Đặc sắc truyện ngắn ma văn kháng sau 1980

102 626 8
Đặc sắc truyện ngắn ma văn kháng sau 1980

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VŨ THỊ HỒNG KHÁNH ĐẶC SẮC TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG SAU 1980 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Vinh - 2010 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Trong cuộc đời mình, Ma Văn Kháng đã giành rất nhiều thời gian, tâm huyết cho công việc sáng tác tiểu thuyết. Vì vậy, chẳng có gì là ngạc nhiên khi nhắc đến ông, người ta thường nghĩ tới một cây bút tiểu thuyết chuyên nghiệp với nhiều tác phẩm gây xôn xao dư luận như Đồng bạc trắng hoa xoè, Vùng biên ải, Trăng non, Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú… 1.2. Nhưng nếu chỉ dừng ở đó thì thật là một thiếu sót khi nói về sự nghiệp văn học của ông. Vì bên cạnh là một cây bút tiểu thuyết, Ma Văn Kháng cũng tỏ rõ là một tài năng xuất sắc ở thể loại truyện ngắn.Ngay từ truyện ngắn đầu tiên mở đầu cho sự nghiệp văn chương của mình,ông đã nhận được giải thưởng của cuộc thi truyện ngắn 1967-1968 của Tuần báo Văn nghệ. Cùng với thời gian, tài năng viết truyện của ông ngày càng được khẳng định. Người đọc có thể nhận ra một phong cách truyện ngắn Ma Văn Kháng độc đáo, riêng biệt không lẫn với bất kỳ một cây bút truyện ngắn nào khác. 1.3. Nhìn lại chặng đường ngót năm mươi năm lao động nghệ thuật không mệt mỏi, Ma Văn Kháng đã có một gia tài văn học đáng nể. Bên cạnh 13 tiểu thuyết, 1 tập hồi ký là hàng trăm truyện ngắn, trong đó đa số truyện được viết vào thời điểm từ 1980 trở về sau. Vì vậy, việc tìm hiểu truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1980 giúp chúng tôi có điều kiện hiểu rõ hơn đóng góp của Ma Văn Kháng đối với văn học Việt Nam đương đại nói chung,truyện ngắn Việt Nam đương đại nói riêng. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Truyện ngắn của Ma Văn Kháng thực sự thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học nói riêng, bạn đọc nói chung. Tác giả Nguyễn Thị Huệ trong bài viết Đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tác 2 của Ma Văn Kháng những năm 1980 đăng trên Tạp chí Văn học, số 2, năm 1990 đã chỉ ra những đổi mới rõ nét trong sáng tác của Ma Văn Kháng sau 1980 trên bình diện nghệ thuật. Với cái nhìn tổng quát Nguyễn Thị Huệ đánh giá: “ Cái nhìn hiện thực bao gồm cả cái tất yếu với đầy những ngẫu nhiên, may rủi, bất trắc, khôn lường”. Tác giả cho rằng: “Ma Văn Kháng đã có những thể nghiệm mở ra khả năng khám phá con người ở nhiều chiều, nhiều bình diện xuất phát từ cái nhìn nhân đạo về con người” [28, 6]. PGS-TS Lã Nguyên trong bài viết Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn, in ở những trang đầu của cuốn Ma Văn Kháng truyện ngắn, tập 1, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2003, đã có những nhận xét sâu sắc khái quát nội dung, nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng. Dựa vào sắc điệu cảm hứng thẩm mỹ, Lã Nguyên chia truyện ngắn Ma Văn Kháng thành ba nhóm: “Nhóm thứ nhất là những truyện ngắn thể hiện cái nhức nhối, xót xa, giận thương cho sự hoang dã mông muội của những kẻ chưa được thành người và những người không được làm người. Nhóm thứ hai là những truyện ngắn cất lên tiếng nói cảm khái thâm trầm trước thế sự hôm nay. Nhóm thứ ba là những truyện ngắn thể hiện cảm hứng trào lộng trang nghiêm (Thuật ngữ của M.Bakhtin) trước vẻ đẹp của cuộc đời sinh hoá hồn nhiên” [49, 10-11]. “Hầu hết những truyện ngắn thuộc nhóm thứ nhất là những tác phẩm viết về đề tài miền núi” [49, 11]. “Già nửa số truyện ngắn của Ma Văn Kháng thuộc nhóm thứ hai. Đề tài chủ yếu của những truyện ngắn này là đời sống thành thị trong sự đổi thay mạnh mẽ của đất nước sau chiến thắng một nghìn chín trăm bảy nhăm” [49, 15]. Nhóm thứ ba là “nhóm truyện thể hiện cảm hứng trào lộng trang nghiêm trước vể đẹp của dòng đời sinh hoá hồn nhiên” [49, 21]. Ngoài ra, tác giả bài viết này còn cho thấy những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Ma Văn Kháng như: tính công khai bộc lộ chủ đề và sự cố ý tô đậm tính cách nhân vật, lồng giai thoại vào cốt truyện, đưa thành ngữ,tục ngữ vào ngôn ngữ nhân vật… 3 Tác giả Đỗ Phương Thảo với bài viết Vài suy nghĩ về một phương diện nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng đăng trên Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 5, nhận xét về nghệ thuật truyện ngắn của Ma Văn Kháng có cốt truyện đơn giản, không có nhiều tình huống nổi bật,then chốt, không có xung đột và mâu thuẫn lớn song mỗi tác phẩm đều cho ta thấy sự bất phá, đóng góp đầy sáng tạo của tác giả. Đỗ Phương Thảo nhận thấy: “Nhà văn thường sử dụng bốn thủ pháp nghệ thuật chính để tạo cốt truyện là sử dụng nghệ thuật liệt kê tăng cấp; sử dụng không gian tâm trạng sử dụng biện pháp tương phản, đối lập; sử dụng các yếu tố dân gian truyền thống” [105, 5]. Bên cạnh các bài viết, công trình của các nhà nghiên cứu văn học, còn phải kể đến một khối lượng khá lớn các luận văn, khoá luận tốt nghiệp của học viên cao học và sinh viên quan tâm tìm hiểu truyện ngắn của Ma Văn Kháng từ những góc nhìn khác nhau. Theo sự bao quát (chưa đầy đủ) của chúng tôi, có thể kể đến những luận văn sau: - Luận văn Thạc sĩ của Phạm Mai Anh (1997, Đại học Sư phạm Hà Nội), với tiêu đề Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1980 đã phát hiện ra một số phương diện nổi bật về nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng như cốt truyện, các kiểu kết cấu,nhân vật,một số nét về ngôn ngữ, lời thuyết minh, luận bàn… - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng của Ngô Trí Cương (2004, Đại học Vinh) tập trung tìm hiểu khảo sát truyện ngắn Ma Văn Kháng ở phương diện ngôn ngữ hội thoại của nhân vật. - Luận văn Thạc sĩ Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng của Nguyễn Thị Quý Lân (2008, Đại học Vinh) tìm hiểu đặc điểm lời thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. Nguyễn Thị Quý Lân chia nhân vật nữ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thành bốn nhóm: “Thứ nhất, nhân vật là những người phụ nữ hiền lành, 4 phúc hậu, giầu đức hy sinh. Thứ hai, nhân vật là những người phụ nữ đa sầu, đa cảm, có đời sống nội tâm với bao nỗi niềm cần giải toả. Thứ ba, nhân vật là những người phụ nữ có nhan sắc, nhưng với nhiều lý do khác nhau họ trở thành những người đàn bà không đoan chính. Thứ tư, nhân vật là những người phụ nữ hay kiếm chuyện, thọc mạch; những phụ nữ ghê gớm hay ganh ghét, ích kỷ đố kỵ; những phụ nữ chanh chua, nói năng bỗ bã, chua chát” [73, 32]. Theo Nguyễn Thị Quý Lân: “Nhân vật nữ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng luôn thông qua ngôn ngữ, qua đối thoại để giãi bày tâm tư tình cảm, để bộc lộ tư tưởng để thể hiện cách nhìn nhận cũng như cách giải quyết vấn đề (…) Chính vì vậy qua hệ thống ngôn ngữ hội thoại của thế giới nhân vật này,chúng ta có thể thấy rõ mối quan hệ phức tạp của người phụ nữ cũng như phần nào hình dung được sự đa dạng,nhiều chiều của hiện tượng cuộc sống” [73, 32]. Từ đó Nguyễn Thị Quý Lân đi vào tìm hiểu đặc điểm hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ và ngữ nghĩa lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. - Luận văn thạc sĩ Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng của Nguyễn Thị Thanh Nga (2007, Đại học Vinh), nhận xét: “Để có được một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, gần gũi với đời thường, thể hiện những nỗi niềm và khát vọng của con người trong cuộc đời là do tác giả có một quan niệm mới mẻ về con người.Nhân vật của ông được nhìn ở nhiều góc độ, trong nhiều mối quan hệ (…) Nhà văn đã đặt nhân vật vào trong những tình huống, trạng thái ngẫu nhiên không lường trước được của cuộc sống muôn màu, muôn vẻ để nhân vật tự bộc lộ tính cách, đạo đức của mình. Dù thể hiện những điều tốt đẹp thanh cao hay những cái thấp hèn, xấu xa, Ma Văn Kháng vẫn hướng nhân vật của mình tới những giá trị nhân bản…” [86, 120]. “Để khắc hoạ thế giới nhân vật của mình Ma Văn Kháng cũng sáng tạo ra những thủ pháp nghệ thuật độc đáo, phong phú. Nét đặc sắc, dễ nhận thấy đầu tiên là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Không chú tâm đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm ông khắc hoạ chân dung, hành 5 động, ngôn ngữ, quan tâm xem xét mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh của nhân vật… Ma Văn Kháng cũng đã tìm cho mình một hướng đi mới, đặc sắc và độc đáo: khai thác thế giới tâm linh của nhân vật. Đây là điều chưa được các nhà văn quan tâm nhiều (…) Ông cũng đã tạo ra một thứ ngôn ngữ khó lẫn vào ai khác, đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại, tranh luận, triết lý…” [86, 121]. Tóm lại, những bài viết, nghiên cứu cùng những ý kiến đánh giá của các tác giả là những gợi ý hết sức thiết thực và quan trọng có ý nghĩa định hướng cho việc thưởng thức, tìm hiểu các sáng tác của ông ở thể loại truyện ngắn. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI TƯ LIỆU KHẢO SÁT Lấy Đặc sắc truyện ngắn của Ma Văn Kháng sau 1980 làm đối tượng nghiên cứu,luận văn của chúng tôi tập trung khảo sát: 3.1 Các tập truyện ngắn của Ma Văn Kháng Trăng soi sân nhỏ, Nxb Văn học, 1995. Móng vuốt thời gian, Nxb Hội Nhà văn, 2003. Truyện ngắn Ma Văn Kháng, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003. Truyện ngắn Ma Văn Kháng, tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003. Truyện ngắn Ma Văn Kháng, tập 3, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003. Truyện ngắn Ma Văn Kháng, tập 4, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003. Truyện ngắn Ma Văn Kháng, Nxb Hội Nhà văn, 2008. Trốn nợ, Nxb Phụ nữ, 2009. 3.2. Cùng với các tập truyện ngắn,chúng tôi còn tham khảo thêm các tập tiểu thuyết và hồi ký của tác giả này. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4.1 Tìm hiểu một cách tổng quát truyện ngắn trong sự nghiệp văn học của Ma Văn Kháng. 4.2 Tìm hiểu đặc sắc truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1980 trên một số yếu tố thuộc phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. 6 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra,chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: phương pháp khảo sát, thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu… 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai qua ba chương: Chương 1. Truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1980 trong hành trình của truyện ngắn Việt Nam đương đại Chương 2. Đặc sắc truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1980 thể hiện qua một số yếu tố thuộc bình diện nội dung Chương 3. Đặc sắc truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1980 ở các phương diện giọng điệu, ngôn từ, cốt truyện 7 Chương 1 TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG SAU 1980 TRONG HÀNH TRÌNH CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1 Một số vấn đề lý luận về truyện ngắn Thuật ngữ truyện ngắn là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong văn học. Nhưng đi vào tìm hiểu nguồn gốc và khái niệm truyện ngắn thì có thể thấy đây là một vấn đề còn gây nhiều bàn cãi,chưa thống nhất, điều này có thể thấy ở ngay quan điểm của các nhà văn và các nhà nghiên cứu. Ở Phương Tây, kịch, thơ, truyện dài xuất hiện rất lâu rồi mới tới truyện ngắn. Ban đầu truyện ngắn tồn tại dưới hình thức truyền miệng. Mãi tới thế kỷ XIX khi xuất hiện một tầng lớp độc giả cùng nhu cầu in ấn và phổ biến, thể loại bằng văn tự mới ra đời. Đến thế kỷ XIX, truyện ngắn đã nhanh chóng đạt được những đỉnh cao trên con đường phát triển của mình với rất nhiều các tác giả và tác phẩm nổi tiếng như: A.Puskin (1799-1837); Tsekhov (1860-1904). Ở phương Đông, cụ thể là ở Trung Quốc và Nhật Bản, truyện ngắn được xếp vào hệ thống thể loại tiểu thuyết và được gọi với cái tên là “đoản thiên tiểu thuyết” để phân biệt với “trường thiên tiểu thuyết” hay tiểu thuyết chương hồi dài tập. Ở Việt Nam, thời trung đại, truyện ngắn được biết đến với các tác phẩm viết bằng chữ Nôm và Hán. Các tác phẩm viết bằng chữ Hán có thể kể ra như Lĩnh Nam chích quái xuất hiện vào khoảng cuối thời Trần, tương truyền của Trần Thế Pháp, Việt điện u linh tập (1329) của Lý Tế Xuyên ở thế kỷ 14… Những truyện ngắn viết bằng chữ Hán thời kỳ này chủ yếu là sự thu nhận của các truyện cổ dân gian nó chưa cho thấy tính thời đại, phần sáng tác cá nhân và phần văn chương cũng chưa được coi trọng. Truyện ngắn viết bằng chữ Nôm thì câu văn khó hiểu,kết cấu luộm thuộm, tồn tại 8 chủ yếu trong hình thức truyện kể, có những truyện nặng về tính chất truyền kỳ như Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm,… Sang đến những năm 30 của thế kỉ XX, truyện ngắn ngày càng phát triển mạnh mẽ với rất nhiều những tác giả và tác phẩm nổi tiếng. Truyện ngắn thời kỳ này được viết bằng chữ quốc ngữ. Có thể kể đến nhiều truyện ngắn của các nhà văn Tự lực văn đoàn và các nhà văn thuộc dòng văn học hiện thực với các tên tuổi lớn như Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan… Đi vào tìm hiểu truyện ngắn là gì? Chúng ta sẽ nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau. Đại từ điển tiếng Việt xác định: Truyện ngắn là loại “truyện bằng văn xuôi, có dung lượng nhỏ, miêu tả những khía cạnh nhất định trong cuộc đời của nhân vật” [113, 1734]. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung thể loại này bao gồm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi,nhưng cái độc đáo của nó là ngắn (nhưng đây không phải là đặc điểm chủ yếu để phân biệt nó với tác phẩm tự sự khác). Truyện ngắn được viết ra liền một mạch đọc một hơi không nghỉ. Tuy nhiên, mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu phân biệt truyện ngắn với các tác phẩm tự sự khác. Trong văn học hiện đại có nhiều tác phẩm rất ngắn, nhưng thực chất là những truyện dài viết ngắn lại. Truyện ngắn thời trung đại rất ngắn nhưng gần với truyện vừa. Các hình thức truyện kể dân gian rất ngắn gọn như cổ tích truyện cười, giai thoại… lại càng không phải và truyện ngắn. Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất thể loại. Cho nên truyện ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học. Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Và nếu mỗi nhân vật 9 của tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Truyện ngắn thường không nhằm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con người. Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian,không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng,nhiều tuyến thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng.Bút pháp tường thuật của truyện ngắn thường là chấm phá. Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hàng ngày,súc tích,dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí,do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình [22, 314 - 315]. Trong cuốn Lý luận văn học, nhóm tác giả lại giải thích “Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự. Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ gần gũi với các hình thức truyện kể dân gian như truyện cổ, giai thoại, truyện cười, hoặc gần với những bài kí ngắn.Nhưng thực ra không phải. Nó gần với tiểu thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời. Nội dung thể loại truyện ngắn có thể rất khác nhau: đời tư, thế sự, hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó lại là ngắn. Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện, ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Truyện ngắn trung đại cũng là truyện ngắn nhưng gần với truyện vừa. Truyện ngắn hiện đại 10 . Đặc sắc truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1980 thể hiện qua một số yếu tố thuộc bình diện nội dung Chương 3. Đặc sắc truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1980 ở các phương. đề Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1980 đã phát hiện ra một số phương diện nổi bật về nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng như cốt truyện,

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan