Đặc điểm từ ngữ và câu trong hai tiểu thuyết nắng đồng bằng và ăn mày dĩ vãng của chu lai

80 1.1K 6
Đặc điểm từ ngữ và câu trong hai tiểu thuyết nắng đồng bằng và ăn mày dĩ vãng của chu lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Chu Lai – một tác giả văn học đương đại nổi trội trong làng văn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về ông chưa phải là nhiều. Do vậy việc đi sâu tìm hiểu "Đặc điểm từ ngữ câu trong hai tiểu thuyết Nắng đồng bằng Ăn mày vãng của Chu Lai” là một đề tài đem đến nhiều thú vị trong khía cạnh ngôn ngữ, tuy nhiên nó cũng gây không ít khó khăn cho người viết. Vì vậy, đi vào đề tài này không tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Chúng tôi mong được sự góp ý của những người quan tâm đến vấn đề này. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tham khảo vận dụng lý luận cũng như thành tựu nghiên cứu về Chu Lai của các tác giả đi trước. Đặc biệt chúng tôi nhận được sự hướng dẫn tận tình của Pgs. Ts Phan Mậu Cảnh – Người trực tiếp hướng dẫn khóa luận sự góp ý bổ ích của các thầy, cô trong tổ bộ môn Ngữ Văn, trường đại học Vinh, cũng như sự động viên giúp đỡ của người thân, bạn bè. Nhân dịp này chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Vinh, tháng 5 năm 2010. Sinh viên Lê Thị Linh 1 Mục lục Lời nói đầu Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Đối tợng phạm vi nghiên cứu 4. Cái mới của đề tài 5. Phơng pháp nghiên cứu 6. Cấu trúc khoá luận Chơng 1 Những giới thuyết liên quan đến đề tài 1.1. Đặc điểm chung về ngôn ngữ tiểu thuyết 1.1.1. Tiểu thuyết 1.1.2. Ngôn ngữ tiểu thuyết 1.2. Hội thoại các dạng tồn tại của hội thoại 1.2.1. Hội thoại 1.2.2. Các dạng tồn tại của hộ thoại 1.3. Nhân vật ngôn ngữ nhân vật 1.3.1. Nhân vật trong tác phẩm văn chơng 1.3.2. Ngôn ngữ nhân vật 1.4. Tác giả ngôn ngữ tác giả 1.4.1. Tác giả văn học 1.4.2. Ngôn ngữ tác giả 1.5. Chu Lai sự nghiệp sáng tác 1.5.1. Tác giả Chu Lai 1.5.2. Quá trình sáng tác 1.5.3. Tác phăm Nắng đồng bằng Ăn mày vãng 2 Chơng 2 Đặc điểm về từ ngữ trong nắng đồng bằng ăn mày vãng 2.1. Các lớp từ ngữ trong Nắng đồng bằng Ăn mày vãng 2.1.1. Khái niệm từ 2.1.2. Khảo sát từ trong hai tiểu thuyết Nắng đồng bằng , Ăn mày vãng 2.1.3. Sử dụng từ ngữ mang nghĩa tình thái 2.1.4. Sử dụng từ ngữ mang phong cách ngời lính 2.2. Cụm từ cố định trong Nắng đồng bằng Ăn mày vãng của Chu Lai 2.2.1. Khái niệm cụm từ cố định 2.2.2. Việc sử dụng thành ngữ trong hai tác phẩm Nắng đồng bằng Ăn mày vãng Chơng 3: đặc điểm về câu trong nắng đồng bằng ăn mày vãng 3.1. Đặc điểm về câu trong Nắng đồng bằng Ăn mày vãng 3.1.1. Một số nhận xét sơ bộ về câu 3.1.2. Các kiểu câu xét về cấu tạo trong Nắng đồng bằng Ăn mày vãng 3.1.3. Các kiểu câu xét về mục đích nói 3.2. Vai trò của hội thoại trong tiểu thuyết Chu Lai 3.2.1. Góp phần khắc họa tính cách nhân vật 3.2.2. Góp phần ngấn mạnh t tởng của nhà văn 3.2.3. Làm nổi rõ phong cách nhà văn Kết luận Tài liệu tham khảo M U 1. Lớ do chn ti 3 1.1. Từ ngữ câuhai đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, là những đơn vị quan trọng thể hiện sự hành chức của ngôn từ trong giao tiếp. Trong tác phẩm văn học, một mặt các đơn vị này thực hiện chức năng truyền tải thông tin, mặt khác chúng thể hiện rõ phong cách khả năng sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. 1.2. Chu Lai là nhà văn quân đội, có nhiều tác phẩm viết về đề tài chiến tranh, về nhân vật người lính. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Chu Lai có nhiều đặc điểm thú vị, tạo thành dấu ấn riêng, cần được phân tích từ góc độ ngôn ngữ học. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài : “ Đặc điểm từ ngữ câu trong hai tiểu thuyết Nắng đồng bằng Ăn mày vãng của Chu Lai”. 2. Lịch sử vấn đề. Nhà văn Chu Lai xuất hiện trên văn đàn với truyện ngắn đầu tay “Hũ muối người Mơ Nông” đăng trên báo độc lập 1963, nhưng phải đến 1978 với tập truyện “Người im lặng” ra mắt bạn đọc thì ông mới tạo được dấu ấn trong lòng độc giả. Đặc biệt sự nghiệp sáng tác của ông, từ khi tiểu thuyết Ăn mày vãng ra đời 1992 thì những sáng tác đó mới thực sự có được vị thế trong lòng bạn đọc được dư luận chú ý. Từ đây, các nhà nghiên cứu, phê bình cũng bắt đầu quan tâm đến cây bút quân đội này. Đã xuất hiện nhiều trong các bài phê bình, bình luận đăng trên các báo, tạp chí viết về tác phẩm của Chu Lai. Ngoài cuộc thảo luận Ăn mày vãng của tuần báo Văn nghệ, có hơn 20 bài viết điểm sách về Chu Lai. Mấy năm gần đây, Chu Lai là cây bút được quan tâm nhiều trên báo, truyền hình với các tác phẩm được xuất bản chuyển tải thành phim, đặc biệt còn có một số tác phẩm được dịch xuất bản ra nước ngoài như tiểu thuyết Ăn mày vãng tiểu thuyết Phố nhà binh. Năm 2008 là năm ông gặt hái được nhiều thành công trên con đường sáng tác của mình. Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình Văn học đã có những nhận xét, đánh giá từ đề tài bút pháp, nghệ thuật viết văn, đến kết cấu tác phẩm của Chu Lai. 4 Đa số các ý kiến cho rằng : Chu Lai là một trong những nhà văn có nhiều tác phẩm viết về chiến tranh trong đó hình tượng trung tâm là người lính. Một số ý kiến tiêu biểu: Xuân Thiều cho rằng: “Tác phẩm của Chu Lai đầy chất lính, giọng văn băm bổ, sôi động các tình cảm riêng được đẩy đến tận cùng” (27, 04) - Nhà phê bình văn học Lý Hoài Thu, nhận xét truyện ngắn “Phố nhà binh”, đã có sự nhìn nhận tổng thể về sáng tác của Chu Lai ở các mặt : đề tài, thể loại, phạm vi phản ánh, đặc điểm, nhân vật, kết cấu…tác giả đưa ra nhận định về văn Chu Lai như sau : "Văn Chu Lai rất gần với ngôn ngữ điện ảnh. Có cảm giác như, ngòi bút của anh cũng “lia” cũng “lướt” từ nhiều góc độ cũng tiến cận cảnh, cũng lùi xa viễn cảnh như ống kính của người quay phim… Văn Chu Lai gân guốc, khỏe khoắn nhưng nhiều chỗ hơi thô, bỗ bã quyết liệt nhưng nhiều chỗ hơi ồn ào. Có lẽ anh quan tâm nhiều đến phương diện tạo hình của ngôn ngữ mà ít chú ý đến chiều sâu tâm lý của nó" (28, 95) Hồng Diệu khẳng định rằng : “Chu Lai là nhà văn thuỷ chung với đề tài chiến tranh, anh có nhiều tác phẩm viết về đề tài người lính trên cả ba mặt trận: văn học, sân khấu, điện ảnh” (20, 56) Bùi Việt Thắng đưa ra những ý kiến khá bao quát về mọi khía cạnh trong sáng tác của Chu Lai : “Truyện ngắn Chu Lai phần lớn thường viết về những chiến sỹ đặc công” (24, 89) Lê Tất Cứ trong một bài báo đã cho rằng: “ Chu Lai xây dựng được cốt truyện hấp dẫn phù hợp với ý đồ tưởng mà anh muốn gửi đến người đọc, đó là số phận của mỗi người trong cuộc chiến sau cuộc chiến, những nỗi đau thậm chí là cả sự bất công đến vô lý vẫn ngang nhiên tồn tại” (20, 06). Nhìn chung các công trình nghiên cứu về văn của Chu Lai chủ yếu vẫn là những nhận xét, đánh giá về các mặt nội dung, tưởng, đề tài, bút pháp nghệ thuật viết văn, kết cấu tác phẩm… Số ít trong các công trình nghiên cứu về văn Chu Lai, nếu đề cập đến phương diện ngôn ngữ với cách là nghệ thuật ngôn từ thì cũng chỉ mới chú ý đến đặc 5 điểm sử dụng từ ngữ, câu văn miêu tả… mà chưa chú ý đến phương diện cụ thể ở đây là ngôn ngữ tiểu thuyết của ông về đề tài chiến tranh người lính. Tóm lại, tính đến thời điểm hiện nay thì chúng ta chỉ có thể bắt gặp những bài viết nói đến ngôn ngữ văn của Chu Lai trong những công trình nghiên cứu, lý luận hoặc những nhận định chung có tính khái quát trong các giáo trình, sách tham khảo, sách giáo khoa Ngữ Văn giành cho sinh viên hoặc học sinh phổ thông. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng chúng tôi khảo sát trong đề tài này gồm hai cuốn tiểu thuyết của Chu Lai, Nắng đồng bằng, Nxb Lao động, 2009 Ăn mày vãng Nxb Hội nhà văn, 1995. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Trong khuôn khổ của một khóa luận, chúng tôi chỉ giới hạn đi vào khảo sát tìm hiểu kĩ từ ngữ câu văn từ những lời nói của nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết Nắng đồng bằng Ăn mày vãng, để từ đó tìm ra hình thức nội dung ngôn ngữ ngôn ngữ tiểu thuyết Chu Lai qua Nắng đồng bằng, Ăn mày vãng nói riêng các tiểu thuyết của ông nói chung. 4. Cái mới của đề tài. Đây là đề tài đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu ngôn ngữ tiểu thuyết của Chu Lai. Qua khảo sát cụ thể, khoá luận nhằm chỉ ra những đặc điểm về từ ngữ, về câu văn trong tiểu thuyết Chu Lai, đồng thời tìm ra các đặc điểm nội dung do cấu trúc đó chuyển tải, qua đó đi đến những nhận xét tổng quát nhất về đặc điểm phong cách ngôn ngữ tiểu thuyết của Chu Lai đóng góp mà ông đưa lại cho nền văn học Việt đương đại về đề tài chiến tranh người lính. 5. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng đồng thời các phương pháp: 5.1. Phương pháp thống kê phân loại 6 Chúng tôi tiến hành khảo sát hai cuốn tiểu thuyết Nắng đồng bằng Ăn mày vãng của Chu Lai, để tìm ra những tác phẩm mà ở đó có sự xuất hiện lời thoại của nhân vật. Sau đó chúng tôi thống kê phân loại ngôn ngữ của các nhân vật nhằm khảo sát nội dung ngữ nghĩa của lời hình thức biểu thị của chúng qua đó khái quát lên đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết của Chu Lai. 5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu. Trên cơ sở những vấn đề đã thống kê phân loại, chúng tôi bước đầu so sánh ngôn ngữ tiểu thuyết Chu Lai với các nhà văn khác, so sánh câu văn trong lời nhân vật với lời tác giả… 5.3. Phương pháp phân tích tổng hợp. Từ sự phân loại thống kê, so sánh chúng tôi phân tích ngôn ngữ trực tiếp của các nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai trên hai bình diện: Đặc điểm từ ngữ câu văn, qua đó tổng hợp, khái quát lên những những đặc điểm phong cách ngôn ngữ tiểu thuyết của Chu Lai đồng thời thấy rõ đóng góp của Chu Lai trong việc thể hiện ngôn ngữ tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh người lính. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài các phần: Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được triển khai ở 3 chương. Chương 1 : Những giới thuyết liên quan đến đề tài. Chương 2 : Đặc điểm về từ ngữ trong Nắng đồng bằng Ăn mày vãng. Chương 3 : Đặc điểm về câu trong Nắng đồng bằng Ăn mày vãng. Chương 1: NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Đặc điểm chung về ngôn ngữ tiểu thuyết 1.1.1. Tiểu thuyết Khái niệm về tiểu thuyết có nhiều ý kiến khác nhau. Theo tác giả M. Bakhtin trong “Lý luận thi pháp tiểu thuyết”: “ Tiểu thuyết chỉ những tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức 7 tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”. (8, 328) 1.1.2. Ngôn ngữ tiểu thuyết Theo M. Bakhtin trong "Lý luận thi pháp tiêủ thuyết": "Ngôn ngữ tiểu thuyết là cả một hệ thống những ngôn ngôn ngữ soi lẫn nhau, đối thoại với nhau. Không thể mô tả phân tích nó như một ngôn ngữ thống nhất. Những hình thái ngôn ngữ phong cách khác nhau là thuộc về những hệ thống khác nhau trong ngôn ngữ tiểu thuyết, giả sử ta xóa đi tất cả mọi sự phân chia bè giọng phong cách, mọi khoảng cách khác nhau giữa những "ngôn ngữ" được miêu tả với tiếng nói trực tiếp của tác giả thì ta chỉ có được một tập hợp xộc xệch vô nghĩa những hình thái ngôn ngữ phong cách khác biệt nhau về chất. Ngôn ngữ tiểu thuyết không thể xếp đặt trên một bình diện, kéo nối thành một tuyến. Đó là hệ thống những bình diện tương giao." (1, 96-97) Ngôn ngữ văn học được tái tạo trong tiểu thuyết không phải như một ngôn ngữ thông nhất đã hoàn chỉnh toàn bộ không còn phải bàn cãi, mà được tái tạo trong trạng thái có nhiều tiếng nói khác nhau sống động trong sự chuyển biến đổi mới của nó. Ngôn ngữ tác giả luôn cố gắng khắc phục tính "văn chương" hời hợt của các phong cách đã lỗi thời, đang tàn lụi các ngôn ngữ trào lưu văn học thời thượng, nó đổi mới mình bằng cách tiếp thụ những nhân tố quan trọng của văn học dân gian (nhưng không tiếp thu những vĩ ngữ ngôn dung tục, thô bỉ) 1.2. Hội thoại các dạng tồn tại của hội thoại 1.2.1. Hội thoại. Hội thoại được xảy ra khi một nhân vật đưa ra lời trao nhân vật khác đưa ra lời giải đáp bằng ngôn ngữ. Đây là hoạt động căn bản, thường xuyên, phổ biến của giao tiếp ngôn ngữ. “ Hội thoại là một trong những hoạt động thường xuyên của ngôn ngữ thành lời giữa hai hay nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định mà 8 giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến đích nhất định” (16, 18) 1.2.2. Các dạng tồn tại của hội thoại. Hội thoại thường tồn tại ở hai dạng: - Lời ăn tiếng nói hàng ngày của con người. - Lời trao đáp của các nhân vật, trong trường hợp này, hội thoại đã được cá thể nhà văn tái tạo lại trong các tác phẩm văn chương. Trong khoá luận này, chúng tôi khảo sát dạng tồn tại thứ hai. Hội thoại nhân vật có đặc điểm : “ Bên cạnh các yếu tố ngôn từ của các nhân vật tham gia cuộc thoại còn có sự tham gia của các yếu tố phi ngôn ngữ ( điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, ngữ cảnh…) được nhà văn thể hiện bằng lời chú giải thêm, được đặt trước hoặc sau câu nói, nhằm miêu tả cảm xúc chủ quan của người tham gia hội thoại” (8, 15). Thí dụ: Trần Hoài Linh – Trung đội trưởng trung đội trinh sát đặc công thuộc D73. Sau khi sống sót trở về sau chuyến chuyển gạo đầy cam go, nguy hiểm còn bị nghi ngờ là đào ngũ, bị đưa ra tra hỏi. Ví dụ: “Người đầu sói nghe Kiêu giới thiệu, khẽ ngẩng đầu lên gật đầu chào rồi lại cúi xuống ghi chép… nhưng sau đó lại tháo kính nhìn Linh chăm chú: - Linh…Trần Hoài Linh phải không? - Dạ! . Linh nhấp một ngụm nước nóng của Kiêu đưa cho như uống cả cái ấm áp của gian hầm. Kiêu đứng lên có vẻ vội vã: - Báo cáo Anh Sáu, anh làm việc với đồng chí Linh… Tôi qua làm việc với ban tham mưu rồi còn kịp theo giao liên về tiểu đoàn. Anh Sáu hỏi Linh: - Thế này đồng chí Linh nhé! – Cái giọng vừa ấm vừa lạnh vang lên. 9 - Dạ… - Linh trả lời mà mắt cứ trĩu xuống. Nói nhanh đi mà đuối quá rồi”! (12, 72) Trong đoạn trích trên có 2 loại lời : Lời tác giả, lời nhân vật. Lời nhân vật chính là hội thoại. Lời tác giả miêu tả, dẫn dắt, liên kết lời nhân vật… 1.3. Nhân vật ngôn ngữ nhân vật 1.3.1. Nhân vật trong tác phẩm văn chương Trong tác phẩm văn chương, mỗi thời có một đề tài, một phạm vi phản ánh khác nhau như : Nông thôn, người nông dân, tình yêu, chiến tranh, gia đình… Với mỗi kiểu phản ánh thì sẽ có những cách thể hiện đặc thù. Thiên về ca ngợi những người anh hùng với những chiến tích lớn lao vĩ đại, gắn với số đông cộng đồng thì sử thi là mảnh đất màu mỡ nhất để nhà văn xây dựng kiểu nhân vật tương ứng. Thiên về mơ mộng với những cuộc tình lãng mạn… thì bút pháp lãng mạn được khai thác triệt để. Trái lại, đi sâu vào từng ngõ ngách, góc cạnh của đời sống thường nhật, phơi bày tất cả cái xấu cũng như cái tốt thì bút pháp hiện thực được nhà văn khai thác đến tận cùng. theo đó, những kiểu nhân vật khác nhau được xuất hiện tương ứng với các đề tài. Tự lực văn đoàn, sử dụng bút pháp lãng mạn, nhân vật thường là những người trí thức, người nông dân, những thế hệ thanh niên, những người phụ nữ với những lối sống mới, tưởng mới ảnh hưởng từ Phương Tây. Sau này, xuất hiện những người anh hùng trận mạc như chị Út Tịch ( Nguyễn Thị Út), Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu. Hay có loại nhân vật tuổi trẻ như : Lê Văn Tám, Kim Đồng… Viết về chiến tranh, người lính là nhân vật trung tâm, là linh hồn trong những trang viết của các nhà văn, như nhân vật trong tác phẩm của Lê Lựu, Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê… chiến tranh dù đã kết thúc nhưng đề tài chiến tranh vẫn được tiếp tục trong sáng tác của nhiều nhà văn, nhân vật người lính cứ trở đi, trở lại trong nhiều trang viết. 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan