Lịch sử văn hoá làng bồng thượng (xã vĩnh hùng huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hoá)

137 1.5K 2
Lịch sử văn hoá làng bồng thượng (xã vĩnh hùng   huyện vĩnh lộc   tỉnh thanh hoá)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Phạm thị huyền Lịch sử văn hoá làng bồng thợng (xã vĩnh hùng - huyện vĩnh lộc - tỉnh thanh hoá) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 luận văn thạc sĩ Khoa học lịch sử Ngời hớng dẫn khoa học: TS. lê ngọc tạo Vinh - 2010 Lời cảm ơn Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Ngọc Tạo, ngời trực tiếp hớng dẫn tôi trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Cám ơn sự giúp đỡ của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hoá, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Th viện trờng Đại học Vinh, Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hoá, Th viện tỉnh Thanh Hoá, Ban Quản lý di tích và danh thắng Thanh Hoá, UBND huyện Vĩnh Lộc, Phòng Văn hoá huyện Vĩnh Lộc, UBND xã Vĩnh Hùng, các nhà nghiên cứu lịch sử - văn hoá, các bậc cao niên ở địa phơngđã giúp nhiều về t liệu và giải đáp các vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa sau đại học, khoa Lịch sử Trờng Đại học Vinh. Cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ động viên, khích lệ để tôi hoàn thành luận văn này. Vinh, tháng 11 năm 2010 Tác giả Phạm Thị Huyền Mục lục Trang Mở Đầu 1. Lý do chọn đề tài.1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu 4 4. Mục đích, nhiệm vụ, đối tợng và phạm vi nghiên cứu .7 5. Đóng góp của luận văn 8 6. Bố cục của luận văn .9 Chơng 1 Quá trình hình thành và phát triển làng Bồng Thợng 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 10 1.2. Quá trình hình thành và phát triển làng Bồng Thợng 20 Chơng 2 văn hoá vật thể của làng Bồng thợng 2.1. Các di tích lịch sử - văn hoá đợc công nhận cấp quốc gia .38 2.2. Các di tích lịch sử - văn hoá đợc công nhận cấp tỉnh .48 2.3. Một số di tích lịch sử - văn hoá khác.58 Chơng 3 văn hoá phi vật thể của làng Bồng Thợng 3.1. Tôn giáo và tín ngỡng 66 3.2. Phong tục tập quán 74 3.3. Các lễ tiết trong năm và các lễ hội 82 3.4. Trò chơi dân gian 97 Kết luận.103 Tài liệu tham khảo 108 Phụ lục .115 Danh Mục chữ Viết tắt HĐND Hội đồng nhân dân MTTQ Mặt trận Tổ quốc UBND Uỷ ban nhân dân NXB Nhà xuất bản VHTT Văn hoá thông tin THCS Trung học cơ sở TP Thành phố Mở đầu 7. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử Việt Nam kể từ buổi đầu dựng nớc cho đến ngày nay, làng xã lúc nào cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nớc. Làng vốn là công xã nông thôn, là một cộng đồng c trú cơ bản của ngời Việt, có nguồn gốc xa xa. Làng ngời Việt vừa là một cộng đồng dân c, vừa là một cộng đồng văn hoá. ở đấy chứa đựng những giá trị quá khứ của con ngời, là nơi củng cố và tái hiện những giá trị văn hoá Việt Nam. Đối với ngời Việt, làng còn có một ý niệm sâu sắc và thiêng liêng là tợng trng cho quê cha đất tổ, là nơi thừa nhận thành công và danh vọng của mỗi ngời. Vì vậy, vị trí và vai trò của làng Việt càng trở nên quan trọng, nó không chỉ nổi lên những vấn đề cấp thiết đối với sự phát triển chung của đất nớc trong hiện tại mà còn gắn liền với quá khứ và góp phần định h- ớng cho tơng lai. Làng Việt từ lâu đã đợc nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nớc quan tâm tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về làng xã đợc công bố, cung cấp những t liệu mới, những nhận định có giá trị khoa học và nâng cao nhận thức về thực thể làng xã và xã hội Việt Nam. Tuy vậy, những kết quả nghiên cứu về làng vẫn cha đáp ứng đợc đầy đủ những đòi hỏi của khoa học đặt ra. Thực hiện nghị quyết VII (Khoá X) của Ban chấp hành Trung ơng Đảng, vấn đề nông thôn, nông dân, nông nghiệp đang là vấn đề hết sức quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học. Vì vậy, việc nghiên cứu về làng xã ngời Việt, về lịch sử văn hoá vật thể và phi vật thể của làng có một ý nghĩa to lớn nhằm tạo tiền đề khoa học để bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá dân tộc, khôi phục văn hoá truyền thống của làng xã, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là một công việc cần thiết và cấp bách đang đòi hỏi sự đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu. Làng Bồng Thợng (xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá) là một làng giàu truyền thống lịch sửvăn hoá, vừa mang đặc điểm chung của làng Việt vừa mang sắc thái riêng của một làng bán sơn địa của xứ Thanh. ở đó còn lu tồn những giá trị quý giá về lịch sử văn hoá luôn cần đợc tìm tòi, nghiên cứu. Xuất phát từ nhận thức đó, tác giả chọn đề tài Lịch sử văn hoá làng Bồng Thợng làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Chọn các di tích lịch sử văn hoá vật thể và phi vật thể của làng Bồng Thợng để nghiên cứu vì qua điều tra khảo sát và nghiên cứu t liệu, tác giả thấy đây là một ngôi làng cổ, nằm bên bờ tả sông Mã đoạn hạ lu chảy qua huyện Vĩnh Lộc và cũng là nơi khởi sinh của dòng họ Trịnh với 12 đời chúa tạo nên những trang sử độc đáo trong lịch sử dân tộc. Đây còn là một trong số ít làng quê có nhiều di tích lịch sử - văn hoá đợc xếp hạng. Xã Vĩnh Hùng có 7 di tích đợc xếp hạng thì làng Bồng Thợng đã chiếm tới 6 di tích, trong đó có 3 di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia và 3 di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh. Ngoài ra, làng còn có nhiều lễ hội lớn in đậm truyền thống văn hoá còn lu giữ đến ngày nay. So với các làng Việt khác thì làng Bồng Thợng là một làng bán sơn địa, là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và miền xuôi nên có những đặc trng riêng, có ảnh hởng quan trọng đến sự tồn tại của cộng đồng c dân cũng nh sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của huyện Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Hùng nói chung và của làng Bồng Thợng nói riêng trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Với những đặc thù riêng đó, lịch sử văn hoá làng Bồng Thợng nói chung và các di tích lịch sử văn hoá vật thể và phi vật thể nói riêng cần thiết phải đợc nghiên cứu, tìm hiểu để thấy đợc những truyền thống tốt đẹp cũng nh hạn chế của làng. Từ đó, có những đề xuất, kiến nghị trong việc bảo tồn, lu giữ và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp, nhằm góp phần xây dựng đời sống văn hoá xã hội và phát triển kinh tế phù hợp với xu thế phát triển của đất nớc trong giai đoạn hiện nay. 8. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Bồng Thợng là một vùng đất bán sơn địa, nơi chuyển tiếp từ miền núi với miền xuôi, lại là nơi phát tích của dòng họ Trịnh - một dòng họ sinh ra 12 vị chúa tồn tại trong suốt 249 năm cùng vua Lê cai trị đất nớc. Vì vậy, nghiên cứu về làng xã nói chung và lịch sử văn hoá làng Bồng Thợng nói riêng là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc. Xuất phát từ nhận thức đó, từ trớc đến nay, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây, các nhà nghiên cứu Việt Nam trong và ngoài nớc đã quan tâm hơn đến vùng đất quý hơng của nhà Trịnh. Nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến làng Bồng Th- ợng, đã đợc biên soạn, xuất bản nhng còn sơ lợc, tản mạn. Ngay từ thời phong kiến đã có các tác phẩm đề cập đến vùng đất và con ngời làng Bồng Thợng nh Đại việt sử kí toàn th của Ngô Sỹ Liên [45], bộ Lịch triều hiến chơng loại chí của Phan Huy Chú [22], bộ Khâm định Việt sử thông giám cơng mục [62], bộ Đại Nam nhất thống chí [61] của Quốc sử quán triều Nguyễn, Có thể nói, đây là những công trình biên soạn sớm nhất nói tới về vùng đất Vĩnh Lộc nói chung, đất làng Bồng Thợng nói riêng. Trong các tài liệu nh: Thanh Hoá tỉnh chí của Hoàng Mậu - Lê Bá Đằng[47], Thanh Hoá Vĩnh Lộc huyện chí của Lu Công Đạo [27] là những tác phẩm biên soạn khá công phu, sâu sắc về địa lý, lịch sử, văn hoá và con ngời xứ Thanh. Tuy nhiên, các tác phẩm này mới chỉ dừng lại ở việc nhìn nhận lịch sử - văn hoá của vùng đất Bồng Thợng một cách rải rác, khái quát dới góc độ lịch sử. Những năm gần đây, nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu về vùng đất, các di tích lịch sử văn hoá và lễ hội Bồng Thợng đã đợc xuất bản nh: Lịch sửVĩnh Hùng (Đảng uỷ, UBND, HĐND, MTTQ xã Vĩnh Hùng)[26]; Kỷ yếu hội thảo: Chúa Trịnh - Vị trí và vai trò trong lịch sử (Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá) [5]; Lịch sử Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc (Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc)[4]; Sự nghiệp 12 vị chúa Trịnh trong lịch sử nớc Đại Việt (Phạm Xuân Huyên)[39]; Mời hai đời chúa và lễ hội Phủ Trịnh (Trịnh Quốc Tuấn)[84]; Danh tớng Hoàng Đình ái (Hoàng Hải)[32]; Quận công Hoàng Đình Phùng (Hoàng Hải - Nguyễn Văn Thành) [33]. Một số hồ sơ xếp hạng di tích, lu tại Phòng văn hoá huyện Vĩnh Lộc. Có thể nói, đây là những công trình nghiên cứu liên quan đến làng Bồng Thợng với nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Nhìn chung các tác phẩm, các công trình nghiên cứu khoa học mới chỉ dừng lại tìm hiểu, biên soạn nghiên cứu ở một lĩnh vực, một khía cạnh nhất định nào đó chứ cha hệ thống một cách chặt chẽ, tìm hiểu sâu lịch sử văn hoá Bồng Thợng. Vì vậy, với luận văn này, tác giả muốn tìm hiểu một cách có hệ thống các di tích lịch sử văn hoá vật thể và phi vật thể của làng Bồng Thợng, những đóng góp của cộng đồng dân c, của các cá nhân, dòng họ trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc. Từ đó, có một số giải pháp, kiến nghị trong công tác bảo tồn, phát huy những truyền thống văn hoá, lịch sử, các di tích, lễ hội của Vĩnh Lộc, Thanh Hoá nói chung và Bồng Thợng nói riêng. 9. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu Nguồn t liệu Tác giả đã cố gắng tập hợp và khai thác thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Song để hoàn thành luận văn này, nguồn tài liệu của các giả phần lớn tập trung ở một số lĩnh vực sau: 3.1.1. Nguồn t liệu thành văn Đây là một trong những nguồn tài liệu có ý nghĩa to lớn đối với luận văn. Tài liệu thành văn bao gồm các bộ sử nh: Đại Việt sử ký toàn th của Ngô Sỹ Liên, Lịch Triều hiến chơng loại chí của Phan Huy Chú; bộ Khâm định Việt sử thông giám c- ơng mục, bộ Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, Có thể nói đây là những công trình sử liệu sớm nhất khảo về vùng đất Bồng Thợng. Tuy nhiên, về đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của c dân làng Bồng Thợng cha đợc đề cập tới nhiều và còn rất sơ lợc. Một nguồn tài liệu khác cũng có giá trị đặc biệt quan trọng đó là gia phả các dòng họ. Tuy chỉ nói về một dòng họ, nhng trong mỗi quyển gia phả của các dòng họ lớn, quan trọng nh gia phả họ Trịnh, họ Hoàng, họ Cao, họ Lê có quan hệ chặt chẽ với các sự kiện lịch sử trong tiến trình xây dựng và phát triển làng Bồng Thợng. Ngoài các nguồn tài liệu trên, lý lịch các di tích lịch sử - văn hoá, các sắc phong, văn bia, câu đối, hoành phi, hơng ớc trong các từ đờng dòng họ, các di tích lịch sửlàng Bồng Thợng cũng là một nguồn tài liệu quý và quan trọng để tác giả khai thác, giải quyết những vấn đề mà luận văn đề ra. Ngoài ra, trong các tài liệu nh Thanh Hoá tỉnh chí của Hoàng Mậu - Lê Bá Đằng; Thanh Hoá Vĩnh Lộc huyện chí của Lu Công Đạo; Lịch sửVĩnh Hùng (Đảng Uỷ, UBND, HĐND xã Vĩnh Hùng - NXB Thanh Hoá); Lịch sử Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc (Đảng Uỷ, UBND, HĐND huyện Vĩnh Lộc); Kỷ yếu hội thảo: Chúa Trịnh - Vị trí và vai trò trong lịch sử (Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá), Sự nghiệp 12 vị chúa Trịnh của Phạm Xuân Huyên cũng là những nguồn tài liệu nghiên cứu khá công phu về địa lý và con ngời xứ Thanh nói chung và Bồng Thợng nói riêng để tác giả tìm hiểu và chọn lọc trong quá trình thực hiện luận văn. Để thực hiện đề tài, tác giả còn khai thác triệt để nguồn t liệu dân tộc học và nguồn t liệu văn hoá dân gian qua các tác phẩm nh Việt Nam văn hoá sử cơng của Đào Duy Anh [1], Văn hoá dân gian xứ Thanh bớc đầu tìm hiểu của Hoàng Minh Tờng[87], Tìm hiểu bản sắc văn hoá Việt Nam của Trần Ngọc Thêm [71], Khảo sát văn hoá làng xứ Thanh của Hoàng Anh Nhân [56]. Tóm lại, luận văn đã xây dựng trên cơ sở một hệ thống sử liệu thành văn khá phong phú và đa dạng. Đồng thời, luận văn cũng khai thác triệt để nguồn t liệu địa phơng bao gồm các báo cáo tổng kết, các lý lịch di tích, sắc phong, bài báo đợc lu giữ tại th viện tỉnh Thanh Hoá, Phòng Văn hoá huyện Vĩnh Lộc, Phòng văn hoáVĩnh Hùng, Sở Văn hoá Thông tin Thanh Hoá Có thể nói, để hoàn thành đợc luận văn, tác giả đã cố gắng tập hợp và khai thác thông tin triệt để từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. 3.1.2. Nguồn t liệu vật chất (di tích, di vật lịch sử) Luận văn không phải là một công trình chuyên sâu về các hiện vật khảo cổ của Làng Bồng Thợng nên các di tích và di vật chỉ đợc sử dụng nh những tài liệu làm sáng tỏ thêm về lịch sử - văn hoá của vùng đất này. Tác giả đã đi khảo sát thực địa chủ yếu ở làng Bồng Thợng và một số làng nh: làng Sóc Sơn, Việt Yên (xã Vĩnh Hùng), làng Bồng Trung (xã Vĩnh Tân) để làm rõ thêm những vấn đề liên quan đã đặt ra trong luận văn. Tác giả đã đến khảo sát thực địa tại các di tích lịch sử - văn hoá nh: Nghè Vẹt, Chùa Báo ân, đền thờ Hoàng đình ái, đền thờ Hoàng đình Phùng, Từ đờng họ Lê, di tích Phủ Trịnh (làng Bồng Thợng), khu lăng Nhà Trịnh (làng Sóc Sơn), Từ đờng họ Tống (Tống Duy Tân) (làng Bồng Trung, xã Vĩnh Tân), Bằng chứng còn lại là phong cách kiến trúc, nghệ thuật điêu kh c t - ợng, tạo hình, bệ thờ, tợng phổng, ngựa kéo, hơng án, bia ký, sắc phong, Có thể nói, trong quá trình khảo sát thực địa, tác giả luận văn mới chỉ dừng lại qua các cuộc điều tra khảo sát di tích trên bề mặt và chủ yếu đợc giới hạn trong phạm vi nhỏ hẹp của các di tích, đình chùa, từ đờng dòng họ. Tuy k t qu kh o sát mới chỉ dừng lại v i t cách là di chỉ khảo cổ học nhằm phục vụ công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo nh ng di tích này nh ng bớc đầu đã định hớng cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của một làng cổ, vùng tiếp giáp giữa miền xuôi và miền ngợc, giữa vùng núi và đồng bằng, hiểu rõ hơn về lịch sử, di tích và lễ hội văn hoá của m t vùng đất đợc m nh danh là quý h ơng của nhà Trịnh. 3.1.3. Nguồn t liệu điền dã Ngoài những nguồn t liệu kể trên, tác giả còn sử dụng cả nguồn t liệu điền dã thông qua việc khảo sát thực địa, tìm hiểu, ghi chép, gặp gỡ và phỏng vấn các cụ cao tuổi trong làng, trong các dòng họ để làm sáng rõ những vấn đề đã đặt ra của luận văn. 3.2. Phơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở nguồn tài liệu su tầm đợc, đề tài cố gắng trình bày theo phơng pháp logic kết hợp với phơng pháp lịch sử nhằm phác hoạ lại một cách chân thực, khách quan bức tranh tổng thể về lịch sử văn hoá làng Bồng Thợng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng kết hợp nhiều phơng pháp khác nh: phơng pháp thống kê, đối chứng, so sánh, phân tích, tổng hợp, Với tất cả những phơng pháp tiếp cận này, các vấn đề nghiên cứu luôn đợc xem xét trong mối quan hệ tơng tác với nhau và trong quan hệ với điều kiện tự nhiên và môi trờng sinh thái ở địa bàn nghiên cứu. Đặc biệt, để luận văn đợc phong phú, đa dạng và thể hiện sâu sắc tính chân thực, tác giả luận văn đã sử dụng phơng pháp điền dã, khảo sát thực địa trong quá trình nghiên cứu. Tác giả đã trực tiếp khảo sát thực địa tại các di tích, di vật lịch sử - văn hoá, tham gia các lễ hội, sinh hoạt văn hoá, quan sát thực tế, tìm hiểu phong tục, tập quán, tín ngỡng, tôn giáo những thành tố cơ bản tạo nên lịch sử, văn hoá truyền thống của c dân làng Bồng Thợng. Từ đó, đánh giá và rút ra những nhận xét, những kết luận khoa học, khách quan. 4. Mục đích, nhiệm vụ, đối tợng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống, phân tích các nguồn tài liệu và khảo sát thực tế, luận văn nhằm đạt tới mục tiêu sau: . thị huyền Lịch sử văn hoá làng bồng thợng (xã vĩnh hùng - huyện vĩnh lộc - tỉnh thanh hoá) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 luận văn thạc. soạn Lịch sử Thanh Hoá, Th viện tỉnh Thanh Hoá, Ban Quản lý di tích và danh thắng Thanh Hoá, UBND huyện Vĩnh Lộc, Phòng Văn hoá huyện Vĩnh Lộc, UBND xã Vĩnh

Ngày đăng: 18/12/2013, 12:58

Hình ảnh liên quan

Một số hình ảnh về lễ hội Phủ Trịnh - Lịch sử văn hoá làng bồng thượng (xã vĩnh hùng   huyện vĩnh lộc   tỉnh thanh hoá)

t.

số hình ảnh về lễ hội Phủ Trịnh Xem tại trang 122 của tài liệu.
Hình ảnh gian tiền đờng tại đền thờ Hoàng Đình Phùng - Lịch sử văn hoá làng bồng thượng (xã vĩnh hùng   huyện vĩnh lộc   tỉnh thanh hoá)

nh.

ảnh gian tiền đờng tại đền thờ Hoàng Đình Phùng Xem tại trang 134 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan