Đặc điểm truyện ngắn nghệ an giai đoạn 1986 đến nay

148 438 0
Đặc điểm truyện ngắn nghệ an giai đoạn 1986 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh ==== ==== Võ Thị Thu Đặc điểm truyện ngắn nghệ an giai đoạn 1986 đến nay Luận văn thạc sĩ ngữ văn Vinh - 2009 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học đơng đại phát triển không ngừng và đang dần đến gần hơn với hiện thực xã hội, đời sống con ngời. Cha bao giờ văn học lại phát triển mạnh mẽ, đa dạng về nội dung, hình thức, thể loại nh bây giờ. Hòa mình vào dòng chảy chung đó, truyện ngắn đang đợc cả ngời sáng tác cũng nh độc giả quan tâm. Đây là vấn đề đã, đang và sẽ đợc chú ý tìm hiểu, nghiên cứu. 1.2. Truyện ngắn Nghệ An sau chiến tranh nói chung, đặc biêt là từ 1986 đến nay nói riêng đang là vấn đề để ngỏ. Chỉ mới hơn sau 20 năm sau đổi mới mà truyện ngắn của các nhà văn Nghệ An đã có những thành tựu nhất định cả về số lợng và chất lợng. Văn Nghệ An từ 1986 đến nay đã xuất bản đợc những tập lớn nh: Văn Nghệ An thế kỷ XX; Văn Nghệ An 1967 - 2002; Văn Nghệ An 2004 - 2006và nhiều truyện ngắn của một số tác giả tiêu biểu. Với những cây bút viết tốt, viết khỏe nh Đàm Quỳnh Ngọc, Kha Thị Thờng, Nguyễn Thị Phớc, Bá Dũng, La Quán Miên, Nguyễn Ngọc Lợi, Nguyễn Anh Tuấn Truyện ngắn Nghệ An mấy chục năm qua phát triển mạnh mẽ trong sự kế thừa có đổi mới, tạo ra một luồng gió mới mẻ cho văn xuôi Nghệ An nói riêng, cho văn học Nghệ An nói chung. Song các công trình nghiên cứu, phê bình, đánh giá về mảng truyện ngắn còn nhiều hạn chế và cha có tính hệ thống toàn diện. Chính vì vậy truyện ngắn Nghệ An đang là một vấn đề mở cho những ai quan tâm, yêu thích tìm hiểu. 1.3. Chọn đề tài Đặc điểm truyện ngắn Nghệ An giai đoạn 1986 đến nay, chúng tôi hớng đến việc nhìn nhận đúng về thành tựu của truyện ngắn Nghệ An trong hơn 20 năm sau đổi mới. Đồng thời để thấy đợc vị trí của truyện ngắn Nghệ An bên dòng chảy truyện ngắn đơng đại Việt Nam. Trong luận văn này, chúng tôi mong muốn sẽ đa đến một cái nhìn mới mẻ, toàn diện, có hệ thống về truyện ngắn Nghệ An trong hơn 20 năm vừa qua. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Truyện ngắn Nghệ An nói chung và truyện ngắn Nghệ An từ 1986 đến nay nói riêng phát triển mạnh mẽ cả về nội dung và phong cách. Bên cạnh những cây bút có tên tuổi vẫn miệt mài viết thì xuất hiện thêm hàng loạt những 2 cây bút trẻ viết khỏe và tràn đầy nhiệt huyết. Mảnh đất Nghệ An còn là mảnh đất của lý luận và phê bình, với đội ngũ nghiên cứu phê bình đông đảo nh Ninh Viết Giao, Nguyễn Đình Anh, Lê Thân, Lê Đình Sơn, Lê Văn Tùng, Bá Dũng, Phan Huy Dũng, Đinh Trí Dũng, Phạm Tuấn VũSong những công trình nghiên cứu văn xuôi Nghệ An, đặc biệt là truyện ngắn Nghệ An một cách toàn diện, quy mô cha nhiều. Trên Tạp chí sông Lam - Hội liên hiệp văn học - nghệ thuật Nghệ An, cơ quan ngôn luận của văn học - nghệ thuật Nghệ An cũng cha có một nghiên cứu độc lập nào về truyện ngắn Nghệ An nói chung và đặc điểm truyện ngắn Nghệ An giai đoạn 1986 đến nay nói riêng. 2.2. Các bài lý luận, phê bình, nghiên cứu còn mang tính chất chung chung. Đó chỉ là những bài nhận xét, phát hiện nặng về tính giới thiệu. Tất cả đ- ợc tuyển tập trong cuốn Nghiên cứu - lý luận - phê bình văn học nghệ thuật Nghệ An (1990 - 1996) và cuốn Nghiên cứu - lý luận - phê bình văn học nghệ thuật Nghệ An (1997 - 2002). Hai cuốn sách là công trình nghiên cứu có tính tổng hợp, khái quát cụ thể nhất giúp chúng ta cảm nhận đợc phần nào diện mạo sự phát triển của văn học - nghê thuật Nghệ An. Trong cuốn Nghiên cứu - lý luận - phê bình văn học nghệ thuật Nghệ An (1997 - 2002) có bài của tác giả Bá Dũng đã khái quát khá rõ quá trình phát triển của văn xuôi Nghệ An cũng nh sự đóng góp to lớn của đội ngũ tác giả văn xuôi xứ Nghệ. Song bài viết này chỉ dừng lại ở sự khái quát chung về thể loại văn xuôi. Tác giả cha đi sâu đề cập uđến đặc điểm truyện ngắn Nghệ An nói chung và truyện ngắn Nghệ An giai đoạn 1986 đến nay nói riêng. 2.3. ở Nghệ An ngoài những tập truyện ngắn của các tác giả cụ thể ra thì cha có tập truyện ngắn nào. Phần lớn truyện ngắn Nghệ An chỉ xuất hiện chọn lọc, hạn chế trong các tuyển tập: Văn Nghệ An thế kỷ XX; Văn Nghệ An 1967 - 2002; Văn Nghệ An 2004 - 2006 và các số thờng kỳ của Tạp chí sông Lam. Ngay trong phần nói đầu của tuyển tập Văn Nghệ An thế kỷ XX của GS Phan Cự Đệ đã đề cập rất nhiều đến quá trình phát triển cũng nh đóng góp của văn xuôi Nghệ An đối với văn học tỉnh nhà và văn học dân tộc. Thế nhng, cũng cha có những nhìn nhận riêng biệt, cụ thể về truyện ngắn Nghệ An. Trong 3 những tuyển tập văn Nghệ An khác cũng thế, thờng chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu của tập sách, cha đi sâu tìm hiểu đặc điểm của thể loại truyện ngắn. Nh vậy đứng ở góc độ đánh giá nào thì chúng ta cũng thấy rõ truyện ngắn Nghệ An là một mảng mạnh trong văn xuôi Nghệ An nói riêng, trong văn học Nghệ An nói chung nhng cha có cái nhìn toàn diện, thấu đáo. Việc nghiên cứu truyện ngắn Nghệ An còn đó nhiều khoảng trống. Trớc thực trạng đó, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu, khám phá những đặc điểm của truyện ngắn Nghệ An nhằm khẳng định đúng vai trò, vị trí của thể loại này trong sự phát triển chung của văn học tỉnh nhà. Với luận văn Đặc điểm truyện ngắn Nghệ An giai đoạn 1986 đến nay chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói khám phá truyện ngắn Nghệ An, góp phần khẳng định tầm vóc của nó trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam đơng đại. 3. Đối tợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 3.1. Đối tợng nghiên cứu Đặc điểm truyện ngắn Nghệ An giai đoạn 1986 đến nay. 3.2. Phạm vi khảo sát Số lợng tác giả, tác phẩm của các nhà văn Nghệ An khá đông đảo. Do thời gian và phạm vi của luận văn nên chúng tôi chỉ đi sâu, tập trung khảo sát và nghiên cứu một số tác giả, tác phẩm truyện ngắn Nghệ An có sáng tác và đã xuất bản ở Nghệ An nh trong các tuyển tập: Văn Nghệ An thế kỷ XX; Văn Nghệ An 1967 - 2002; Văn Nghệ An 2004 - 2006, và một số tác phẩm của các tác giả tiêu biểu có tác phẩm sáng tác và in ấn lần đầu tiên trên đất Nghệ An. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát tổng quan văn xuôi Nghệ An đầu thế kỷ XX. - Tìm hiểu sự đóng góp cả về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của các nhà văn Nghệ An từ những năm 1986 đến nay. - Khẳng định vai trò, vị trí của truyện ngắn trong hệ thống văn xuôi Nghệ An. 5. Phơng pháp nghiên cứu Để đạt đợc mục đích, yêu cầu đã đặt ra. Luận văn của chúng tôi tập trung sử dụng một số phơng pháp cụ thể sau: 5.1. Phơng pháp cấu trúc hệ thống 5.2. Phơng pháp lôgic - lịch sử 4 5.3. Phơng pháp phân tích tổng hợp 5.4. Phơng pháp so sánh, đối chiếu 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn là công trình tập trung đi sâu tìm hiểu những đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn của các nhà văn Nghệ An từ những năm 1986 đến nay. - Kết quả của luận văn sẽ góp phần khẳng định giá trị, vị trí, vai trò truyện ngắn của các nhà văn Nghệ An trong dòng chảy văn học Nghệ An nói riêng và văn học nớc nhà nói chung. - Kết quả của luận văn còn có thể nói là nguồn tài liệu hữu ích dành cho những ai quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn còn đợc triển khai cụ thể trong 3 chơng: Chơng 1: Tổng quan về truyện ngắn Nghệ An giai đoạn 1986 đến nay. Chơng 2: Những đặc điểm chủ yếu về nội dung trong truyện ngắn Nghệ An giai đoạn 1986 đến nay. Chơng 3: Những đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Nghệ An giai đoạn 1986 đến nay. Chơng 1 5 Tổng quan về truyện ngắn Nghệ An giai đoạn 1986 đến nay 1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Nghệ An sau 1986 1.1.1. Thiên nhiên và con ngời Nghệ An Nghệ An thuộc Bắc Trung bộ Việt Nam, là tỉnh nằm ở Đông Bắc dãy Tr- ờng Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi sông suối. Là cái đòn gánh của dải đất hình chữ S, Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây Nam khô, nóng và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ớt. Dờng nh thiên nhiên không mấy u đãi với mảnh đất này. Với khí hậu nắng nóng, gió Lào, bão lụt, thiên nhiên hà khắc nên đất đai nơi đây cũng cằn cỗi, tài nguyên thiên nhiên không nhiều. Đây là cái đặc biệt cũng là cái khó khăn bớc đầu khi đặt chân lên vùng đất này. Cũng nh bao vùng khác trong cả nớc chiến tranh đi qua còn để lại cho mảnh đất nghèo nàn này nhiều mất mát. Vốn đã không đợc u ái cộng thêm sự tàn khốc của chiến tranh Nghệ An lại thêm nghèo nàn, khốn khó. Thế nhng, trong thực tế đó chúng ta lại bắt gặp ở Nghệ An những con ngời chịu thơng, chịu khó miệt mài chăm lo lao động. Hoàn cảnh tạo con ngời, ngời Nghệ An luôn phải gồng mình để sống, để vợt qua những khó khăn từ thực tế mà thiên nhiên ở đây mang lại. Có lẽ vì thế mà bản tính con ngời nơi đây cũng có phần khô khan. Để có một cái nhìn trọn vẹn về con ngời xứ Nghệ còn là điều rất khó. Còn có nhiều ý kiến khác nhau quanh vấn đề tính cách con ngời xứ Nghệ. Ngay từ xa, cha ông ta cũng đã có rất nhiều nhận xét về đất và con ngời Nghệ An: Nghệ An núi cao sông sâu phong tục trọng hậu, cảnh tợng tơi sáng gọi là đất có danh tiếng hoan cả Nam Châu. Ngời thì thuần hòa mà chăm học, sản vật thì nhiều thứ quý của lạ đợc khí thế tốt của sông núi sinh ra nhiều bậc danh hiềnthực là nơi hiểm yếu của cả nớc và là then khóa của các triều đại (Phan Huy Chú). Hay trong Nghệ An ký Bùi Dơng Lịch cũng đã từng lời ca tụng: Ngời Nghệ An khí chất phúc hậu, tính tình số đông thờng chậm chạp, 6 không sắc sảo cho nên làm việc gì cũng giữ gìn cẩn thận bền vững, ít xao động bởi lợi hại trớc mắt [11]. Cuối cùng Đặng Thai Mai đã có lời nhận xét chung Xứ Nghệ là nơi đã sản sinh rất nhiều những anh hùng liệt nữ, danh tớng, lơng thần, những nhà nho khảng khái và bao nhiêu ngời dân thờng đã anh dũng hy sinh cho chính nghĩa. Quả là con ngời Nghệ An rất yêu mến, tự hào về quê hơng của mình và quê hơng cũng đã có ảnh hởng rất lớn đối với họ. Rắn rỏi, khô khan chỉ là một khía cạnh của tính cách con ngời xứ Nghệ. Kỳ thực đời sống tình cảm con ngời ở đây đối với thiên nhiên, với con ngời, với vẻ đẹp của tự nhiên và vẻ đẹp lý t- ởng không bộc lộ một cách ồn ào, hời hợt mà có phần suy nghĩ điềm tĩnh sâu sắc và bền bỉ, cảm động đến thiết tha. Con ngời Nghệ An không có quan niệm địa linh nhân kiệt. Họ nhận ra xứ sở mình quả đã xuất hiện nhiều nhân tài, lập đợc nhiều công tích đối với đất nớc song kết qủa đó là do con ngời ở đây phấn đấu. Con ngời thành đạt đã làm cho non sông của họ mỹ lệ. Từ xa đến nay vẫn thế, con ngời Nghệ An hôm nay đã sống kế thừa và phát huy đợc những gì mà cha ông ta để lại. Đặc biệt sau đổi mới 1986 ngời Nghệ An cùng bao con ngời cả nớc luôn hăng say học hỏi, cố gắng phấn đấu trau dồi bản thân để hoàn thiện mình và sống tốt hơn trên mảnh đất khó khăn này. Con ngời Nghệ An là thế, mang màu sắc riêng, âm hởng riêng khó trộn lẫn. Điều này đã khẳng định nét đặc trng riêng trong đời sống văn hóa cũng nh trong các tác phẩm văn học xứ Nghệ. 1.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội Nghệ An sau 1986 Văn học nghệ thuật nói chung, truyện ngắn Nghệ An nói riêng chịu sự tác động, chi phối của tình hình văn hóa, xã hội qua từng thời kỳ lịch sử là một tất yếu. Văn học là một hình thái ý thức xã hội mang tính đặc thù. Xã hội thế nào thì văn học thế ấy. Truyện ngắn là một thể loại trong sự phát triển chung của văn học vì thế nó đợc chi phối bởi tình hình chung của kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh nhà là điều dễ hiểu. Nghệ An là một tỉnh còn nghèo, nền kinh tế đang trên đà đi lên, để phát triển và hoàn thiện mình cùng với các tỉnh bạn trong cả nớc. Ngoài thành phố 7 Vinh - trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả tỉnh và thị xã Cửa Lò nơi có thế mạnh về phát triển du lịch ra còn lại ở Nghệ An là những thôn bản, làng xã, huyện lỵ. Nền kinh tế chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, vì thế con ngời nơi đây sống tập trung với các mối quan hệ chặt chẽ giữa thiên nhiên và con ngời. Yếu tố cộng đồng cũng là yếu tố lớn ở đây. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, con ngời sống chủ yếu dựa vào thời vụ sản xuất mà vốn dĩ đây là vùng đất khắc nghiệt không đợc thiên nhiên u đãi. Cái đói cái nghèo luôn rình rập đe dọa cuộc sống con ngời nơi đây. Cuộc sống cộng đồng tình làng nghĩa xóm, bản chất của con ngời xứ Nghệđã đi vào văn học nh một vấn đề tất yếu, điều này cũng thể hiện khá rõ mạng tính đặc thù trong hệ thống các tác phẩm truyện ngắn Nghệ An từ 1986 đến nay. Đó không chỉ còn là cơ sở mà đã thành đề tài lớn để các nhà văn khai thác và xây dựng trong các tác phẩm của mình. Cuộc sống hiện đại, cùng với sự tác động dữ dội nh vũ bão của nền kinh tế thị trờng đã và đang làm thay đổi cuộc sống, suy nghĩ cũng nh tâm t tình cảm của con ngời Việt Nam nói chung, con ngời Nghệ An nói riêng. Đời sống cộng đồng làng xã của con ngời xứ Nghệ đang đứng trớc nguy cơ bị lung lay. Nhiều giá trị bị đảo lộn, con ngời bị cuốn vào cơn lốc ấy. Ngoài nỗi lo về vấn đề cơm áo đè nặng, ngời Nghệ An còn phải đối mặt với nhiều nỗi lo toan khác. Cuộc sống vốn phức tạp và xô bồ, bao nhiêu thách thức, cám dỗ, bao nhiêu nỗi đau, nghịch cảnh vẫn diễn ra hàng ngày. Tất cả đều trở thành đề tài, nỗi trăn trở mà các tác giả truyện ngắn Nghệ An ghi lại tạo nên những giá trị riêng bền vững. Là một tỉnh có nền văn hóa phát triển mang tính đặc thù. Trong dòng chảy chung của văn hóa cả nớc Nghệ An là một vùng đất còn nghèo về kinh tế nhng lại rất đa dạng và phong phú bởi nền văn hóa giàu truyền thống. Văn hóa ngời Nghệ An thể hiện rõ từ trong t duy, từ trong hành động và trong cả ứng xử hàng ngày, trong quan hệ làng xãNgời Nghệ An thờng cứng nhắc, rạch ròi, dứt khoát. Khi có một sự kiện hay một vấn đề gì, họ thờng căng ra hai đầu để mà suy nghĩ, trình bày, phân tích với đúng - sai, phải - trái, trắng - đen, xấu - đẹp, nên - không nênKhi phát biểu hay diễn giải một vấn đề gì thì thờng: Một là, hai là, ba là . một cách gay gắt, nặng nề, căng thẳng, ít có sự uyển chuyển, mềm 8 mỏng, du di . Chính vì thế ngời Nghệ An sinh ra tính bảo thủ, đôi khi bảo thủ đến gàn dở, ơng bớng. Điều này là một nét tính cách riêng, một nét văn hóa đặc trng trong t duy ngời Nghệ. GS Phan Ngọc viết rõ rằng: Tôi là đồ nho xứ Nghệ mà văn hóa xứ Nghệ là biểu hiện ở thái độ rạch ròi đến mức khô khan, cực đoan đến mức toán học. Biểu hiện bên ngoài của văn hóa ấy là cái gàn. Xét về mặt thao tác luận, gàn là theo cái mô hình trong óc, coi mô hình trong óc hơn thực tế. Con ngời quê hơng tôi không hòa mình vào cuộc đời nh ngời Nam Bộ mà thích nghi với cuộc đời bằng cách vạch rõ cuộc đời cái giới hạn cho phép anh ta sống với cái thế giới mô hình mà anh ta thích (Tạp chí sông Hơng, 1996). Bệnh gàn của ngời Nghệ An, nói nh Phạm Đức Dơng vừa đáng yêu vừa đáng phục nhng cũng tội nghiệp vì đến một giới hạn nào đó nó trở thành lực cản - bệnh sĩ. Phải chăng đây là một thứ pha trộn của sự cố chấp của ngời tiểu nông Việt Nam yêu nớc với ngời quân tử của nho giáo (Báo cáo khoa học trong hội thảo Gia phong xứ Nghệ ). Trong hành động, ngời Nghệ luôn đợc sử sách ca ngợi là đi đầu trong các cuộc đấu tranh yêu nớc, đấu tranh cách mạng. Từ phong trào Cần Vơng, phong trào Đông Du, đến phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnhđã chứng tỏ điều ấy. Hành động đấu tranh yêu nớc thờng xuyên quyết liệt dữ dội, hăng hái xông pha dấn thân vì chính nghĩa, vì lý tởng. Ngời Nghệ An từ xa xa đến nay vẫn luôn luôn sống trong tinh thần hành động đó. Dù trong khó khăn tinh thần ngời Nghệ cũng không dễ gì khuất phục. Từ truyền thống đến hiện đại đất Nghệ đã sản sinh ra những vị anh hùng kiệt xuất cho dân tộc, cho Tổ quốc. Từ Mai Thúc Loan đánh nhà Đờng đến Phan Bội Châu, Nguyễn ái Quốc đánh Pháp, Mỹ Tất cả hiện lên qua hành động, một nét văn hóa riêng của ngời Nghệ. Tất cả điều này đều đã đợc khẳng định, ghi lại, tái hiện rõ qua hệ thống truyện ngắn Nghệ An ở từng thời kỳ. Trong giao tiếp đời sống hàng ngày ngời Nghệ An không thích sự hoa hòe, tính phô trơng, họ chuộng sự giản dị, ăn chắc mặc bền, chặt to kho mặn Không phải ngẫu nhiên mà ngời các địa phơng khác lại gác lên vai ông đồ xứ 9 Nghệ câu chuyện cá gỗ mặc dù đứng về phơng diện nào đó mà phân tích, câu chuyện cá gỗ cũng có mặt tích cực của nó. Nhiều nơi trong xứ Nghệ lu truyền bài thơ Khuyên tiết kiệm của cụ Nguyễn Hữu Liên ngời Nam Đàn. Giàu ngời ba bữa, khó ta hai, Đắp đổi cho qua tháng thiếu đầy. Dặn vợ có cà đừng gắp mắm, Khuyên con bớt gạo bỏ thêm khoai Dép mòn đắp đế, quần thay ống. Nón rách giữ vành áo đổi vai. Mặc sức thế gian cời hạ tiện. Cơ hàn còn đó có riêng ai. Họ sống tiết kiệm, giản dị nhng khi cần đến sự giúp đỡ, ủng hộ trong việc nớc, việc dân thì họ lại thể hiện sự phóng khoáng, phóng khoáng đến vô t. Điều này thể hiện rất rõ qua các phong trào Tuần lễ vàng, Tháng mùa đông binh sỹtrong cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi khẩu hiệu Xe cha qua nhà không tiếc trong kháng chiến chống Mỹ. Văn hóa ngời Nghệ không dừng lại ở đó nó còn thể hiện rõ nét, cụ thể trong mối quan hệ làng xã. Từ xa xa ngời Nghệ An đã rất xem trọng tình làng, nghĩa xóm. Họ sống với đạo lý Làng thơng hơn nơng kín, để đợc bà con láng giềng, xóm làng yêu thơng đùm bọc hơn là sống ích kỷ, vờn tợc rào kín, chông gai tấp đầy. Họ đề cao lối sống Thơng ngời nh thể thơng thân, Lá lành đùm lá rách, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Sau đổi mới, đặc biệt từ 1986 đến nay, cuộc sống của con ngời có vẻ xô bồ hơn do nhịp sống của cơ chế thị trờng. Những chuẩn mực về đạo lý cũng nh những lối sống xa đã có phần thay đổi song ngời Nghệ An vẫn giữ đợc phần nào những giá trị văn hóa tinh thần đó. Họ dựa vào nhau, cùng giúp nhau, tơng trợ lẫn nhau vợt qua những khó khăn của nền kinh tế thị trờng và những hiểm họa khó lờng do thiên nhiên gây nên. Và Làng vẫn đợc xen nh một môi trờng văn hóa, một cơ thể trọn vẹn, là tấm gơng phản ánh nền văn hóa cổ truyền của dân tộc. 10 . Những đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Nghệ An giai đoạn 1986 đến nay. Chơng 1 5 Tổng quan về truyện ngắn Nghệ An giai đoạn 1986 đến nay 1.1 Tổng quan về truyện ngắn Nghệ An giai đoạn 1986 đến nay. Chơng 2: Những đặc điểm chủ yếu về nội dung trong truyện ngắn Nghệ An giai đoạn 1986 đến nay. Chơng

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan