Chuyển biến trong đời sống văn hoá của dân tộc thái ở quỳ châu nghệ an từ năm 1986 đến năm 2009

76 665 3
Chuyển biến trong đời sống văn hoá của dân tộc thái ở quỳ châu   nghệ an từ năm 1986 đến năm 2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Thái là một thành viên của Đại gia đình 54 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước Việt Nam. Dân tộc Thái có một nền văn hóa rất phong phú thể hiện trong nếp sống văn hóa, phong tục tập quán mang những đặc trưng riêng không lẫn với dân tộc nào. Là một dân tộc có số dân đông, chỉ đứng sau người Kinh và người Tày về số lượng. Riêng miền Tây Nghệ An người Thái chiếm số lượng đông nhất, họ sở h÷u một nền văn hóa cực kỳ phong phú và đầy chất trữ tình thể hiện trong trong lịch sử, văn hóa dân gian, họ có trang phục độc đáo, tiếng nói riêng biệt, đặc biệt là những phong tục, tập quán sinh hoạt đa dạng. Sinh hoạt văn hóa là một yếu tố vô cùng quan trọng trong cộng đồng tộc người, nó có vai trò quyết định để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, giữa nền văn minh này với nền văn minh kia. Vì vậy, khi nghiên cứu về lĩnh vực này chúng tôi cho rằng có ý nghĩa chiến lược lâu dài, tác động đến việc xây dựng và phát triển văn hóa nước ta trong giai đoạn mở cửa giao lưu và xây dựng nền văn hóa Viêt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã đề ra. Do sự phân bố lao động kể từ ngày thống nhất đất nước, dân tộc Thái đã có điều kiện tiếp xúc mạnh mẽ với văn hóa các dân tộc khác, nhất là dân tộc Kinh từ miền xuôi lên miền núi lập nghiệp. Vì vậy, nền văn hóa của cộng đồng người Thái miền Tây Nghệ An đã có sự giao thoa, tiếp thu qua lại, chừng mực nào đó diễn ra quá trình Việt hóa. Nhưng không vì thế mà họ mất đi giá trị truyền thống của mình. Người Thái Qùy ChâuNghệ An luôn biết giữ gìn những giá trị tốt đẹp mà thế hệ trước để lại, đồng thời trên cơ sở đó họ 1 tiếp thu những yếu tố văn hóa tiên tiến của các dân tộc cùng cộng cư và sáng tạo ra những yếu tố văn hóa mới thích hợp với hoàn cảnh sống. Trong quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa, đời sống của dân téc Thái Qùy Châu có những nét thay đổi theo chiều hướng tích cực. Vì thế, khi nghiên cứu sự biến đổi trong đời sống văn hóa cña ngêi Th¸i ë Quú Ch©u không chỉ giúp chúng ta hiểu thêm về thay đổi trong phong tục tập quán của cộng đồng dân tộc ít người trong thời kỳ hội nhập, mà còn cung cấp tài liệu để các nhà chức năng có cái nhìn toàn diện về đời sống của người Thái về những đóng góp của họ từ sau ngày đất nước đổi mới đến nay. Để từ đó có chính sách hợp lí cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Thái. Nghiên cứu chuyển biến trong đời sống văn hoá của dân tộc Thái Quỳ Châu - Nghệ An từ năm 1986 đến năm 2009 có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Là con em người Thái vùng miền núi dân tộc thiểu số Nghệ An, nơi hội tụ của bản sắc văn hóa dân tộc. Người viết nhận thấy mình có tình cảm, vừa có trách nhiệm đối với nền văn hóa dân gian người Thái. Những lí do trên đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu để hiểu sâu hơn về giá trị văn hóa và những thay đổi trong đời sống tộc người của dân tộc Thái. Chính vì vậy chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Chuyển biến trong đời sống văn hóa của dân tộc Thái Qùy ChâuNghệ An từ năm 1986 đến năm 2009” làm khóa luận tốt nghiệp Đại học. 2. Lịch sử vấn đề Sinh sống lâu đời trên dải đất Việt Nam, kế thừa nền văn hóa cổ truyền của cha ông, người Thái đã góp phần không nhỏ vào kho tàng văn hóa chung của các dân tộc Việt Nam. Họ có nhiều phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp, văn hóa đa dạng. Dân tộc Thái đã được giíi nghiên cứu dân tộc học và văn hóa học trước đây cũng như gần đây chú ý tới. Nhiều công trình nghiên cứu nghiêm túc về các dân tộc trong đó có dân tộc Thái được in thành sách, 2 những kết quả và thành công đó của những người đi trước rất đáng trân trọng và cần tiếp thu. Thời phong kiến đã có một số tác phẩm nổi tiếng đề cập đến dân tộc Thái như bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Sách Nghệ Ancủa Bùi Dương Lịch, Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn đã giúp chúng ta có thêm cơ sở để nghiên cứu về người Thái. Thời gian gần đây xuất hiện nhiều cuốn sách và tạp chí nghiên cứu về người Thái trên cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng như cuốn Các dân tộc thiểu số Nghệ An của Nguyễn Đình Lộc, liệu về lịch sử của dân tộc Thái của Đặng Nghiêm Vạn . Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đó đã đi vào các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên vẫn còn diện rộng. Gần đây nhất là hai luận văn: Bước đầu tìm hiểu đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc Thái miền Tây Nghệ An từ 1975 đến nay của tác giả Nguyễn Thị Huyền và Đời sống văn hoá vật chất của người Thái huyện Quỳ Châu, Nghệ An của tác giả Nguyễn Thị Nuôi đã đề cập đến đời sống văn hoá vật chất, tinh thần của người Thái miền Tây Nghệ An nói chung, tuy nhiên về cơ bản còn nặng về lĩnh vực văn hoá. Để hiểu rõ hơn về những thay đổi trong đời sống văn hoá của dân tộc Thái huyện Quỳ Châu nói riêng và dân tộc Thái nói chung trong thời kỳ đổi mới và đưa ra những đề xuất nhỏ, nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Do đó, đề tài “Chuyển biến trong đời sống văn hóa của dân tộc Thái Qùy ChâuNghệ An từ năm 1986 đến năm 2009” mặc dầu còn bó hẹp trong phạm vi nhỏ và mang tính chất địa phương nhưng hoàn toàn mới mẻ. 3. Nguồn liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Nguồn liệu liệu có được là do thu thập từ nguồn liệu dân tộc học, nguồn liệu văn hóa, các sách tham khảo, nguồn liệu địa phương, các báo cáo, tạp 3 chí .Ngoài ra, chúng tôi còn gặp gỡ và trao đổi với một số già làng, trưởng bản, thầy mo người dân tộc Thái các bản Đôm, Luồng, Kẻ Bọn . 3.2 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài chúng tôi đã tuân thủ phương pháp khoa học trong đó phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp lôgic lịch sử là những phương pháp được vận dụng trong việc nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, khãa luËn còn sử dụng các phương pháp chuyên ngành như : phương pháp mô tả, phương pháp liên hệ, so sánh, thống kê, điều tra để xử lý liệu chính xác, đảm bảo tính khoa học của quá trình phân tích , tổng hợp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu về “sự biến đổi trong đời sống văn hóa của dân tộc Thái huyện Qùy Châu - Nghệ An từ năm 1986 đến năm 2009” - Tìm hiểu khái quát về nguồn gốc địa bàn cư trú và đặc điểm của người Thái Qùy Châu - Nghệ An. - Nghiên cứu về sự biến đổi trong sinh hoạt vật chất, tinh thần của dân tộc Thái Quỳ ChâuNghê An từ 1986 đến năm 2009. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài đề cập đến vấn đề “sự biến đổi trong đời sống văn hóa của dân tộc Thái huyện Qùy Châu từ năm 1986 đến năm 2009”, những nội dung khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 5. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu bởi 3 chương: Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của người Thái huyện Qùy ChâuNghệ An. Chương 2 : Những chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất. Chương 3 : Những chuyển biến trong đời sống văn hóa tinh thần. 4 NỘI DUNG Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI THÁI HUYỆN QUỲ CHÂU, NGHỆ AN 1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Quỳ Châu. 1.1.1. Vị trí địa lí Quỳ Châu là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Nghệ An, cách trung tâm tỉnh lỵ 150 km về phía Tây Bắc trên quốc lộ 48. Tổng diện tích tự nhiên là 107.360,78 ha chiếm khoảng 10% diện tích toàn tỉnh Nghệ An. Có toạ độ địa lý: 19 0 - 19 0 47 ’ vĩ độ Bắc, 104 0 54 ’ – 105 0 17 ’ kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp 2 huyện Thường Xuân và Như Xuân của tỉnh Thanh Hoá, phía Tây Bắc giáp huyện Quế Phong, Phía Tây Nam Giáp huyện Tương Dương, phía Đông giáp huyện Nghĩa Đàn, Phía Nam giáp huyện Quỳ Hợp. 1.1.2. Địa hình Huyện Quỳ Châu có địa hình khá phức tạp. Theo các nhà địa chất, vùng núi Quỳ Châu được kiến tạo từ thời Đại cổ sinh và đã trải qua thời kỳ bào mòn xâm thực rất lâu dài. Đây là một vùng thung lũng nằm trong thềm lục địa cổ, nơi có núi lửa hoạt động nên địa hình trở nên đa dạng, phức tạp.Vùng đất này tập trung chủ yếu các dãy núi loại thấp chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình của hệ thống các dãy núi so với mặt biển là 800m đến gần 1000m. Tuy nhiên, vùng Quỳ Châu cũng có những dãy núi khá cao như: Pú Chó (cao 1500m), Pú Quặm (cao 1500m), Pu Huống (1600m). Những dãy núi này thường có các sườn dốc rất lớn, và bị nhiều dòng chảy chia cắt. Những vùng độ cao dưới 300m thì kết cấu địa chất hầu hết là sa phiến, đá vôi và phố biến nhất là đất Latêrít màu vàng đỏ. Những vùng có độ cao từ 400m đến 800m có nhiều đá Phirít, còn những vùng có độ cao từ 900m trở lên 5 thì hầu hết là núi đá vôi. Nhìn chung, vùng núi Quỳ Châu đã hình thành nên quần thể động - thực vật thích hợp với giới hạn vùng cư dân trong lịch sử. 1.1.3. Khí hậu Vùng núi Quỳ Châu chịu ảnh hưởng trực tiếp của miền khí hậu Sông Mê Công và được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô so với vùng lưu vực sông Lam thì các mùa đây thường đến sớm nhưng lại kết thúc muộn hơn từ 15 đến 20 ngày, nhiệt độ và lượng mưa đều khác nhau. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Thường gây mưa lớn. Lượng mưa trung bình trong mùa đạt tới 1829,2 mm và thường tập trung vào tháng 9. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước cho đến tháng 3 năm sau. Đây là thời gian có gió lạnh phương Bắc thổi mạnh, khí hậu khô hanh và rét đậm kéo dài. Những nơi có độ cao trên 1500m thường xuất hiện sương mù và băng giá, do rét hạn và hạn hán kéo dài đã làm cho sông suối Quỳ Châu vào mùa khô cạn kiệt với khí hậu như vậy, mùa hạ lượng mưa lớn, nước sông thì dâng nhanh gây ra lũ lụt rất nguy hiểm, mùa khô lại không đủ nước để tưới tiêu, trồng trọt. 1.1.4. Hệ thống sông ngòi Khe suối Quỳ Châu tương đối nhiều và phần lớn chảy trong địa hình phức tạp. Đây là nơi quần cư rất quan trọng củadân trồng lúa nước. Người ta ước tính vùng này có khoảng hơn 500 con sông, suối lớn nhỏ xếp thành mạng lưới hình xương cá hay hình cây và đều có hướng chảy Tây Bắc – Đông Nam. Trong hệ thống sông suối Quỳ ChâuSông Hiếu là con sông lớn nhất chảy từ biên giới Việt – Lào xuyên qua giữa các huyện Quế Phong, Qùy Châu. Đây là nguồn nước tự nhiên rất thuận lợi cho việc tưới tiêu trên các cánh đồng lớn Châu Tiến, Châu Bính, Châu Thuận, Châu Hội, Châu Bình… là những vùng lúa chủ yếu của huyện. Đồng thời hệ thống sông ngòi Quỳ Châu còn chứa đựng một tiềm năng về thuỷ điện rất lớn. 1.1.5. Khoáng sản, động - thực vật 6 Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn nói chung phong phí nhưng trữ lượng không lớn và không tập trung. Các loại khoáng sản như vàng, thiếc, quặng, đặc biệt là đá Rubi (Châu Bình - Quỳ Châu) với trữ lượng 54,077kg. Đây là tiềm năng cho công nghiệp khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế trên địa bàn. Thảm thực vật Quỳ Châu dày đặc, có nhiều tầng, đặc biệt, tài nguyên rừng hết sức phong phú và đa dạng. Theo thống kế cho thấy Quỳ Châu có tới 84 họ và hơn 500 loài thực vật. Nhiều loại gỗ quý hiếm được coi là có giá trị kinh tế cao như gỗ lim, sến, lát, gụ, de, dổi,… Ngoài ra còn có nhiều loại cây đặc sản như sa nhân, nấm hương, thiên nhiên kiện, cánh kiến,… với giá trị sử dụng cao. Động vật cũng hết sức đa dạng, có nhiều loại thú quý như voi, hổ, bò tót,… đó là chưa kể đến các loại động vật hoang dã mà đồng bào săn bắt hàng ngày phục vụ cho nhu cầu thực phẩm. Tóm lại: Điều kiện tự nhiên Quỳ Châu, nơi quần tụ của đồng bào các dân tộc thiểu số có ảnh hưởng rất lớn đến phương thức tồn tại, phương thức canh tác và hoạt động kinh tế - xã hội cũng như sinh hoạt văn hoá tinh thần của con người. - Về hành chính: Vùng đất thuộc 3 huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong từ xưa vốn là một đơn vị hành chính. Năm 1415 gọi là Châu Quý, năm 1649 đổi thành phủ Quỳ Châu. Đến năm 1963 theo Quyết định số 53/CP của Chính phủ, Quỳ Châu được chia ra làm 3 huyện: Quỳ Châu, Quỳ Hợp và Quế Phong [20;7 ]. Hiện nay, huyện Quỳ Châu gồm có 11 xã và 1 thị trấn. Do vị trí địa lí phức tạp như trên nên Quỳ Châu được chia thành 4 vùng, có những đặc điểm sinh thái, kinh tế khác nhau. 7 + Vùng 1 (vùng trên) gồm 4 xã: xã Châu Tiến, xã Châu Bính, xã Châu Thuận, xã châu Thắng với tổng diện tích tự nhiên là 24.930 ha, dân số trên 1,4 vạn người, đây là vùng trồng lúa lớn nhất của huyện. + Vùng 2 (vùng giữa) gồm 1 xã và 1 thị trấn, đó là: xã Châu Hạnh và thị trấn Quỳ Châu. Có tổng diện tích là 13.957 ha, dân số trên 1 vạn người. + Vùng 3 (vùng dưới) gồm 3 xã: Châu Hội, Châu Bình, Châu Nga. Tổng diện tích tự nhiên là 33.179ha, dân số trên 1,6 vạn người. + Vùng 4 (vùng trong) gồm 3 xã: Châu Phong, Châu Hoàn và Diên Lãm. Có tổng diện tích tự nhiên là 35.614ha, dân số trên 1 vạn người [ 32;9]. 1.2. Người Thái Quỳ Châu - Nghệ An Quỳ Châu là vùng đất có con người cư trú và làm ăn từ rất lâu đời. Sau khi phát hiện ra di chỉ Thẩm Ồm (Châu Thuận), các nhà khảo cổ học cho chúng ta biết rằng, trên dải đất miền Tây Bắc Nghệ An cách ngày nay khoảng 20 vạn năm, người nguyên thuỷ đã có mặt và sinh sống. Trong đại gia đình các dân tộc Quỳ Châu ngày nay, Tháidân tộc có số dân đông nhất. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009, dân tộc Thái Quỳ Châu là 39.679 người [32;10]. Do vậy mà yếu tố văn hoá truyền thống vùng này vừa mang tính thống nhất của văn hoá Thái, vừa mang tính đặc thù của địa phương. 1.2.1. Tên gọi và lịch sử cư trú 1.2.1.1. Tên gọi Người Thái Quỳ Châu cũng như dân tộc Thái của Việt Nam thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm Tày – Thái. Tộc danh Thái là tên gọi chung cho các nhóm địa phương Nghệ An. Tên gọi này được khẳng định mang tính pháp lý từ năm 1979. Tuy nhiên, trong lịch sử, tên gọi các nhóm Thái Quỳ Châu là một vấn đề hết sức phức tạp. 8 Cũng như cộng đồng Thái vùng Tây Bắc hay vùng đường 7 tỉnh Nghệ An, cộng đồng Thái Quỳ Châu cũng có những nhóm địa phương mang tên gọi khác nhau. Nếu như Tây Bắc có sự phân định rõ ràng theo hai ngành Thái Đen (Táy Đăm) và Thái Trắng (Táy Khao), thì Quỳ Châu có 2 nhóm Thái: Tày Mường (còn gọi là Hàng Tổng hay “Dọ”) và Tày Thanh (còn gọi là Man Thanh hay “Nhại’). Nhóm Tày Mường (hay gọi là Hàng Tổng) là nhóm chủ mường, có số lượng chiếm phần đông. Theo tiếng Thái “Tày Mường” là tên khẳng định họ là người của mường, chủ mường. Còn tên gọi Hàng Tổng có thể là tên do người Kinh gọi xuất hiện cùng với việc thành lập các cấp hành chính thời Minh Mệnh (nhà Nguyễn). Nếu so sánh với người Thái Tây Bắc, chúng ta dễ dàng nhận thấy về mặt ngôn ngữ và văn hoá, nhóm Tày Mường Quỳ Châu (Nghệ An) và Thường Xuân (Thanh Hoá) gần giống với người Thái Trắng Tây Bắc. Nhóm Tày Thanh là nhóm không có chủ mường, tức không phải là người gốc Mường. Theo sự giải thích của nhóm này thì tên gọi Tày Thanh bắt nguồn từ nơi cư trú trước khi họ di cư đến đây là Thanh Hoá và Mường Thanh (Điện Biên – Lai Châu). Tuy số lượng không nhiều nhưng sự có mặt của nhóm Tày Thanh đã góp phần làm phong phú thêm văn hoá Thái Quỳ Châu. Còn tên gọi “Tày Dọ” hay “Tày Nhại” thông thường do các nhóm gọi nhau để phân biệt nhóm tộc người mình với nhóm khác theo ý không tôn trọng lắm. “Dọ” nghĩa là tạm, chẳng hạn như “Dù dọ” là tạm; “Nhại” là di chuyển, như “Nhại hươn”, “Nhại ban” (chuyển nhà, chuyển bản). Rất có thể do tranh chấp quyền làm chủ mường nên nhóm này cho rằng nhóm kia mới chuyển từ khác đến và xin tạm nhờ đất, mường của mình và ngược lại. 9 Như vậy, trong tên gọi của các nhóm Thái Quỳ Châu (Nghệ An) hàm chứa những ẩn số mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, tuy nhiên, về cơ bản, các nhóm Thái đây có sự thống nhất về mọi phương diện: kinh tế, văn hoá, xã hội nhưng vẫn có những nét văn hoá riêng biệt biểu hiện đặc biệt phương diện phong tục tập quán, trang phục, thẩm mĩ,… 1.2.1.2. Lịch sử cư trú Khi tìm hiểu về nguồn gốc của người Thái Nghệ An, có ý kiến cho rằng: ngoài bộ phận đến từ thiên di, người Thái Nghệ An còn có bộ phận bản địa. Quan điểm này muốn chứng minh Nghệ An có người Thái cổ sinh sống. Qua nghiên cứu các di chỉ khảo cổ học trong vùng, Diệp Đình Hoa đã đi đến nhận định: “Phần đất người Thái cư trú hiện nay đã từng có người sinh sống ít ra từ cuối thời đá cũ cho đến thời đại chủng Nêgrôit – Ôxtralôit. Nhóm người này qua quá trình kết hợp với những nhóm người từ nới khác đến đã dần Mônggôlôit hoá về mặt chủng tộc. Đến thời kỳ dựng nước đầu tiên, họ có chung những đặc trưng mà chúng tôi gọi là Việt Cổ. Trong quá trình thống nhất và đa dạng hoá, những đặc trưng về mặt khảo cổ học cho phép chúng ta suy nghĩ rằng, những người này cũng có thể đồng thời là tổ tiên của người Tày – Thái cổ”. Gần đây, những liệu nghiên cứu về dòng họ, phong tục, tập quán, trang phục, lễ hội truyền thống tổ chức xã hội của 2 nhóm Hàng Tổng và Man Thanh, tác giả Hoàng Lương cho rằng: nhóm Man Thanh, Hàng Tổng và các nhóm tương tự mà lâu nay được ghép vào nhóm Thái Trắng thực ra là nhóm Thái Cổ. Theo chúng tôi, quan điểm trên đây không hẳn là không có cơ sở, vì rằng hàng loạt các di chỉ khảo cổ miền núi Nghệ An như: Con Cuông, Tương Dương, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu,… cho thấy sự tồn tại của các nền văn hoá khảo cổ từ thời đại đá cũ đến thời đại đá mới rồi thời đại đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt là khá liên tục. 10 . phát huy bản sắc dân tộc Thái. Nghiên cứu chuyển biến trong đời sống văn hoá của dân tộc Thái ở Quỳ Châu - Nghệ An từ năm 1986 đến năm 2009 có ý nghĩa khoa. người của dân tộc Thái. Chính vì vậy chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài Chuyển biến trong đời sống văn hóa của dân tộc Thái ở Qùy Châu – Nghệ An từ năm 1986 đến

Ngày đăng: 18/12/2013, 12:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan