Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

133 1.5K 3
Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong vài năm gần đây, Việt Nam đối đầu với 3 đợt dịch cúm gia cầm lớn dẫn đến những thiệt hại rất lớn về kinh tế và người. Những đợt dịch này diễn ra hầu hết các tỉnh và thành phố trong toàn quốc: Đợt dịch đầu tiên kéo dài từ tháng 12 năm 2003 đến 27 tháng 2 năm 2004. Theo thống kê của Báo Vietnam.net ra ngày 25 tháng 10 năm 2005, trong đợt dịch này, tổng số và thủy cầm bị chết và tiêu hủy là 43,9 triệu con chiếm gần 17% tổng đàn gia cầm trong đó chiếm 30,4 triệu con. Đợt dịch thứ 2 bắt đầu bùng phát vào tháng 4 năm 2004 đến tháng 11 năm 2004 thì chấm dứt. Dịch đã xẩy ra 46 xã, phường của 32 huyện, quận, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành trong cả nước. Tổng gia cầm bị tiêu hủy trong đợt dịch này là 84.078 con trong đó có gần 56000 con gà. Đợt dịch thứ 3 kéo dài từ tháng 12 năm 2004 đến tháng 5 năm 2005. Dịch xuất hiện 15 tỉnh phía Bắc và 21 tỉnh phía Nam. Số gia cầm bị tiêu hủy trong đợt này là 470.500 con, nghiêm trong hơn nhiều so với đợt dịch thứ hai [12]. Báo cáo của Chính phủ tại Hội nghị “Tổng kết 2 năm (2004-2005) phòng chống dịch cúm gia cầm” tháng 4 năm 2005 cho thấy dịch cúm đầu năm 2004 đã làm giảm 0,5% tăng trưởng GDP quốc gia, tương đương với 3000 tỷ đồng. Nhiều hộ, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm lâm vào cảnh mất trắng. Một số vùng tuy không có dịch nhưng việc duy trì đàn gia cầm rất khó khăn, đặc biệt đối với những cơ sở chăn nuôi tâp trung, qui mô lớn do không tiêu thụ được gia cầm và sản phẩm gia cầm. Mặc dù đợt dịch cuối năm 2004-2005 thiệt hại trực tiếp không lớn, song thiệt hại gián tiếp vẫn đáng kể do ảnh hưởng đến việc tiêu thụ, sản xuất và chăn nuôi gia cầm. Ước 1 tính ngành chăn nuôi mất thêm 500 tỉ đồng [12]. Cúm không chỉ gây thiệt hại lớn về vật chất mà nguy hiểm hơn là đe dọa đến sức khỏe con người. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Chí Liêm, dịch cúm gia cầm đã kéo theo sự xuất hiện của cúm A phân tuýp H5N1 trên người. Kể từ trường hợp mắc bệnh đầu tiên đến này, 3 đợt dịch đã xảy ra 71 trường hợp mắc bệnh tại 26 tỉnh, thành trên cả nước trong đó có 36 trường hợp tử vong. Gần 73% trường hợp mắc bệnh liên quan đến cúm gia cầm bị bệnh và 52% do ăn thịt và làm thịt gia cầm bị bệnh. Bộ Y tế nhận định, dịch cúm gia cầm lặp đi lặp lại, hiện tại, mầm bệnh trong gia cầm khá phổ biến. Đã có biểu hiện người lành mang virus, không có triệu chứng lâm sàng làm cho virus lây lan nhanh trong cộng đồng, không bị phát hiện là rất phổ biển. Hiện tượng này là nguy cơ tiểm ần rất nguy hiểm đối với cộng đồng và ngành chăn nuôi nói riêng. Tỉnh Hưng Yên nằm phía Đông Nam của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 60 km về phía Đông. Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có diện tích và dân số vào loại trung bình của vùng. Sản xuất nông nghiệp khá phát triển đặc biệt là ngành chăn nuôi. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của ngành chăn nuôi của tỉnh trong giai đoạn 2001-2006 đạt 12,5 %. Theo báo cáo của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên, mặc dù có dịch bệnh trong 3 năm 2003-2005, nhưng đàn gia cầm vẫn tiếp tục phát triển ổn định và cho sản lượng cao, năm 2005 đạt sản lượng 13205 tấn chiếm 20,64% sản lượng thịt cả tỉnh (đàn chiếm từ 65,4% đến 79,2% tổng đàn gia cầm toàn tỉnh). Sản lượng thịt gia cầm tăng từ 12452 tấn năm 2001 lên 13205 tấn năm 2005 và chiếm khoảng 20% sản lượng thịt các loại trong toàn tỉnh. Sản lượng trứng cũng có xu hướng tăng từ 100,35 triệu quả năm 2001 lên 118,72 triệu quả năm 2005. Tuy trong 3 năm có dịch bệnh nhưng đàn vẫn chiếm 65,4% tổng đàn gia cầm [12]. Điều này chứng tỏ chăn nuôi 2 vẫn chiếm ưu thế trong chăn nuôi gia cầm của Hưng Yên. Và đó cũng là minh chứng cho định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Hưng Yên trong những năm tới. Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong kinh tế của tỉnh Hưng Yên. Song dịch bệnh trong những năm gần đây đã có tác động rất lớn đến chăn nuôi gà. Sở dĩ có những thiệt hại như trên là do chăn nuôi chưa áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật theo quy trình hướng dẫn. Người chăn nuôi, người tiêu dùng, cộng đồng dân cư và lãnh đạo địa phương chưa tìm được tiếng nói chung và chưa thống nhất hành động nên dịch bệnh vẫn xẩy ra vừa ảnh hưởng đến người chăn nuôi vừa ảnh hưởng đến cộng đồng. Nếu người chăn nuôi thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh một cách nghiêm ngặt, nếu cộng đồng dân cư cùng chung tay thực hiện các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học thì tất cả mọi người dân, cả xã hội cùng có lợi. Để phát triển nhanh và bền vững ngành chăn nuôi và tránh được những thiệt hại về vật chất và con người thì chăn nuôi an toàn sinh học là điều thiết yếu đối với sự phát triển chăn nuôi gia cầm của tỉnh Hưng Yên nói riêng và của Việt Nam nói chung. Để góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển mạnh địa phương trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đảm bảo an toàn cho người chăn nuôi, người tiêu dùng và cả cộng đồng chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học tỉnh Hưng Yên”. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu tình hình chăn nuôi tỉnh Hưng Yên thời gian qua đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học địa phương trong những năm tới góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; - Đánh giá tình hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học Hưng Yên thời gian qua; - Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học Hưng Yên; - Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học địa phương trong giai đoạn tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Các hộ chăn nuôi, buôn bán sản phẩm và cung ứng dịch vụ đầu vào cho chăn nuôi gà. - Các hộ không chăn nuôi, các hộ sử dụng sản phẩm chăn nuôi trong cùng địa bàn. - Cán bộ chính quyền địa phương các cấp, cán bộ kỹ thuật chăn nuôi và thú y. - Các tổ chức hỗ trợ thực hiện mô hình chăn nuôi an toàn sinh học tỉnh Hưng Yên thời gian qua. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu các mô hình chăn nuôi và mô hình chăn nuôi an toàn sinh học Hưng Yên. - Về không gian: Tỉnh Hưng Yên nhưng tập trung hai xã Yên Hòa (huyện Yên Mỹ) và Tống Phan (huyện Phù Cừ). - Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập trong 3 năm từ 2006 đến 2008. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 8 năm 2009. 4 1.4 Các câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau liên quan đến chăn nuôi, buôn bán và sử dụng các sản phẩm chăn nuôi chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học: 1) Nhà nước ta và tỉnh Hưng Yên đã ban hành những chủ trương chính sách gì về phát triển chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học? Việc thực thi các chính sách đó có gì bất cập? Nguyên nhân do đâu? 2) Những khó khăn vướng mắc mà người chăn nuôi, buôn bán sản phẩm gặp phải trong sản xuất và buôn bán sản phẩm chăn nuôi gia cầm? 3) Kết quả và hiệu quả chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học Hưng Yên đã đạt được mức độ nào, những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của việc chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học? 4) Những giải pháp gì cần đề xuất nhằm phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nâng cao kết quả và hiệu quả của hình thức chăn nuôi này? 5 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Vai trò ý nghĩa của phát triển chăn nuôichăn nuôi gia cầm Trong nông nghiệp có hai ngành chính đó là trồng trọt và chăn nuôi. Ngày nay do sự phát triển của kinh tế, thu nhập và đời sống của nhân dân ngày một tăng do đó cơ cấu bữa ăn hàng ngày của người dân cũng dần có sự thay đổi. Càng ngày tỷ trọng về lương thực trong bữa ăn càng có xu hướng giảm xuống nhường chỗ cho các sản phẩm từ chăn nuôi có tỷ lệ đạm cao. Do đó vai trò của ngành chăn nuôi ngày càng tăng lên. Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người. Trong cuộc sống hàng ngày có các chất dinh dưỡng để tồn tại và phát triển. Trong đó có hai nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đó là thực vật và động vật. Phát triển chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi cung cấp cho xã hội nguồn protein có nguồn gốc động vât. Đây là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người. Chăn nuôi cung cấp các sản phẩm như trứng, sữa cho nhu cầu hàng ngày. Theo FAO, mỗi ngày một người cần nhận đựơc bình quân là 3000 Kcal. các nước phát triển như Mỹ, Nhật , trong khẩu phần ăn hàng ngày đạt 90g protein, trong đó 2/3 là protein có nguồn gốc từ động vật do chăn nuôi mang lại. Điều này cũng nói lên tầm quan trọng của chăn nuôi đối với cuộc sống hàng ngày của con người. Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và các ngành công nghiệp khác phát triển. Chăn nuôi cung cấp xương, da, lông, sừng ., cho các ngành công nghiệp nhẹ và cung cấp đầu vào khác như thịt, trứng sữa cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Do vậy khi chăn nuôi phát triển làm cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển theo. 6 Một cách khác, có thể nói sự phát triển của ngành chăn nuôi sẽ kích thích một số ngành công nghiệp phát triển. Chăn nuôi cung cấp cho nền kinh tế quốc dân một khối lượng sản phẩm xuất khẩu góp phần làm tăng trưởng kinh tế. Tùy theo lợi thế so sánh, các nước trên thế giới đều cho xuất khẩu những sản phẩm có ưu thế trên thị trường thế giới nhằm thu ngoại tệ về cho đất nước hoặc có thể trao đổi lấy các sản phẩm công nghiệp khác đầu tư lại cho ngành nông nghiệp. nước ta từ trước tới nay chủ yếu vẫn là xuất khẩu những sản phẩm từ đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xuất khẩu thịt gia cầm nói chung và thịt nói riêng hầu như chưa thể cạnh tranh đựơc trên thị trường quốc tế do chăn nuôi gia cầm nước ta còn nhỏ lẻ, năng suất thấp, giá thành cao cùng với chất lượng không đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Phát triển chăn nuôi giúp tận dụng tốt những sản phẩm từ trồng trọt, tận dụng được các phế phục phẩm trong sinh hoạt hàng ngày để tạo ra các sản phẩm trong sinh hoạt hàng ngày để tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ cho đời sống con người. Khi phát triển chăn nuôi, các sản phẩm phụ của ngành trồng trọt có giá trị kinh tế thấp sẽ đựơc dùng làm thức ăn chăn nuôi. Điều này làm tăng giá trị sản xuất cho ngành trồng trọt và hơn nữa là tạo ra cho xã hội một lượng sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao rất cần thiết cho con người. Chăn nuôi cung cấp một lượng phân bón hữu cơ cho ngành trồng trọt. Trong nông nghệp có hai ngành chính đó là trồng trọt và chăn nuôi, hai ngành này có mối liên hệ hữu cơ hỗ trợ nhau cùng phát triển. Trong những năm vừa qua, do sự tăng trưởng nhanh của dân số, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực đã gây nên một sức ép rất lớn cho ngành trồng trọt. Điều này dẫn đến việc sử dụng một cách ạt các chất hoá học nhằm làm tăng năng suất cây trồng đã làm cho tài nguyên đất bị bóc lột một cách quá mức dẫn đến 7 kạn kiệt. Phân hữu cơ từ phân gia súc, gia cầm đã giúp bù đắp một phần chất mùn rất lớn bị con người khai thác thông qua quá trình sản xuất. Phân hữu cơ làm tăng độ mùn cho đất, cải tạo đất. Như vậy để có một ngành nông nghiệp phát triển bền vững thì không thể xem nhẹ vai trò của ngành chăn nuôi trong tổng thể phát triển của ngành nông nghiệp nói chung. Chăn nuôi phát triển giúp tạo ra những thay đổi về cơ cấu lao động xã hội trong nội bộ của ngành nông nghiệp. Khi chăn nuôi phát triển giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm, cho người lao động. Nước ta là một nước nông nghiệp do đó lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu lao động. Lực lượng lao động này chịu ảnh hưởng rất nhiều về tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. Sau khi hết mùa vụ, trong nông thôn có một lượng lao động rất lớn hết việc làm. Một phần trong số đó đã ra thành phố làm thuê để kiếm thêm thu nhập, phần còn lại sẽ bị lâm vào tình trạng thất nghiệp tạm thời và gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho xã hội. Khi chăn nuôi phát triển giúp tạo ra công ăn việc làm cho các lao động ngay trong nội bộ vùng. Việc phát triển ngành chăn nuôi sẽ kéo theo các hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác cùng phát triển. Điều này sẽ có tác động tích cực làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn, giúp cho người dân làm giàu trên chính quê hương của họ. Chăn nuôi đem lại nguồn lợi và tạo ra nguồn thu nhập bằng tiền cho nông dân. Hiện nay chăn nuôi của các hộ gia đình nước ta tuy chưa có lãi cao nhưng đã là nguồn thu nhập bằng tiền và góp phần làm tăng nguồn lợi cho các hộ nông dân vùng nông thôn. Phát triển ngành chăn nuôi góp phần quan trọng trong việc gia tăng thu nhập nói chung, thu nhập bằng tiền nói riêng cho hộ nông dân. Số liệu điều tra 240 hộ của 8 xã vùng đồng băng Sông Hồng năm 2001 của Viện kinh tế nông nghiệp (Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy: Thu 8 nhập từ nông nghiệp chiếm 52,6% tổng thu nhập hàng năm của hộ; trong đó thu nhập từ chăn nuôi chiếm 83,8% và chỉ có 16,2% từ trồng trọt. Như vậy chăn nuôi đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân và cao hơn thu nhập mang lại từ trồng trọt. 2.1.2 Khái niệm chăn nuôi an toàn sinh học a) Chăn nuôi an toàn sinh học Chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) chính là phương thức chăn nuôi áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nhằm quản lý, ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa vật nuôi với mầm bệnh, tạo ra sản phẩm an toàn đối với sức khoẻ cộng đồng và đảm bảo lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi [1]. Theo chương trình Khuyến nông Quốc gia, từ năm 2003 đến nay Trung tâm khuyến nông tỉnh đã liên tục xây dựng mô hình trình diễn “chăn nuôi an toàn sinh học”, mô hình này lần lượt được thực hiện tại các địa phương trong tỉnh [19]. Những nguyên tắc cơ bản của chăn nuôi ATSH đều có thể áp dụng trong chăn nuôi qui mô lớn và cả chăn nuôi qui mô nhỏ. Thực hiện phương thức chăn nuôi ATSH là quản lý đồng bộ tất cả các khâu, từ thiết kế chuồng trại, lựa chọn con giống, thức ăn, phòng bệnh… theo các nguyên tắc cụ thể [15]: Thứ nhất, để hạn chế mầm bệnh thì chuồng trại cần được bố trí xa khu vực nhà ở, tốt nhất là xa khu vực dân cư. Chuồng trại cần được thiết kế thoáng mát về mùa hè, đảm bảo kín ấm vào mùa đông. Có hàng rào ngăn cách nhằm quản lý sự ra vào, tránh sự tiếp xúc với đàn khác hoặc với vật nuôi khác và động vật hoang [11]. Thứ hai, con giống được mua về nuôi cần đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng. Người chăn nuôi nếu tự túc được con giống cũng là biện pháp rất tốt để quản lý dịch bệnh [11]. Thứ ba, thức ăn sử dụng trong chăn nuôi cũng phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Thức ăn cần đảm bảo chất lượng, đầy đủ các thành phần dinh 9 dưỡng đáp ứng cho các giai đoạn phát triển ( tuổi) của vật nuôi. Trong tình hình giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao như hiện nay, bà con nông dân và người chăn nuôi có thể thực hiện biện pháp tự phối trộn thức ăn chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu (ngô, cám, đậu đỗ…) có sẵn trong gia đình. Công thức phối trộn có thể tham khảo từ các tài liệu kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật chuyên ngành chăn nuôi [11]. Thứ tư, tiêm phòng định kỳ (theo lịch) và vệ sinh khu vực chăn nuôi thường xuyên là biện pháp quan trọng quan trọng để ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ xâm nhập của các mầm bệnh vào đàn vật nuôi. Thực hiện công tác theo dõi thường xuyên, khi vật nuôi trong đàn có biểu hiện khác lạ, lập tức đưa ra nuôi cách ly để theo dõi và có biện pháp xử lý thích hợp [11]. Thứ năm, thực hiện nguyên tắc “cùng nhập, cùng xuất”. Tránh tình trạng nuôi gối lứa. Quản lý không để đàn này tiếp xúc với đàn kia. Sau khi xuất chuồng kết thúc một lứa nuôi, cần thực hiện vệ sinh dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống…); chuồng trại và khu vực cần được rắc vôi bột hoặc thuốc khử trùng và để 10 - 12 ngày sau mới tiến hành nuôi lứa khác [11]. Chăn nuôi an toàn sinh học là biện pháp ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa động vật và mầm bệnh. An toàn sinh học có thể không cần chi phí nhiều tiền, chủ yếu là những thói quen tốt diễn ra hàng ngày trang trại của người nông dân [4]. Nguyên tắc cơ bản của an toàn sinh học có thể áp dụng cho cả chăn nuôi quy mô nhỏ và qui mô lớn. Với các trại chăn nuôi gia cầm qui mô nhỏ, an toàn sinh học gồm nhiều hình thức khác nhau, đơn giản và không tốn kém như ngăn chặn không cho mầm bệnh xâm nhập vào gia cầm hoặc giữ gia cầm không cho tiếp xúc với mầm bệnh. Thực tế đã chứng minh rằng, nếu không thực hiện các biện pháp an toàn sinh học chúng ta sẽ phải tốn thêm thời gian và chi phí cho việc giải quyết dịch bệnh khi nó xẩy ra [18]. 10 . cơ sở nghiên cứu tình hình chăn nuôi gà ở tỉnh Hưng Yên thời gian qua đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở địa. chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh Hưng Yên . 1.2.Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu

Ngày đăng: 18/12/2013, 00:18

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1 Sản phẩm chăn nuôi gia cầm của thế giới - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

Bảng 2.1.

Sản phẩm chăn nuôi gia cầm của thế giới Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 2.2 Sản lượng thịt gia cầm năm 2005 của một số nước trên thế giới - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

Bảng 2.2.

Sản lượng thịt gia cầm năm 2005 của một số nước trên thế giới Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh qua 3 năm (200 6- 2008) - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh qua 3 năm (200 6- 2008) Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của tỉnh HưngYên - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

Bảng 3.2.

Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của tỉnh HưngYên Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 3.3 Tình hình phát triển y tế, giáo dục - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

Bảng 3.3.

Tình hình phát triển y tế, giáo dục Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 3.4 Tình hình dân số và lao động của tỉnh - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

Bảng 3.4.

Tình hình dân số và lao động của tỉnh Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 4.1 Quy mô đàn gà của tỉnh trong 3 năm (2006 – 2008) - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

Bảng 4.1.

Quy mô đàn gà của tỉnh trong 3 năm (2006 – 2008) Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 4.2 Quy mô đàn gà theo đơn vị hành chính của tỉnh trong 3 năm (2006 – 2008) - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

Bảng 4.2.

Quy mô đàn gà theo đơn vị hành chính của tỉnh trong 3 năm (2006 – 2008) Xem tại trang 56 của tài liệu.
toàn tỉnh đều có sự tăng trưởng khá, điển hình như huyện Tiên Lữ tốc độ tăng bình quân của đàn gà 3 năm qua đạt 36,51%, con số này của huyện Phủ Cừ là 18,94% và huyện Khoái Châu là 18,70%.. - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

to.

àn tỉnh đều có sự tăng trưởng khá, điển hình như huyện Tiên Lữ tốc độ tăng bình quân của đàn gà 3 năm qua đạt 36,51%, con số này của huyện Phủ Cừ là 18,94% và huyện Khoái Châu là 18,70% Xem tại trang 57 của tài liệu.
4.1.1.3 Tình hình sản xuất và cung cấp gà giống trên địa bàn tỉnh - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

4.1.1.3.

Tình hình sản xuất và cung cấp gà giống trên địa bàn tỉnh Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 4.5 Tình hình sản xuất và cung cấp thức ăn công nghiệp - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

Bảng 4.5.

Tình hình sản xuất và cung cấp thức ăn công nghiệp Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 4.6 Tình hình dịch bệnh xẩy ra trên địa bàn tỉnh qua 3 năm (2006 – 2008) - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

Bảng 4.6.

Tình hình dịch bệnh xẩy ra trên địa bàn tỉnh qua 3 năm (2006 – 2008) Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 4.7 Tình hình chung của các hộ điều tra - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

Bảng 4.7.

Tình hình chung của các hộ điều tra Xem tại trang 69 của tài liệu.
Qua bảng 4.8 cho thấy tổng giá trị bình quân của một hộ chăn nuôi thông thường trong một năm đạt 19,9 triệu đồng thì con số này của hộ chăn nuôi theo hướng ATSH là 42,2 triệu đồng, tức tăng 22,28 triệu đồng so với chăn nuôi thông thường. - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

ua.

bảng 4.8 cho thấy tổng giá trị bình quân của một hộ chăn nuôi thông thường trong một năm đạt 19,9 triệu đồng thì con số này của hộ chăn nuôi theo hướng ATSH là 42,2 triệu đồng, tức tăng 22,28 triệu đồng so với chăn nuôi thông thường Xem tại trang 71 của tài liệu.
Bảng 4.8 Quy mô chăn nuôi của các hộ điều tra - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

Bảng 4.8.

Quy mô chăn nuôi của các hộ điều tra Xem tại trang 71 của tài liệu.
Qua đánh giá, mô hình nuôi gà ATSH đã đạt một số được kết quả khả quan. Mô hình đầu tư 2.000 con gà giống Sacso (Pháp), tỷ lệ sống đạt 97,5%, trọng lượng trung bình đạt 2 kg/con, trong đó chiếm 5-10% số con nặng từ  2,2-2,4kg/con - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

ua.

đánh giá, mô hình nuôi gà ATSH đã đạt một số được kết quả khả quan. Mô hình đầu tư 2.000 con gà giống Sacso (Pháp), tỷ lệ sống đạt 97,5%, trọng lượng trung bình đạt 2 kg/con, trong đó chiếm 5-10% số con nặng từ 2,2-2,4kg/con Xem tại trang 72 của tài liệu.
Ngay từ những ngày đầu triển khai mô hình, Trạm khuyến nông đã tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật, phát tài liệu hướng dẫn chăn nuôi gà an toàn sinh học cho bà con nông dân tham gia mô hình và triển khai thực hiện mô hình theo đúng quy trình: Chuồng có m - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

gay.

từ những ngày đầu triển khai mô hình, Trạm khuyến nông đã tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật, phát tài liệu hướng dẫn chăn nuôi gà an toàn sinh học cho bà con nông dân tham gia mô hình và triển khai thực hiện mô hình theo đúng quy trình: Chuồng có m Xem tại trang 74 của tài liệu.
Sau 3 tháng nuôi mô hình gà an toàn sinh học cho thấy tỷ lệ nuôi sống đạt trên 95%, trọng lượng bình quân đạt 2,2-2,4 kg/con đối với gà trống và 1,9-2,0 kg/con đối với gà mái; thịt gà săn chắc chất lượng ngon hơn hẳn gà nuôi công nghiệp - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

au.

3 tháng nuôi mô hình gà an toàn sinh học cho thấy tỷ lệ nuôi sống đạt trên 95%, trọng lượng bình quân đạt 2,2-2,4 kg/con đối với gà trống và 1,9-2,0 kg/con đối với gà mái; thịt gà săn chắc chất lượng ngon hơn hẳn gà nuôi công nghiệp Xem tại trang 75 của tài liệu.
Trung tâm khuyến nông HưngYên khẳng định, mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học của trung tâm đang được nhân rộng rất nhanh tại các địa phương - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

rung.

tâm khuyến nông HưngYên khẳng định, mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học của trung tâm đang được nhân rộng rất nhanh tại các địa phương Xem tại trang 81 của tài liệu.
Bảng 4.9 Tỷ lệ gà nuôi sống của các hộ điều tra - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

Bảng 4.9.

Tỷ lệ gà nuôi sống của các hộ điều tra Xem tại trang 83 của tài liệu.
Qua bảng 4.10 cho ta thấy ở mô hình chăn nuôi thông thường và cả mô hình chăn nuôi theo hướng ATSH đều xẩy ra các loại dịch bệnh như Gumboro, tụ huyết trùng, Niu cát xơn, cúm … Chẳng hạn bệnh Gumboro ở mô hình chăn nuôi thông thường xẩy ra ở 11 hộ chiếm t - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

ua.

bảng 4.10 cho ta thấy ở mô hình chăn nuôi thông thường và cả mô hình chăn nuôi theo hướng ATSH đều xẩy ra các loại dịch bệnh như Gumboro, tụ huyết trùng, Niu cát xơn, cúm … Chẳng hạn bệnh Gumboro ở mô hình chăn nuôi thông thường xẩy ra ở 11 hộ chiếm t Xem tại trang 84 của tài liệu.
hành đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hộ điều tra nhằm xác định đựơc những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, từ đó tìm ra giải pháp khắc phục để nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi gà thịt. - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

h.

ành đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hộ điều tra nhằm xác định đựơc những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, từ đó tìm ra giải pháp khắc phục để nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi gà thịt Xem tại trang 85 của tài liệu.
Bảng 4.12 HQKT của chăn nuôi gà của các hộ điều tra - Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên

Bảng 4.12.

HQKT của chăn nuôi gà của các hộ điều tra Xem tại trang 88 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan