nước có quan niệm về tôn giáo khá khác biệt như Nhật Bản; mặt khác, thông qua nghiên cứu này tác giả muốn được đóng góp chút hiểu biết của mình về văn hóa lễ hội của Nhật Bản, cụ thể là về Lễ hội Obon với hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp ích cho những ai có quan tâm và muốn nghiên cứu về văn hóa truyền thống của Nhật Bản, về lễ hội Obon. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: Nguồn tài liệu bằng tiếng Việt viết về lễ hội Obon còn rất ít. Phần lớn các tác giả đề cập đến lễ Obon như một dẫn chứng làm phong phú thêm cho bài viết của mình như : 3 Cung Hữu Khánh, “Người Nhật với các tôn giáo” đã phân tích một số tôn giáo chính có ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Nhật như: Shinto giáo, Phật giáo, Khổng giáo và Cơ đốc giáo. Nguyễn Văn Mạnh, “Giá trị của lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại” đã nêu lên những giá trị nhân bản của lễ hội như: giá trị cộng đồng, giá trị giáo dục, giá trị phản ánh hiện thực cuộc sống và bảo tàng văn hóa truyền thống, giá trị văn hóa tâm linh, giá trị kinh tế. Hồng Thọ, “Tìm hiểu văn hóa lễ hội của người Nhật Bản một hình thái độc đáo để giữ gìn bản sắc và truyền thống”. Trong bài viết này, tác giả đã giới thiệu vài nét về lễ hội Nhật Bản như: nguồn gốc của lễ hội tại Nhật Bản, những đặc trưng của văn hóa lễ hội ngày nay, và đặc biệt, tác giả còn nêu rõ nguyên nhân vì sao những lễ hội truyền thống của Nhật Bản vẫn còn lưu giữ và phát triển cho đến tận ngày nay, một vài nét so sánh với Việt Nam trong cách duy trì và phát triển những lễ hội truyền thống của Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á là một trong những tạ p chí cung cấp khá nhiều bài viết về lễ hội truyền thống Nhật Bản, trong đó có lễ hội Obon. Hầu hết các nghiên cứu trên chỉ đề cập sơ qua, hoặc chỉ trình bày một phần nhỏ trong lễ hội Obon như thời gian diễn ra lễ hội hoặc một số món dâng cúng trên bàn thờ Bon mà chưa hình thành được một hệ thống cụ thể xuyên suốt toàn lễ hội bao gồm cả phần nghi lễ và phần hội của lễ hội này. Chính vì vậy tác giả sẽ nghiên cứu đề tài này một cách cụ thể hơn, và hệ thống lại một cách khoa học về lễ hội Obon. 3. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Người dân Nhật Bản rất yêu thích lễ hội, và lễ hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Ở Nhật Bả n, mỗi địa phương, mỗi vùng miền đều có những lễ hội đặc trưng của vùng miền ấy. Luận văn này tập trung nghiên cứu về Lễ hội Obon Nhật Bản – một trong những lễ hội lớn nhất diễn ra trên phạm vi rộng khắp toàn nước Nhật. Nghiên cứu lễ hội Obon cho ta cái nhìn khái quát hơn về lễ hội truyền thống của Nhật Bản nói chung, có nhữ ng hiểu biết nhất định về lễ hội Obon nói riêng. 4 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Do nguồn tư liệu bằng tiếng Việt liên quan đến lễ hội Obon còn khá ít nên tác giả đã thực hiện nghiên cứu với nhiều phương pháp: tổng hợp từ những tài liệu nghiên cứu của các tác giả, các bài trích trên tạp chí Văn hóa dân gian, Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật; các tài liệu bằng tiếng Anh và tiếng Nhật, các thông tin được đăng tải trên các trang web bằng cả tiếng Anh và tiếng Nhật; sử d ụng phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại để so sánh lễ hội Obon của Nhật Bản trước đây và bây giờ; một vài nét so sánh giữa Obon với Lễ Vu Lan của Việt Nam. Phương pháp so sánh: so sánh về lịch đại để thấy được những sự thay đổi của cách tiến hành lễ hội Obon trong lịch sử Nhật Bản, những thay đổi về nghi thức hành lễ và sự biến đổi củ a điệu nhảy Bon trong phần hội. So sánh về đồng đại để có thể thấy được sự khác nhau trong thời gian tổ chức cũng như cách thức tổ chức lễ Bon tùy theo từng địa phương. Ngoài ra, trong chương III, luận văn còn dùng cách so sánh giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản về cách duy trì và phát triển lễ hội truyền thống, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong việc lưu truyền các lễ hội dân gian. Ph ương pháp tổng hợp liên ngành: Luận văn có tổng hợp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như văn hóa học, lịch sử học, xã hội học, tôn giáo… để có thể có cái nhìn cụ thể hơn về văn hóa truyền thống của Nhật Bản nói chung và về lễ hội Obon nói riêng. Phương pháp lịch sử: tái hiện những giai đoạn lịch sử mang tính chuyển biến đối với s ự hình thành và phát triển của Phật giáo ảnh hưởng đến những lễ hội truyền thống của Nhật Bản, cụ thể là đối với lễ hội Obon. Phương pháp thu thập tài liệu: từ các tạp chí, báo, tài liệu, sách tiếng Việt cũng như tiếng nước ngoài, các trang web, các loại hình ảnh… 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: Trong xu thế hội nhập của nướ c ta hiện nay, ngày càng có nhiều bạn bè quốc tế đến Việt Nam, đặc biệt là Nhật Bản. Hiện nay đã có rất nhiều công ty của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam như SanYo, Sankyo, Mitsubishi . Với nhu cầu giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế, ngày càng có nhiều người Việt Nam học tiếng Nhật và làm việc trong những công ty của Nhật Bản. 5 Nghiên cứu lễ hội Obon một cách có hệ thống dựa trên quá trình tìm hiểu các nguồn tư liệu góp phần bổ sung các thông tin bổ ích về văn hóa của đất nước Nhật Bản nói chung và về lễ hội Obon nói riêng, và là nguồn tư liệu tham khảo cho công tác học tập cũng như nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa Nhật Bản, cụ thể là về lễ hội Obon. Bên cạnh đó, thông qua việc nghiên cứu l ễ hội Nhật Bản, điển hình như lễ hội Obon có thể giúp chúng ta hiểu hơn về thế giới quan của người Nhật Bản, từ đó giúp những người Việt đang sống trên đất Nhật có thể hòa nhập vào cộng đồng nước bạn, và cũng giúp những người Việt đang làm việc trong công ty của Nhật Bản hiểu hơn về những đồng nghiệ p người Nhật của mình. 6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, bản thân tác giả đã có được những hiểu biết lý thú về lễ hội truyền thống của Nhật Bản nói chung và về lễ hội Obon nói riêng. Tác giả hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ cung cấp nguồn tư liệu cụ thể về hoạt động lễ hội Obon tạ i Nhật Bản cho những ai quan tâm nghiên cứu về đề tài này. 7. NHỮNG DỰ KIẾN NGHIÊN CỨU TIẾP TỤC VỀ ĐỀ TÀI Nghiên cứu lễ hội Obon sẽ giúp tác giả có được cái nhìn khái quát về lễ hội truyền thống của Nhật Bản, làm nền tảng cho những nghiên cứu về những lễ hội truyền thống khác của Nhật Bản trong tương lai. 8. BỐ CỤC LUẬN VĂ N Trong luận văn này, ngoài phần “Dẫn luận” và phần “Kết Luận” thì luận văn được chia làm 3 chương lớn sau: Chương 1: Nội dung chương I xoay quanh những vấn đề khái niệm. Thứ nhất là khái niệm chung về “Lễ hội”, về cấu trúc và chức năng của lễ hội; thứ hai là “Lễ và hội trong lễ hội truyền thống Nhật Bản”, phân loại lễ hội truyền thống Nh ật Bản; thứ ba là giới thiệu tổng quát về Lễ hội Obon về khía cạnh nguồn gốc của từ Obon và định nghĩa về lễ hội Obon. Chương 2: Tập trung giải quyết bốn vấn đề chính. Thứ nhất là lược sử về sự hình thành và phát triển của Phật giáo tại Nhật Bản, giải thích nguồn gốc lễ hội Obon. Thứ hai là trình bày thời gian diễn ra lễ hội có sự sai khác tùy theo từng vùng. Vấn đề thứ 6 ba chú trọng giải thích phần nghi lễ trong lễ hội Obon và vấn đề thứ tư là phần hội trong lễ hội Obon tại Nhật Bản. Chương 3: Ở phần này tập trung giới thiệu về phương pháp duy trì và phát triển lễ hội truyền thống của Nhật Bản, liên hệ đến việc duy trì và phát triển lễ hội truyền thống Việt Nam. 7 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC KHÁI NIỆM Trên thế giới, bất kỳ một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ thì đời sống tinh thần vẫn luôn là một mặt vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Hàng ngày ai ai cũng tất bật với những chuyện cơm áo gạo tiền, chính những lo toan tất bật đó dễ khiến con người ta rơi vào những trạng thái tâm lý bất ổn định, và như một nhu cầu không thể thiếu là các hoạt động vui chơi, các tụ điểm giải trí với các loại hình giải trí đa dạng đang được rất nhiều người hướng đến. Với một đất nước có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản thì nhu cầu ấy càng nhiều và mạnh mẽ hơn. Có lẽ đấy là một trong những lý do mà Nhật Bản là một trong những nước có số lượng lễ hội trong n ăm nhiều nhất trên thế giới. Nhật Bản được thế giới biết đến và ngưỡng mộ về sự phát triển thần kỳ về kinh tế. Thế nhưng đây lại là một đất nước không được thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên khan hiếm, lại liên tục bị động đất, núi lửa. Những dãy núi và đại dương bao quanh đã khiến Nhật Bản trở thành một quần đảo bị cô lập, tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Có lẽ với đặc điểm biệt lập về địa lý và sự khắc nghiệt của tự nhiên đã tạo nên những nét độc đáo trong tính cách và đời sống văn hóa của Nhật Bản, thể hiện qua các lễ hội mang đậm nét đặc trưng của từng vùng, từng địa phương. Lễ hội truyền thống của Nhật Bản không chỉ bao gồm các lễ hội mang tính quốc gia mà còn là những lễ hội riêng của từng vùng miền khác nhau trong cả nước. Hệ thống lễ hội của Nhật Bản rất phức tạp bởi đây là một đất nước đa tôn giáo. Vì vậy, muốn tìm hiểu, nghiên cứu về các lễ hội truyền thống ở Nhật Bản, trước tiên phải nắm được cơ s ở lý luận của lễ hộilễ hội truyền thống của Nhật Bản. 1.1. Khái niệm chung về “Lễ hội” 1.1.1. Định nghĩa về lễ hội: Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần và là hoạt động thực tiễn nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, củng cố ý thức cộng đồng. Lợi ích trước nhấtlễ hội mang đến cho cộng đồng là sự thỏa mãn về nhu cầu tâm linh, từ đó tạo ra những hi vọng về nhu cầu sống của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. 8 Theo định nghĩa của từ điển Văn hóa dân gian thì “Lễ hội (còn gọi là hội lễ), là hình thức sinh hoạt văn hóa xã hội của một tập thể, một tổ chức thuộc giới, nghề, ngành hoặc tôn giáo trong phạm vi một địa phương hoặc trong cả nước” 2 Hay như nhà nghiên cứu Alessandro Falasi nhận xét: “Lễ hội là một hoạt động kỉ niệm định kì biểu thị thế giới quan của một nền văn hóa hay nhóm xã hội thông qua hành lễ, diễn xướng, nghi lễ và trò chơi truyền thống”. 3 Trong tiếng Nhật, từ Matsuri (祭) có nghĩa là lễ hội. Matsuri về cơ bảnlễ hội bản xứ của người Nhật có nguồn gốc Thần đạo, được tổ chức hàng năm vào ngày tháng đã định. Matsuri chủ yếu có nguồn gốc thiêng liêng, xuất phát từ các nghi lễ Thần đạo cổ xưa để làm thánh thần và linh hồn người chết nguôi giận, cũng như thực hiện xong m ột chu kỳ nông nghiệp. Kết hợp một số nghi thức Thần đạo, cùng với nghi lễ Phật giáo và Khổng giáo du nhập từ Trung Hoa, thành lịch lễ hội hàng năm. Matsuri bao gồm phần nghi thức tế lễ và phần hội. Đây là một hoạt động mang tính biểu tượng, trong đó người tham gia bước vào trạng thái chủ động giao tiếp với thần thánh (神: kami), đi kèm là sự đồng cảm ở nhữ ng người tham gia trong hình thức lễ hội và yến tiệc. Ngày nay, cùng với sự phát triển và đa dạng hóa của xã hội, lễ hội cũng phát triển theo hai chiều hướng khác nhau. Trong đó, có hai xu hướng chính là lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại. + Lễ hội truyền thống: còn được gọi là lễ hội cổ truyền, là các loại hình lễ hội phát triển theo hướng cổ điển hóa, g ắn liền với các giá trị truyền thống của một đất nước, một dân tộc. + Lễ hội hiện đại: thường là các lễ hội mới, phát triển theo hướng hiện đại hóa, gắn liền với các sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội hiện đại của một quốc gia. Lễ hội mang đến cho cộng đồng sự thỏa mãn về nhu cầu tâm linh, chứa đự ng và phản ánh nhiều mặt trong đời sống xã hội. 2 Theo trích dẫn của tác giả Thị Kim Oanh, “Lễ hội truyền thống tái hiện lịch sử ở Kyoto - Nhật Bản (Trường hợp lễ hội JiDai)” [13; 2009:17] 3 Theo trích dẫn của tác giả Thị Kim Oanh, “Lễ hội truyền thống tái hiện lịch sử ở Kyoto - Nhật Bản (Trường hợp lễ hội JiDai)” [13; 2009:17] 9 1.1.2. Cấu trúc và chức năng của lễ hội Cấu trúc cơ bản của một lễ hội bao gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội. Lễ là phần thiêng liêng, bao gồm các nghi thức hành lễ, động tác, hành vi được quy định một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt. Phần lễ được tổ chức nhằm bày tỏ sự tôn kính, tin tưởng đối với thần linh, cầu xin sự che chở, phù hộ của các thầ n giúp con người vượt qua những khó khăn nguy hiểm do thiên nhiên gây ra, đồng thời cũng thể hiện những khát vọng, ước mơ vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Phần “Lễ” luôn được thực hiện ở những nơi trang nghiêm như chùa chiền, đền điện, miếu mạo . Hội là thành phần chính còn lại trong Lễ hội. Hội được thực hiện ngay sau “Lễ” và cũng thu hút được s ố lượng người tham dự nhiều hơn lễ, bởi hội là hình thức sinh hoạt tập thể đại trà, không “kén” người tham dự, và là phần sôi động nhất trong lễ hội. Phần hội thường được thể hiện bằng đám rước – trung tâm của lễ hội. Bất kì ai cũng có thể tham gia diễu hành cùng đám rước, cùng nhảy múa nhộn nhịp với tiếng kèn tiếng trống trong đám rước. Bên cạ nh đó, hội còn thu hút sự chú ý của đông đảo người xem nhờ hệ thống trò chơi, trò diễn phong phú và đa dạng. Phần hội thường được kéo dài hơn phần lễ bởi đây là lúc để mọi người cùng thể hiện sự hoan hỉ, phấn khích, cùng giao lưu, gặp gỡ vui chơi, quên đi những lo toan thường ngày của cuộc sống. Lễ hội là công cụ giao tế giữa Thần – Người, Cá nhân – Xã h ội nên bao giờ cũng hợp với thời đại và dễ thụ cảm. Theo đánh giá của tác giả Đặng Văn Lung trong “Lễ hội và nhân sinh” [10;2005], một lễ hội thường bao gồm các chức năng chính như sau: chức năng trực quan; chức năng phát triển tâm linh; chức năng biểu hiện; chức năng tiếp nhận, thu hút và cải biến; chức năng phân chia; chức năng tái tạo. Có thể nói, ý nghĩa xã h ội và sức hấp dẫn của lễ hội càng lớn thì quy mô của lễ hội càng được nhân rộng, đồng thời thu hút nhiều hoạt động xã hội khác. Do đó, ý nghĩa của một lễ hội trong thời đại hiện nay không chỉ nằm ở yếu tố bản sắc dân tộc mà còn phải xét đến giá trị thực tiễn, thực dụng thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu v ề đời sống tinh thần ngày càng cao của con người. 10 1.2. Lễhội trong lễ hội truyền thống Nhật Bản Nhật Bản là một trong những nước nổi tiếng về vấn đề duy trì và phát triển lễ hội. Lễ hội Nhật Bản là một hoạt động văn hóa vừa mang tính tín ngưỡng, vừa có tính cộng đồng trong sinh hoạt tinh thần của người dân, đồng thời thể hiện rõ mối quan hệ giao lưu hài hòa giữa con người và thiên nhiên. T ừ thế kỷ thứ V, văn hóa Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng không nhỏ từ nền văn hóa Trung Hoa. Sau đó, vào thời Minh Trị Duy Tân (明治維新: Meijiishin) năm 1868, một lần nữa nền văn hóa Nhật Bản lại chịu ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ của văn hóa phương Tây. Vào thời điểm lịch sử nào cũng vậy, Nhật Bản đã chọn cho mình cách tiế p nhận văn hóa nước ngoài độc đáo và được Thế giới đánh giá là một trong những phương thức tiếp nhận văn hóa hoàn hảo. Đó là tiếp thu có chọn lọc văn hóa nước ngoài, đồng thời vẫn bảo tồn nét văn hóa truyền thống của mình. Các lễ hội truyền thống Nhật Bản dù được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng nhưng vẫn không nằ m ngoài tư tưởng chủ đạo tôn thờ Thần linh, tổ tiên; xem trọng văn hóa truyền thống nông nghiệp. 1.2.1. Phần lễ Từ xa xưa, lễ hội được hiểu là việc tiến hành các nghi lễ tôn giáo nhằm suy tôn thần linh, hay nói cách khác, đó là hình thức giao lưu giữa thần linh và con người. Lễ hội truyền thống ở Nhật Bản là một thể thống nhất giữa hai phần, phần lễ được gọi là Saigi (祭儀), phần hội được gọi là Tsukematsuri (付け祭り). Trong đó phần lễ được xem là trung tâm của lễ hội. Buổi sơ khai, các nghi thức tôn giáo này được tổ chức hết sức khắt khe nhưng càng về sau lễ hội có xu hướng trở thành màn trình diễn của hiện thực đời sống, phần nào thoát ra khỏi những quy định nghiêm ngặt của thời xưa. Các thầy tu Thần đạo hoặc nh ững người đứng đầu một cộng đồng là người tiến hành các nghi thức lễ hội tại đền thờ Thần đạo trong vùng. Trong buổi tế lễ, thầy tế sẽ đọc Norito (祝詞) là những bài kinh cầu nguyện, lời cảm ơn của con người gửi đến thần linh. Sau đó, thần linh và các thành viên tham gia lễ hội cùng tham dự một buổi tiệc thánh Naorai (直会). Ngày xưa, việc tổ ch ức một lễ hội thường tốn nhiều kinh phí và đòi hỏi nhiều nhân lực. Vì vậy, việc đóng góp kinh phí của mỗi hộ dân trong làng được quy định rõ ràng. . hoạt động lễ hội Obon tạ i Nhật Bản cho những ai quan tâm nghiên cứu về đề tài này. 7. NHỮNG DỰ KIẾN NGHIÊN CỨU TIẾP TỤC VỀ ĐỀ TÀI Nghiên cứu lễ hội Obon sẽ. 1.2. Lễ và hội trong lễ hội truyền thống Nhật Bản Nhật Bản là một trong những nước nổi tiếng về vấn đề duy trì và phát triển lễ hội. Lễ hội Nhật Bản là

Ngày đăng: 18/12/2013, 13:15

Hình ảnh liên quan

1.2.2.1. Một chiếc Mikoshi điển hình - Lễ hội obon nhật bản báo cáo nghiên cứu khoa học

1.2.2.1..

Một chiếc Mikoshi điển hình Xem tại trang 12 của tài liệu.
1.2.2.1. Một chiếc Mikoshi điển hình - Lễ hội obon nhật bản báo cáo nghiên cứu khoa học

1.2.2.1..

Một chiếc Mikoshi điển hình Xem tại trang 12 của tài liệu.
Không uống ăn tiều-tụy hình-hài. Mục-liên thấy vậy bi-ai,  - Lễ hội obon nhật bản báo cáo nghiên cứu khoa học

h.

ông uống ăn tiều-tụy hình-hài. Mục-liên thấy vậy bi-ai, Xem tại trang 26 của tài liệu.
Đặc biệt, trên mâm cúng bao giờ cũng có một quả dưa leo được tạo hình giống con ngựa, và một quả cà tím được tạo như hình một con trâu với ý nghĩa: rước ông bà tổ  tiên về với con cháu thì đi bằng ngựa cho nhanh; sau khi được đoàn tụ với gia đình rồi,  ôn - Lễ hội obon nhật bản báo cáo nghiên cứu khoa học

c.

biệt, trên mâm cúng bao giờ cũng có một quả dưa leo được tạo hình giống con ngựa, và một quả cà tím được tạo như hình một con trâu với ý nghĩa: rước ông bà tổ tiên về với con cháu thì đi bằng ngựa cho nhanh; sau khi được đoàn tụ với gia đình rồi, ôn Xem tại trang 31 của tài liệu.
大文字), gần với chùa Vàng và kết thúc bằng đám lửa có hình Torii (とりい), có nghĩa là Cổng lên trời - Lễ hội obon nhật bản báo cáo nghiên cứu khoa học

g.

ần với chùa Vàng và kết thúc bằng đám lửa có hình Torii (とりい), có nghĩa là Cổng lên trời Xem tại trang 38 của tài liệu.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN LỄ HỘI OBON NHẬT BẢN - Lễ hội obon nhật bản báo cáo nghiên cứu khoa học
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN LỄ HỘI OBON NHẬT BẢN Xem tại trang 60 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan