Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an

74 716 5
Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, biểu hiện cụ thể đó là tốc độ tăng GDP liên tục trong giai đoạn 2005- 2008 với tốc độ cao, trung bình là 7.86%. Và cơ cấu kinh tế Việt Nam cũng chuyển dịch theo hướng tiến bộ: tỷ trọng NN- LN- TS giảm từ 38.7% năm 1990 xuống còn 20.1% năm 2008; tỷ trọng ngành CN- XD tăng mạnh từ 22.7% năm 1990 lên 41.0% năm 2008; tỷ trọng ngành DV năm 2008 đạt 38.1%. Tuy vậy, nhìn một cách tổng quát thì cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam năm 2008 cũng chỉ tương đương với cơ cấu kinh tế của những nước trong khu vực Đông Nam Á vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, và hiện vẫn lạc hậu hơn cơ cấu ngành kinh tế năm 2005 của những nước này. Bởi Vậy yêu cầu đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam, giảm nhanh tỷ trọng NN, tăng tỷ trọng CN, DV đang đặt ra đối với tất cả các địa phương, các ngành, các cấp. Và một bộ phận quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Bởi dân số nông thôn Việt Nam năm 2008 vẫn chiếm 73.25% tổng dân số. “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn, nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, coi đây là hướng chính để tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần tăng nhanh thu nhập cho nông dân” được đặt ra trong văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Một giải pháp để thực hiện điều đó một cách hiệu quả chính là đẩy mạnh khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống các vùng nông thôn Việt Nam. Và xóm Phú Lợi, Quỳnh Dị, huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Phát triển làng nghề được đánh giá là một trong những hướng đi có hiệu quả trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Quỳnh Lưu nói riêng. Nghị quyết số 06-NQ/TU của 1 Tỉnh uỷ Nghệ An và Nghị quyết số 07- NQ/HU của Huyện uỷ Quỳnh Lưu về "Phát triển CN- TTCN và xây dựng làng nghề thời kỳ 2001-2010" đã mở ra một hướng đi mới cho nền kinh tế nói chung và nhân dân nói riêng, đồng thời đã khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng phát triển TTCN và đặc biệt là xây dựng làng nghề trong toàn huyện. Tuy nhiên, việc phát triển các làng nghề đã bắt đầu bộc lộ những bất cập liên quan đến vấn đề môi trường. Do đó cần phải có những biện pháp và định hướng cụ thể phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của làng nghề để vừa nâng cao thu nhập vừa bảo vệ môi trường. Từ đó rút ra những kinh nghiệm để phát triển làng nghề Phú Lợi cũng như các làng nghề khác trong cả nước. Xuất phát từ ý tưởng này, trong thời gian thực tập Phòng Nông nghiệp $ PTNT cùng với những kiến thức đã được học và khả năng của mình, tôi đã quyết định hoàn thành luận văn của mình với đề tài: “Đánh giá thực trạng về làng nghề chế biến hải sản xóm Phú Lợi, Quỳnh Dị, huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An”. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đề tài nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của làng nghề dựa vào việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động của làng nghề. Thấy được những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế trong quá trình hoạt động của làng nghề CBHS. Từ đó đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của làng nghề cả về mặt kinh tế - hội cũng như môi trường 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề. Làng nghề truyền thống TTCN. - Phân tích và đánh giá hoạt động của làng nghề. - Tìm ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường của làng nghề. 2 - Đưa ra một số định hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động làng nghề, nâng cao trách nhiệm của người dân phát triển làng nghề đi với trách nhiệm bảo vệ môi trường. 3. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm có 4 chương: Chương I: Tổng quan tài liệu Chương II: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Chương III: Thực trạng phát triển làng nghề CBHS địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Chương IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Do kiến thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Th.s Nguyễn Công Thành, các anh chị trong Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quỳnh Lưu đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Các khái niệm về làng nghề, Làng nghề TTCN Làng nghề là một cụm những hộ dân cư đang sinh sống trong một thôn (làng) cùng làm một nghề sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nào đó nhằm mục đích bán ra thị trường để thu lời. Trong làng nghề, công nông nghiệp kết hợp với nhau, vừa làm nông nghiệp, vừa làm nghề hoặc làm nghề nhưng “ly nông bất ly hương”. Nói đến làng nghề ta thường nghĩ ngay đến những làng làm nghề thủ công truyền thống như làng nghề lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, làng tranh Đông Hồ. Nghề thủ công là nghề sản xuất chủ yếu bằng tay và công cụ giản đơn với con mắt và bộ óc của nghệ nhân và thợ kỹ thuật. Đối với mỗi nghề được xếp vào các nghề thủ công truyền thống, nhất thiết phải có các yếu tố sau: + Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời nước ta hoặc là một nghề mới từ địa phương khác mang đến song được các nghệ nhân nơi cũ truyền đạt lại kinh nghiệm và kỹ xảo kinh nghiệm. + Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề. + Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề. + Kỹ thuật chế biến (sản xuất) chứa nhiều yếu tố kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác. + Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu nhất. Nhìn chung nghề truyền thống được hình thành gắn liền với điều kiện tự nhiên của vùng (đất đai, khí hậu, môi trường…) và như vậy nó gắn bó với vùng nguyên liệu có tình đặc thù cho sản xuất. 4 + Sản phẩm sản xuất ra mang tính chất độc đáo vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá mang bản sắc văn hoá dân tộc, có giá trị chất lượng cao và có vị trí cạnh tranh trên thị trường. + Là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng góp đáng kể về kinh tế và ngân sách nhà nước, đồng thời nó còn sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp nông thôn và lao động thành thị. Làng nghề thủ công được công nghiệp hoá, có những nét khác biệt so với doanh nghiệp nghề nghiệp. Trước hết, doanh nghiệp nghề nghiệp là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, sản xuất tập trung theo một kế hoạch chung, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, còn làng nghề không có tư cách pháp nhân, các hộ gia đình trong làng không được tổ chức phối hợp chặt chẽ, sản xuất phân tán, mạnh ai lấy làm, tuy nhiên lại tận dụng được nhân lực rỗi rãi, thời gian rỗi rãi và địa điểm sản xuất. 1.1.2. Các đặc điểm và phân loại làng nghề 1.1.2.1 Các đặc điểm Thứ nhất, làng nghề thường gắn với nông thôn, tách dần khỏi nông nghiệp nhưng không tách rời khỏi nông thôn, “Ly nông bất ly hương”. Thứ hai, kỹ thuật sản xuất (chế biến) được truyền từ đời này sang đời khác có tính chất gia truyền. Công cụ lao động trong làng nghề chủ yếu là công cụ thô sơ. Thứ ba, hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình, người chủ gia đình thường đồng thời là người nắm bắt kỹ thuật sản xuất, còn những thành viên khác trong hộ được huy động vào làm những việc khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào khả năng kỹ thuật của từng người, vào giới tính hay lứa tuổi. Có thể thuê mướn lao động trong và ngoài làng thường xuyên hoặc theo thời vụ. Thứ tư, làng nghề thường các làng quê gắn liền với sản xuất nông nghiệp nông thôn nên nguồn vốn trong dân không nhiều. Hơn nữa, hệ thống tín 5 dụng các vùng này hầu như chưa phát triển nên vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất, tìm và nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm các làng nghề còn hạn chế. Thứ năm, các sản phẩm của làng nghề truyền thống là sự kết tinh, sự bảo lưuphát triển của các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc. 1.1.2.2. Phân loại Có rất nhiều tiêu chí có thể được sử dụng để phân loại làng nghề. Căn cứ vào thời gian tồn tại và phát triển có thể chia làng nghề thành hai loại: Làng nghề truyền thống (cổ truyền) và Làng nghề mới. Trong làng nghề truyền thống (LNTT) nông thôn người ta có thể phân thành ba nhóm chính:  Nhóm một: Chế biến nông lâm, thủy sản.  Nhóm hai: CN- TTCN & XD.  Nhóm ba: Dịch vụ. a. Làng nghề truyền thống (cổ truyền): hình thành do các nghệ nhân truyền nghề. Những nghệ nhân này thường được suy tôn là tổ nghề. Các làng nghề nổi tiếng thường được hình thành lâu đời và có tuổi nghề cao. Thế nào là nghề truyền thống, LNTT, một số cách hiểu phổ biến hiện nay là:  Nghề truyền thống: bao gồm những nghề tiểu thủ công có từ trước thời Pháp thuộc, còn đến nay, kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng máy móc hiện đại trong sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống.  LNTT: là những làng có từ 1/3 số hộ hoặc lao động cùng làm một nghề truyền thống.  nghề truyền thống: là một đó không chỉ có một làng mà có nhiều làng cùng làm một nghề truyền thống. 6  Phố nghề truyền thống: là những LNTT được đô thị hoá hoặc do nhiều lao động từ LNTT ra đô thị lập nghiệp tập trung lại thành phố nghề. nghề truyền thống, phố nghề truyền thống thường được gọi chung là LNTT Ngày nay, sự biến động của thị trường có tác động mạnh mẽ tới các làng nghề, các LNTT phát triển theo các xu thế:  Nhóm các làng nghề dần bị mai một do sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường hoặc nhu cầu thị trường về sản phẩm làng nghề bị hạn chế.  Nhóm các LNTT cần được bảo tồn như làng nghề đúc đồng, nghề nặn Tò He, làng vẽ tranh dân gian…Sản phẩm không có tính hàng hoá, thị trường nhưng mang yếu tố truyền thống văn hóa dân tộc cần phải có chính sách bảo tồn để không bị thất truyền.  Nhóm các LNTT phát triển tốt do sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường như các, làng nghề chế biến nông sản, làm đồ gỗ nội thất gia đình, hàng mây tre đan, làng dệt Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, đều do thị trường quyết định. Hay nói cách khác, là sản xuất và bán cái mà người ta cần chứ không phải sản xuất và bán cái mà mình có. Vậy cái chính đây là sản phẩm của làng nghề phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường về kiểu dáng, chất lượng, giá cả thì mới có cơ hội phát triển được. Chính vì vậy, đòi hỏi các làng nghề cần phải luôn luôn cố gắng đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm. b. Làng nghề mới: Làng nghề mới được hình thành bằng nhiều con đường, nhưng chủ yếu do sức ép về kinh tế, đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành làng nghề mới ra đời. Các con đường hình thành nghề mới: 7  Một số làng nghề hình thành trên cơ sở sự lan toả dần từ một số LNTT, tạo thành một số làng nghề vùng lân cận LNTT.  Một số làng nghề gần đây mới hình thành một cách có chủ ý do chủ trương phát triển nghề phụ hay còn nói là cấy nghề mới. Các nghệ nhân, thợ thủ công lành nghề địa phương khác về dạy nghề và phổ biến kinh nghiệm sản xuất cho dân địa phương.  Một số làng nghề cổ truyền cũ bị mai một chuyển sang làm nghề mới nhằm tận dụng các điều kiện sẵn có và kỹ thuật tay nghề khéo léo của đội ngũ thợ thủ công trong làng để bù đắp khoản thu nhập đã bị mất do nghề cũ.  Một số làng nghề hình thành từ một số cá nhân hay gia đình có những kỹ năng và có sự sáng tạo nhất định. Từ sự sáng tạo đó, quy trình sản xuất và sản phẩm của họ không ngừng được hoàn thiện. - Ưu điểm: Những làng nghề mới được hình thành chủ yếu là những nghề có tiềm năng phát triển nên sản phẩm ít nhiều đã có chỗ đứng trên thị trường. - Khuyết điểm: Làng nghề mới thì đội ngũ nghệ nhân lành nghề được đào tạo bài bản không nhiều. Do đó, sản phẩm của các làng nghề mới sản xuất ra thường không tinh tế bằng sản phẩm của làng nghề gốc làm ra, dẫn đến giá trị sản phẩm trên thị trường cũng thấp hơn hẳn. 1.1.3. Vai trò của LNTT trong quá trình CNH, HĐH nông thôn Vai trò của LNTT là một trong những vấn đề có tính thời sự cấp bách đang đặt ra hiện nay nông thôn nước ta. Nông thôn Việt Nam với dân số chiếm 73.2% dân số cả nước, nơi đây chiếm 56.8% lao động của cả nước. Và nông thôn cũng chính là nơi có tỷ lệ nghèo đói chiếm phần lớn số người nghèo của cả nước. Một số vai trò của LNTT như sau: 1.1.3.1. Khôi phục và phát triển LNTT đã thu hút nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình phân công lao động nông thôn. Giải quyết việc làm cho lao động là vấn đề bức xúc số một hiện nay, bởi dân số và lao động gia tăng nhanh, diện tích đất canh tác trên đầu người thấp và 8 ngày càng thu hẹp, khả năng thu hút lao động hiện rất thấp, tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp cao. Bảng 1.1: Tỷ lệ thất nghiệp thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn. Đơn vị : % Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ lệ thất nghiệp thành thị 5.8 5.6 5.3 5.1 5 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn 77.7 79.4 80.6 80.9 81.4 (Nguồn: TCTK) Trong thời gian qua, ngoài kết quả tích cực nổi bật về mặt sử dụng số lượng lao động thành thị: tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi khu vực thành thị đã liên tục giảm xuống thì chúng ta đã đạt được một số kết quả tích cực khác về mặt sử dụng số lượng lao động và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong tuổi lao động nông thôn đã liên tục tăng lên. Kết quả này càng có ý nghĩa khi đạt được trong điều kiện dân số và số người đến tuổi lao động thời gian qua vẫn còn rất lớn. Mặc dù tốc độ tăng dân số giảm từ 1.86% năm 1991 xuống còn 1.65% năm 1995, còn 1.36% (2000), 1.33% (2005), nhưng quy mô dân số năm 2005 đã lên tới 83.127 nghìn người, tăng 15.879,3 nghìn người so với năm 1991. Bình quân một năm tăng 1.058,6 nghìn người. Số người đến tuổi lao động hàng năm vẫn còn rất lớn, lên đến trên 1 triệu người, tạo ra sức ép lớn về giải quyết việc làm, lao động. Như vậy, giải quyết việc làm cho số lao động đang thất nghiệp, thiếu việc làm, lao động đến tuổi lao động… là vấn đề bức xúc đang được đặt ra. Đặc biệt, khu vực nông thôn với gần 75% dân số và với tỷ lệ thất nghiệp xấp xỉ 20%, thì vai trò của các làng nghề đóng góp vào việc giải quyết việc làm cho người lao động là rất quan trọng. Bởi trong các ngành nghề TCTT, lao động sống thường 9 chiếm tỷ lệ tới 60%- 65% giá thành sản phẩm, nên việc phát triển các làng nghề sẽ phù hợp với yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động đang ngày càng dư thừa một cách nhanh chóng nông thôn. Sự phát triển làng nghề không những chỉ thu hút lao động dư thừa gia đình mình, làng mình, mà còn có thể thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác đến làm thuê. Không những thế, sự phát triển các làng nghề còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề dịch vụ khác, tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Phát triển ngành nghề truyền thống nông thôn trong những năm qua không những đã góp phần tăng trưởng, tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng, phong phú phục vụ người tiêu dùng và xuất khẩu, mà còn thu hút nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy phân công lao động. Giảm tỷ trọng dân cư và lao động nông nghiệp đến năm 2010 còn 50% như Nghị quyết đại hội IX của đảng đề ra. Sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các hộ gia đình, các làng nghề, hội nghề, các hộ ngành nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn đã có tác dụng tích cực về nhiều mặt đến quá trình phát triển KT- XH và ngày càng trở thành động lực mang tính nội sinh thúc đẩy quá trình phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Như vậy, với sự phát triển ngành nghề truyền thống nông thôn, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao từ sản xuất hàng hoá phi nông nghiệp, thu hút một bộ phận lớn nông dân chuyển hẳn sang hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp theo phương châm “ly nông bất ly hương”. Và cũng có tác động lớn trong việc tạo việc làm cho nông dân vào các tháng nông nhàn. Điều này có tác động lớn hạn chế dòng người ạt tự phát kéo ra các thành phố, thị gây ra hậu quả khó lường. 1.1.3.2. Sự phát triển của các LNTT đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần tăng trưởng (GDP), tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng phong phú, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. 10 . văn của mình với đề tài: Đánh giá thực trạng về làng nghề chế biến hải sản ở xóm Phú Lợi, xã Quỳnh Dị, huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An . 2. Mục tiêu của đề. khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống ở các vùng nông thôn Việt Nam. Và xóm Phú Lợi, xã Quỳnh Dị, huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An cũng không

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:52

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian  lao động ở nông thôn. - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an

Bảng 1.1.

Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 1.2. Cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm. - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an

Bảng 1.2..

Cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm Xem tại trang 11 của tài liệu.
Xét về mức đóng góp cho tăng trưởng GDP, bảng dưới đây cho thấy trong giai đoạn 1996- 2000, khu vực sản xuất vật chất đóng góp 73,36% và khu vực  phi nông nghiệp đóng góp 60,39%, trong đó ngành công nghiệp- xây dựng đóng  góp 33,75%, ngành nông- lâm nghiệ - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an

t.

về mức đóng góp cho tăng trưởng GDP, bảng dưới đây cho thấy trong giai đoạn 1996- 2000, khu vực sản xuất vật chất đóng góp 73,36% và khu vực phi nông nghiệp đóng góp 60,39%, trong đó ngành công nghiệp- xây dựng đóng góp 33,75%, ngành nông- lâm nghiệ Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 3.2: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an

Bảng 3.2.

Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 3.3 dưới đây cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu của hai khối ngành Nông nghiệp và phi nông nghiệp đã diễn ra theo chiều hướng tích cực - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an

Bảng 3.3.

dưới đây cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu của hai khối ngành Nông nghiệp và phi nông nghiệp đã diễn ra theo chiều hướng tích cực Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 3.5: So sánh thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội với mục tiêu Đại hội Đảng bộ Huyện XXIV (tính đến năm 2005) - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an

Bảng 3.5.

So sánh thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội với mục tiêu Đại hội Đảng bộ Huyện XXIV (tính đến năm 2005) Xem tại trang 41 của tài liệu.
3.2.1. Tình hình cơ bản của xóm Phú Lợi - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an

3.2.1..

Tình hình cơ bản của xóm Phú Lợi Xem tại trang 42 của tài liệu.
3.2.VÀI NÉT VỀ XÓM PHÚ LỢ I- XÃ QUỲNH DỊ, QUỲNH LƯU, NGHỆ AN - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an

3.2..

VÀI NÉT VỀ XÓM PHÚ LỢ I- XÃ QUỲNH DỊ, QUỲNH LƯU, NGHỆ AN Xem tại trang 42 của tài liệu.
3.2.2. kết quả kinh doanh - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an

3.2.2..

kết quả kinh doanh Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 3.6 : Một số kết quả đã đạt được - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an

Bảng 3.6.

Một số kết quả đã đạt được Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 4.1 Các phương pháp chế biến - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an

Bảng 4.1.

Các phương pháp chế biến Xem tại trang 48 của tài liệu.
Hình 4.2 Quy trình chế biến nước mắm cải tiến - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an

Hình 4.2.

Quy trình chế biến nước mắm cải tiến Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 4.2 Chủng loại sản phẩm và giá trị kinh tế Thứ tự Loại sản phẩm Sản lượng - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an

Bảng 4.2.

Chủng loại sản phẩm và giá trị kinh tế Thứ tự Loại sản phẩm Sản lượng Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 4.3 Ý kiến của người dân khi sản xuất sản phẩm - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an

Bảng 4.3.

Ý kiến của người dân khi sản xuất sản phẩm Xem tại trang 53 của tài liệu.
4.1.2.3. Tình hình lao động - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an

4.1.2.3..

Tình hình lao động Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 4.5 bảng hoạch toán thu chi 1lít nước mắm - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an

Bảng 4.5.

bảng hoạch toán thu chi 1lít nước mắm Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 4.7 Những thuận lợi và khó khăn khi sản xuất sản phẩm - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an

Bảng 4.7.

Những thuận lợi và khó khăn khi sản xuất sản phẩm Xem tại trang 64 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan